Thursday, January 20, 2011

NỢ CỨT

Phạm Thế Việt
Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.
Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.
Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."
Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./.
--------------------------------------------------------------------------------
Lời Người Chuyển
(1)-Cám ơn ông Phạm Thế Việt đã dùng từ rất chính xác khi viết về một sự thật: Nợ cứt (lấy gì ăn để mà ỉa,mà đem cứt nộp cho mấy ông ?). Đọc chuyện chỉ thấy xót xa , không thấy những từ này là thô tuc..! Câu chuyện của ông Việt là ở nông thôn, người dân không có sổ hộ khẩu, tem phiếu, đã tự túc thì còn nuôi con chó, trồng mớ rau quanh ...hợp tác xã.
Chuyện kể của Ng. Eo sau đây là ở thành phố Hải Phòng:
Phố xá, nhà cửa xây từ thời Tây cũ nát dần, mười mấy năm sau 1954 vẫn thế. Các dãy phố, nhà liền nhau san sát, phía sau dãy nhà là “ngõ đổi thùng”. Cầu tiêu trong nhà có 1 thùng gỗ phía dưới. Công nhân “vệ sinh” thành phố đi đổi thùng cứt mỗi đêm, chở các thùng đó bằng xe bò (nhưng người kéo) về Sở Vệ Sinh. Cứt cũng như mọi thứ được phân loại, ví dụ cứt loại 1, loại 2, cũng như chè (trà) gói loại 1, loại 2, loại 2...và bán phân phối. Cứt cũng không tự do ! Nhà nước cho kẻ khẩu hiệu khắp nơi, cho văn vẻ là Phân quý hơn Vàng, nhưng nhân dân khốn khổ thì cứ gọi là Cứt cho nó cụ thể !
Huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, rất cần phân để trồng thuốc lào, chèo thuyền nửa ngày mới tới Bến Bính Hải Phòng để mua cứt. Huyện Thủy Nguyên bên kia sông Bính dân cũng rất cần phân cho canh nông:
Đứng bên Phà Bính xin thề
Không lấy được cứt không về Thủy Nguyên !
Vì thế thành phố mới nảy sinh nghề “Mót trộm cứt”, người ta lẻn vào ngõ đổi thùng, lẻn vào Sở Vệ Sinh ăn trộm cứt. Nhà nước thất thu cứt, Thành Ủy nảy sáng kiến, phát động chiến dịch Hố Xí Hai Ngăn. Mỗi nhà phải tự túc (lại tự túc!) sửa cầu tiêu thành 2 ngăn, không dùng thùng gỗ nữa, công nhân đối thùng, biên chế thành công nhân bảo vệ Bể Chứa Phân. Mỗi nhà phải có trách nhiệm quản lý hố xí 2 ngăn: mỗi lần đi ỉa xong phải rắc một ít tro vào hố, khi cứt tới 2 phần 3 hố 1 thì đậy miệng hố 1, dùng sang hố 2. Phía sau hố xí phải làm cửa, ra chợ Giời mua khóa, khóa cửa cẩn thận, luôn kiểm tra cứt có ủ tro cho khô và đạt chất lượng cao ! Nhà nào không chấp hành “tốt” (không chấp hành thì...bỏ mẹ) thì tùy theo mức độ, phê bình, cảnh cáo và xử phạt hành chính ( Cứt mà ghê như vậy, dân nghe quen rồi cũng coi chính quyền như cứt !)
Hố xí hai ngăn quả là bước tiến nhảy vọt về Nếp Sống Văn Minh. Nhân dân trong sinh hoạt hàng ngày, luôn luôn lo lắng về cứt: công nhân (vệ sinh) là chủ nhân ông đất nước, 6 giờ chiều, nghe tiếng kẻng “thu phân”, gia đình dù đang ăn cơm hay phát bệnh nằm liệt giường cũng phải, người người hối hả, vào ngõ mở khóa hố xí hai ngăn cho các đồng chí công nhân lấy cứt. Nhà đông con mà lũ trẻ đi ỉa lại đái luôn xuống hố thì chất lượng cứt sẽ không đạt tiêu chuẩn.! Khu phố không đạt “chỉ tiêu cứt”, Thành ủy báo cáo về Trung ương tình trạng thiếu hụt cứt thì nhân dân càng héo hắt, lo lắng, ăn ít, ỉa ít, làm sao đủ cứt cho Đảng ! Ối Giời ôi Cứt ơi là Cứt !
Chuyen chưa từng được nghe bao giờ!
TuyetNga(FL)
Dân biết, dân bàn và dân kiểm tra
Nguyễn Hưng Quốc.
Đó là một trong những khẩu hiệu mà chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam thường lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một khẩu hiệu hay. Nó chứa đựng ba yếu tố căn bản để hình thành và duy trì một chế độ dân chủ, hơn nữa, nó còn làm cho dân chủ thực sự là dân chủ. Ít nhất nó cũng cụ thể hơn cái khẩu hiệu “một chế độ của dân, do dân và vì dân” vốn đã cũ và chỉ dựa trên những nguyên tắc khá chung chung, những nguyên tắc cần thiết trong thời kỳ sơ khai của nền dân chủ trên thế giới, lúc quyền tự do bầu cử và ứng cử mới được xác lập và được xem là hai tiền đề chính của một chế độ “vì dân”.
Có điều, ở Việt Nam, tiếc, cái khẩu hiệu rất hay đó chỉ thuần là một khẩu hiệu.
Quyền được biết, được bàn và kiểm tra của dân chúng là điều mà mọi người mong ước và là những điều kiện thiết yếu của một nền dân chủ thực sự vốn bao gồm ba đặc điểm chính: sự rộng mở (openness), sự minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability). Với sự rộng mở, dân chúng được biết, nếu không phải tất cả thì cũng là phần lớn, các chính sách của chính phủ, ít nhất các chính sách không thuộc phạm vi an ninh và quốc phòng. Với sự minh bạch, dân chúng được biết lý do và chi phí cho các chính sách ấy. Cuối cùng, với tính chất khả kiểm, dân chúng có thể theo dõi quá trình thực thi cũng như hiệu quả của từng chính sách để qua đó, có thể đánh giá được chính xác các thành quả, và nhất là, các lời hứa hẹn của chính phủ.
Có thể nói không thể có một chế độ nào có thể gọi là dân chủ nếu thiếu ba đặc điểm vừa nêu. Ngay cả một chính phủ do dân chúng bầu lên, một cách đàng hoàng nghiêm túc chứ không phải là giả hiệu hay do gian lận, cũng không thể được coi là dân chủ nếu không rộng mở, không minh bạch và không thể kiểm tra. Chính phủ Iran hiện nay là ví dụ.
Tìm đâu thấy "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra"?
Nhưng chuyện dân biết, dân bàn và dân kiểm tra không phải là những lý tưởng hay những ước mơ. Chúng phải là quyền của dân chúng: dân được quyền biết, dân được quyền bàn và dân được quyền kiểm tra. Quyền, thực sự là quyền, phải được pháp chế hoá, nghĩa là được biến thành luật. Là luật, chúng mang tên khác: quyền tự do thông tin (freedom of information), quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) và quyền tự do chính trị (freedom of politics).
Không có tự do thông tin, người ta không thể biết chính phủ đang làm gì, tại sao họ quyết định làm như thế và cách thức tiến hành cũng như kết quả công việc của họ như thế nào. Không có tự do ngôn luận, dân chúng không thể bàn bạc được chuyện gì cả. Và không có tự do chính trị, một mặt, không thể bảo đảm hai quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận vừa nêu; mặt khác, dân chúng không thể kiểm tra các việc làm của chính phủ được.
Tất cả những điều vừa trình bày đều sơ đẳng và quá hiển nhiên đến độ gần như không cần phải phân tích thêm. Chắc chắn giới lãnh đạo Việt Nam biết rất rõ tất cả những điều đó. Biết, nhưng họ làm ngơ. Điều họ muốn không phải là việc thực thi mà đơn giản chỉ là những sự mị dân.
Trên thực tế, tất cả những điều họ làm đều ngược lại.
Dân biết ư? Ở Việt Nam, tất cả những gì người dân được biết chỉ là những khẩu hiệu hay những bài diễn văn dài dòng, lê thê, ồn ào và rỗng tuếch. Mọi chính sách, kể cả các chính sách xã hội, đều được quyết định một cách âm thầm, thậm chí, lén lút, đâu đó. Có vô số sự kiện lớn trong xã hội, rõ nhất là các vụ tham nhũng, dân chúng biết chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây.
Chuyện dân bàn mới hài hước. Thỉnh thoảng chính phủ và đảng Cộng sản nêu lên một số vấn đề cho dân chúng góp ý, nhưng hầu như họ chỉ đón nhận những sự “nhất trí”, hầu hết đều là những sự nịnh bợ giả dối. Bất cứ lời bàn luận nào đi ngược lại chủ trương chung của họ đều bị xem là tiêu cực, chủ quan, bi quan, võ đoán, xuất phát từ những động cơ xấu, nếu không muốn nói là “phản động” hoặc “phá hoại”. Và dĩ nhiên, tất cả đều bị vất vào sọt rác. Ngay cả những sự phản biện công khai, một cách quang minh chính đại, trên các diễn đàn Quốc Hội, cũng bị sổ toẹt.
Còn dân kiểm tra?
Ối giời! Ở Việt Nam, có lẽ dân chúng chỉ được quyền “kiểm tra” một nơi duy nhất: Khoảng cách giữa các bức tường kín mít trong các nhà tù!
Thì cứ hỏi những người như Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, v.v.. thì biết!.
Góp ý của một độc gỉa:
“Dân biết, dân bàn và dân kiểm tra” đúng là XHCN ( Xạo Hết Chỗ Nói). Những bọn điếm đàng, lưu manh, gian ác thường hay dùng những từ ngữ đao to búa lớn để lường gạt dân lành. Trong các giấy tờ, văn bản, thông tư, thông cáo,….đều có chữ:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Nếu cứ xem, nghe những gì đã, đang và sẽ xảy ra tại Việt Nam thì phải viết là
Cộng Hoà Xạo Hết Chỗ Nói Việt Nam
Độc Lập Đểu- Tự Do Đểu- Hạnh Phúc Đểu

1 comment:

  1. Cộng Sản (CS) và Cứt!
    CS dơ dáy, thúi tha, độc hại như là đống cứt; trừ bọn dòi bọ sống được nhờ bám vào đống cứt còn thì ai thấy cũng gớm, cũng bịt mũi, cũng chưởi thề cũng nhổ nước bọt... nhưng hổng ai chịu dẹp vì sợ dơ tay, cuối cùng là cứ chịu sống chung, chịu chết chùm cùng cứt...

    Chỉ thương cho bọn nhỏ vô tội phải lớn lên cùng cứt, ăn uống chơi đùa bên cứt, hít thở mùi cứt, mất mấy chục năm học hành những điều như cứt... để rồi cả cuộc đời chúng sau này cũng sẽ chỉ như là... cứt.

    Còn con cháu của bọn cứt (CS), bọn dòi bọ thì chúng đã trốn sang Tây sang Mỹ, vung tiền ra hóa thân làm người sang trọng dân tư bản, ăn chơi…nhưng gốc CỨT (CS) vẫn là CỨT.

    ReplyDelete