Bùi Tín Blog Đây là một tin cực kỳ hệ trọng. Một tin động trời, có thể nói trời nghiêng đất ngả cho thế lực cường quyền.Sự kiện như thế này chưa từng có trong lịch sử 70 năm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác động của sự kiện này chưa thể lường hết được.
Ngày 7-10-2010 vừa qua tại Hà Nội hơn 20 trí thức hàng đầu của thủ đô, đều là đảng viên cộng sản kỳ cựu, hơn nữa đều là đảng viên cấp cao, do Bộ chính trị quản lý, đã tụ tập trong một cuộc hội thảo khoa học rất lý thú.
Danh nghĩa của cuộc họp là do Hội khoa học kinh tế Việt Nam và Trung tâm thông tin, dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cùng phối hợp tổ chức, nhằm «góp ý cho các Dự thảo văn kiện Đại hội XI của đảng Cộng sản». Các dự thảo chính là Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương, Cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược kinh tế - xã hội 2010-2020, thường gọi tắt là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh và Chiến lược, mà quan trọng nhất là Cương lĩnh.
Xin kể một vài tên tuổi và chức vụ của những người tham dự. Có Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, Phó thủ tướng ; ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương đảng, Phó thủ tướng; Phó giáo sư Trần Đình Thiên, hiện là Viện trưởng Viện kinh tế; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên thứ trưởng bộ Tài chính; ông Việt Phương, nguyên Cố vấn của Thủ tướng; Giáo sư Đào Xuân Sâm, dạy môn quản lý kinh tế tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc; bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của thủ tướng; bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Phó giáo sư Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới; ông Nguyễn Trung, từng là đại sứ ở Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn, cố vấn chính trị - kinh tế của thủ tướng; Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; Tiến sỹ Nguyễn Mại; Giáo sư Lê Du Phong; Giáo sư Nguyễn Đình Hương; Tiến sỹ Lưu Bích Hổ; Giáo sư Vũ Huy Từ; Giáo sư Đào Công Tiến…
Suốt 9 tiếng đồng hồ, hơn 20 vị phát biểu ngắn gọn, súc tích, mỗi lần chỉ 10 phút, được ghi âm và ghi vào biên bản, nhằm chuyển cho Ban dự thảo các văn kiện. Trưởng ban dự thảo mỗi văn kiện là Tổng bí thư hay một ủy viên Bộ chính trị, đều không có mặt...
Các vị trí thức đảng viên cấp cao trên đây có thể coi là một mảng tinh hoa của đảng cộng sản, được đảng tuyển lựa, học hành bài bản, nói chung giỏi ngoại ngữ Pháp, Anh, Nga, Trung Hoa … có kinh nghiệm cầm quyền. Họ có thái độ khoa học khách quan, vô tư, phần lớn đã nghỉ hưu, đang hoạt động tự do, có tư duy độc lập, nói chung không dính dáng với các nhóm thân hữu, cánh hẩu, các nhóm lợi ích riêng, tham nhũng, tệ hại trong nền kinh tế phe phái (crony economy) như các chuyên gia của Đại học Harvard Hoa Kỳ tại Việt Nam phát hiện và đặt tên.
Các nhân vật trên đây, theo tôi, có thể gọi là một «think tank» mới mẻ, một «túi khôn» đặc sắc, quý báu của dân tộc, vì rõ ràng qua từng lời phát biểu có trách nhiệm, họ tỏ ra gắn bó với nhân dân, với dân tộc, không theo đuôi, không sợ hãi, không ham danh vọng tiền tài, những điều cực kỳ quý hiếm khi toàn đảng sa sút, mất uy tín, khi xã hội băng hoại khủng khiếp do nạn độc đảng, độc đoán dai dẳng gây nên.
Họ đã nói, đã góp ý kiến những gì? Xin mời các bạn mở mạng Viet- Studies để đọc nguyên văn 9 trang biên bản ghi ý kiến từng người. Cực kỳ sinh động, lý thú, mở mang hiểu biết cho người đọc.
http://www.viet-studies.info
Tôi xin tóm lược trung thực gọn ghẽ như sau.
Một nét chung là cả hơn 20 vị đều tỏ ra có tư duy độc lập, suy nghĩ kỹ lưỡng bằng cái đầu tỉnh táo riêng của chính mình, nhưng lại đạt đến sự đồng thuận đến kỳ lạ. Mỗi vị phát biểu sau đều nói lên sự đồng ý sâu sắc với những ý kiến phát biểu trước, chỉ nói thêm những điều mới mẻ hay nhấn mạnh thêm, bổ sung thêm ý của người phát biểu trước. Không có ý nghĩ, quan điểm nào trái nhau giữa hơn 20 vị tham dự hội thảo.
Nét nổi bật thứ 2 là hầu hết những đường lối, chính sách then chốt, chủ yếu nhất trong Cương lĩnh và Chiến lược do Bộ chính trị hiện tại và Ban chấp hành trung ương đương nhiệm thông qua trong những kỳ họp 11 và 12 khóa X đều bị bác bỏ và phê phán rât thẳng thắn, đúng mức. Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin» là sai lầm, giả dối, nguy hiểm vì Mác mắc nhiều sai lầm cơ bản (như cổ súy cực đoan đấu tranh giai cấp, căm thù quyền tư hữu, tiêu diệt sở hữu cá nhân, thổi phòng một cách cực đoan sở hữu nhà nước), do đó đã phá sản hoàn toàn ở Đông Âu, Liên Xô, và tàn phá nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.
Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa xã hội» cũng là sai lầm, giả dối vì chủ nghĩa xã hội hiện thực từng áp dụng ở hơn một chục nước (ở Việt Nam từ 1960 đến nay) đều thất bại, phá sản hiển nhiên. Còn chủ nghĩa xã hội trước mắt và tương lai, gắn liền với kinh tế thị trường, thì chưa ai hình dung ra sao, làm sao mà thực hiện được. Đây là một quan điểm ảo tưởng, viển vông, lừa dối, không khoa học.
Còn mục tiêu xây dựng một xã hội Dân chủ, Bình đẳng, Hiện đại, Văn minh chỉ là nói suông, là bánh vẽ, nhằm lừa dối nhân dân và tự lừa dối mình, vì kèm theo không có những biện pháp hiện thực để thực hiện. Đặc biệt khái niệm dân chủ - dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đảng - là vấn đề then chốt nhất, cần thực hiện cụ thể rõ ràng thì lại không có biện pháp thiết thực.
Tất cả các vị tham gia hội thảo đều nhất trí cho rằng vấn đề chính trị lớn nhất, cơ bản và cấp bách nhất là đổi mới hệ thống chính trị, là thay đổi cơ chế lãnh đạo của đảng và nhà nước, vì tổ chức hệ thống cai trị, cầm quyền hiện nay quá cũ kỹ, không hợp lý, không hợp pháp, vai trò của Quốc hội được xác định trong Hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước nhưng thực tế lại không có thực quyền, việc gì cũng phải chờ quyết định của «Thường vụ Bộ chính trị», mà nhóm người này bao biện, ôm đồm, trình độ kém, không do dân cử, không có quyền gì theo Hiến pháp hay pháp luật.
Về kinh tế, có rất nhiều ý kiến mạnh bạo mới mẻ. Tất cả các vị đều cho rằng quan điểm coi hình thức «sở hữu quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế » là sai lầm lớn, nguy hiểm, tai hại, trái với quan điểm bình đẳng trước pháp luật giữa mọi hình thức sở hữu. Sự phá sản, lỗ nặng của biết bao tổng công ty, tập đoàn kinh tế quốc doanh chưa đủ để mở mắt những người viết dự thảo hay sao?
Việc các bộ từ bỏ vai trò đề ra và quản lý việc thực hiện chính sách, lại chỉ chăm lo làm cái việc điều hành các tổng công ty quốc doanh là một lệch lạc tệ hại nguy hiểm.
Việc hạn chế trên thực tế hoạt động kinh doanh của tư nhân, ngăn cản tư nhân lập những tổng công ty hùng mạnh cũng như vừa và nhỏ … như ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, v.v., là một sai lầm nghiêm trọng, coi nhẹ động lực kinh doanh tư nhân hợp pháp, kìm hãm động lực vô tận của nền kinh tế quốc dân.
Nhiều đại biểu vạch rõ các quan chức ở các bộ mê say tổ chức các công ty quốc doanh vì đó là «sân sau» làm ăn, lũng đoạn, thu lợi phi pháp, làm giàu bất chính của các quan chức đương quyền.
Có đại biểu nêu lên việc Chiến lược 10 năm đưa Việt Nam lên hàng ngũ một nước công nghiệp, với bình quân giá trị sản phẩm hàng năm là 3.000 đôla là một điều mỉa mai chua chát, vì Hungary từ năm 2009 đã đạt 15.000 đôla. Đã vậy không tìm ra chỗ nào ghi biện pháp cụ thể, bằng những bước đi nào, để hiện đại hóa nền công nghiệp nước ta.
Tất cả các vị đều cho rằng vấn đề nông dân đã bị bỏ qua một cách nguy hiểm vì nông dân vẫn chiếm gần 70 % số dân, quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vẫn mù mờ - « sở hữu toàn dân» kỳ quặc, không giống nước nào, không quan tâm thực sư đến đại đa số dân cư, từng được hứa hẹn về liên minh công nông mà không có nội dung, biện pháp thực hiện.
Cuộc hội luận báo động về nạn tham nhũng bất trị, về đạo đức xã hội sa sút thê thảm, về nền giáo dục bế tắc mà Cương lĩnh và Chiến lược chỉ đưa ra vài khẩu hiệu cũ kỹ, không hiệu quả.
Tất cả đều phê phán các văn kiện dài lê thê mà rỗng, đặc biệt là xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, xa rời nhân dân, nhấn mạnh giai cấp mà coi nhẹ dân tộc.
Về đường lối đối ngoại, tất cà tham luận đều phê phán quan điểm đối với Trung Quốc không rõ ràng, như kiêng kỵ, ấp úng, e ngại, sợ sệt. Sao không đàng hoàng nói điều cần nói, cần bàn bạc trong đảng, trong xã hội, minh bạch công khai, đặc biệt là lúc này, khi có vấn đề biển Đông….
Sau khi phát biểu ngay thật góp ý xây dựng, trong thời gian cuối, các đại biểu cho rằng các văn kiện đều chứa quá nhiều sai lầm, mâu thuẫn, hầu hết sai lầm lệch lạc, thiếu sót là trong đường lối, chính sách, trong các quan điểm cơ bản. Coi như những cột cái của một ngôi nhà đều ọp ẹp, đổ gãy.
Mọi người cho rằng các văn kiện cần phải viết hẳn lại, không thể sửa chữa nhỏ, thêm bớt bộ phận.
Cũng có ý kiến trước khi chia tay là nếu không kịp viết lại thì thà rằng khất lại một thời gian, còn hơn là thông qua những dự thảo yếu ớt, giáo điều, sai lạc đầy rẫy như thế này.
Một đại biểu bi quan cho rằng lãnh đạo hiện nay không có khả năng lắng nghe và tiếp thu lẽ phải, trong khi các văn kiện đại hội XI là thụt lùi rõ ràng so với văn kiện các đại hội IX và X.
Cũng có một đại biểu trong giây phút cuối nghĩ ra một sáng kiến là chẳng lẽ khoanh tay để cho tình hình đất nước tiếp tục sa sút, suy đồi, bế tắc với vô vàn thảm họa to lớn hơn, toàn dân phải gánh chịu, nên chăng cần có một lá cờ, nghĩa là một lực lượng, một tổ chức trong sáng bảo vệ và quảng bá những chính kiến đúng đắn, xây dựng, được nghiền ngẫm kỹ, vừa được phát biểu trong cuộc hội thảo rất có giá trị này. Riêng ý này chưa được bàn thêm.
Mong rằng Bộ chính trị và Học viện chính trị - hành chính quốc gia gồm những cây bút tin cẩn của Bộ chính trị, phản biện được những phản biện của cuộc hội thảo này, có đủ lý lẽ để giữ nguyên các văn kiện mà Bộ chính trị vừa mời toàn dân góp ý, hạn cuối là ngày 30-11 năm nay.
Có mà đội đá vá trời! Tôi nghĩ thế.
Thật đại phước cho dân tộc và nhân dân ta, trong cơn nguy biến, vẫn còn một «túi khôn dân tộc» chất lượng cao đang dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc.Hy vọng còn nhiều «túi khôn» nữa.
Một Xã hội Dân sự có chất lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng đông, mang nhiều màu sắc, đang vẫy gọi nhau, khoác vai nhau, đồng hành trên con đường cứu nước. Đẹp quá!
Tác động của sự kiện này chưa thể lường hết được.
Ngày 7-10-2010 vừa qua tại Hà Nội hơn 20 trí thức hàng đầu của thủ đô, đều là đảng viên cộng sản kỳ cựu, hơn nữa đều là đảng viên cấp cao, do Bộ chính trị quản lý, đã tụ tập trong một cuộc hội thảo khoa học rất lý thú.
Danh nghĩa của cuộc họp là do Hội khoa học kinh tế Việt Nam và Trung tâm thông tin, dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cùng phối hợp tổ chức, nhằm «góp ý cho các Dự thảo văn kiện Đại hội XI của đảng Cộng sản». Các dự thảo chính là Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương, Cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược kinh tế - xã hội 2010-2020, thường gọi tắt là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh và Chiến lược, mà quan trọng nhất là Cương lĩnh.
Xin kể một vài tên tuổi và chức vụ của những người tham dự. Có Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, Phó thủ tướng ; ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương đảng, Phó thủ tướng; Phó giáo sư Trần Đình Thiên, hiện là Viện trưởng Viện kinh tế; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên thứ trưởng bộ Tài chính; ông Việt Phương, nguyên Cố vấn của Thủ tướng; Giáo sư Đào Xuân Sâm, dạy môn quản lý kinh tế tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc; bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của thủ tướng; bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Phó giáo sư Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới; ông Nguyễn Trung, từng là đại sứ ở Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn, cố vấn chính trị - kinh tế của thủ tướng; Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; Tiến sỹ Nguyễn Mại; Giáo sư Lê Du Phong; Giáo sư Nguyễn Đình Hương; Tiến sỹ Lưu Bích Hổ; Giáo sư Vũ Huy Từ; Giáo sư Đào Công Tiến…
Suốt 9 tiếng đồng hồ, hơn 20 vị phát biểu ngắn gọn, súc tích, mỗi lần chỉ 10 phút, được ghi âm và ghi vào biên bản, nhằm chuyển cho Ban dự thảo các văn kiện. Trưởng ban dự thảo mỗi văn kiện là Tổng bí thư hay một ủy viên Bộ chính trị, đều không có mặt...
Các vị trí thức đảng viên cấp cao trên đây có thể coi là một mảng tinh hoa của đảng cộng sản, được đảng tuyển lựa, học hành bài bản, nói chung giỏi ngoại ngữ Pháp, Anh, Nga, Trung Hoa … có kinh nghiệm cầm quyền. Họ có thái độ khoa học khách quan, vô tư, phần lớn đã nghỉ hưu, đang hoạt động tự do, có tư duy độc lập, nói chung không dính dáng với các nhóm thân hữu, cánh hẩu, các nhóm lợi ích riêng, tham nhũng, tệ hại trong nền kinh tế phe phái (crony economy) như các chuyên gia của Đại học Harvard Hoa Kỳ tại Việt Nam phát hiện và đặt tên.
Các nhân vật trên đây, theo tôi, có thể gọi là một «think tank» mới mẻ, một «túi khôn» đặc sắc, quý báu của dân tộc, vì rõ ràng qua từng lời phát biểu có trách nhiệm, họ tỏ ra gắn bó với nhân dân, với dân tộc, không theo đuôi, không sợ hãi, không ham danh vọng tiền tài, những điều cực kỳ quý hiếm khi toàn đảng sa sút, mất uy tín, khi xã hội băng hoại khủng khiếp do nạn độc đảng, độc đoán dai dẳng gây nên.
Họ đã nói, đã góp ý kiến những gì? Xin mời các bạn mở mạng Viet- Studies để đọc nguyên văn 9 trang biên bản ghi ý kiến từng người. Cực kỳ sinh động, lý thú, mở mang hiểu biết cho người đọc.
http://www.viet-studies.info
Tôi xin tóm lược trung thực gọn ghẽ như sau.
Một nét chung là cả hơn 20 vị đều tỏ ra có tư duy độc lập, suy nghĩ kỹ lưỡng bằng cái đầu tỉnh táo riêng của chính mình, nhưng lại đạt đến sự đồng thuận đến kỳ lạ. Mỗi vị phát biểu sau đều nói lên sự đồng ý sâu sắc với những ý kiến phát biểu trước, chỉ nói thêm những điều mới mẻ hay nhấn mạnh thêm, bổ sung thêm ý của người phát biểu trước. Không có ý nghĩ, quan điểm nào trái nhau giữa hơn 20 vị tham dự hội thảo.
Nét nổi bật thứ 2 là hầu hết những đường lối, chính sách then chốt, chủ yếu nhất trong Cương lĩnh và Chiến lược do Bộ chính trị hiện tại và Ban chấp hành trung ương đương nhiệm thông qua trong những kỳ họp 11 và 12 khóa X đều bị bác bỏ và phê phán rât thẳng thắn, đúng mức. Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin» là sai lầm, giả dối, nguy hiểm vì Mác mắc nhiều sai lầm cơ bản (như cổ súy cực đoan đấu tranh giai cấp, căm thù quyền tư hữu, tiêu diệt sở hữu cá nhân, thổi phòng một cách cực đoan sở hữu nhà nước), do đó đã phá sản hoàn toàn ở Đông Âu, Liên Xô, và tàn phá nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.
Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa xã hội» cũng là sai lầm, giả dối vì chủ nghĩa xã hội hiện thực từng áp dụng ở hơn một chục nước (ở Việt Nam từ 1960 đến nay) đều thất bại, phá sản hiển nhiên. Còn chủ nghĩa xã hội trước mắt và tương lai, gắn liền với kinh tế thị trường, thì chưa ai hình dung ra sao, làm sao mà thực hiện được. Đây là một quan điểm ảo tưởng, viển vông, lừa dối, không khoa học.
Còn mục tiêu xây dựng một xã hội Dân chủ, Bình đẳng, Hiện đại, Văn minh chỉ là nói suông, là bánh vẽ, nhằm lừa dối nhân dân và tự lừa dối mình, vì kèm theo không có những biện pháp hiện thực để thực hiện. Đặc biệt khái niệm dân chủ - dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đảng - là vấn đề then chốt nhất, cần thực hiện cụ thể rõ ràng thì lại không có biện pháp thiết thực.
Tất cả các vị tham gia hội thảo đều nhất trí cho rằng vấn đề chính trị lớn nhất, cơ bản và cấp bách nhất là đổi mới hệ thống chính trị, là thay đổi cơ chế lãnh đạo của đảng và nhà nước, vì tổ chức hệ thống cai trị, cầm quyền hiện nay quá cũ kỹ, không hợp lý, không hợp pháp, vai trò của Quốc hội được xác định trong Hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước nhưng thực tế lại không có thực quyền, việc gì cũng phải chờ quyết định của «Thường vụ Bộ chính trị», mà nhóm người này bao biện, ôm đồm, trình độ kém, không do dân cử, không có quyền gì theo Hiến pháp hay pháp luật.
Về kinh tế, có rất nhiều ý kiến mạnh bạo mới mẻ. Tất cả các vị đều cho rằng quan điểm coi hình thức «sở hữu quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế » là sai lầm lớn, nguy hiểm, tai hại, trái với quan điểm bình đẳng trước pháp luật giữa mọi hình thức sở hữu. Sự phá sản, lỗ nặng của biết bao tổng công ty, tập đoàn kinh tế quốc doanh chưa đủ để mở mắt những người viết dự thảo hay sao?
Việc các bộ từ bỏ vai trò đề ra và quản lý việc thực hiện chính sách, lại chỉ chăm lo làm cái việc điều hành các tổng công ty quốc doanh là một lệch lạc tệ hại nguy hiểm.
Việc hạn chế trên thực tế hoạt động kinh doanh của tư nhân, ngăn cản tư nhân lập những tổng công ty hùng mạnh cũng như vừa và nhỏ … như ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, v.v., là một sai lầm nghiêm trọng, coi nhẹ động lực kinh doanh tư nhân hợp pháp, kìm hãm động lực vô tận của nền kinh tế quốc dân.
Nhiều đại biểu vạch rõ các quan chức ở các bộ mê say tổ chức các công ty quốc doanh vì đó là «sân sau» làm ăn, lũng đoạn, thu lợi phi pháp, làm giàu bất chính của các quan chức đương quyền.
Có đại biểu nêu lên việc Chiến lược 10 năm đưa Việt Nam lên hàng ngũ một nước công nghiệp, với bình quân giá trị sản phẩm hàng năm là 3.000 đôla là một điều mỉa mai chua chát, vì Hungary từ năm 2009 đã đạt 15.000 đôla. Đã vậy không tìm ra chỗ nào ghi biện pháp cụ thể, bằng những bước đi nào, để hiện đại hóa nền công nghiệp nước ta.
Tất cả các vị đều cho rằng vấn đề nông dân đã bị bỏ qua một cách nguy hiểm vì nông dân vẫn chiếm gần 70 % số dân, quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vẫn mù mờ - « sở hữu toàn dân» kỳ quặc, không giống nước nào, không quan tâm thực sư đến đại đa số dân cư, từng được hứa hẹn về liên minh công nông mà không có nội dung, biện pháp thực hiện.
Cuộc hội luận báo động về nạn tham nhũng bất trị, về đạo đức xã hội sa sút thê thảm, về nền giáo dục bế tắc mà Cương lĩnh và Chiến lược chỉ đưa ra vài khẩu hiệu cũ kỹ, không hiệu quả.
Tất cả đều phê phán các văn kiện dài lê thê mà rỗng, đặc biệt là xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, xa rời nhân dân, nhấn mạnh giai cấp mà coi nhẹ dân tộc.
Về đường lối đối ngoại, tất cà tham luận đều phê phán quan điểm đối với Trung Quốc không rõ ràng, như kiêng kỵ, ấp úng, e ngại, sợ sệt. Sao không đàng hoàng nói điều cần nói, cần bàn bạc trong đảng, trong xã hội, minh bạch công khai, đặc biệt là lúc này, khi có vấn đề biển Đông….
Sau khi phát biểu ngay thật góp ý xây dựng, trong thời gian cuối, các đại biểu cho rằng các văn kiện đều chứa quá nhiều sai lầm, mâu thuẫn, hầu hết sai lầm lệch lạc, thiếu sót là trong đường lối, chính sách, trong các quan điểm cơ bản. Coi như những cột cái của một ngôi nhà đều ọp ẹp, đổ gãy.
Mọi người cho rằng các văn kiện cần phải viết hẳn lại, không thể sửa chữa nhỏ, thêm bớt bộ phận.
Cũng có ý kiến trước khi chia tay là nếu không kịp viết lại thì thà rằng khất lại một thời gian, còn hơn là thông qua những dự thảo yếu ớt, giáo điều, sai lạc đầy rẫy như thế này.
Một đại biểu bi quan cho rằng lãnh đạo hiện nay không có khả năng lắng nghe và tiếp thu lẽ phải, trong khi các văn kiện đại hội XI là thụt lùi rõ ràng so với văn kiện các đại hội IX và X.
Cũng có một đại biểu trong giây phút cuối nghĩ ra một sáng kiến là chẳng lẽ khoanh tay để cho tình hình đất nước tiếp tục sa sút, suy đồi, bế tắc với vô vàn thảm họa to lớn hơn, toàn dân phải gánh chịu, nên chăng cần có một lá cờ, nghĩa là một lực lượng, một tổ chức trong sáng bảo vệ và quảng bá những chính kiến đúng đắn, xây dựng, được nghiền ngẫm kỹ, vừa được phát biểu trong cuộc hội thảo rất có giá trị này. Riêng ý này chưa được bàn thêm.
Mong rằng Bộ chính trị và Học viện chính trị - hành chính quốc gia gồm những cây bút tin cẩn của Bộ chính trị, phản biện được những phản biện của cuộc hội thảo này, có đủ lý lẽ để giữ nguyên các văn kiện mà Bộ chính trị vừa mời toàn dân góp ý, hạn cuối là ngày 30-11 năm nay.
Có mà đội đá vá trời! Tôi nghĩ thế.
Thật đại phước cho dân tộc và nhân dân ta, trong cơn nguy biến, vẫn còn một «túi khôn dân tộc» chất lượng cao đang dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc.Hy vọng còn nhiều «túi khôn» nữa.
Một Xã hội Dân sự có chất lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng đông, mang nhiều màu sắc, đang vẫy gọi nhau, khoác vai nhau, đồng hành trên con đường cứu nước. Đẹp quá!
------------------------------------
Thành quả của Hội nghị Quốc tế về Biển Đông
Mặc Lâm, phóng viên RFA
-----------
Thời cơ --- VOA Bùi Tín Blog
Tình hình đã chín cho một sự thay đổi về cơ bản. Nghĩa là thay hẳn từ hệ thống độc đoán độc đảng sang hệ thống dân chủ đa đảng thật sự, văn minh. Ý muốn xây dựng dân chủ trong chế độ độc đảng đã thất bại rõ rệt, triệt để. Nó đã bị phá sản rành rành ở ngay Liên Xô rộng lớn, ở cả Đông Âu đông dân.
Ở Việt Nam ta, thiếu dân chủ nên không thể có pháp luật nghiêm minh. Thiếu dân chủ nên quyền làm người của người công dân bị chà đạp. Thiếu dân chủ nên không có tự do ngôn luận, tự do báo chí – là linh hồn của nền dân chủ. Thiếu dân chủ nên chống lãng phí tham ô không thể kiên quyết, không thể quyết liệt như người cầm đầu chính phủ đã hứa. Các vụ PM18, Securency, PCI, Nexus Technologies ở Việt Nam, Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn cứ bị che che dấu dấu, úp úp mở mở như trò trẻ con, làm trò cười cho thế giới.
Bất công xã hội đã đến tột đỉnh, cảnh mất đất, mất nhà, mất việc lan tràn. Cảnh người ăn không hết kẻ lần chẳng ra rộng khắp. Công chức và công nhân ăn lương rẻ mạt, trong khi quan chức có thế có quyền mặc sức vơ vét, múc lấy múc để ngân sách công, tài sản công vào túi riêng.
Nhiều nơi, công an nhân dân với biểu ngữ đẹp là «bạn dân» lại đánh dân thẳng cánh, còn giết dân, như ở Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội…Công an chống buôn lậu lại chuyên dạo bán hàng lậu thu được. Công an chống ma túy lại chuyên bán ma túy đã bắt giữ được. Ở các nước dân chủ, nếu để tình hình như vậy, bộ trưởng Công an đã bị quốc hội chất vấn từ lâu, bị mất chức từ lâu rồi, chứ không phải cứ chuyên đi huấn thị và phát bằng khen thưởng lu bù như bộ trưởng Công an ở nước ta.
Đạo lý cầm quyền đã sa sút xuống tận đáy khi nhóm quan cộng sản đầu tỉnh trở thành nhóm ma cô, hãm hiếp tập thể các nữ sinh trong trắng thơ ngây, biến các em thành nhóm «nô lệ tình dục». Nếu ở một nước dân chủ văn minh, một chuyện như thế sẽ thành vụ án lớn chấn động toàn xã hội – nhưng ở nước ta đảng chỉ nhắc nhở để kiểm điểm, cùng lắm là thuyên chuyển sang chức vụ khác!
Không! không thể như thế này được nữa. Đất nước này không phải của riêng ai. Không thể để cho bất công, rữa nát đạo lý, suy đồi cuộc sống xã hội tận đáy như chưa từng có thế này được nữa.
Chế độ độc đoán độc đảng đã phơi bầy hết sự bất lực, tệ hại, tàn phá của nó. Không cần phải tranh cãi, bàn luận gì thêm nữa.
Nhân dân đã nhìn rõ rành rành. Công luận đã lên tiếng mạnh mẽ.
Đảng viên cấp cao Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ ở Thái Lan, đã có một chương dài bàn về chuyển sang hệ thống đa đảng trong pháp luật, trật tự.
Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã chứng minh đa đảng là một tất yếu của một nền văn minh chính trị hiện đại.
Nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã biện hộ cho một nền văn hóa dân chủ đa nguyên đa đảng, cao hơn hẳn hệ thống độc đảng cổ lỗ một nấc thang lớn, trong quá trình phát triển tư duy văn hóa – chính trị của nhân loại.
Nhà nghiên cứu Vũ Minh Khương ở Singapore cũng nêu rõ con đường phát triển bền vững duy nhất của Việt Nam là chuyển hẳn sang hệ thống đa nguyên đa đảng trong pháp luật, nếu không mọi sự đổi mới chỉ là giả tạo, không hiệu quả, lãng phí thêm thời gian của dân tộc.
Cho đến nhóm tư vấn của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cũng kiến nghị với thủ tướng VN là phải xây dựng hệ thống dân chủ đa đảng, từ đó mới có thể chấm dứt không chậm trễ cái quốc nạn kinh khủng là nền cai trị phe cánh, nền kinh tế cánh hẩu (Crony Economy) đang phá cho tan nát tài nguyên, ngân sách, môi trường sống, nền giáo dục, từ đó tất cả tương lai của nước ta.
Những tiếng nói trên đâu phải của cá nhân, mà là của một con số ngày càng đông đảo, hàng ngàn, hàng vạn, hàng chục vạn con người mang tâm huyết dân tộc, mang trí tuệ thời đại, biết vinh biết nhục. Họ hiểu rằng theo thống kê Liên Hợp Quốc, gần 200 nước được chia ra thành 3 loại, có 46 nước dân chủ thuần thục, hơn một trăm nước dân chủ bộ phận (partly democratic) và 33 nước độc đoán, độc tài, quân phiệt, độc đảng. Việt Nam cùng Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Congo, Somalia, Libya, Nigeria, Iran, Tchad … là thuộc số ít ỏi, lạc lõng các nước độc đảng độc đoán, tàn dư của các thế kỹ cũ. Trong Bộ Chính trị, có ai coi đó là điều sỉ nhục quốc gia không?
Trong một bài trước, tôi có nói đến giấc mơ của tôi. Tôi mơ thấy trong nước một số anh chị em trí thức có tâm và có tầm, sẽ đứng ra công khai, đàng hoàng vẫy gọi nhau cùng bàn luận lập nên một tổ chức mới, có thể mang tên là Tập họp Công dân Việt Nam chẳng hạn, chưa cần theo chủ nghĩa hay học thuyết gì, với « mẫu số chung » là yêu nước, thương dân, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển bền vững, bình đẳng, tự do, thống nhất trọn vẹn…
Do có dân chủ thứ thật, dù là mới mẻ, nước ta sẽ vĩnh biệt cái thứ hạng thấp kém trong số 33 nước đèn đỏ của thế giới về quyền dân chủ, gia nhập số nước có dân chủ từng phần, để từ đó vươn lên nền dân chủ thuần thục, tiền tiến, có lợi cho toàn xã hội và cả loài người.
Ta cần vươn lên phía trước, trước cả nước cực lớn láng giềng, vì chính Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều hứa hẹn chừng 15 đến 20 năm nữa Trung Quốc mới đạt được một nền dân chủ đa đảng bình thường, khi ấy các đảng vận động tranh cử bình đẳng như mọi nền dân chủ thuần thục.
Nước ta gọn, không nhỏ, cũng không quá lớn, không quá nặng nề, khó cựa mình, khó xoay chuyển như nước quá cỡ có hơn 1 tỷ dân. Sớm tiến về phía trước, ta có lợi vô giá về nhiều mặt. Có ganh đua cạnh tranh nên đảng nào cũng buộc phải giữ gìn hàng ngũ đảng mình trong sạch, tận tụy với công vụ, ích nước lợi dân, việc chống lãng phí tham nhũng sẽ thuận lợi khi báo chí tự do, pháp luật nghiêm, quan chức lương đủ ăn không cần tham ô, pháp luật nghiêm, không dám tham ô, đạo đức trong sáng, không bị cám dỗ, làm ăn lương thiện, có công tâm.
Cái lợi ngay lập tức là ta sẽ gia nhập ngay hàng ngũ các nước dân chủ, kết thân và có thể liên minh với các nước dân chủ tiền tiến, giàu mạnh nhất thế giới, như Hoa Kỳ, Canada, liên minh châu Âu, Úc, Nhật Bản, các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, với các nước dân chủ trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore…vì đây là các nước dân chủ trẻ tuổi, sau khi lật đổ chế độ Suharto, Marcos…hiện đang thực hiện tự do lập hội, tự do báo chí và tự do bầu cử.
Điều trên đây hoàn toàn không có nghĩa là Việt Nam theo Mỹ, mà là Việt Nam kết thân với các nước dân chủ trong đó có Hoa Kỳ và hàng loạt nhiều nước dân chủ khác. Mỹ đang cứng cỏi trước bành trướng, chìa tay kết thân với ta.
Để xoay chuyển tình hình, không bỏ lỡ thời cơ đã chín, còn đang chín mũm, tôi ước mong, hy vọng, phỏng đoán sẽ có những trí thức mạnh dạn dấn thân, đi đầu mở đường, tập họp mọi tấm lòng đang náo nức tìm cách hiến mình cho quê hương, cho đất nước, cho đồng bào yêu thương. Theo tiếng Pháp, họ là những pionniers - mở đường, những éclaireurs - dẫn đường, những rassembleurs - người tập họp, không mảy may vì công danh, phú quý cho riêng mình, mà thật sự vì dân vì nước.
*************************
Comment:
Nguyễn tuấn Tú
San Jose Silicon Valley 2
Tài năng người Việt chúng ta không thiếu, tính theo % dân số thì nhân tài VN của chúng ta đang ở hải ngoại còn nhiều hơn cả Trung quốc. Cách đây hơn 20 năm tôi có gặp một số du học sinh TQ tốt nghiệp và làm việc tại những hãng điện tử lớn tại Silicon valley R&D, trong buổi tiệc tiễn anh về nước, anh cho biết được mời về làm General Manager cho một công ty viễn thông tại Shanghai, nhà nước cấp cho Anh căn hộ cao cấp và trả lương gần bằng ở Mỹ .... Đây là lý do đưa kinh tế TQ từ hạng thứ 104 trên 183 quốc gia từ năm 1987 đến hạng 2 trên thế giới vào 2010 ...chẳng những họ về nước mà con lôi kéo nhiều công ty Mỹ qua TQ đầu tư. Chúng ta có hơn 2 triệu người Việt trên khắp thế giới, từ kỹ sư, bác sĩ, khoa học gia, giáo sư , bác học chúng ta đều có mặt khắp nơi trên địa cầu ... Nếu VN có tự do dân chủ nhiều nhân tài người Việt khắp nơi trên thế giới sẽ quay về xây dựng VN, được vậy tương lai VN sẽ sớm bắt kịp Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.
Mong lắm thay.....
------------------------- Mong lắm thay.....
Jakarta, Mùng 9 Tháng 11 Năm 2010
Hình: ASSOCIATED PRESS Tổng thống Obama đọc diễn văn tại trường Đại học Indonesia
Trịnh Hội Blog
Hôm qua tại Jakarta, thủ đô của nước Cộng Hòa Indonesia, tổng thống Obama đã đọc một bài diễn văn mà theo báo Time nhận xét được cho là một trong những bài diễn văn có tính chất gần gũi và riêng tư nhất (most personal) từ khi ông nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.Bài diễn văn khá dài. Tổng cộng cả thảy gần 12 trang với trên dưới 4.000 chữ. Lúc đọc diễn văn ông lại được khán thính giả nhiều lần vỗ tay khen ngợi nên có thể nói bài diễn văn này nó còn dài hơn là mình nghĩ.
Thế vậy mà tôi đọc một lèo hết cả bài. Sau khi đọc xong tôi còn lên trang mạng YouTube để xem video quay lại phần đọc diễn văn của ông ở trường Đại học Indonesia. Đọc xong tôi mới cảm nhận được rõ hơn cái tài của ông, từ cách đọc cho đến cách chọn lựa câu chữ, khi nào chậm, khi nào dừng hẳn để khán thính giả có thời gian suy ngẫm điều mình vừa nói ra. Và cả những lúc biết nhoẻn miệng cười khi cảm thấy cần thiết.
Ngay cách ông dùng tiếng Indonesia cũng rất dể hiểu, gần gũi và thân thiện. Nó không phải chỉ là những câu chào hỏi thông dụng như chúng ta thường thấy ở những người ngoại quốc muốn lấy lòng khán giả địa phương. Kiểu “anh chị khỏe không” hay “xin chào các bạn” trước khi nhập đề. Mà nó được xử dụng đây đó suốt cả bài diễn văn liên quan đến cuộc sống của ông ở Indonesia lúc chỉ vừa mới lên sáu, lên bảy vào cuối thập niên 1960 cho đến những giá trị căn bản trong xã hội Indonesia với biết bao dân tộc khác nhau, ngôn ngữ, đạo giáo, v.v…
Dĩ nhiên với 4 năm ở Indonesia vào thời thơ ấu, ít nhiều ông cũng đã có những kinh nghiệm lẫn kỷ niệm về cuộc sống và con người Indonesia. Vì như ông đã phát biểu “Indonesia is part of me”. Indonesia là một phần của tôi.
Nhưng để có một bài diễn văn để đời như vậy tôi nghĩ chỉ kỷ niệm thôi chưa hẳn đủ. Nó chỉ có thể làm cho khán thính giả ở hội trường Đại học Indonesia ngày hôm qua rất hài lòng và hãnh diện nhưng chẳng ăn nhằm gì đến những người như… tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến nước này. Ông cần phải nói về những đề tài cơ bản hơn, những đề tài mà bất cứ ai ở Châu Á cũng có thể cảm thông, chia sẻ.
Và ở đây chúng ta mới thật sự thấy sự khác biệt rất xa giữa những nhà lãnh đạo ở Châu Á và Tổng thống Obama (hay ít nhất ra là sự khác biệt giữa nhân viên soạn diễn văn cho ông và nhân viên của các ông chủ ở Châu Á). Sau phần mở đầu khi ông nhắc đến quãng đời thơ ấu của ông ở Jakarta cùng với mẹ ông và gia đình người cha kế, ông đã đi thẳng vào chương trình và sơ lược qua 3 chủ đề chính của bài diễn văn. Đó là: Niềm tin tôn giáo (Religious Faith), Phát triển (Development), và Dân chủ (Democracy).
Theo ông đây là 3 chủ đề không những có liên quan mật thiết với nhau để cùng thúc đẩy bước tiến cho nhân loại (human progress) mà riêng ở Indonesia và Châu Á nó luôn mang tính cách thời sự, được liên tục bàn cãi nhưng không ngừng tiến triển. Ông đã ca ngợi toàn thể nhân dân Indonesia vì họ đã dám đứng lên đòi quyền tự chủ cho chính họ. Đầu tiên là dành quyền độc lập vào giữa thế kỷ trước. Và vào thập niên 90 đã từ bỏ sự cai trị hà khắc của độc tài mặc dù Indonesia là nước đông dân thứ tư trên thế giới với trên một trăm dân tộc khác nhau sống trên 17,000 đảo lớn nhỏ và đạo Hồi là đạo lớn nhất với nhiều hệ phái, niềm tin phức tạp.
Tuy biết vậy nhưng ông nhấn mạnh: “Like other countries that emerged from colonial rule in the last century, Indonesia struggled and sacrificed for the right to determine your destiny… but you also ultimately decided that freedom cannot mean replacing the strong hand of a colonizer with a strongman of your own”.
(Như những nước khác thoát ách đô hộ của thực dân vào thế kỷ trước, Indonesia đã phải tranh đấu và hy sinh để dành quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình… nhưng các bạn cuối cùng đã quyết định tự do không có nghĩa là thay đổi bàn tay sắt của nền đô hộ với một nhà độc tài của chính mình.)
Ngay sau đó ông giải thích thêm: “Of course, democracy is messy…. You go through your ups and downs. But the journey is worthwhile, and it goes beyond casting a ballot. It takes strong institutions to check the power – the concentration of power. It takes open markets to allow individuals to thrive. It takes a free press and an independent justice system to root out abuses and excess, and to insist on accountability. It takes open society and active citizens to reject inequality and injustice”. (Dân chủ dĩ nhiên cũng rối rắm… có nhiều bước thăng trầm. Nhưng cuộc hành trình này đáng công và nó không hẳn chỉ là đi bỏ phiếu. Nó cần có những định chế mạnh để kiềm chế quyền lực – sự tập trung của quyền lực. Nó cần có những thị trường rộng mở để người dân được phát triển mạnh mẽ. Nó cần có một nền báo chí tự do và một hệ thống tư pháp độc lập để trừ tận gốc sự lạm dụng và thái quá, và buộc mọi người phải có trách nhiệm trả lời. Nó cần có một xã hội rộng mở và những người dân tích cực hoạt động để loại trừ tình trạng bất bình đẳng và bất công,)
Cuối cùng ông kết luận: “Hand in hand, that is what development and democracy are about – the notion that certain values are universal. Prosperity without freedom is just another form of poverty. Because there are aspirations that human beings share – the liberty of knowing that your leader is accountable to you, and that you won’t be locked up for disagreeing with them; the opportunity to get an education and to be able to work with dignity; the freedom to practice your faith without fear or restriction. Those are universal values that must be observed everywhere”. (Tay trong tay, đấy mới là phát triển và dân chủ - sự nhận thức là có những giá trị phổ thông căn bản. Giàu có mà không có tự do thì chỉ là một hình thức của sự nghèo khó. Bởi vì có những ước mơ mà con người ai cũng muốn – sự tự do biết được là người lãnh đạo của bạn phải có trách nhiệm trả lời cho bạn, và bạn sẽ không bị bỏ tù nếu bạn không đồng ý với họ; cơ hội được ăn học và có việc làm xứng đáng với phẩm cách của mình; sự tự do thực hiện niềm tin của mình mà không phải sợ hãi hoặc bị giới hạn. Đó là những giá trị phổ thông căn bản cần phải được tôn trọng ở tất cả mọi nơi”.
Thấy người lại nghĩ đến ta. Không biết những người giàu ở Việt Nam có đồng ý với câu “giàu có mà không có tự do thì chỉ là một hình thức của sự nghèo khó” không nhỉ? Quan trọng hơn, chẳng hiểu có ông đảng viên gạo cội nào đó đang ở Hà Nội nếu đọc được những lời phát biểu chân tình như thế này có thấy…giật mình không?
No comments:
Post a Comment