Trong chuyến công du Á Châu vừa qua Tổng Thống Barack Obama chỉ thăm những quốc gia đang sống với thể chế tự do dân chủ: Ấn Ðộ, Indonesia, Ðại Hàn Dân Quốc, và Nhật Bản. Bốn quốc gia này có những điều kiện văn hóa, tôn giáo, xã hội và chủng tộc khác nhau, quá trình hình thành chế độ dân chủ tại mỗi nước cũng khác nhau.
Ðó là bằng cớ chứng tỏ rằng dân chủ tự do là một thể chế có thể áp dụng trong mọi điều kiện mà vẫn đem lại lợi ích cho các dân tộc. Ông Obama không quên nhân dịp này lên tiếng ngợi ca những ích lợi của cuộc sống tự do dân chủ.
Tại Ấn Ðộ, ông Obama đã công nhận nền kinh tế của quốc gia này đang vươn lên trong hai chục năm qua sau hơn 40 năm theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Ông nhấn mạnh rằng người ta không thể nói Ấn Ðộ đã phát triển “mặc dầu” theo thể chế dân chủ, mà ngược lại phải nói kinh tế Ấn Ðộ đã phát triển chính “vì nhờ” có chế độ dân chủ. Tại Indonesia, ông Obama đã được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt vì ông đã sống 4 năm thời thơ ấu ở nước này. Ðáp lại những người bạn cũ đó, ông đã đề cao Indonesia như một kiểu mẫu cho các nước chậm tiến khác. Giống như ở Ấn Ðộ, ông Obama nói, tiến bộ kinh tế mà Indonesia đạt được gần đây cũng vì nhờ thể chế dân chủ.
Nhìn lại quá trình xây dựng dân chủ tại các quốc gia trên ta sẽ thấy hiển nhiên là một thể chế tôn trọng tự do có thể thi hành trong nhiều hoàn cảnh khó khăn mà vẫn thành công để mang lại những lợi ích thực tế. Ấn Ðộ khi lập quốc có 400 triệu dân dùng hơn một ngàn thứ tiếng nói, hàng trăm thứ tiếng được coi là ngôn ngữ chính thức. Ða số dân theo Ấn Ðộ Giáo nhưng số người theo Hồi Giáo nhiều nhất thế giới. Nặng nề nhất là hệ thống đẳng cấp cổ truyền vẫn còn đè nặng lên tập quán của người dân cho tới bây giờ, kể cả giới chuyên viên, trí thức. Trước năm 1947 Ấn Ðộ chưa bao giờ là một quốc gia, họ sống trong những nước nhỏ lệ thuộc vào các đế quốc. Khi Ấn Ðộ độc lập, nhiều người hiểu biết cũng nghĩ rằng quốc gia quá phức tạp và đầy mâu thuẫn này không thể tồn tại lâu dài được. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị thấy con đường duy nhất mà Ấn Ðộ nên theo để tránh nội chiến là thiết lập một chế độ độc tài theo kiểu Liên Xô.
Nhưng giới trí thức Ấn Ðộ đã quyết tâm chọn chế độ dân chủ tự do. Chỉ những người sáng suốt và tin tưởng ở khả năng sống thiện của con người, của đồng bào họ, và tự tin ở tư cách chính mình, mới đủ can đảm chọn lựa như vậy. Và bản Hiến Pháp dân chủ của Ấn Ðộ đã được thi hành trọn vẹn, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn khi bà Indira Gandhi tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ðến khi đảng của bà bị thất cử, Indira Gandhi đã tôn trọng Hiến Pháp, thản nhiên rút lui khỏi quyền hành, rất có tư cách đáng kính trọng.
Ðiều không may cho Ấn Ðộ là các chính quyền đầu tiên đã đi theo chủ trương kinh tế xã hội chủ nghĩa học theo lối Liên Xô. Ðến năm 1990, sau khi chế độ cộng sản đã thất bại rõ ràng, cáo chung ở Nga và Ðông Âu, Ấn Ðộ mới bắt đầu đổi mới kinh tế. Trong 20 năm qua, những thành quả ngoạn mục của kinh tế thị trường đạt được ở Ấn Ðộ chính là nhờ được đặt trên nền tảng của nếp sống tự do dân chủ và tinh thần tôn trọng luật pháp. Duy chỉ có guồng máy hành chánh, củng cố trong 40 năm quen điều khiển nền kinh tế theo lối hoạch định tập trung, đã trở thành rườm rà và cứng nhắc, hiện nay vẫn là chướng ngại lớn nhất trong việc phát triển của Ấn Ðộ.
Với những xung đột tôn giáo và chủng tộc do di sản của lịch sử hàng ngàn năm, hơn một tỷ dân Ấn Ðộ vẫn bảo vệ một bản Hiến Pháp dân chủ, bảo vệ quyền lợi của các sắc dân và tôn giáo thiểu số, nếu không nhờ tinh thần tôn trọng luật pháp của những người lãnh đạo thì quốc gia này đã chia năm xẻ bẩy từ lâu rồi. Sự tồn tại của Ấn Ðộ là bằng chứng ngợi ca thể chế dân chủ.
Indonesia có những kinh nghiệm khác. Ðây là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Ðộ, với 250 triệu dân mà 85% theo Hồi Giáo. Nhưng người Indonesia đối xử với các tôn giáo thiểu số bằng tinh thần rộng lượng, luật pháp được áp dụng bình đẳng. Khi Indonesia tuyên bố độc lập sau Ðại Chiến Thứ Hai, tình trạng phức tạp về địa dư, chủng tộc, ngôn ngữ cũng không khác gì Ấn Ðộ. Tổng Thống Soekarno cũng chọn chế độ dân chủ như một thỏa hiệp để thành lập một quốc gia thống nhất. Nhưng năm 1966 ông đã ủng hộ đảng Cộng Sản Indonesia chuẩn bị một cuộc thay đổi thể chế. Quân đội đảo chính ngược, lật đổ ông và thiết lập một chế độ quân nhân sau khi tàn sát hàng triệu người bị coi là cộng sản, đại đa số là người Hoa. Mặc dù vẫn theo kinh tế thị trường và bên ngoài vẫn là thể chế dân chủ nhưng dưới chế độ độc tài quân phiệt trong thực tế Indonesia đã áp dụng đường lối tư bản quả đầu; mọi quyền lợi kinh tế được giành cho nhóm người phục tùng gia đình Tướng Suharto. Sau 32 năm cầm quyền, ông Suharto phải từ chức vì người dân vùng lên khi kinh tế khủng hoảng; từ đó Indonesia mới thực sự thí nghiệm lối sống dân chủ tự do theo Hiến Pháp mới. Một điều đáng kính trọng đối với giới chính trị ở Indonesia là sau những cuộc đảo chính trên, những người lãnh đạo cũ vẫn được sống quãng đời còn lại bình yên, đời sống và phẩm giá được kính trọng.
Chính trong thời gian 20 năm dân chủ hóa vừa qua người dân Indonesia đã chứng tỏ được tinh thần bao dung của họ, nhờ thế giải tỏa được những xung đột chủng tộc, xã hội và văn hóa vẫn kéo dài từ khi lập quốc. Vùng Ðông Timor được trả lại độc lập; vùng Aceh được giành nhiều quyền tự trị; người gốc Hoa được phép mở trường dạy chữ Hán. Trong 20 năm qua bốn vị tổng thống nhậm chức rồi rời khỏi chức vụ trong hòa bình, trật tự, các đảng chính trị ganh đua mạnh mẽ, báo chí được tự do.
Gánh nặng lớn nhất mà chế độ độc tài quân phiệt để lại ở Indonesia cũng là một bộ máy hành chánh nặng nề và thối nát. Bài học của Indonesia là phải chấm dứt chế độ độc tài càng sớm càng tốt; càng trì hoãn thì càng khó sửa đổi tác phong của hệ thống cảnh sát và công chức tham nhũng, lạm quyền.
Khác với Ấn Ðộ và Indonesia, hai nước Nhật Bản và Nam Hàn đã là những quốc gia thành lập từ mấy ngàn năm và đều thuộc truyền thống Khổng Giáo như các nước Á Ðông khác. Hai nước này đã từng là thù địch trong ít nhất nửa đầu thế kỷ 20 khi Nhật Bản thống trị bán đảo Cao Ly. Nhật đã dân chủ hóa từ sau Thế Chiến Thứ Hai nhưng Hàn Quốc phải đợi sau khi ngọn lửa chiến tranh Nam Bắc nguội bớt người dân mới bắt đầu tranh đấu lập nền dân chủ vào thập niên 1980.
Hiến Pháp dân chủ của Nhật Bản được ban hành năm 1947, dưới chế độ quân quản của Mỹ. Nhưng chính quyền quân sự Mỹ và giới chính trị Nhật đã giữ đúng tinh thần trọng pháp: Hai viện Quốc Hội Nhật đã tu chính bản Hiến Pháp Minh Trị theo đúng thủ tục điều 73 trong Hiến Pháp cũ. Có thể nói nước Nhật chỉ mới tập sống dân chủ từ năm 1952 khi chế độ quân quản chấm dứt, dân Nhật Bản lấy lại chủ quyền. Thí nghiệm dân chủ ở Nhật đã thành công, chính quyền đã thay đổi từ tay đảng này sang đảng khác đã bốn lần trong hòa bình, trật tự và tinh thần tương kính. Có thể nói truyền thống Khổng Giáo đã ảnh hưởng tới tư cách và hành vi của những người lãnh đạo xứ Nhật cho nên họ đều có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng công ích, làm gương tốt cho quốc dân.
Sau khi Hàn Quốc chịu cảnh nội chiến Nam Bắc, giới quân nhân chiếm lấy quyền hành vừa lo chống mối đe dọa của cộng sản phía Bắc vừa canh tân nền kinh tế quốc dân. Nhưng mặc dù vẫn bị đe dọa xâm lăng, dân Nam Hàn vẫn đứng lên đòi tự do dân chủ. Những năm 1970, 80 khi kinh tế đang cất cánh cũng là những năm các phong trào đòi dân chủ tự do lên cao nhất, với những cuộc biểu tình, đình công, bãi khóa của công nhân và sinh viên. Nhờ giữ được truyền thống Khổng Mạnh, đặt công ích lên trên quyền lợi riêng, các tướng lãnh Nam Hàn đã trao trả lại quyền làm chủ cho dân. Kinh tế lại càng phát triển vì người dân được tự do hơn.
Thể chế dân chủ tự do ở Nhật Bản và Hàn Quốc được hỗ trợ bởi nền đạo lý cổ truyền thấm nhuần Nho Giáo. Tại hai nước đó Khổng Giáo không hề bị một chế độ độc tài chuyên chế nào tìm cách hủy hoại. Nền tảng đạo lý này coi chữ Tín là quan trọng bậc nhất, các nhà chính trị phải nêu gương tín nghĩa, nhờ thế đã tạo nên không khí tín nhiệm chung trong xã hội. Chữ Tín cũng là nền tảng của cả chế độ dân chủ lẫn kinh tế thị trường. Ðó là bí quyết của sự tiến bộ về chính trị và kinh tế tại hai quốc gia Á Ðông này. Trong 6 nước cùng chịu ảnh hưởng truyền thống Nho Giáo tại Á Châu, 3 nước theo chế độ dân chủ là Nam Hàn, Nhật Bản và Ðài Loan cũng là những nước kinh tế tiến bộ nhất. Ba nước cộng sản từng đả phá Nho Giáo là Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn thì kinh tế thua kém. Một lý do cũng vì giới lãnh đạo cộng sản không có thói quen tôn trọng chữ Tín, khiến cho trong xã hội mất thói quen tin tưởng lẫn nhau, cũng như người dân không tin tưởng ở luật pháp và các định chế quốc gia, từ guồng máy công lực tới hệ thống tư pháp, và các cơ quan truyền thông. Thiếu chữ Tín thì kinh tế không thể tiến được.
Tổng Thống Obama đã đến 4 nước dân chủ tự do ở Á Châu, để có dịp cổ võ cho một thể chế mà nước ông đã thiết lập hơn 200 năm qua. Ông không cần nêu lên những tiến bộ mà dân Mỹ đã đạt được, chỉ cần lấy các nước Á Châu làm thí dụ. Ông nói một câu có thể sẽ trở thành khẩu hiệu cho các phong trào dân chủ: “Thịnh vượng kinh tế mà không có tự do thì vẫn còn là cảnh nghèo nàn dưới một hình thức khác.”
Ðó cũng là một lời nhắn gửi tới chính quyền và người dân Trung Quốc, Việt Nam, những nơi đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục giam giữ nhiều người chỉ vì họ tranh đấu đòi cho đồng bào họ được sống tự do hơn. Các chính quyền cộng sản đó vẫn tiếp tục ngăn chặn làn sóng dân chủ đã lan tràn khắp thế giới từ năm 1989 đến nay, sau khi cộng sản Ðông Âu và Nga sụp đổ. Nhưng người dân Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn mong muốn họ sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó không những về kinh tế mà cả về chính trị. Chỉ khi đủ no ấm và được tự do chúng ta mới được sống xứng đáng với phẩm giá con người.
Dân Chủ để phát triển kinh tế
Những lời tuyên bố của ông Obama chắc sẽ được người dân những nước kinh tế còn nghèo như Miến Ðiện, Bắc Hàn, Trung Quốc hay Việt Nam lắng nghe và suy nghĩ.
Nhưng đối với các nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế thì mối liên hệ giữa chế độ Dân Chủ và sự phát triển kinh tế không có câu trả lời rõ ràng, vì các tác động hỗ tương rất phức tạp. Nhiều người tin rằng kinh tế có ảnh hưởng trên chính trị, cho nên khi kinh tế một nước phát triển cao thì thế nào xã hội cũng tiến tới chế độ dân chủ. Lý do vì một giới trung lưu sẽ thành hình, họ sẽ đòi sống tự do hơn. Theo lối nhìn này thì Phát triển Kinh tế là nhân, Dân chủ Tự do là quả. Tuy nhiên, ai cũng biết có những quốc gia ở vùng Trung Ðông đã đạt tới lợi tức theo đầu người hàng chục ngàn đô la một năm, mà dân vẫn sống trong cảnh độc tài chưa biết bao giờ được thay đổi. Cho nên hai hiện tượng Phát Triển và Dân Chủ không nhất thiết có tương quan nhân quả một chiều như nhiều người mong muốn.
Ý kiến của ông Obama đặt vấn đề theo chiều ngược lại, từ chính trị ảnh hưởng sang kinh tế, ông coi chế độ Dân Chủ làm hạt nhân mà kết quả là kinh tế phát triển. Ðây cũng là một đề tài đã được nhiều người khảo sát.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu chính trị vẫn hỏi: “Liệu chế độ dân chủ tự do có giúp cho kinh tế phát triển hay không?” Câu hỏi này được đặt ra rõ rệt hơn khi so sánh: Thể chế Dân Chủ có giúp kinh tế lên nhanh hơn so với các chế độ độc tài hay không? Trả lời câu hỏi này còn phức tạp hơn nhiều so với mối tương quan từ kinh tế sang chính trị. Các nhà nghiên cứu dè dặt không dám kết luận về mối tương quan giữa chính trị và kinh tế như những định luật chắc chắn. Không thể nói ở đâu có hạt nhân dân chủ thì sẽ sinh kết quả là kinh tế phồn thịnh.
Cũng như mọi cuộc nghiên cứu xã hội, chúng ta biết đời sống con người rất phức tạp, cuộc sống xã hội gồm rất nhiều con người càng phức tạp hơn. Chúng ta khó tiên đoán phản ứng và hành động của hàng triệu người, như khi tiên đoán thời tiết - mặc dù việc đoán trước trời nắng hay mưa cũng còn khó khăn!
Vì lý do trên, những ý kiến của ông Obama được nêu lên như những lời ca ngợi và cổ võ cho chế độ dân chủ ở Ấn Ðộ và Indonesia sẽ bị các chế độ độc tài ở Á Châu bài bác. Họ sẽ biện hộ rằng giới nghiên cứu khoa học xã hội vẫn còn luôn luôn dè dặt không quả quyết những tương quan chắc chắn như lời ông Obama nói.
Tuy nhiên, chúng ta không thể coi sự dè dặt của các nhà nghiên cứu trong trường ốc là kim chỉ nam để hành động cho mọi người. Ðối với những người dân sống trong các chế độ độc tài thì câu hỏi thực tế lại khác hẳn với lối đặt vấn đề trừu tượng của các nhà nghiên cứu. Người dân các nước chậm tiến, nghèo và bị áp bức không cần đi tìm những tương quan nhân quả tổng quát, phổ biến, lúc nào cũng đúng như các định luật khoa học, mà những người ngoại cuộc có thể tìm tòi chỉ vì nhu cầu trí thức.
Ðối với một người dân ở Miến Ðiện, Bắc Hàn, hay ở Việt Nam, thì phải đặt những câu hỏi thực tế, cụ thể, chứ không nói chung chung nữa. Sống trong những quốc gia vừa nghèo, vừa mất tự do vì độc tài lại vừa bất bình vì tham nhũng, câu hỏi của người dân các nước đó là: Có cách nào cho tôi thoát khỏi cảnh nghèo khó và bất công này hay không? Ðặt câu hỏi rõ rệt là: “Thể chế Dân Chủ có giúp gì cho kinh tế quốc gia phát triển tốt đẹp hơn so với tình trạng hiện tại hay không?”
Khi đặt câu hỏi cụ thể như vậy, mọi người đỡ mất thời giờ tranh luận về những vấn đề trừu tượng, có thể trở thành viển vông. Ðiều người dân ở những nước độc tài lo lắng không phải chỉ là so sánh khả năng và hiệu quả phát triển kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ nói chung, ở khắp nơi. Hãy để công việc tìm tòi các quy luật có giá trị lâu dài và tổng quát cho các giáo sư đại học, phần lớn họ đang sống ở các nước đã giầu sẵn rồi. Người dân các nước đang nghèo nàn, chậm tiến chỉ quan tâm đến những câu hỏi về chính thân phận mình. Có những câu hỏi cụ thể bắt nguồn từ hoàn cảnh trước mắt:
Chế độ độc tài có tạo ra những chướng ngại ngăn cản sự phát triển kinh tế ở nước ta hay không?
Một chế độ tự do và dân chủ hơn liệu có khả năng giúp chúng ta vượt qua được các chướng ngại đó mà thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay hay không?
Ðể trả lời 2 câu hỏi này, phải phân tích quá trình phát triển kinh tế. Mọi nhà kinh tế đã đồng ý rằng có những yếu tố giúp cho kinh tế phát triển mạnh hơn, không phân biệt thể chế chính trị như thế nào. Một yếu tố quan trọng là một xã hội tôn trọng luật pháp, trong đó phải tôn trọng quyền sở hữu do luật pháp bảo đảm. Người ta chỉ làm việc hết sức khi tin rằng kết quả công việc mình làm mình sẽ được giữ và hưởng thụ. Do đó, một yếu tố quan trọng thứ nhì là trong xã hội không có những thế lực không cần làm việc cũng được hưởng, tức là tham nhũng. Khi có một khối người có quyền hành và sử dụng quyền để đòi hỏi và được hưởng những quyền lợi do công lao của người khác, thì sự phân bố tài người và sử dụng tài nguyên trong xã hội sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất. Yếu tố thứ ba là chính sách của những người cầm quyền có thích hợp với hoàn cảnh kinh tế của quốc gia, thúc đẩy mọi người gia tăng lợi tức hay không. Một yếu tố khác không thể thiếu được là nhân sự. Phải tạo khung cảnh xã hội và kinh tế làm sao để kích thích óc sáng tạo, trí mạo hiểm trong giới kinh doanh, và xây dựng một đội ngũ lao động có học vấn đủ để tiến vào nền kinh tế dựa trên khoa học và kỹ thuật. Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của bốn yếu tố trên đây. Nếu không hội đủ ít nhất hai, ba trong số bốn điều kiện đó thì kinh tế rất khó phát triển bền vững.
Ðối với người dân những nước kinh tế còn nghèo nàn thì câu hỏi thiết thực là: Thể chế tự do dân chủ có giúp cho xã hội tăng cường và củng cố các yếu tố cần thiết đó hay không?
Giữa chế độ độc tài và tự do dân chủ thì thể chế nào giúp cho luật pháp được tôn trọng hơn, do đó tài sản người dân tạo ra được bảo vệ chắc chắn hơn? Không cần phải bàn luận về lý thuyết, chúng ta đều biết rằng trong chế độ độc tài mà người dân Việt Nam, Miến Ðiện, Bắc Hàn đang sống, luật pháp nằm trong tay những người nắm quyền, từ các ông bà cầm đầu Ðảng và chính phủ cho tới những người công an, cảnh sát đứng ở góc chợ hay đầu đường. Không cần phải suy nghĩ đắn đo, người ta có thể kết luận ngay được là bất cứ một hình thức tự do dân chủ nào cũng sẽ tạo ra những giới hạn trên người cầm quyền, và pháp luật sẽ được tôn trọng hơn.
Chế độ Dân Chủ đặt mọi người làm chính trị trong một cuộc chạy đua, phải cạnh tranh giành lá phiếu của dân. Khi đó, sẽ không có một nhóm người nào có thể khuynh loát tất cả mọi lực lượng khác trong xã hội để đặt họ bên trên luật pháp. Trong nhiều nước độc tài người ta cũng có thể đạt tới tình trạng luật pháp được tôn trọng, tuy nhiên điều đó không có gì bảo đảm. Dù độc tài hay dân chủ, chỉ khi nào người cầm quyền bị kiềm chế bởi những định chế hoặc thế lực xã hội và chính trị khác, thì họ mới nhất thiết tôn trọng luật pháp. Chắc chắn chế độ dân chủ tự do có khả năng hạn chế quyền hạn của những người cầm quyền hơn chế độ độc tài.
Bây giờ ai cũng phải công nhận nạn tham nhũng là một chướng ngại cho việc phát triển kinh tế. Các quan chức nhũng lạm không những ăn cướp tài sản của những người bị họ sách nhiễu, họ còn làm cho tất cả xã hội bị thiệt hại vì gây trở ngại những nhà kinh doanh có khả năng và lương thiện. Khi guồng máy nhà nước thiên vị một nhóm người này vì chịu hối lộ, chèn ép nhóm người khác, thì tài nguyên kinh tế quốc gia sẽ không được đặt vào tay những người có khả năng tạo ra nhiều của cải, nhiều công việc làm nhất. Xã hội tự do dân chủ có giúp giảm bớt nạn tham nhũng gây trở ngại cho nền kinh tế hay không? Chúng ta có thể tin chắc rằng khi các người làm chính trị bị bắt buộc phải cạnh tranh mới được đóng vai trò quyết định việc nước, thì chắc chắn xã hội sẽ bớt lạm quyền, bớt tham nhũng. Khi mới được phóng thích trong tuần trước, bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố rằng: “Quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận.” Một xã hội tôn trọng quyền tự do phát biểu là vũ khí tốt nhất để đặt ra những giới hạn trên quyền hành và giúp bài trừ tham nhũng.
Chính sách kinh tế của các chính quyền rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Khi so sánh chế độ độc tài và dân chủ, có thể nói chế độ nào cũng có khả năng đưa ra những chính sách hoặc tốt, hoặc xấu, ngang nhau. Nhưng chế độ dân chủ tự do có một ưu điểm, là nếu một chính quyền đưa ra những chính sách sai lầm, chính người dân sẽ sửa đổi bằng cách thay thế họ, qua các cuộc bầu cử. Ngược lại, một chế độ độc tài có thể duy trì những chính sách kinh tế tai hại suốt đời này sang đời khác, chỉ vì chính đồng đảng của họ được lợi với các chính sách đó,trong khi người dân không có phương tiện nào để thay đổi. Một thí dụ hiển nhiên là các nước độc tài thường duy trì các doanh nghiệp nhà nuớc rất lớn và chiếm độc quyền trong nhiều lãnh vực, mặc dù ai cũng biết các xí nghiệp này hiệu năng rất kém so với tư nhân.
Cuối cùng, đến yếu tố nhân sự. Nhiều nước độc tài cũng có thể xây dựng một nền giáo dục có hiệu quả, và cũng có thể tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho những người có óc sáng tạo và mạo hiểm. Nhưng điều này không có gì bảo đảm. Ngược lại, khi chế độ là tự do dân chủ thì người cầm quyền chịu áp lực của dân sẽ phải chú trọng tới việc giáo dục hơn, nhất là ở những nước có truyền thống trọng học vấn như ở Việt Nam. Mặt khác, tự do là một điều kiện thiết yếu của óc sáng tạo, trí mạo hiểm. Trong chế độ độc tài, người dân thiếu tự do cho nên óc sáng tạo khó phát triển, nhất là óc mạo hiểm, chấp nhận rủi ro của các nhà kinh doanh càng bị chính trị hạn chế.
Cuối cùng, phải nói thể chế chính trị không quan trọng bằng tình trạng xã hội có tôn trọng các quyền tự do hay không. Nếu theo thể chế dân chủ mà tự do vẫn bị hạn chế thì chưa đủ. Nhà kinh tế Ấn Ðộ Amartya Sen (giải Nobel Kinh Tế 1998) đã phân tích tương quan giữa chính trị và kinh tế, cho rằng chúng ta không nên đặt vấn đề như là mối tương quan giữa thể chế dân chủ và phát triển kinh tế; mà nên nhìn vào ảnh hưởng của tự do trên sự phát triển. Khi đặt vấn đề như vậy thì, Amartya Sen quả quyết: Càng tự do thì kinh tế càng dễ phát triển; và ngược lại, khi kinh tế tăng trưởng thì các quyền tự do trong xã hội cũng được tăng theo.
Lời phát biểu của Tổng Thống Obama tại Indonesia và Ấn Ðộ tạo cơ hội cho chúng ta suy nghĩ thêm về mối tương quan giữa dân chủ và phát triển. Chúng ta có thể kết luận là chế độ dân chủ tự do có khả năng giảm bớt tham nhũng, lãng phí, bất công xã hội. Ðó là những căn bệnh chắc chắn gây trở ngại khiến việc phát triển bị trì trệ. Ðối với người dân những nước như Việt Nam, Miến Ðiện, Bắc Hàn, thì vấn đề không phải là giữa dân chủ và phát triển phải lựa chọn lấy một, và chỉ một mà thôi. Ðó là một vấn đề giả mà các chế độ độc tài dùng làm hỏa mù gây hoang mang và che mắt dân chúng.
Hai mục tiêu đó, chúng ta phải đạt được cả hai. Phải thay đổi chính trị và kinh tế song hành và toàn diện. Không có cách lựa chọn nào khác.
Dân Chủ để phát triển kinh tế
Ngô Nhân Dụng
Trong cuộc du hành qua các nước Á Châu vừa qua, Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi sự tiến bộ tại Ấn Ðộ và Indomesia. Ông nói rằng chính chế độ chính trị dân chủ ở các nước này đã giúp nền kinh tế của họ phát triển tốt đẹp. Những lời tuyên bố của ông Obama chắc sẽ được người dân những nước kinh tế còn nghèo như Miến Ðiện, Bắc Hàn, Trung Quốc hay Việt Nam lắng nghe và suy nghĩ.
Nhưng đối với các nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế thì mối liên hệ giữa chế độ Dân Chủ và sự phát triển kinh tế không có câu trả lời rõ ràng, vì các tác động hỗ tương rất phức tạp. Nhiều người tin rằng kinh tế có ảnh hưởng trên chính trị, cho nên khi kinh tế một nước phát triển cao thì thế nào xã hội cũng tiến tới chế độ dân chủ. Lý do vì một giới trung lưu sẽ thành hình, họ sẽ đòi sống tự do hơn. Theo lối nhìn này thì Phát triển Kinh tế là nhân, Dân chủ Tự do là quả. Tuy nhiên, ai cũng biết có những quốc gia ở vùng Trung Ðông đã đạt tới lợi tức theo đầu người hàng chục ngàn đô la một năm, mà dân vẫn sống trong cảnh độc tài chưa biết bao giờ được thay đổi. Cho nên hai hiện tượng Phát Triển và Dân Chủ không nhất thiết có tương quan nhân quả một chiều như nhiều người mong muốn.
Ý kiến của ông Obama đặt vấn đề theo chiều ngược lại, từ chính trị ảnh hưởng sang kinh tế, ông coi chế độ Dân Chủ làm hạt nhân mà kết quả là kinh tế phát triển. Ðây cũng là một đề tài đã được nhiều người khảo sát.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu chính trị vẫn hỏi: “Liệu chế độ dân chủ tự do có giúp cho kinh tế phát triển hay không?” Câu hỏi này được đặt ra rõ rệt hơn khi so sánh: Thể chế Dân Chủ có giúp kinh tế lên nhanh hơn so với các chế độ độc tài hay không? Trả lời câu hỏi này còn phức tạp hơn nhiều so với mối tương quan từ kinh tế sang chính trị. Các nhà nghiên cứu dè dặt không dám kết luận về mối tương quan giữa chính trị và kinh tế như những định luật chắc chắn. Không thể nói ở đâu có hạt nhân dân chủ thì sẽ sinh kết quả là kinh tế phồn thịnh.
Cũng như mọi cuộc nghiên cứu xã hội, chúng ta biết đời sống con người rất phức tạp, cuộc sống xã hội gồm rất nhiều con người càng phức tạp hơn. Chúng ta khó tiên đoán phản ứng và hành động của hàng triệu người, như khi tiên đoán thời tiết - mặc dù việc đoán trước trời nắng hay mưa cũng còn khó khăn!
Vì lý do trên, những ý kiến của ông Obama được nêu lên như những lời ca ngợi và cổ võ cho chế độ dân chủ ở Ấn Ðộ và Indonesia sẽ bị các chế độ độc tài ở Á Châu bài bác. Họ sẽ biện hộ rằng giới nghiên cứu khoa học xã hội vẫn còn luôn luôn dè dặt không quả quyết những tương quan chắc chắn như lời ông Obama nói.
Tuy nhiên, chúng ta không thể coi sự dè dặt của các nhà nghiên cứu trong trường ốc là kim chỉ nam để hành động cho mọi người. Ðối với những người dân sống trong các chế độ độc tài thì câu hỏi thực tế lại khác hẳn với lối đặt vấn đề trừu tượng của các nhà nghiên cứu. Người dân các nước chậm tiến, nghèo và bị áp bức không cần đi tìm những tương quan nhân quả tổng quát, phổ biến, lúc nào cũng đúng như các định luật khoa học, mà những người ngoại cuộc có thể tìm tòi chỉ vì nhu cầu trí thức.
Ðối với một người dân ở Miến Ðiện, Bắc Hàn, hay ở Việt Nam, thì phải đặt những câu hỏi thực tế, cụ thể, chứ không nói chung chung nữa. Sống trong những quốc gia vừa nghèo, vừa mất tự do vì độc tài lại vừa bất bình vì tham nhũng, câu hỏi của người dân các nước đó là: Có cách nào cho tôi thoát khỏi cảnh nghèo khó và bất công này hay không? Ðặt câu hỏi rõ rệt là: “Thể chế Dân Chủ có giúp gì cho kinh tế quốc gia phát triển tốt đẹp hơn so với tình trạng hiện tại hay không?”
Khi đặt câu hỏi cụ thể như vậy, mọi người đỡ mất thời giờ tranh luận về những vấn đề trừu tượng, có thể trở thành viển vông. Ðiều người dân ở những nước độc tài lo lắng không phải chỉ là so sánh khả năng và hiệu quả phát triển kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ nói chung, ở khắp nơi. Hãy để công việc tìm tòi các quy luật có giá trị lâu dài và tổng quát cho các giáo sư đại học, phần lớn họ đang sống ở các nước đã giầu sẵn rồi. Người dân các nước đang nghèo nàn, chậm tiến chỉ quan tâm đến những câu hỏi về chính thân phận mình. Có những câu hỏi cụ thể bắt nguồn từ hoàn cảnh trước mắt:
Chế độ độc tài có tạo ra những chướng ngại ngăn cản sự phát triển kinh tế ở nước ta hay không?
Một chế độ tự do và dân chủ hơn liệu có khả năng giúp chúng ta vượt qua được các chướng ngại đó mà thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay hay không?
Ðể trả lời 2 câu hỏi này, phải phân tích quá trình phát triển kinh tế. Mọi nhà kinh tế đã đồng ý rằng có những yếu tố giúp cho kinh tế phát triển mạnh hơn, không phân biệt thể chế chính trị như thế nào. Một yếu tố quan trọng là một xã hội tôn trọng luật pháp, trong đó phải tôn trọng quyền sở hữu do luật pháp bảo đảm. Người ta chỉ làm việc hết sức khi tin rằng kết quả công việc mình làm mình sẽ được giữ và hưởng thụ. Do đó, một yếu tố quan trọng thứ nhì là trong xã hội không có những thế lực không cần làm việc cũng được hưởng, tức là tham nhũng. Khi có một khối người có quyền hành và sử dụng quyền để đòi hỏi và được hưởng những quyền lợi do công lao của người khác, thì sự phân bố tài người và sử dụng tài nguyên trong xã hội sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất. Yếu tố thứ ba là chính sách của những người cầm quyền có thích hợp với hoàn cảnh kinh tế của quốc gia, thúc đẩy mọi người gia tăng lợi tức hay không. Một yếu tố khác không thể thiếu được là nhân sự. Phải tạo khung cảnh xã hội và kinh tế làm sao để kích thích óc sáng tạo, trí mạo hiểm trong giới kinh doanh, và xây dựng một đội ngũ lao động có học vấn đủ để tiến vào nền kinh tế dựa trên khoa học và kỹ thuật. Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của bốn yếu tố trên đây. Nếu không hội đủ ít nhất hai, ba trong số bốn điều kiện đó thì kinh tế rất khó phát triển bền vững.
Ðối với người dân những nước kinh tế còn nghèo nàn thì câu hỏi thiết thực là: Thể chế tự do dân chủ có giúp cho xã hội tăng cường và củng cố các yếu tố cần thiết đó hay không?
Giữa chế độ độc tài và tự do dân chủ thì thể chế nào giúp cho luật pháp được tôn trọng hơn, do đó tài sản người dân tạo ra được bảo vệ chắc chắn hơn? Không cần phải bàn luận về lý thuyết, chúng ta đều biết rằng trong chế độ độc tài mà người dân Việt Nam, Miến Ðiện, Bắc Hàn đang sống, luật pháp nằm trong tay những người nắm quyền, từ các ông bà cầm đầu Ðảng và chính phủ cho tới những người công an, cảnh sát đứng ở góc chợ hay đầu đường. Không cần phải suy nghĩ đắn đo, người ta có thể kết luận ngay được là bất cứ một hình thức tự do dân chủ nào cũng sẽ tạo ra những giới hạn trên người cầm quyền, và pháp luật sẽ được tôn trọng hơn.
Chế độ Dân Chủ đặt mọi người làm chính trị trong một cuộc chạy đua, phải cạnh tranh giành lá phiếu của dân. Khi đó, sẽ không có một nhóm người nào có thể khuynh loát tất cả mọi lực lượng khác trong xã hội để đặt họ bên trên luật pháp. Trong nhiều nước độc tài người ta cũng có thể đạt tới tình trạng luật pháp được tôn trọng, tuy nhiên điều đó không có gì bảo đảm. Dù độc tài hay dân chủ, chỉ khi nào người cầm quyền bị kiềm chế bởi những định chế hoặc thế lực xã hội và chính trị khác, thì họ mới nhất thiết tôn trọng luật pháp. Chắc chắn chế độ dân chủ tự do có khả năng hạn chế quyền hạn của những người cầm quyền hơn chế độ độc tài.
Bây giờ ai cũng phải công nhận nạn tham nhũng là một chướng ngại cho việc phát triển kinh tế. Các quan chức nhũng lạm không những ăn cướp tài sản của những người bị họ sách nhiễu, họ còn làm cho tất cả xã hội bị thiệt hại vì gây trở ngại những nhà kinh doanh có khả năng và lương thiện. Khi guồng máy nhà nước thiên vị một nhóm người này vì chịu hối lộ, chèn ép nhóm người khác, thì tài nguyên kinh tế quốc gia sẽ không được đặt vào tay những người có khả năng tạo ra nhiều của cải, nhiều công việc làm nhất. Xã hội tự do dân chủ có giúp giảm bớt nạn tham nhũng gây trở ngại cho nền kinh tế hay không? Chúng ta có thể tin chắc rằng khi các người làm chính trị bị bắt buộc phải cạnh tranh mới được đóng vai trò quyết định việc nước, thì chắc chắn xã hội sẽ bớt lạm quyền, bớt tham nhũng. Khi mới được phóng thích trong tuần trước, bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố rằng: “Quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận.” Một xã hội tôn trọng quyền tự do phát biểu là vũ khí tốt nhất để đặt ra những giới hạn trên quyền hành và giúp bài trừ tham nhũng.
Chính sách kinh tế của các chính quyền rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Khi so sánh chế độ độc tài và dân chủ, có thể nói chế độ nào cũng có khả năng đưa ra những chính sách hoặc tốt, hoặc xấu, ngang nhau. Nhưng chế độ dân chủ tự do có một ưu điểm, là nếu một chính quyền đưa ra những chính sách sai lầm, chính người dân sẽ sửa đổi bằng cách thay thế họ, qua các cuộc bầu cử. Ngược lại, một chế độ độc tài có thể duy trì những chính sách kinh tế tai hại suốt đời này sang đời khác, chỉ vì chính đồng đảng của họ được lợi với các chính sách đó,trong khi người dân không có phương tiện nào để thay đổi. Một thí dụ hiển nhiên là các nước độc tài thường duy trì các doanh nghiệp nhà nuớc rất lớn và chiếm độc quyền trong nhiều lãnh vực, mặc dù ai cũng biết các xí nghiệp này hiệu năng rất kém so với tư nhân.
Cuối cùng, đến yếu tố nhân sự. Nhiều nước độc tài cũng có thể xây dựng một nền giáo dục có hiệu quả, và cũng có thể tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho những người có óc sáng tạo và mạo hiểm. Nhưng điều này không có gì bảo đảm. Ngược lại, khi chế độ là tự do dân chủ thì người cầm quyền chịu áp lực của dân sẽ phải chú trọng tới việc giáo dục hơn, nhất là ở những nước có truyền thống trọng học vấn như ở Việt Nam. Mặt khác, tự do là một điều kiện thiết yếu của óc sáng tạo, trí mạo hiểm. Trong chế độ độc tài, người dân thiếu tự do cho nên óc sáng tạo khó phát triển, nhất là óc mạo hiểm, chấp nhận rủi ro của các nhà kinh doanh càng bị chính trị hạn chế.
Cuối cùng, phải nói thể chế chính trị không quan trọng bằng tình trạng xã hội có tôn trọng các quyền tự do hay không. Nếu theo thể chế dân chủ mà tự do vẫn bị hạn chế thì chưa đủ. Nhà kinh tế Ấn Ðộ Amartya Sen (giải Nobel Kinh Tế 1998) đã phân tích tương quan giữa chính trị và kinh tế, cho rằng chúng ta không nên đặt vấn đề như là mối tương quan giữa thể chế dân chủ và phát triển kinh tế; mà nên nhìn vào ảnh hưởng của tự do trên sự phát triển. Khi đặt vấn đề như vậy thì, Amartya Sen quả quyết: Càng tự do thì kinh tế càng dễ phát triển; và ngược lại, khi kinh tế tăng trưởng thì các quyền tự do trong xã hội cũng được tăng theo.
Lời phát biểu của Tổng Thống Obama tại Indonesia và Ấn Ðộ tạo cơ hội cho chúng ta suy nghĩ thêm về mối tương quan giữa dân chủ và phát triển. Chúng ta có thể kết luận là chế độ dân chủ tự do có khả năng giảm bớt tham nhũng, lãng phí, bất công xã hội. Ðó là những căn bệnh chắc chắn gây trở ngại khiến việc phát triển bị trì trệ. Ðối với người dân những nước như Việt Nam, Miến Ðiện, Bắc Hàn, thì vấn đề không phải là giữa dân chủ và phát triển phải lựa chọn lấy một, và chỉ một mà thôi. Ðó là một vấn đề giả mà các chế độ độc tài dùng làm hỏa mù gây hoang mang và che mắt dân chúng.
Hai mục tiêu đó, chúng ta phải đạt được cả hai. Phải thay đổi chính trị và kinh tế song hành và toàn diện. Không có cách lựa chọn nào khác.
Kẻ đánh và cướp tài sản là người của công an
Dân : Công an hành hung & cướp xe
Công an : chúng tôi “lượm” được xe ngoài đường
Chiều ngày 18/11/2010 trên đường đi làm về, thấy người dân đứng đông đảo trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, Tp. HCM. Tôi chạy ngang đó và tình cờ điện thoại rung, lấy điện thoại ra định nghe thì chạy lại phía xe tôi là ba, bốn thanh niên. Họ chặn xe tôi lại và đề nghị cho xem điện thoại! Khá bất ngờ vì nghĩ là kẻ cướp định giật điện thoại, tôi toan tri hô thì những người này cho biết họ chỉ muốn kiểm tra điện thoại của tôi! Đến lúc này thì tôi đã hiểu và cảm thấy khó chịu và bực mình. Tại sao lại kiểm tra điện thoại của tôi? Tôi phản ứng việc làm của họ thì được trả lời đây là khu vực cấm chụp hình! Nhìn lên phía trên tôi không thấy có bảng thông báo nào cấm chụp hình. Tôi tiếp tục:
“Nếu có bảng cấm chụp hình mà tôi cầm máy chụp thì tạm gọi là mấy anh có thể kiểm tra máy tôi được, nhưng tôi đang nghe điện thoại thì có liên quan gì đến việc cấm chụp hình không thưa anh???
Điện thoại này là vật sở hữu riêng tư, cá nhân thì tại sao các anh lại kiểm tra? Hãy nói lý do kiểm tra và cho tôi biết danh tánh của người muốn kiểm tra điện thoại của tôi, tôi sẽ hợp tác với các anh.
Còn nếu giả như khi kiểm tra điện thoại của tôi mà không thấy gì liên quan đến việc các anh cần tìm thì các anh sẽ phải nói với tôi thế nào?“
Tất cả những câu hỏi tôi đưa ra các “chú” mặc thường phục không trả lời tôi được một câu nào. Đôi co một lúc, những người này không cho tôi đi và một mực đòi xem điện thoại của tôi. Một công an tên Nguyễn Thanh Phong xuất hiện và đề nghị tôi cho biết sự việc. Tôi tiếp:
“Anh Nguyễn Thanh Phong, vì anh mặc sắc phục công an, mà tôi thì từ nãy giờ thấy phiền toái với các anh này quá nên tôi cho anh xem điện thoại của tôi“.
Tôi mở điện thoại cho anh Phong xem. Anh xác nhận không có gì trong đó, anh gật gù. Tôi nhét điện thoại vào túi quần chưa kịp nổ máy chạy thì một đám người khoảng hơn chục tên vây vào xe tôi, hất tôi xuống đường và thò tay vào túi quần tôi cưỡng chế cái điện thoại tôi vừa đưa cho công an Phong xem. Hốt hoảng bởi những kẻ cướp ngày tôi tri hô:”Bà con ơi, cứu tôi, chúng nó cướp của giết người”. Người dân đi đường cũng cảm thấy bức xúc và đứng lại nhìn những kẻ cướp ngày đang hung hãn với tôi. Tôi cố vùng ra khỏi sụ uy hiếm của chúng. Lúc này tôi phải nhờ đến người đi đường mới thoát khỏi sự truy bắt của chúng. Thật khốn nạn bởi tôi có phải là kể cướp đâu mà chúng hành xử với tôi như thế!
Khoảng 15 phút sau, một người tự xưng là an ninh thành phố đến nói với tôi: “Chị lại đó đi người ta trả xe cho chị”. Tôi nghe nói an ninh thành phố nên cũng yên tâm đến để nhận xe. Vừa đến, chúng cho là tôi gây mất trật tự nên phải đưa về phường xử lý! Biết nói thế nào khi mình lại thêm một lần ngu dại nghe lời công an? Tưởng họ rồi cũng sẽ có người biết điều, tôn trọng lẽ phải, chứ ai dè…
Tôi yêu cầu lập biên bản giữ xe và điện thoại của tôi, họ nói về phường giải quyết. Đúng là bọn cướp ngày! Khi bắt giữ xe tôi thì bàn dân thiên hạ đều biết, giờ trả xe, điện thoại lại nói tôi về phường. Hóa ra tôi trở thành người có tội mất rồi…
Tôi không biết bọn người đã đánh tôi, đã cướp xe tôi là ai, bởi chúng mặc thường phục. Không biết tên tuổi, nghề nghiệp của chúng. Tôi nghĩ họ là những kẻ cướp giật ngoài xã hội thôi. Nhưng tôi cảm thấy buồn hơn vì có những công an như ông Nguyễn Thanh Phong, ông Lương Văn Một đứng ngay chỗ tôi bị chúng đánh đập thế mà lại không đến giúp dân, tệ hơn nữa là chúng đánh một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế mà mấy tay công an có sắc phục chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Đến khi tôi yêu cầu công an tên Lương Văn Một giải quyết cho tôi lấy xe, ông còn trả lời rằng về làm đơn cớ mất đi, ông giải quyết cho. Tôi nói: bây giờ tôi chỉ cho anh biết kẻ cướp xe của tôi, anh giải quyết cho tôi đi. Ông trả lời không biết… Thật đáng buồn cho đội ngũ “đầy tớ nhân dân”.
Cuối cùng thì chúng đã “dắt” xe tôi về cho công an phường 7 quận 3 và nói là “lượm” được xe này ngoài đường. Thật là nực cười với trò hề quá khốn nạn. Khi đến đây, tiếp tôi lại cũng là những người không mặc sắc phục cảnh sát và cũng tự cho mình là thiếu tá, là cán bộ xử lý. Chúng yêu cầu tôi viết tường trình sự việc, tôi nói: tôi bị cướp, bị đánh dập, đúng ra các anh phải giúp tôi chứ giờ này nói tôi viết tường trình vậy có vô lý không? Giờ tôi mệt mỏi lắm rồi, bức xúc lắm rồi với bọn cướp ngày đánh tôi như thế. Đáng lý ra các anh phải xử lý những người đánh tôi chứ lại nói tôi viết tường trình. Mấy anh phải trả xe cho tôi về. Họ trả xe tôi với một biên bản trả đồ, tôi yêu cầu photo cho tôi một bản, họ không cho. Vô lý hết sức!
Lòng đầy bực bội vì không biết những kẻ đánh tôi là ai, những kẻ lấy xe, móc điện thoại tôi là ai. Phải chăng chúng là những người được công an cử đến để đánh dân, để móc túi dân lấy điện thoại, chặn xe? Nếu đúng như thế thì tôi cảm thấy buồn, buồn cho tôi, cho tất cả những người dân lành và buồn cho đội ngũ công an, những đầy tớ của nhân dân thay vì thương dân, lo cho dân giờ lại dùng quyền lực để mà đàn áp, đánh dân như thế!
MARIA MINH THI
No comments:
Post a Comment