Đây quả là một hành vi hết sức dã man, bất chấp pháp luật và lương tri không chỉ của Nguyễn Bá Thanh mà cả các quan thầy của ông. Họ lấy lý do phát triển kinh tế cho địa phương, những thực chất là cướp đoạt tài sản của dân làm của riêng và lấy tài sản của dân để trang hoàng cho chế độ.
Cuối cùng chỉ những người dân là những người chịu thiệt thòi và nỗi oan khiên mỗi ngày một chồng chất.
Theo Dân Trí, Viện KSND Tối cao vừa có kháng nghị Giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án tướng Trần Văn Thanh, tuyên bị cáo này không phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Vụ án Trần Văn Thanh
Năm 2007, Đinh Công Sắt một người từng là thiếu tá công an bị bắt vì tội “rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tin lãnh đạo Đà Nẵng”.
Sau đó, ngày 2/3/2008, Dương Ngọc Tiến – Trưởng đại diện Báo Công an TPHCM tại Hà Nội và Nguyễn Phi Duy Linh, sinh năm 1969, người quận Sơn Trà cũng bị bắt vì tội danh tương tự.
Theo các cơ quan điều tra của thành phố Đà Nẵng, thì “tổng đạo diễn” của vụ tố cáo sai sự thật và rải truyền đơn để hạ uy tín lãnh đạo Đà Nẵng này là thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra của Bộ Công An, và ông này cũng bị khởi tố.
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, mặc dù ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có hai bệnh viện của công an đã xác nhận là tướng Thanh không đủ sức khỏe để dự phiên tòa. Thế nhưng, vị thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa tại nhà hát Trưng Vương trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy và phải truyền dịch, để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ra tòa, – một việc mà tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho là “hành động vô cùng tàn bạo và man rợ, một phiên tòa chưa từng có trong lịch sử thế giới”.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7/8/2009, Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xử vắng mặt ông Thanh 18 tháng tù treo, các ông Nguyễn Phi Duy Linh bị phạt 36 tháng tù, Đinh Công Sắt 12 tháng tù treo. Riêng ông Dương Tiến 17 tháng 5 ngày tù, ngang với thời gian bị tạm giam nên được trả tự do ngay tại Tòa.
Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2009/HSST là đã “lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng“. Tuy nhiên, “cán bộ lãnh đạo của Đà Nẵng” bị ảnh hưởng uy tín, bị tố cáo sai sự thật, chính xác là ai thì không được nhắc đến.
Phải đợi tới phiên Tòa phúc thẩm, vị cán bộ “lãnh đạo của Đà Nẵng” bị tố cáo mới được biết đó là bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh.
Trong phiên tòa phúc thẩm, luật sư của ông Dương Tiến, bà Nguyễn Thị Dương Hà, đại diện văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ cũng xác định người bị Đinh Công Sắt tố cáo là Nguyễn Bá Thanh. Những tài liệu “truyền đơn” mà tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng kết luận là ông Dương Tiến đã đưa cho Đinh Công Sắt đem đi rải là Công văn số 73/KSĐT-KT (ngày 31/10/2000) và Công văn số 77/KSĐT/KT (ngày 01/11/2000) của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ông Phan Diễn (lúc đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng).
Theo RFA thì cả hai công văn số 73 và 77 nói trên đều đề cập đến việc ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.
Ngoài ra, Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ (ngày 26/10/2007) và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ (ngày 07/4/2008) của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đảng, xác nhận các đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh của một số công dân thành phố Đà Nẵng (trong đó có đơn tố cáo của Đinh Công Sắt) là có cơ sở. Và Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 06/6/2008 của Bộ Công an xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can, nhưng Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố ông Nguyễn Bá Thanh để điều tra.
Luật sư Dương Hà đã đọc tại tòa rằng Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh (Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m² trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam…
Chiều ngày 31/10/2007 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban Kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ.”
Sau khi xét xử phúc thẩm, bị cáo Trần Văn Thanh có nhiều đơn kêu oan đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo Viện KSND Tối cao, không có căn cứ kết luận Trần Văn Thanh chỉ đạo hay xúi giục Đinh Công Sắt và Nguyễn Phi Duy Linh tán phát các công văn của Viện KSND TP. Đà Nẵng trước ngày bầu cử Quốc hội khoá XII cũng như việc các bị cáo viết đơn tố cáo sai sự thật.
Báo Dân trí cho hay, trong kháng nghị giám đốc thẩm, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết nhận thấy “một số nội dung trong đơn tố cáo là có cơ sở và cần được xem xét, xử lý theo qui định của pháp luật”.
Như thế, đã rõ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã phạm tội tham nhũng chỉ riêng dự án Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam, do Phạm Minh Thông hối lộ với số tiền đã lên tới con số 4,4 tỷ đồng. Còn biết bao dự án khác nữa tại Đà Nẵng thì không biết Bí thư Nguyễn Bá Thanh đã tham nhũng bao nhiêu?
Vấn đề là tại sao đã có kết luận của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng như kháng nghị của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao rằng: Nguyễn Bá Thanh tham nhũng, nhưng cho tới nay Bí thư thành ủy Đà Nẵng vẫn không bị xử lý? Trái lại, ông này càng ngày càng hung hăng trong việc cưỡng chiếm đất đai của nhân dân, đặc biệt trong vụ đất đai giáo xứ Cồn Dầu?
…Và nỗi oan Cồn Dầu
Giáo dân Cồn Dầu không có được cái may mắn như tướng Thanh, có lẽ bởi họ là dân đen, nên công lý không đứng về phía họ.
Dự án khu Du lịch Sinh thái Hòa Xuân, theo các qui định pháp luật, không thuộc diện được thu hồi đất vì không phải là Dự án phục vụ cho các công trình công cộng, an ninh quốc phòng hoặc nếu có thì phải được sự đồng thuận của người dân.
Trong vụ việc Cồn Dầu, Nguyễn Bá Thanh là người tích cực nhất, mặc dù theo qui định của luật pháp, việc quản lý đất đai thuộc cơ quan Nhà nước, cụ thể là UBND thành phố Đà Nẵng, chứ không phải của đảng. Nhưng, thay vì đứng ở vai trò chỉ đạo, Nguyễn Bá Thanh có không dưới 20 lần xuống Cồn Dầu gọi là “đối thoại”, nhưng thực chất là áp đặt lệnh giải tỏa, mua chuộc một số giáo dân biến chất như các ông bà Liễu, Tụng, cốt chỉ duy một mục đích bằng mọi giá lấy đất Cồn Dầu. Nhiều giáo dân cho biết, dịp Tết nguyên đán vừa qua, ông quà cho toàn bộ các gia đình Cồn Dầu mỗi gia đình 500 ngàn gọi là tiền lì xì mà không biết ông lấy tiền ở đâu? Ông còn mạnh miệng tuyên bố trước giáo dân: “Không lấy được cồn Dầu, ông đâm đầu xuống cầu Cẩm Lệ!”
Có lẽ cũng vì “không lấy được Cồn Dầu, Nguyễn Bá Thanh phải đâm đầu xuống cầu Cẩm Lệ”, nên sáu giáo dân giáo xứ Cồn Dầu đã phải hầu tòa và nhận những bản án hết sức bất công.
Điều đáng nói là, sau khi các giáo dân Cồn Dầu gửi đơn khiếu nại ngày 26/11/2010 tới các ông Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và các cơ quan hữu quan đề nghị ‘xem xét lại dự án Cồn Dầu và xin được tái định cư xung quanh thánh đường giáo xứ”, thì thay vì giải quyết đơn của giáo dân và trả lời đơn bằng văn bản theo đúng các qui định của pháp luật, chính quyền Đà Nẵng mà đứng đầu là Nguyễn Bá Thanh, tiếp tục đe dọa, khủng bố, áp đặt cho những giáo dân Cồn Dầu đã ký vào đơn khiếu nại tội “chống chính quyền”.
Đây quả là một hành vi hết sức dã man, bất chấp pháp luật và lương tri không chỉ của Nguyễn Bá Thanh mà cả các quan thầy của ông. Họ lấy lý do phát triển kinh tế cho địa phương, những thực chất là cướp đoạt tài sản của dân làm của riêng và lấy tài sản của dân
No comments:
Post a Comment