Nguyễn Hùng
“Người ta đặt câu hỏi nếu những người xấu số là thân nhân của các Ủy viên trung ương hay Ủy viên Bộ chính trị thì liệu quá trình đi tìm công lý có vất vả tương tự hay không?”
Xin thưa, câu hỏi này không bao giờ nên đặt ra, bởi lũ kiêu binh kia tồn tại chỉ vì một lý do - để bảo vệ các ông kễnh - nên làm gì có người thân của các vị đó trở thành đối tượng dằn mặt của chúng được. Có lẽ vấn đề nên đặt ra là thế này: bao giờ thì đến lúc tức nước vỡ bờ? Từ vụ Bắc Giang mà xét, hình như người ta đã không lường tính rằng nó có thể đến bất thình lình, không ai có tài thánh đoán ra một điều gì cả.
Năm ngày sau khi anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, chết bất ngờ sau khi bị công an ở Bắc Giang bắt về đồn vì có vi phạm luật an toàn giao thông, hiện vẫn chưa có thông tin từ cơ quan pháp y trung ương về lý do cái chết.
Trong lúc đó hàng loạt vụ chết người trong khi bị công an giam giữ đã xảy ra trong một năm trở lại đây.
Chỉ từ đầu năm 2010 cho tới nay, báo chí Việt Nam đã đăng tải ít nhất năm vụ như vậy.
Các tựa đề phụ dưới đây là nguyên văn các tít báo theo bản đăng trên mạng của báo chí Việt Nam kèm theo địa điểm sự việc xảy ra.
Trong hầu hết các vụ này, phía công an đều bác bỏ chuyện họ có liên quan.
1. Một công dân tử vong sau khi rời trụ sở công an - Thái Nguyên
Báo Pháp luật Việt Nam hôm 26/7/2010 đưa tin anh Vũ Văn Hiền, 40 tuổi ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và đã tử vong sau hai ngày bị công an tạm giữ.
Lúc vào bệnh viện, bệnh nhân đang hôn mê, bầm tím nhiều ở mắt trái, chân tay trầy xước, có một vết rách lớn ở môi trên, trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng.
Bác sĩ tiếp nhận anh Vũ Văn Hiền
Tờ báo dẫn lời thân nhân anh Hiền nói hôm 28/6 anh bị công an yêu cầu lên làm việc sau khi có đơn kiện anh đánh người gây thương tích.
Anh Hiền tử vong hôm 30/6 sau khi được công an đưa vào viện trong tình trạng như một Bác sỹ nói: "lúc vào bệnh viện, bệnh nhân đang hôn mê, bầm tím nhiều ở mắt trái, chân tay trầy xước, có một vết rách lớn ở môi trên, trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng".
Báo Người lao động hôm 10/5/2010 đã đưa tin về vụ anh Võ Văn Khánh, sinh năm 1981, trú tại Đại Lộc, Quảng Nam chết tại đồn công an lúc 21h30 ngày 7/5. Kết luận của công an là anh Khánh tự tử bằng dây buộc giày.
Theo đơn của gia đình gửi báo này, anh Khánh tới công an huyện Điện Bàn để làm thủ tục xin lại xe máy bị tạm giữ do vi phạm giao thông lúc 14h ngày 7/5.
Người lao động viết:
"Đến 6 giờ 30 phút ngày 8-5, công an huyện Điện Bàn đưa xác anh Khánh về cho gia đình ở Điện An kèm theo một phong bì 10 triệu đồng.
"Khi gia đình khâm liệm, phát hiện thi thể anh Khánh không bình thường. Từ phần ngực xuống hai bên sườn có dấu giày in đậm và tím bầm nhiều chỗ. Do đó, gia đình không tin Khánh tự tử và yêu cầu giám định lại".
Báo Lao động hôm 27/3 đưa tin về vụ anh Nguyễn Quốc Bảo tử vong vào rạng sáng ngày 22/1/2010 sau khi bị công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 'mời lên làm việc' vào chiều ngày 21/1.
Báo này viết: "Theo biên bản giám định pháp y của Viện Pháp y quân đội, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho anh Bảo là chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ".
Trong một bài viết trước đó, Lao động đưa tin về lúc ông Nguyễn Quang Phục, bố của anh Bảo tới nhận xác anh:
Toàn thân con ông có nhiều vết bầm tím, nhất là 2 cổ chân, 2 cổ tay tím ngắt, có những vết xây xát dài. Hai bên khóe miệng con ông có những vết bầm tím song song, mỗi bên dài khoảng 8cm.
"Nhìn thấy con trai nằm trong nhà xác BV Thanh Nhàn, ông Phục quá đau đớn, không cầm được nước mắt.
"Toàn thân con ông có nhiều vết bầm tím, nhất là 2 cổ chân, 2 cổ tay tím ngắt, có những vết xây xát dài. Hai bên khóe miệng con ông có những vết bầm tím song song, mỗi bên dài khoảng 8cm."
Trang tin VnExpress hôm 15/3/2010 đăng phóng sự dài về vụ anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi đã chết sau khi bị công an Hà Đông giam giữ vì bị nghi trộm đồ xe ô tô.
Báo này trích lời bố anh Hùng, ông Nguyễn Xuân Bình nói:
"Sau 11 ngày bị công an đưa đi con tôi trở thành cái xác khô, 10 đầu ngón tay bị sưng, tím đen; hai chân thâm tím..."
Một Bác sỹ được trích lời nói về tình trạng của anh Hùng khi được đưa vào viện hôm 21/11/2009: "Chức năng sống của bệnh nhân không còn, tuy nhiên các Bác sỹ vẫn tiến hành cấp cứu với tinh thần còn nước còn tát, song chúng tôi đành bó tay".
5. Hé lộ cái chết tức tưởi của một người tại UB xã - Hải Dương
VietnamNet hôm 11/3 cũng có phóng sự điều tra về vụ anh Đặng Trung Trịnh ở xã Tiên Động, Hải Dương chết chỉ vài tiếng sau khi bị công an "trói dây thừng mang đi" vì "giẫm lên gạch" và "đốt rơm" của một người trong xã hôm 28/11/2009.
Giải thích chính thức của chính quyền là "Anh Trịnh được mời lên xã làm việc, do anh Trịnh chưa tỉnh táo nên được đề nghị vào phòng thường trực để chờ.
"Vào thời điểm 17h10 phút, anh Đặng Văn Đáng công an xã vào và thấy anh Trịnh chết đã gọi điện cho Trưởng công an xã là Phạm Văn Thanh và tiến hành hô hấp nhân tạo và cấp cứu.
"Lý do anh Đặng Trung Trịnh chết là do: “Xuất huyết mạch mạc treo ruột, chảy máu ổ bụng do xơ gan”.
Những vụ việc khác
Trong năm 2010 cũng xảy ra vụ cảnh sát bắn và làm chết hai người ở Nghi Sơn, Thanh Hóa, còn trong các năm 2009, 2008 và 2007, những thống kê chưa đầy đủ cũng cho thấy một số vụ người dân chết hoặc bị thương trong lúc bị công an giam giữ hoặc trong lúc công an thi hành công vụ.
Sau đây là một số tít báo kèm theo địa điểm và năm xảy ra.
Một nghi can hiếp dâm chết tại trụ sở công an - Bình Phước 12/2009
Nổ súng bắt cờ bạc, chết người bán hủ tiếu - TP Hồ Chí Minh 5/2009
Kẻ xả súng cướp 400 lượng vàng tự tử trong trại giam - TP Hồ Chí Minh 3/2009
Lại một người dân chết ở công an huyện - Thanh Hóa 8/2008
Bình Phước: Trưởng công an xã bắn mù mắt dân - Bình Phước 4/2008
Tiền Giang: Phó công an xã bắn chết người - Tiền Giang 2/2008
C14 nói gì về vụ bắt bạc làm chết 5 người ở Hà Tây? - Hà Tây 12/2007
Câu hỏi đặt ra
Sau vụ anh Nguyễn Quốc Bảo chết tại công an quận Hai Bà Trưng, Thạc sĩ Luật học Phạm Thanh Bình cũng đã có bài viết bày tỏ sự lo ngại trước một loạt cái chết "không bình thường" ở nhà tạm giam.
Ông Bình dẫn Bộ luật tố tụng hình sự và nói rằng "có ba trường hợp được bắt giữ người phạm tội là bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã".
Ông cũng nhắc tới quy định của điều 85 của bộ luật này mà theo đó "người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.
Có ba trường hợp được bắt giữ người phạm tội là bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Luật sư Phạm Thanh Bình
"Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, cơ quan nhận người bị bắt phải thông báo ngay".
Luật sư Bình nói cơ quan công an đã sai khi không thông báo cho gia đình trong vụ bắt anh Bảo và cũng đặt câu hỏi về chuyện liệu "những người đánh anh Bảo hoặc liên quan đến việc đánh anh Bảo có thù hằn gì với cá nhân anh Bảo không?"
Nếu có, ông Bình nói, những người liên quan có thể bị xem xét trách nhiệm "theo điều 93 Bộ luật hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo điều 104".
Ông cũng nói ngay kể cả không có những tư thù cá nhân thì những công an gây ra cái chết của anh Bảo vẫn có thể phạm tội "dùng nhục hình theo quy định tại điều 298, trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng là "phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng".
Vị Thạc sĩ luật nói người bị kết án về tội dùng nhục hình trong trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 5-12 năm.
Cho tới nay việc tìm công lý trong các vụ chết người sau khi bị công an bắt giam đều diễn ra rất chậm chạp.
Người ta đặt câu hỏi nếu những người xấu số là thân nhân của các ủy viên trung ương hay ủy viên Bộ chính trị thì liệu quá trình đi tìm công lý có vất vả tương tự hay không.
Nguồn: BBC
================================
Bắc Giang: Chuyện người ngoài nhanh nhảu, chuyện mình bưng bít như hàng quốc cấm |
Tác Giả : Hà Long |
Thứ Bảy, 31 Tháng 7 Năm 2010 01:28 |
Lòng dân đã căm phẫn. Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic đã đưa tin mau chóng vào sáng chủ nhật, 25-Jul-2010 lúc 07:11 (giờ bên Mỹ) việc mang quan tài của anh Nguyễn Văn Khương lên UBND tỉnh Bắc Giang với tựa đề "Dân chúng bao vây, phá cổng trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang: đòi công lý“ và " Hình ảnh mới nhất: Có tới hàng vạn người tới biểu tình và bao vây UBND tỉnh Bắc Giang“ do tác giả Trần Tử Hà gửi đến. Bao vây và xuống đường vì thân nhân của anh Khương muốn tìm hiểu nguyên nhân gây ra cái chết bí hiểm từ phía công an huyện Việt Yên. Từ đó làn sóng kéo theo nhiều người tò mò lẫn căm phẫn tạo ra cuộc biểu tình lớn tại Bắc Giang. Hình ảnh và Video được đưa lan tràn trên mạng trong vài phút sau. Những tự thuật ai oán của người chứng kiến tận mắt, những tấm hình của làn sóng biểu tình được miêu tả nhiều hơn lời nói. Thế nhưng, hơn 700 tờ báo lệch hướng về "lề phải“ thì lại nín thinh. Có lẽ họ như những con khỉ: bịt mắt, bịt tai và bịt mồm. Hơn 14.000 vệ binh tiên phong trong làng báo "lề trái“ chẳng khác chi những kẻ đui mù trước bất công và điên loạn của bạo lực xã hội mới do hệ thống công an và đồng bọn "đánh hội đồng“ giết oan dân lành. Lương tâm, lý trí và công lý của người viết báo đang đặt nơi đâu trên ngòi viết của họ? Ấy vậy, những bạo loạn xã hội và tội ác tại nước ngoài thì ngòi bút của họ được sử dụng mau chóng đến chóng mặt. Cùng ngày tại Bắc Giang, vào chiều ngày 25/7/2010 hàng ngàn người dân xuống đường kéo đến trước UBND tỉnh Bắc Giang đập phá. Tin nóng hổi như thế nhưng người dân tìm nổ mắt không đọc được 1 chữ trên 700 tờ báo của lề phải. Tuy nhiên sự việc dẫm nát đè bẹp gây ra chết người tại lễ hội âm nhạc Duisburg tại Đức vào chiều 24/7/2010 thì độc giả đọc được ngay những tin tức dịch thuật quá bén nhạy, điển hình nơi trang VnExpress, Tiền Phong, Vietnamnet, Pháp Luật, Tuổi Trẻ, Thanh Niên… - Thí dụ trên báo Vietnamnet với tựa đề " Lễ hội tình yêu thành lễ hội chết chóc“ được cập nhật lúc 18:40, chủ nhật, 25/07/2010. - Báo VnExpress đưa tin "18 người chết vì bị giẫm đạp ở Đức“ vào lúc 09:31, chủ nhật, 25/07/2010. - Báo Tiền Phong chạy tin "Giẫm đạp trong lễ hội tại Đức làm chết 17 người“ vào lúc 08:41, chủ nhật, 25/07/2010. - Tờ Pháp Luật đưa tin hai ngày liên tiếp vào 25 và 26/7/2010 với hàng tít "Lễ hội thành thảm kịch, 19 người chết“. - Báo Tuổi Trẻ có bài viết „Giẫm đạp tại lễ hội âm nhạc, 19 người chết“ vào lúc 09:40, chủ nhật, 25/07/2010. - Báo Thanh Niên tỉ mỉ hơn với chi tiết "19 người chết và 342 người bị thương trong lễ hội tại Đức“ vào lúc 23:45, chủ nhật, 25/07/2010. Tóm gọn, tin tức gây chết người về lễ hội tại Đức hầu như 700 tờ báo của lề trái rất hồ hởi đưa tin hoặc lấy tin của nhau hay xào nấu lại cho thành tin của mình. Mới đây nữa, ngày 29/7/2010 tin về tội ác ở miền bắc Pháp tại ngôi làng Villers-au-Tertre từ việc khám phá 8 bộ xương của trẻ em sơ sinh cũng được các báo đài VN dịch lại và đăng tải nhanh như điện chớp. Còn hàng vạn người xuống đường thách đố công lý trước UBND tỉnh Bắc Giang thì báo chí VN bưng bít như hàng quốc cấm. Cả nước chờ tin đến ngày 27/7 mới đọc được bản tin chỉ đạo duy nhất từ TTXVN: "6 người bị tạm giữ trong vụ đưa quan tài đến UBND tỉnh“. Người chết được nhà nước csVN đưa ra chứng cớ hùng hồn vô tưởng: "anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường“. TTXVN đổ tội lên đầu dân lành: "Hiện, 6 người có hành vi kích động gây mất trật tự trị an đã bị cơ quan chức năng tạm giữ." Một cuộc biểu tình công khai chống chế độ có tầm vóc lớn nhất từ trước đến nay lên đến hàng vạn người, trừ ra những xứ đạo công giáo tại Hà Nội và Vinh đã đến cầu nguyện đòi công lý – thế mà hơn 14.000 ngòi bút được nuôi ăn từ tiền thuế của dân bỗng nhiên bị bịt mắt, bịt tai và bịt mồm cho nên họ không thể bình luận hoặc tìm hiểu thêm sự việc ngoài các dòng chữ tuyên truyền của TTXVN. Thật nhục nhã cho những tên đang cúi đầu bẻ cong ngòi bút a dua với bọn tập đoàn công an tàn ác giết người này. Vụ việc dân chúng bao vây, phá cổng trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, cuối cùng chỉ có tờ báo duy nhất, Nông nghiệp Việt Nam can đảm đưa tin ngày 25/7, tuy nhiên bản tin đã bị xóa đi ngay – báo này viết: “Chiều 25/7, hàng trăm người dân xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên, Bắc Giang) đã đưa thi thể anh Nguyễn Văn Khương, SN 1989, làm nghề lái xe, trú quán tại xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên) lên cổng trụ sở UBND tỉnh với yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của người thanh niên này.” Với chế độ công an khát máu hiện nay của csVN chẳng khác nào một xã hội đen. Công an đang biến dạng thành một „tập đoàn tội ác“ để cùng nhau tương ứng "còn đảng còn mình“. Lòng dân đã căm phẫn, phá sập hàng rào của UBND tỉnh Bắc Giang là một ngòi nổ xuất phát quan trọng chống lại bạo tàn. Có thể nhìn đó là những dấu hiệu tích cực từ các nước Đông Âu như tại Đức người dân biểu tình ở Leipzig, Dresden, Berlin và dân Đức đã đập tan trụ sợ trung ương tình báo Đông Đức, từ đó họ đã tiến lên giật sập bức tường ô nhục Bá Linh. Cơn lũ biểu tình chống độc tài cộng sản lan rộng sang Đông Âu, điển hình như sức mạnh biểu tình của người dân Rumania đã làm cho tên đồ tể khát máu Nicolae Ceaușescu bỏ của chạy lấy người và cuối cùng đôi vợ chồng Ceaușescu không thoát được lưới trời, bị bắt để bị xử tử nhục nhã. Bước khởi đầu đòi công lý của toàn dân đã ló dạng tại Việt Nam và đang bắt đầu tại Bắc Giang! |
No comments:
Post a Comment