Phạm Minh-Tâm (Danlambao) - Cám ơn em, vì nhờ em mà tôi nhìn ra mình - theo một cách nào đó - đang đứng chung trong hàng ngũ mà em gọi là kẻ nhu-nhuợc. Cho dù tôi không có quyền ký văn-kiện này, công-hàm nọ nhưng thái-độ im lặng của tôi, cách sống vô cảm của tôi cũng chính là đồng lõa với tội-ác bán nước hại dân...
Chiến-dịch ký thỉnh-nguyện-thư hỗ-trợ công cuộc tranh-đấu cho nhân-quyền tại Việt-Nam nói chung và cách riêng cho nhạc-sĩ Việt Khang do nhạc-sĩ Trúc Hồ cùng bạn hữu của đài SBTN khởi xướng và phát-động đã tạm kết-thúc với con số tổng-kết trên 150 ngàn chữ ký của đồng bào và những cuộc tiếp-xúc giữa cộng-đồng người Việt với những nhân-sự hữu-trách của chính-giới Hoa-kỳ. Nếu chiến-dịch này đã tạo thành một sự-kiện có tầm ảnh-hưởng đáng kể thì dư-vang phức-tạp của nó cũng quan-trọng không kém. Chẳng hạn, từ những dư-luận đánh phá nhạc-sĩ Trúc Hồ vào những ngày trước khi chiến dịch khởi sự, rồi đến những thái-độ phấn-khởi khi con số chữ ký gia tăng mỗi ngày mà theo cách nói trong một bài viết của ông Tâm Việt là “lan như cháy rừng” và bây giờ là những lời khen tiếng chê… không loại trừ cả những lên tiếng kẻ vạch nọ kia cũng bốc mạnh như lửa khói... Tất cả đã làm nên giá-trị của một tấm gương trong vắt để mỗi người có thể soi mình trong đó mà nghiêm-túc nghiệm-duyệt lại cho riêng mình một số kinh-nghiệm nào đó rất thực-tế, rất chính-xác và cũng rất hữu-ích. Song đó là dư-luận chung kiểu chín người muời ý.
Ở đây, người viết chỉ muốn nói lên lời cám ơn chân-thành với Việt Khang, một người trẻ đã và đang là một hiện-tượng rất đặc-biệt. Bởi vì nhờ vào những lời hát đầy tâm-sự nước non qua hai nhạc-phẩm “Việt-Nam tôi đâu” và “Anh là ai” mà ít ra Việt Khang cũng đã thôi thúc được hàng trăm ngàn trái tim đập mạnh lên, đã làm rung động tuổi trẻ Việt-Nam hôm nay.
Vì vậy, theo tuổi đời, tôi muốn đuợc gọi Việt Khang bắng tiếng em để nhắc chừng tôi rằng thế-hệ đàn anh, đàn chị hay cha chú như tôi phải cám ơn em và đấm ngực mình.
Tôi đã ngậm-ngùi cúi đầu vì lời hát của em. Nó không phải là lời, là nhạc đuợc gạn lọc từng chữ, từng âm-hưởng theo cách làm nghệ-thuật mà là những giọt sầu được vắt ra từ não tuỷ, từ tâm can em.
Những câu em hỏi “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh là ai ?” không phải là lời vặn-vẹo gây hấn mà là nỗi hốt-hoảng đến bàng-hoàng rất đơn giản và tự nhiên khi nhìn thấy một sự thật phũ-phàng mà nhiều, rất nhiều người Việt-Nam đã vì sao đó nên không mấy hiểu và âu-lo:
Giờ đây Việt-Nam còn hay đã mất
mà giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta.
Hoàng Trường sa đã bao người dân vô tội,
chết ngậm nguì vì tay súng giặc tầu
Em không phải là nhà đại-trí thức, không phải là những người mang trên mình nhiều tuớc vị, nhiều bằng sắc nhưng em và tôi cũng như tất cả họ đều đã được học chung một bài công-dân giáo-dục khai-tâm sơ-đẳng về lòng yêu nước trên ghế nhà trường. Có điều, tới lúc trưởng-thành, sau khi đuợc nhảy lên chức trọng quyền cao; được mang danh là các đấng làm thầy; đuợc sống trong cảnh phú-túc, thì tôi đã quên và họ đã chối bỏ. Còn em vẫn nhớ bài học căn-bản làm người dân của đất nước mình
Làm một người con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm.
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi.
Từng đoàn người đi chẳng nề chi.
Già trẻ gái trai giơ cao tay, chống quân xâm lược…
Em cần hãnh-diện và tự-hào về cái biệt-hiệu dài mà linh-mục Nguyễn Ngọc Tỉnh tặng em là “người nhạc sĩ trẻ miệt vườn tỉnh lẻ”. Chính vì em ở miệt vuờn, ở tỉnh lẻ chứ không phải từ các nước Anh, Pháp, Mỹ hay Rô-ma về nên em còn gắn liền với vườn ruộng, sông nước quê-hương; mới xót-xa với sự mất còn của từng tấc đất; mới thấy cần thiết phải đòi hỏi cái quyền được... “xuống đường để tỏ bày tình yêu quê hương này”; cảm thông được với “dân tộc này đã quá nhiều đắng cay” mà không chai sạn và vô-cảm như những người chỉ vì muốn được hưởng thêm các đặc-quyền, đặc-lợi mà đã huênh-hoang về sự hiểu biết của mình khi trâng-tráo giơ cao cái bánh vẽ làm việc theo khả năng còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc xài.
Tôi hiểu sự ngạc nhiên của em khi nhìn cảnh những công-an nhân-dân cũng là người Việt-Nam, nói tiếng mẹ đẻ Việt-Nam lại thẳng tay đàn-áp những người dân yêu nước đi biểu tình:
Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai, sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai không cho tôi xuống đuờng để tỏ bày?
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Nhưng em có nghĩ rằng những sự bắt-bớ, đánh đập kia chẳng qua chỉ là việc làm của những kẻ cấp nhỏ vì họ ăn lương thì phải thừa hành, không đáng trách nhiều nếu so với thái-độ làm ngơ của những bậc này vị kia chẳng những đã giả câm giả điếc hết năm này tháng nọ, chưa bao giờ mở miệng nói một lời công-đạo trước những bất-công và phi-lý của bao nhiêu trường hợp bị đàn-áp cách bạo ngược mà lại còn giả mù để làm chứng gian rằng xã hội cộng sản là một xã-hội hoàn hảo trong đó không còn cảnh người bóc lột người thì ai tàn-ác, ai vô-ý-thức và vô-lương-tâm hơn? Ai làm cho “Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời, người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giầu sang giối gian” hơn những kẻ đó?
Cám ơn em vì những lời em hỏi đã làm tôi thật sự biết nhức-nhối và bị dằn vặt trong ý-thức mình là kẻ chưa xứng để mang trên mình hai chữ Việt-Nam.
Xin hỏi anh ở đâu
ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm?
Xin hỏi anh ở đâu
sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
Việt Khang nhỉ, phải chi những hành-động thô-bạo đó đến từ những bàn tay lông lá của ngoại nhân khác máu tanh lòng cũng như những câu chửi bằng tiếng Tầu, tiếng Nhật hay tiếng Pháp của những thời Bắc-thuộc, Nhật-thuộc hay Pháp-thuộc… mà trong khu nhà tù Hoả-lò hiện nay vẫn còn những mô-hình trưng bày chứng tích dã-man đó, thì cũng cam đành trong thân-phận người dân một nước bị ngoại xâm và bị đô-hộ, phải không? Còn bây giờ… Tôi đã thật thấm thía câu hỏi của em “sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi”. Cái thứ tiếng đựợc đặt tên là tiếng mẹ đẻ mà một nhạc-sĩ đã tỏ bày tình-cảm trân quý rằng “tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” ấy giờ này dùng để chửi nhau, đặt bản án, nguyền rủa nhau giữa những người yêu nước và yêu chủ-nghĩa làm em ngạc nhiên, đau xót đến sững-sờ. Nhờ đó tôi giật mình tỉnh thức ra khỏi nỗi u-mê, trì-trệ trên những trang lý-thuyết về chủ-nghĩa này, giáo-điều nọ bằng tiếng Nga, tiếng Đức…
Nhớ lúc nhỏ, mỗi khi làm điều gì hư đốn mà bị mẹ tôi cho là thái-độ phạm đến tình cảm gia-tộc thì bị chửi nặng lắm. Đó là “mày là cái thứ từ lỗ nẻ chui lên” ý nói tôi giống như là một loại con hoang không nguồn không cội. Những khi đó, tôi tủi thân lắm. Bây giờ nghe em hỏi đi hỏi lại “anh ở đâu, sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi” tôi mới giật mình nghĩ đến cái cội nguồn chung của chúng mình em ạ. Nhất là tôi nhìn ra đụợc, tình yêu Quê-hương, Đất Nước không phát sinh từ học-vị hay phẩm-trật mà phải là từ cái tâm dẫn đến ý-thức minh bạch về cội nguồn thì mới trả lời thật dứt khoát câu hỏi của em “Anh ở đâu”. Không phải ở Tầu mà cũng không phải ở Tây. Ở trên giải đất hình chữ S trải dài từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu. Em hỏi bằng những cảm xúc tự nhiên dậy lên từ trái tim nóng trong người thanh-niên Việt-Nam và tôi cảm thấy tủi nhục lắm trong tâm-thức Việt-Nam của mình, em biết không? Nỗi nhục này là sợi dây oan từng thời đã trói buộc nhiều thế-hệ rồi mà tôi và nhiều đồng-bào mình đã quên. Để cám ơn em, tôi lần về trang sử trước.
Em còn nhớ đức Trần Hưng Đạo đã để lại gì cho chúng ta không? Đó là lời cảnh báo trong bài hịch các tướng sĩ từ thời nhà Trần rằng “…giặc Nguyên cùng ta là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên, không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù…”
Tôi tủi nhục vì lời ca tiếng hát của em đó, vì từ em tôi thấy mình đã là đứa hèn, bạc nhược; quanh năm suốt tháng chỉ biết chạy theo vui hưởng sự phồn vinh giả tạo của mình mà đành sống chui nhủi như thân lươn không quản lấm bùn.
Cám ơn em vì những lời hát như là tiếng thét thất thanh giúp tôi cất đầu lên đuợc để mở mắt ra mà xem, dù có chút muộn màng.
Cám ơn em vì em mới là con cháu đã không bỏ phí dòng sữa của mẹ Việt-Nam, đã xứng với sự hy-sinh của các anh-hùng liệt-nữ, hơn tôi. Em đã thuộc và nhớ bài học lịch-sử của Hưng Đạo Vương nên em bật khóc trước thực-tại hôm nay của Đất Nước, còn tôi thì đã thay thế nó bằng các triết-thuyết ngoại lai… "Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương, gặp buổi gian nan này, trông thấy những nguỵ sứ đi lại rầm-rập ngoài đuờng, uốn luỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể-phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, ỷ thế Vân-nam Vương để vét bạc vàng. Của kho có hạn, lòng tham không cùng; khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau..." (Bài hịch các tướng sĩ)
Cám ơn em đã cất lên tiếng hát não-nuột ấy mà phần riêng tôi cũng cần phải nghĩ rằng em đang hỏi tôi. Anh là ai sao bấy lâu nay cứ hững-hờ, vô cảm vậy? Việt-Nam tôi đâu rồi, Việt-Nam của chúng ta đâu rồi, anh thấy không?
Cám ơn em đã chọc thẳng tim tôi, đã dội vào óc tôi bằng những khắc-khoải đó mà tôi ấm lên đuợc tấm lòng Việt-Nam.
Cám ơn em vì tâm-tình của em đã làm xúc động các con, cháu tôi. Những người trẻ trên cùng khắp mọi quốc-gia tạm dung này vì có khi trước đó họ cũng rất mơ hồ về Việt-Nam. Chỉ nguyên việc những ý tình yêu nuớc đắng cay của em đã được dịch sang nhiều ngôn-ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Phổ-thông chẳng hạn đủ chứng tỏ em đã được khắp nơi đồng cảm, đồng tình bởi một lý-do đơn giản là chẳng có ở đâu lại xẩy ra cái điều thô-bạo là ngay cả những nốt nhạc, những lời ca yêu nước bi-thương chỉ nức-nở khóc cho mình, cho anh em mình và với Quê-hương trước hiểm-hoạ ngoại xâm mà bị đàn-áp và bị bỏ tù.
Cám ơn em đã không bằng ngôn ngữ hận thù hay xách động mà chỉ bằng lòng tự-trọng đơn-thuần của người trai đất Việt, để thôi thúc những tấm lòng người trẻ… “từ khắp những phương trời và muôn lối đi trong đời gặp nhau trong tâm hồn Việt-Nam sáng ngời” (Phan Văn Hưng – Bài ca tuổi trẻ). Làm cho họ kết nối lại với cội nguồn dân-tộc mà hiểu dần ra bổn-phận mình:
Tôi không thể ngồi yên
khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng,
dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối!
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu
khi thế giới này đã không còn Việt Nam?
Em nhớ mà, phải không, trong Hiến pháp của nhà nuớc năm 1992, nơi chương I, điều (1) đã ghi rằng Nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời… Lại cũng trong chương này, điều 17 nói rõ thêm là …Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân…”
Vậy mà Việt Khang ơi, đau quá, oan khuất quá phải không em khi chúng ta cứ phải nhìn từng phần lãnh-thổ và lãnh hải mặc nhiên bị cắt dâng cho Tầu. Càng đau hơn khi em đã cùng những bạn hữu, anh em khác chỉ biết hốt-hoảng đưa đôi tay gầy mang những tấm biểu-ngữ đi biểu-tình để tỏ thái-độ với ngoại-bang, để hy-vọng góp chút lòng mong giằng lại cái mình đã mất mà bị đánh đập, bị chửi rủa là gây rối. Em và họ cũng vì đã nhìn thấy những bọn nguỵ sứ đi lại rầm-rập ngoài đuờng hay trên vùng khai-thác bauxite ở Tây-nguyên mà em không ngậm im cho đuợc, mắt em không thể nhắm lại cho xong khi em còn dòng máu Việt-Nam nguyên tuyền chảy trong cơ-thể
Dân tộc anh ở đâu
sao đang tâm làm tay sai cho Tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?
Cám ơn em vì em đã nhìn thấy và đã nói, nói cho em cho tôi và cho biết bao nhiêu người nữa.
Cám ơn em, vì nhờ em mà tôi nhìn ra mình - theo một cách nào đó - đang đứng chung trong hàng ngũ mà em gọi là kẻ nhu-nhuợc. Cho dù tôi không có quyền ký văn-kiện này, công-hàm nọ nhưng thái-độ im lặng của tôi, cách sống vô cảm của tôi cũng chính là đồng lõa với tội-ác bán nước hại dân. Cũng như lời của đức Hưng Đạo Vương ngày xưa đã nói “…trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn; thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức; tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa; hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú về vườn ruộng; hoặc quyến luyến về vợ con; hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước; hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon; hoặc mê tiếng hát…” (Bài hịch các tướng sĩ) khi tôi ngày nay cũng đã và đang sống “vô tư” như vậy. Chỉ khác một điều là các thú vui hưởng thụ thời đức Trần Hưng Đạo xưa đã khác thời nay mà thôi. Các chuyến đi du-lịch Trung-quốc; các tiệc tùng liên-hoan; các cách hưởng thụ vô-ý-thức tại các khu “resort” năm sao; các vũ trường xa-hoa; các nơi giải trí rộn-ràng. Từng đêm và từng đêm, cả một thành-phố, một đất nước bừng lên rực-rỡ ánh đèn màu để những kẻ giầu sang dối gian mặc tình phóng túng làm nên bộ mặt phồn-vinh. Cứ như là một nơi nào khác mà không phải là nuớc Việt Nam của chúng ta vẫn còn bị xếp hạng cao trong những nước nghèo nhất thế-giới. Cũng ngay tại các thành-phố lớn như Sài-gòn, Hà-nội và trên khắp cả nước, tuyệt đại đa số đồng bào chúng ta vẫn còn là người lầm than đói khổ nghèo nàn và phải gánh chịu đủ thứ tệ-đoan, tham-nhũng, dân-sinh yếu kém, dân-quyền bị tước đoạt và nguy cơ mất nuớc gần kề.
Hai bài hát của em là hai lời tâm-niệm thiết-tha và tôi chỉ còn biết kết lại dòng tâm-tư mình bằng lời chân-thành thay cho tất cả…
Cám ơn em, Việt Khang.
danlambaovn.blogspot.com
Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo. Nạn tham nhũng có thể làm lung lay nền tảng và thay đổi bản chất chính trị của chế độ Trung Quốc. Trên đây là lời cảnh báo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc vụ viện vào lúc hai nhân vật cao cấp nhất của chế độ sắp kết thúc hai nhiệm kỳ lãnh đạo.
Bản tin trên mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết là hôm qua, 26/03/2012, trong cuộc họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo « tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn nạn này không được giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ đảng Cộng sản Trung Quốc.»
Ông Ôn Gia Bảo khẳng định là « nạn thâm ô tăng đều đặn trong lãnh vực quốc doanh » và « nơi nào mà bộ máy hành chánh tập trung nhiều, nơi nào có tài nguyên nhiều, có vốn nhiều, nơi đó tham ô hoành hành dễ dàng ». Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu phải ngăn cấm số tệ nạn như « sử dụng công quỹ, tiền thuế của dân để mua thuốc lá, rượu ngoại, quà cáp, tổ chức liên hoan, hội thảo ». Ông kêu gọi cán bộ cao cấp làm gương công khai hóa tài sản của bản thân và của vợ con.
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham ô đe dọa chế độ. Ngay từ lúc mới lên cầm quyền cách nay 9 năm, hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lúc đương quyền cũng tuyên bố « tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ ».
Công luận càng ngày càng công khai tố cáo và đả kích cán bộ tham ô qua internet. Điển hình là hàng loạt cán bộ tham ô thích khoe khoang đồng hồ đắt tiền đã bị một blogger tố giác trên mạng internet, với hình ảnh và giá tiền cụ thể.
Người dân Trung Quốc cũng không còn thụ động chấp nhận bất công áp bức. Tháng 12 năm ngoái , dân oan làng Ô Khảm, tiếp theo đó là ít nhất hai làng khác ở Quảng Đông đã nổi dậy chống tình trạng cướp đất.
Theo nhận định của giới ly khai, cặp lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thất bại trong việc cải cách tạo cơ sở lành mạnh cho Trung Quốc phát triển bền vững.
Quân đội Việt Nam là của nhân dân sao trung thành với đảng?
Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Khi các tướng lĩnh về hưu lên tiếng cho một chính sách nào đó thì thường nhân danh là "bộ đội cụ Hồ". Thế hệ tướng lĩnh đàn em sau này coi hình ảnh đó như là trò cười nên chẳng quan tâm gì những kiến nghị loại này. Bởi đơn giản các tướng lĩnh thế hệ mới không muốn nghe về cụ Hồ mà chỉ thấy "cụ" trong các tờ giấy mệnh giá 100, 500 ngàn VND. Đôi khi phũ phàng xài tiền ngoại tệ tốt hơn xài tiền "cụ"...
Ngày 27.3.2012 ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Tổng cục chính trị của Quân Đội. Một động thái cho thấy đảng cộng sản đang nắm quyền ở Việt Nam quyết nắm chặt quân đội. Điều này càng làm tăng nghi ngờ phía quân đội sẽ tiến hành một cuộc đảo chính trong một tương lai gần.
Một bản tin trên TTXVN thì đưa tin có vẻ trái ngược. Ông Tổng bí thư thì khẳng định Quân đội Việt Nam là của nhân dân và có nhiệm vụ quan trọng nhất và trước hết là bảo vệ Tổ Quốc. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Lịch, Thượng tướng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quận đội thì nói ngược lại là quân đội tuyệt đối trung thành với đảng rồi thì sau đó mới "bảo vệ tổ quốc".
Nhưng cách trình bày của ông Nguyễn Phú Trọng thì vòng vo cuối cùng cũng là đảng trên hết: "Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của những người làm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, trước hết là Tổng cục Chính trị. Đây là công tác xây dựng con người, xây dựng tổ chức. Quân đội ta là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công tác xây dựng Quân đội về chính trị là linh hồn, có ý nghĩa quyết định; chính trị cao nhất là bảo vệ cho được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền thống nhất quốc gia, bảo vệ cho được thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Cùng với các binh chủng, công cụ nhạy bén như báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, cần làm tốt công tác cán bộ, chăm lo đào tạo bồi dưỡng, cơ chế chính sách". Tóm lại, ông Trọng chỉ đạo Tổng cục chính trị nắm cho được quân đội làm công cụ để bảo vệ đảng không cho bất cứ biến loạn nào xảy ra trong quân đội.
Dù là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Trung ương đảng nhưng ông Phùng Thanh Quang rất mờ nhạt so với ông Nguyễn Chí Vịnh chỉ là một thuộc cấp của ông Thanh về mặt danh nghĩa. Tiếng nói của ông Vịnh luôn lấn át mọi phát biểu của ông Thanh. Hơn ai hết ông Nguyễn Phú Trọng biết mâu thuẫn ngầm trong quân đội và như vậy thì vai trò của Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội là tăng cường sự giám sát của đảng trong quân đội. Hóa giải những bất bình ngày càng gia tăng của các nhóm tướng lãnh quân đội. Thực chất bện trong là những đặc quyền đặc lợi các nhóm lợi ích kinh tế như Ngân hàng quân đội thì của tướng Thanh. Truyền thông Viettel thì của tướng Vịnh. Hàng không, vận tải biển thì của tướng Lịch. Các khu kinh tế thì của các tướng lĩnh khác...
Khi quân đội mải mê làm kinh tế thì rõ ràng thành phần kinh tế này đương nhiên có quyền hạn hơn những thành phần kinh tế và các doanh nghiệp khác. Và mọi chuyện lũng đoạn, lạm phát từ những công ty quân đội này. Và cũng chính vì các quân khu, tướng lĩnh làm kinh tế nên mâu thuẫn giữa công an và quân đội ngày càng tăng theo kiểu "trâu buộc thì ghét trâu ăn".
Nguyễn Tiến Trung bị kỷ luật và bị bắt vì không tuyên thệ lời thề " trung thành với đảng". Bây giờ chính ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố như vậy ngay tại Tổng cục Chính trị của quân đội.
Nếu quân đội thực sự là của nhân dân thì không có chuyện ngư dân bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc. Quân đội không bảo vệ được nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ là một quân đội bạc nhược và thất bại.
Bản lĩnh của các tướng quân đội nên thể hiện ngay bây giờ chứ không thể về hưu mới tuyên bố như tướng Giáp, tướng Vĩnh cũng chỉ là vô ích. Đôi khi là trò cười cho thiên hạ và cả những tướng lĩnh mới lên sau này trong quân đội.
Khi các tướng lĩnh về hưu lên tiếng cho một chính sách nào đó thì thường nhân danh là "bộ đội cụ Hồ". Thế hệ tướng lĩnh đàn em sau này coi hình ảnh đó như là trò cười nên chẳng quan tâm gì những kiến nghị loại này. Bởi đơn giản các tướng lĩnh thế hệ mới không muốn nghe về cụ Hồ mà chỉ thấy "cụ" trong các tờ giấy mệnh giá 100, 500 ngàn VND. Đôi khi phũ phàng xài tiền ngoại tệ tốt hơn xài tiền "cụ".
Do vậy ai đó ảo tưởng quân đội là của nhân dân thì nên thực tế nhìn rằng quân đội của đảng cộng sản. Và quân đội kiểu này đang làm gì: bảo vệ tố quốc và nhân dân hay đi bảo vệ quyền lợi của các đảng viên cao cấp? Từ lý luận Mác- Lê, cho đến thực tiễn hiện nay cho thấy quân đội chỉ là một công cụ của đảng. Ở Tiên Lãng thì quân đội phụ giúp nhà cầm quyền cướp đất của dân. Trên Tây Nguyên thì quân đội cướp đất của người thiểu số sắc tộc cách trắng trợn.
Vài người bạn của tôi khi học trung học bây giờ là đại tá, trung tá quân đội thuộc quân khu 3, khu 5 và khu 7. Kỳ họp lớp nhân dịp tết Nhâm Thìn 2012 tôi hỏi họ địa chỉ email thì họ thành thật cho biết là không biết internet là gì và không được dùng điện thoại wifi.
Thành quả của Tổng cục Chính trị là vậy. Đại tá, trung tá bị cấm dùng internet thì xem ra thành trì của đảng cầm quyền vẫn kiên cố.
Đến bao giờ thì quân đội mới trở về với chính nghĩa nhân dân?
Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ
Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee
Bản tin trên mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết là hôm qua, 26/03/2012, trong cuộc họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo « tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn nạn này không được giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ đảng Cộng sản Trung Quốc.»
Ông Ôn Gia Bảo khẳng định là « nạn thâm ô tăng đều đặn trong lãnh vực quốc doanh » và « nơi nào mà bộ máy hành chánh tập trung nhiều, nơi nào có tài nguyên nhiều, có vốn nhiều, nơi đó tham ô hoành hành dễ dàng ». Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu phải ngăn cấm số tệ nạn như « sử dụng công quỹ, tiền thuế của dân để mua thuốc lá, rượu ngoại, quà cáp, tổ chức liên hoan, hội thảo ». Ông kêu gọi cán bộ cao cấp làm gương công khai hóa tài sản của bản thân và của vợ con.
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham ô đe dọa chế độ. Ngay từ lúc mới lên cầm quyền cách nay 9 năm, hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân lúc đương quyền cũng tuyên bố « tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ ».
Công luận càng ngày càng công khai tố cáo và đả kích cán bộ tham ô qua internet. Điển hình là hàng loạt cán bộ tham ô thích khoe khoang đồng hồ đắt tiền đã bị một blogger tố giác trên mạng internet, với hình ảnh và giá tiền cụ thể.
Người dân Trung Quốc cũng không còn thụ động chấp nhận bất công áp bức. Tháng 12 năm ngoái , dân oan làng Ô Khảm, tiếp theo đó là ít nhất hai làng khác ở Quảng Đông đã nổi dậy chống tình trạng cướp đất.
Theo nhận định của giới ly khai, cặp lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thất bại trong việc cải cách tạo cơ sở lành mạnh cho Trung Quốc phát triển bền vững.
No comments:
Post a Comment