Sunday, January 30, 2011

Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I ?

Ngô Quang Trưởng
1. Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I?
Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.
Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận.
Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn.
Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.
Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I.
Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Ðai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.


Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Ðà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Ðại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.

Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: “Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? Tôi buồn bã trả lời: “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Ðó là lệnh trên, không bỏ là không được”. Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Ðà Nẵng.

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.

Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Ðại tá Kỳ , tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: “Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó? Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt.

Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi.

Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.

Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: “Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây này.” Phòng họp lặng ngắt. Ðại tướng Viên nhìn qua Trung tướng Trần Văn Ðôn. Tướng Ðôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Ðôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Ðôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Ðôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói: “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”.

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỹ luật, thấy Ðề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.

NGÔ QUANG TRƯỞNG

 -----
Cuộc Đời Lê Duẩn
Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn



Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn.

Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến.
 

Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người "bẻ ghi", cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập "Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội", là tiền thân của đảng CSVN.

1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại "Sô Viết Nghệ Tỉnh", Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936).

Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ.

Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô ký hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xã, và coi Pháp không còn là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS. Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là Trần Đình Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà còn gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đã "quá tải". Đây là chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" của thực dân, đề phòng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ.

Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,...chưa bị bắt. 30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940). Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt...) đã không tán thành.
 

Theo lịch sử công khai của Đảng thì như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn "đảo chính" Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra Bắc Kỳ cho người Bắc lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính vì lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lãnh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra tòa kêu án tử hình. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Võ Văn Tần (người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng).

Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm "Tổng Bí thư Lâm Thời" (thay cho Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt cùng Lê Duẩn, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu não CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,...mặc tình thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.

Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, thì Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương...được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là "rèn quân, chỉnh cán", nào kiểm thảo,...

Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no bò cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc.

- Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo "làm cảnh", để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva.

Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân hình hấp dẫn, là đàn em của Mã Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội.

Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh - Quảng Châu do hãng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên thì trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này "nhìn nhận" tân chính phủ ấy tức thì. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng tình báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn "nghỉ dưỡng".

Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4.

Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn "mãi lo làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác.

Đến năm 1945, số đất ấy chỉ còn vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lý. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS.

Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho Mẹ và Quốc hội") vừa đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt tình với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối tình qua đường vì Trấn đã có vợ con hẳn hoi. Mối tình vụng trộm này không kéo dài được vì bà vợ của Trấn ghen.

Để cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô. Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn.

Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm tình nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô.

Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện bình thường, nhưng có vợ rồi mà còn muốn có vợ bé...lại còn làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có "đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng..." Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con mình, như Lê Đức Thọ, Võ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,...

No comments:

Post a Comment