Dưới đây là đoạn hình ảnh sống động giới thiệu một loại siêu vũ khí của Mỹ có tên Laser ABL mà hãng chế tạo phi cơ Boeing vừa công bố.
Xem thế thì những loại phi đạn nguyên tử chiến lược có trình độ kỹ thuật thông thường có thể trở thành một mối đe dọa cho Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ nữa không, hay chỉ là những quả bom nguyên tử nổ chậm trong nhà nước sở hữu vì nếu phóng các phi đạn nguyên tử ấy vào Mỹ thì tức thì các phi đạn bị vũ khí Laser ABL bắn nổ tung ngay khi vừa rời khỏi dàn phóng tức ngay chính trong nước phóng phi đạn.
=============
Video “va chạm biển Hoa Đông” phổ biến trên internet làm Bắc Kinh lo ngại
Friday, 5 November 20101 y kien
Ảnh va chạm trên Biển Đông giữa tàu ngư chính Trung Quốc và tuần dương Nhật được post lên YouTube ngày 05/11/2010. Ảnh: Reuters
Trung Quốc bày tỏ quan ngại với chính phủ Nhật sau khi một đoạn phim ghi lại hình ảnh vụ va chạm tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2010 được phổ biến trên YouTube. Đoạn phim này cho thấy tàu cá Trung Quốc cố ý ủi vào hai tàu tuần duyên của Nhật và xác nhận thông tin phía Tokyo đưa ra là đúng với sự thật.
Mới đây, chỉ có một đoạn băng thu ngắn độ 7 phút được tường trình cho thủ tướng và khoảng 30 dân biểu Nhật Bản. Mặc dù chính quyền Tokyo thận trọng bảo mật để tránh gây bực tức cho Bắc Kinh, nhưng cả một cuốn băng dài 44 phút ghi lại toàn bộ vụ va chạm lại được phổ biến trên internet và các đài truyền hình Nhật chiếu đi chiếu lại suốt ngày hôm nay 05/11/2010.
Theo lời ngoại trưởng Seiji Maehara, Trung Quốc đã « qua ngã ngoại giao tại Bắc Kinh và Tokyo » tỏ ý « quan ngại » về vụ tiết lộ này. Từ Tokyo, thông tín viên Fréderic Charles RFI phân tích một số hệ quả :
“ Chỉ có thủ tướng Naoto Kan và 30 dân biểu và nghị sĩ được xem đoạn băng chứng minh tàu cá Trung Quốc cố ý đụng vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản. Chính phủ Nhật không muốn phổ biến đoạn phim này vì không muốn “đổ thêm dầu vào lửa” trong cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước đến nay giửa hai nước.
Thế nhưng, hôm nay, đoạn băng vidéo lại được công bố trên YouTube. Sự kiện này có thể làm Chủ tịch Trung Quốc từ chối sang Nhật nhân thượng đỉnh APEC.
Chính phủ Naoto Kan còn bị một vụ phát tán hồ sơ mật khác làm bối rối. Nhiều tài liệu có danh tính của những người hợp tác với cảnh sát Nhật hoặc những người nước ngoài bị nghi ngờ là thành viên khủng bố đang ẩn náu tại Nhật. Một số tài liệu này xuất phát từ Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ FBI.
Những vụ rò rỉ bí mật này không phải là vô tình sơ sót. Những người làm mật báo viên cho an ninh có thể bị đe dọa tính mạng. Các điệp viên ngoại quốc sẽ ngần ngại khi chia sẻ với chính phủ Nhật thông tin về mạng lưới khủng bố tại Nhật.
Chính phủ cánh Trung tả bị phê phán là đã đầu hàng trước Trung Quốc và Nga trong hai vụ tranh chấp biển đảo cũng như đã đánh mất sự tin cậy nơi đồng minh bảo vệ mình là Hoa Kỳ”.
Theo AFP, lực lượng tuần duyên Nhật cho biết đã mở cuộc điều tra. Trong khi đó, nhiều sĩ quan hải quân Nhật xác nhận tính xác thực của cuộn băng hình. Viên thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị tố cáo cố ý đụng vào hai tàu tuần duyên Nhật tại vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư đã bị hải quân Nhật bắt ngày 08/9.
Nhưng trước sức ép ngoại giao và đe dọa trả đũa kinh kế từ phía Bắc Kinh, Nhật Bản cuối cùng phải thả viên thuyền trưởng này ngày 24/9.
Nguồn: RFI
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay hải quân nước này đã điều hơn 1.800 lính tập trận bắn đạn thật vào hôm thứ Ba 02/11 ở ngoài khơi đảo Hải Nam.
Đảo này nằm ở góc phía tây bắc khu vực Biển Đông mà nhiều nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, đang tranh chấp chủ quyền; và cũng ngay gần Vịnh Bắc bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đã phân giới.
Tờ Nhân dân Nhật báo nói quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thao diễn tấn công bờ biển với yểm trợ của chiến đấu cơ, xe tăng và tàu chiến. Hơn 100 máy bay, xe tăng, xe dò mìn và tàu chiến đã tham gia cuộc tập trận này.
Cuộc tập trận mang tên Jiaolong 2010 do Hạm đội Biển Đông của Trung Quốc tổ chức hàng năm, riêng năm nay có mời thêm các quan sát viên cùng khoảng 200 sinh viên từ 40 quốc gia đang học tập tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc và một số trường quân sự khác.
Ảnh của Nhân dân Nhật báo cho thấy đa phần các sinh viên nước ngoài là quan chức hải quân và không quân của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Phi châu.
Bởi vậy theo ông, hoạt động này là nhằm phô diễn sức mạnh hải quân của Trung Quốc cho các nước láng giềng, nhất là Việt Nam.
Ông Dong nói: "Thường thì vào thời điểm này, tại Biển Đông và Đông Hải sóng to gió lớn nên hải quân Trung Quốc ít khi tổ chức diễn tập".
"Tôi nghĩ cuộc tập trận muốn gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn cho các nước láng giềng như Việt Nam, rằng quân đội Trung Quốc có thể chinh chiến với các đối thủ trong mọi điều kiện thời tiết."
Một chuyên gia khác, ông Ni Lexiong tại Thượng Hải, thì nói cuộc diễn tập này còn liên quan tới đề xuất của Hoa Kỳ muốn làm trung gian môi giới trong tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku (Điếu ngư Đài) ở Đông Hải.
Ông nhận xét: "Cuộc tập trận mới đây của quân đội Trung Quốc rất giống cuộc tập trận mà Nhật Bản tổ chức gần Điếu ngư Đài".
"Do vậy tôi cho rằng, ngoài việc đe dọa Việt Nam và các láng giềng khác, chúng tôi cũng muốn cảnh báo Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có thể và quyết tâm bảo vệ, thậm chí giành lại các đảo mà chúng tôi đã mất tại Biển Đông và Đông Hải."
Trung Quốc tập trận để gửi thông điệp cho Mỹ
Một số chuyên gia phân tích rằng cuộc bắn đạn thật tuần rồi của Trung Quốc là để cảnh báo Mỹ đừng can thiệp vào các tranh chấp biển.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) vừa có bài trong đó dẫn lời giới quan sát nói rằng cuộc tập trận mới đây là để nhắn nhủ Hoa Kỳ đừng tham gia các tranh chấp về lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng cả ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) và Đông Hải.Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay hải quân nước này đã điều hơn 1.800 lính tập trận bắn đạn thật vào hôm thứ Ba 02/11 ở ngoài khơi đảo Hải Nam.
Đảo này nằm ở góc phía tây bắc khu vực Biển Đông mà nhiều nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, đang tranh chấp chủ quyền; và cũng ngay gần Vịnh Bắc bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đã phân giới.
Tờ Nhân dân Nhật báo nói quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thao diễn tấn công bờ biển với yểm trợ của chiến đấu cơ, xe tăng và tàu chiến. Hơn 100 máy bay, xe tăng, xe dò mìn và tàu chiến đã tham gia cuộc tập trận này.
Cuộc tập trận mang tên Jiaolong 2010 do Hạm đội Biển Đông của Trung Quốc tổ chức hàng năm, riêng năm nay có mời thêm các quan sát viên cùng khoảng 200 sinh viên từ 40 quốc gia đang học tập tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc và một số trường quân sự khác.
Ảnh của Nhân dân Nhật báo cho thấy đa phần các sinh viên nước ngoài là quan chức hải quân và không quân của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Phi châu.
Phô trương sức mạnh
Tờ SCMP trích lời ông Antony Wong Dong, một phân tích gia về các vấn đề quân sự ở Macau, nói rằng thông thường ít có cuộc tập trận nào được tổ chức vào thời gian này trong năm.Bởi vậy theo ông, hoạt động này là nhằm phô diễn sức mạnh hải quân của Trung Quốc cho các nước láng giềng, nhất là Việt Nam.
Ông Dong nói: "Thường thì vào thời điểm này, tại Biển Đông và Đông Hải sóng to gió lớn nên hải quân Trung Quốc ít khi tổ chức diễn tập".
"Tôi nghĩ cuộc tập trận muốn gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn cho các nước láng giềng như Việt Nam, rằng quân đội Trung Quốc có thể chinh chiến với các đối thủ trong mọi điều kiện thời tiết."
Một chuyên gia khác, ông Ni Lexiong tại Thượng Hải, thì nói cuộc diễn tập này còn liên quan tới đề xuất của Hoa Kỳ muốn làm trung gian môi giới trong tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku (Điếu ngư Đài) ở Đông Hải.
Ông nhận xét: "Cuộc tập trận mới đây của quân đội Trung Quốc rất giống cuộc tập trận mà Nhật Bản tổ chức gần Điếu ngư Đài".
"Do vậy tôi cho rằng, ngoài việc đe dọa Việt Nam và các láng giềng khác, chúng tôi cũng muốn cảnh báo Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có thể và quyết tâm bảo vệ, thậm chí giành lại các đảo mà chúng tôi đã mất tại Biển Đông và Đông Hải."
No comments:
Post a Comment