Ðã thành lệ, cứ vào các dịp lễ lớn trong nước là không khí chính trị trở nên căng thẳng. Lực lượng công an, cảnh sát vũ trang, cả một số đơn vị quân đội được huy động để giữ gìn an ninh, an toàn và trật tự xã hội.
Đại hội XI lần này cũng thế. Thủ tướng chính phủ vừa ra chỉ thị cho các lực lượng an ninh tăng cường cảnh giác, lảm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các “thế lực phản động”. Chữ “phản động” ở đây chỉ những người bất đồng chính kiến. Bộ Công an vừa họp để thực hiện chỉ thị này.
Lẽ ra dưới một chế độ thật sự của dân, do dân, vì dân, một dịp Đại hội như thế phải là những ngày yên vui, phấn chấn của đông đảo quần chúng khắp nông thôn, thành thị, nhưng thực tế lại trái ngược.
Từ khi chuẩn bị Đại hội giữa năm 2010, không khí căng thẳng về chính trị bao trùm xã hội. Báo chí bị kiểm soát chặt, răn đe trước tiên. Tin vui bà Aung San Syu Kyi được tự do vả nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hỏa bình bị coi lả “tin xấu”, “tin đen”, “tin buồn”, tuyệt đối cấm lưu hành. Bà con ta thèm khát tin nhanh, chính xác phải tìm đọc trên các mạng và blog ngoài luồng.
Khi Vietnam Net chuyển đi bản tin nước ngoài về một cuộc điều tra dư luận có thống kê hẳn hoi, cho biết ngành cảnh sát Việt Nam đứng đầu sổ về tham nhũng thì bộ Thông tin-Truyền thông và bộ Công an ra lệnh rút ngay tin đó xuống, một loạt biên tập viên cho đến tổng biên tập bị khiển trách, cảnh cáo. Lẽ ra, như ở mọi nước dân chủ, bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh phải cám ơn bài báo ấy và mở cuộc điều tra và giáo dục sâu rộng, chấn chỉnh nghiêm khắc ngành cảnh sát cũng đang bị công luận xã hội nhận xét xác đáng là bê bối hư hỏng. Nhưng không, các nhả lãnh đạo đã mất lòng tự trọng và đức khiêm tốn từ lâu rồi, chỉ muốn bảo vệ hư danh của các lực lượng đàn áp để dễ dàng sai khiến họ lao vào các hành động chống nhân dân một cách tàn bạo nhất. Do đó mà hàng loạt luật sư bị hành hung, các mục sư Tin lành bị đánh vỡ mặt, các con chiên Cồn Dầu bị công an đánh chết, và mới sáng 5-1-2011, phái viên chính trị Christian Marchant của Sứ quán Hoa Kỳ bị công an thành phố Huế quật ngã khi ông định ghé thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý đang ốm nặng. Vấn đề này đang trở thành sự kiện ngoại giao nghiêm trọng.
Cái gọi là “Vụ án âm mưu lật đổ chính quyền”, “vu khống bôi nhọ chính quyền” do cơ quan điều tra của Công an gán cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ, thật ra chỉ là nhằm bịt mồm mọi người chống đối bác bỏ các văn kiện cực kỳ giáo điều và nguy hiểm sắp đưa ra trước Đại hội XI. Không thể ngâm quá lâu, sợ bị lên án là vi phạm Luật tố tụng hình sự, nhà cầm quyền buộc phải tuyên bố sẽ mở phiên tỏa trước Tết âm lịch Tân Mão, nghĩa là sau khi Đại hội XI đã kết thúc vào ngày 19-1-2011.
Nếu được tiến hành công khai đúng luật, phiên tòa sẽ rất lý thú vả mang nhiều kịch tính, vỉ bản thân bị cáo là một nhà luật học trình độ cao, ba luật sư được quyền biện hộ cho bị cáo là bà Dương Hà, vợ ông Hà Vũ, luật sư lão thành Trẩn Lâm và luật sư Trần Đình Triển – người từng phá án vụ án Hà Giang để điều tra lại từ đầu - đều lả những nhân vật kiên cường hiếm có của ngành tư pháp trong nước.
Sẽ lả một hành động thức thời, khôn ngoan nếu như ngay trước ngày khai mạc Đại hội XI 11-1-2011 Bộ Chính trị ra quyết định trả lại tự do cho tất cả các tù chính trị hiện còn bị giam giữ và quản thúc dưới tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”, vì thật ra tất cả chỉ là những người bất đồng chính kiến một cách ôn hòa không chủ trương dùng bạo lực; và công bằng khách quan nhận xét, hầu hết họ là những công dân lương thiện, thật lòng yêu nước, và có thể khẳng định đó là những công dân ưu tú đáng quý trọng, và đang được xã hội quý trọng.
Nếu như Bộ Chính trị hiện tại không có đủ công tâm và dũng khí làm nổi việc rất bình thường cần kíp trên đây, mong rằng đa số 1.400 đại biểu dự Đại hội XI cùng Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị mới của khóa XI sẽ ra một quyết định như thế.
Được vậy, tình hình đất nước sẽ có thề chuyển biến thuận lợi, mở ra nhiều triển vọng mới.
Không được vậy, tình hình đất nước sẽ lâm vào bế tắc, vả trải qua nhiều quanh co phức tạp, để rồi không thể khác được, thế cùng tất biến, khi sức dân lay trời chuyển đất trỗi dậy tự cứu lấy mình, cứu nước mình.
Bùi Tín Blog
Đầu năm 2011, quan hệ Trung-Mỹ có những động thái nổi bật.
Nước lớn với nền ngoại giao chập chờn
Từ ngày 9 đến 12 tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Bill Gates thăm chính thức Bắc Kinh trong 4 ngày và tiến hành một số cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt. Quan hệ quân sự Mỹ - Trung bị băng giá từ hơn một năm nay, sau khi Trung Quốc tỏ vẻ giận dữ khi Hoa Kỳ bán một số vũ khí hiện đại cho Đài Loan, lên đến 6,4 tỷ đôla, đang được hâm nóng trở lại.
Ngày 19-1, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ bắt đầu cuộc thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến đi này chắc chắn sẽ được công luận toàn thế giới theo dõi với nhiều bàn tán sôi nổi, khi tổng thống Barack Obama bước vào nửa nhiệm kỳ còn lại và ông Hồ Cẩm Đào cũng chuẩn bị cho Đại hội Đảng CS Trung Quốc kỳ thứ 18 vào năm sau.
Mấy ngày nay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có mặt ở thủ đô Washington để cùng phía Mỹ chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Trung, trong đó thứ tự ưu tiên để bàn luận sẽ là: quan hệ Mỹ - Trung, nổi cộm lên là vấn đề tài chính gai góc liên quan đến tỷ lệ hối đoái giữa đồng Nguyên và đồng Đôla, cùng nhau phối hợp để ngăn chặn việc Iran phát triển vũ khí hạt nhân và giải thể việc chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nhân dịp này, báo chí Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản và Úc đều có những bài nghiên cứu nhận xét về tư thế ngoại giao của 2 bên Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bàn về đối sách ngoại giao của Tòa Bạch Ốc trong quan hệ với Bắc Kinh, trong các cuộc khủng hoảng lớn nhỏ ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á, ở bán đảo Triều Tiên hay vùng Hoàng Hải, dư luận đều cho rằng phản ứng của chính quyển Obama là kịp thời, kiên quyết, dễ hiểu và hợp lý, được sự đồng thuận của 2 đảng lớn vả của dư luận Mỹ và đồng minh. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton và các cố vấn an ninh tỏ ra phối hợp nhịp nhàng, có hiểu quả.
Trong khi đó nhiều ý kiến nêu lên xoay quanh nền ngoại giao của Trung Quốc trong hơn một năm qua, cho rằng đã có không ít chủ trương vụng về, thất thường, thậm chí có lúc mất định hướng, lúc thì thô cứng, rồi lại phải tỏ ra mềm; ngay trong ngành ngoại giao cũng có những chính kiến khác nhau, thiếu nhất quán và thiếu thống nhất.
Báo Úc The Age cho rằng Bắc Kinh đã đánh giá sai tình hình, cho rằng Mỹ và phương Tây mắc vào cơn khủng hoảng tài chính gay gắt, kinh tế đình trệ lâu dài, lại vướng vào 2 bãi lầy của chiến tranh Iraq và Afghanistan, nên thế và lực đã cho phép Trung Quốc vươn rất nhanh rất mạnh lên hàng siêu cường, khởi đầu một cuộc tranh dành ảnh hưởng với Hoa Kỳ, nhằm giành vị trí đệ nhất siêu cường trong tương lai không xa.
Báo Đức cũng chỉ ra thái độ hung hăng, hiếu chiến, cứng nhắc của Bắc Kinh, khi tự cho mình quyền độc chiếm vùng biển Nam Hải không cần bàn cãi với ai, khẳng định đó là vùng “chủ quyển cốt lõi” của riêng mình, lại còn cho tàu ngầm cắm cờ 5 sao dưới đáy Tây Thái Bình Dương, rồi làm ngơ khi Bắc Triều Tiên bắn chìm tàu Cheonan của Nam Triều Tiên và pháo kích đảo Diêu Bình của Nam Triều Tiên.
Thái độ hung hăng, cao ngạo, thách thức của Bắc Kinh lên cao đến độ kệch cỡm khi họp ASEAN mở rộng tại Việt Nam vào tháng 6 – 2010, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định “Hoa Kỳ coi vùng biển Đông với đường hàng hải quốc tế là vùng quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và của tất cả các nước, Hoa Kỳ trở lại vùng này trên thế mạnh”, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tỏ ra khó chịu, đứng dậy ra ngoài; khi trở vào ông ta hướng về đại biểu Singapore vả nói: Các người là nước nhỏ, chúng tôi là nước lớn, đây là sự thật.
No comments:
Post a Comment