Friday, February 17, 2012

Khi người dân không ‘tâm phục, khẩu phục’

Gia Minh, biên tập viên RFA
Tình trạng cơ quan chức năng hành xử không theo đúng pháp luật đối với người dân tiếp tục xảy ra tại Việt Nam.



Nói một đằng làm một nẻo
Vào ngày 15 tháng 2 vừa qua, có ba vụ việc diễn ra cho thấy người dân trong cuộc không ‘tâm phục, khẩu phục’ với cách hành xử của cơ quan chức năng cũng như những người thực thi pháp luật.
Trường hợp thứ nhất liên quan đến cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt tại trụ sở công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương hồi tháng tư năm ngoái. Vào ngày 15 tháng 2, ông Nguyễn Tấn Đức, Chánh văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này cho tờ Người Lao Động biết là Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kết luận về vụ việc, khẳng định anh Nguyễn Công Nhựt tự tử tại trụ sở công an.
Người vợ góa của nạn nhân, chị Nguyễn thị Thanh Tuyền, đã viết thư ngay đến cho Báo Người Lao Động nói rõ gia đình chưa hề nhận được trả lời nào từ phía Viện KSND tối cao, và thông tin từ ông chánh văn phòng Viện KSND tỉnh Bình Dương khiến chị sốc. Vào ngày 16 tháng 2, chị Nguyễn thị Thanh Tuyền cho biết phản ứng trước tin đó và những việc mà gia đình sẽ tiếp tục theo đuổi để tìm công lý cho người quá cố:
Khi nghe tin từ báo Người Lao Động về vụ án anh Nhựt đã có kết quả, tôi thực sự sốc và thất vọng. Gần cả năm nay tôi mong đợi một kết quả tốt đẹp từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chứ không như báo nêu.

Chị Tuyền, vợ anh Nhựt
"Khi nghe tin từ báo Người Lao Động về vụ án anh Nhựt đã có kết quả, tôi thực sự sốc và thất vọng. Gần cả năm nay tôi mong đợi một kết quả tốt đẹp từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chứ không như báo nêu. Lý do trong chuyến đi Hà Nội vừa qua, tôi đã gặp ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Ông này hứa với gia đình và luật sư sẽ trả lời sớm nhất. Ông này nhận định có nhiều vết bầm trên cơ thể của anh Nhựt cần phải làm rõ.

Tôi rất kỳ vọng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sẽ làm rõ bản chất sự việc. Nhưng nay không ngờ lại nhận được tin từ báo Người Lao Động nói rằng có kết luận anh Nhựt tự tử. Tôi rất mong Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trả lời chính thức. Nếu thực sự mà kết quả như vậy tôi sẽ kiến nghị lên thủ tướng, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng làm rõ vụ án của anh Nhựt."

Hành xử như côn đồ

Cũng vào ngày 15 tháng 2 vừa qua, một nhóm người mặc thường phục đã đánh anh Lê Quang Trung, một học viên Pháp luân công đang tọa thiền tại Công viên Lê Văn Tám. Tin cho biết sau khi đánh anh Trung, nhóm người này kéo anh lên xe của công an Phường Đa Kao, Q1, và đưa về trụ sở phường. Tại đó anh Lê Quang Trung tiếp tục bị đánh và có người dùng thuốc lá đang cháy ấn vào dái tai và vào phần môi ngay dưới mũi.
vietbao-250.jpg
Người dân tập trung phản đối hành vi đánh dân của công an. Photo courtesy of vietbao
Một đồng tu của anh Lê Quang Trung cho biết về vụ việc như sau:
"Hôm qua khoảng 17 giờ anh Trung đến công viên tập những bài công của Pháp luân công thì có nhiều công an, có người mặc sắc phục có người không, rồi bảo vệ, dân phòng đến đuổi và cưỡng bức anh lên xe về đồn công an. Theo lời anh Trung thuật lại tại đồn công an họ hành hung anh dữ lắm. Họ thay nhau đánh anh liên tục hai tiếng đồng hồ, vết thương đầy mình. Sau hai tiếng đồng hồ đó họ bắt anh lên xe đem đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Đến tại đó họ còn hành hung tiếp và trói lại.Trung tâm đó là Trung tâm Bảo trợ Tân Hiệp, 463 Nơ Trang Long, phường 13 quận Bình Thạnh. Đây cũng là nơi giữ anh Vũ Văn Tĩnh hôm ngày 2 tháng 2. Họ giam anh Tĩnh 7 ngày 7 đêm, và anh này đã tuyệt thực để phản đối; sau đó họ đưa anh này lên Trung Tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Bình Phước và hiện anh đang phải khổ sai ở đó."
Người này cũng nói về tình trạng ‘tiến thoái lưỡng nan của họ’:
"Chúng tôi đã làm đơn nhiều lần rồi, từ gặp công an phường cho đến cao cấp hơn, có người gặp anh ninh quốc gia, họ nói không cấm mà phường làm thế thôi; nói với phường thì họ nói là có lệnh trên. Chúng tôi yêu cầu trả lời bằng văn bản thì họ không trả lời và từ chối. Chúng tôi nói không có văn bản luật pháp thì chúng tôi biết đâu mà theo."
Ngày 15 tháng 2 cũng là ngày mà ông Đỗ Nam Hải, một khuôn mặt đấu tranh lâu nay tại Việt Nam, thuộc Ban Điều hành Khối 8406- một nhóm đòi hỏi nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo tại Việt Nam, phải đối phó với một một người lâu nay vẫn theo dõi sát ông:
Tôi nói anh ta theo tôi bao lâu nay nên tôi phải chụp hình để tố cáo việc vi phạm quyền của tôi, khi đó anh ta đấm thẳng vào mặt tôi, ngay trước cổng nhà tôi ở số 441  Nguyễn Kiệm, phường 9 Phú Nhuận
Ông Đỗ Nam Hải
"Hôm qua tôi đi ăn sáng có một người công an đi sát tôi. Thường họ đi ba người nhưng hôm qua có một người theo sát tôi. Tôi nói với người này không nên đi sát như thế; nhưng người đó vẫn đi. Khi về nhà tôi lấy máy ảnh ra chụp hình anh ta khi đứng chéo ở góc bên kia đường. Anh ta sang nói tôi không được chụp phải đưa máy ảnh, nhưng tôi không đưa. Tôi nói anh ta theo tôi bao lâu nay nên tôi phải chụp hình để tố cáo việc vi phạm quyền của tôi, khi đó anh ta đấm thẳng vào mặt tôi, ngay trước cổng nhà tôi ở số 441 Nguyễn Kiệm, phường 9 Phú Nhuận. Tôi bị choáng váng vì bị bất ngờ nhưng sau đó tôi lấy lại được thăng bằng và phản ứng tự vệ lại."
Trước những trình bày của ba người trong cuộc như vừa nói, chúng tôi có liên lạc đến Viện KSND tỉnh Bình Dương, Công an phường Đa Kao, Quận 1, thành phố Hồ chí Minh, và trung tá Nguyễn Văn Tâm, thuộc phòng an ninh thành phố này. Hai cơ quan trước đều không trả lời máy; riêng ông Nguyễn Văn Tâm thì có ý kiến:
"Ông Hải đó là người nói tầm phào thôi."
Những sự việc diễn ra trong ngày 15 tháng 2 như vừa nêu cho thấy hành xử không minh bạch, tuân thủ đúng trình tự pháp luật của những cơ quan chức năng và nhân viên công lực đang tiếp tục làm người dân mất niềm tin vào chính quyền Việt Nam hiện nay.


 

Chế độ lấy ghế che mặt

Ngô Nhân Dụng
Nhìn cảnh một anh công an chìm nâng chiếc ghế lên che mặt khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải đưa máy lên chụp hình khiến người coi phải động lòng trắc ẩn. Nó chứng tỏ người công an này biết xấu hổ.
Anh bạn trẻ này không muốn phơi bộ mặt cho mọi người biết mình là công an. Không muốn đi đâu cũng có người nhận ra mà hỏi: Anh chính là anh công an vẫn “canh cửa” nhà ông Ðỗ Nam Hải phải không, sao tôi thấy giống quá? Anh cũng không muốn đám con anh bị bạn bè trong trường dò hỏi: Bố mày làm công an hả? Hay vợ anh đi chợ bị người ta chỉ trỏ: Vợ công an đấy!
Hà Sĩ Phu có lần phân tích tình trạng nước ta bây giờ đầy tham nhũng, trấn lột, thấy một nguyên nhân là trong xã hội nhiều người không còn biết xấu hổ nữa. Cho nên khi một anh công an còn biết xấu hổ, chúng ta phải mừng. Và thương cảm. Phản ứng nhanh chóng cho thấy anh công an này biết xấu hổ thật! Các cụ nói: “Xấu hổ lấy rổ mà che, lấy nong mà đè, lấy đấu mà đong” (Trong Ca Dao Nhi Ðồng, do Doãn Quốc Sĩ sưu tầm). Ngồi trên lề đường giữa thành phố không kiếm ra cái rổ, anh công an của Ðỗ Nam Hải lấy ngay cái ghế mình ngồi đưa lên che mặt. Ghế là đồ dùng để ngồi lên, đem ghế che mặt là vạn bất đắc dĩ, cũng không khác gì lấy cái đũng quần mà che lên mặt. Mạnh Tử coi tính biết xấu hổ là một dấu hiệu của tính Thiện bẩm sinh trong mỗi người. Biết xấu hổ là một trong bốn đầu mối (Tứ Ðoan) của các đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Mạnh Tử viết: “Tu ố chi tâm, Nghĩa chi đoan dã.”
Khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Văn Tâm, trưởng phòng công an 35 thành phố trình bày mình bị một công an canh cửa tấn công, thì bị ông này hỏi: “Anh có chắc thằng đó là công an không?” Ông hỏi một câu con nít nghe cũng phải bật cười! Rõ ràng là ông trung tá này không thèm lấy cái gì che mặt hết. Buột miệng hỏi như vậy mà không tự thấy ngượng miệng. Nhưng cũng chẳng nên phê phán ông Nguyễn Văn Tâm. Ông ta phản ứng đúng với vai trò một trung tá công an. Khi thấy dân tố cáo bất cứ cái gì, phải chối ngay, phải lấp liếm, bịa đặt, bưng bít, bằng bất cứ cách nào, không bao giờ nhận lỗi. Nó cũng giống như phản ứng của ông Ðỗ Trung Thoại, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng khi bị nhà báo hỏi về vụ đem công an, bộ đội kéo theo côn đồ đến phá sập nhà ông Ðoàn Văn Vươn. Ông Thoại cũng nói xưng xưng: Nhân dân “bức xúc” đến phá đấy!
Những phản ứng nhanh chóng này cũng không phải vì các ông Tâm, ông Thoại sáng trí, nhanh miệng. Nó là do hệ thống đã đào luyện cho họ, tạo thành một phản xạ do điều kiện, như những con chó của Pavlov nghe tiếng chuông là chảy nước bọt. Hệ thống bảo phải bất chấp mọi thủ đoạn gian dối, vu cáo, ngụy tạo, che đậy, gian trá, không cần biết phải trái, chỉ cần bảo vệ quyền lợi của đảng. Gian dối không phải một tính xấu của một vài cá nhân mà là một thứ “Lỗi hệ thống”. Nó nằm trong cốt tủy các chế độ cộng sản, từ xưa đến nay vẫn vậy. Lại nhắc lời nhà văn Solzhenitsyn nói về chế độ độc tài cộng sản ở Nga: Một hệ thống đàn áp luôn luôn phải đi kèm với một hệ thống dối trá để bưng bít, che đậy những cái ác.
Phản ứng xạ nhấc ngay cái ghế che lên mặt cũng là do thói quen che đậy, bưng bít mà các cán bộ học được trong hệ thống đó. Ông Ðỗ Trung Thoại đưa “Nhân dân” ra làm cái ghế che mặt ngay lập tức. Bởi vì ông đã được đào tạo như thế từ trong lò của hệ thống. Không riêng gì anh công an gác cửa nhà kỹ sư Ðỗ Nam Hải, mà tất cả các cán bộ đảng viên cộng sản chân chính đều phải thấm nhuần chủ nghĩa lấy ghế che mặt.
Như trong vụ cướp đất của gia đình Ðoàn Văn Vươn chẳng hạn. Một bản kiến nghị do Luật Sư Phạm Vũ Hải đã vạch ra là anh em ông Ðoàn Văn Vươn là nạn nhân của một trình tự vi phạm pháp luật “có hệ thống”. Hơn nữa, còn sự “toa rập” của cả hệ thống tòa án từ huyện lên tỉnh. Ðây là một vụ ăn cướp có hệ thống, do hệ thống sinh đẻ ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cố làm dịu nỗi phẫn uất nổi lên khắp nước Việt Nam bằng lời thú nhận là nhà nước sai lầm từ đầu đến cuối. Cho phép ông Ðoàn Văn Vươn dùng một phần đất đã sai luật. Ra lệnh lấy lại đất lại còn sai hơn. Ðem lính tráng, con đồ, súng ống đến cướp đất, phá nhà càng sai hơn nữa.
Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng biết đem ngay một cái ghế đưa lên che mặt. Cái ghế này là việc đổ tội cho đám quan chức cấp dưới ở Hải Phòng. Gọi là cái ghế không ngoa. Ông Dũng ngồi trên cái ghế thủ tướng là vì ông đang làm đại biểu Quốc Hội. Ông được bầu vào Quốc Hội là nhờ đám quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng “cơ cấu” cho các lá phiếu. Ông dùng họ như một phương tiện để leo lên ngồi ghế thủ tướng. Chính đám này là những cái chân trong cái ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Trước cuộc tấn công của dư luận cả nước vì vụ Ðoàn Văn Vươn, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa cái ghế đó lên che mặt.
Nhưng cái ghế đó lủng. Nó thủng lỗ chỗ, những lỗ thủng rất to. Nó không che đậy được cái mặt của mạng lưới lạm dụng quyền hành chia chác quyền lợi riêng tư giữa đám tham quan, từ xã, từ huyện lên thành phố, lên đến trung ương! Cái ghế lủng đó càng bất lực không che đậy được cả chủ trương không cho phép nông dân làm chủ ruộng đất của họ. Nó không che đậy được một hệ thống gian trá tham tàn đang lợi dụng mồ hôi nước mắt của dân Việt Nam để làm giầu.
Cuộc họp báo “trấn an” của Nguyễn Tấn Dũng không che đậy được cái mặt thật của chế độ, mà còn kéo dài thêm tình trạng bất an. Bởi vì nó “đánh bùn sang ao,” như nhiều người mô tả. Nó không giải quyết những oan ức của các nạn nhân là gia đình Ðoàn Văn Vươn. Nó không xác định những kẻ gây ra tội lỗi phải chịu trách nhiệm gì. Bọn họ chỉ cần kiểm điểm trong nội bộ với nhau! Những lệnh thu hồi đất bị thù hồi vì sai luật, nhưng những mảnh đất do gia đình Ðoàn Văn Vươn khai khẩn vẫn có thể bị mất bất cứ lúc nào. Gia đình đó vẫn không được coi là chủ đất. Chỉ có nhà nước làm chủ. Họ chỉ cần sửa lại mấy quyết định cũ, làm sao cho nó đúng luật hơn là gia đình Ðoàn Văn Vươn lại có thể mất hết. Cũng như hàng triệu nông dân Việt Nam khác. Không những thế, Ðoàn Văn Vươn còn có thể đi tù nữa! Tất cả chứng tỏ vụ án lịch sử Ðoàn Văn Vươn sẽ còn kéo dài chưa biết bao giờ xong. Cái ghế mà ông Nguyễn Tấn Dũng đưa lên che mặt không chỉ bị lủng không thôi. Nó đang rách nát cả rồi.
Chính miệng ông thủ tướng còn vu oan giá họa cho gia đình Ðoàn Văn Vươn tội “giết người”. Không có ai bị giết làm sao có tội giết người? Súng hoa cải bắn ra vì phẫn uất trước những hành động phi pháp, làm sao súng đó giết được người? Sáu trăm nhà trí thức lên tiếng yêu cầu phải xóa bỏ tội danh “giết người” của ông Ðoàn Văn Vươn. Mấy trăm nông dân nạn nhân bị cường hào cướp đất đã kéo đến thăm nơi gia đình Ðoàn Văn Vươn ở, họ đến từ những tỉnh Hà Ðông, Hưng Yên. Bao giờ thì những nạn nhân cướp đất này kéo nhau về Hà Nội, đem theo hình ảnh ông Ðoàn Văn Vươn đi biểu tình? Bao giờ nông dân Việt Nam đứng lên đòi phải xóa bỏ chế độ cướp đất của nông dân mà đảng Cộng Sản đã bắt đầu từ khi thi hành chính sách tập thể hóa nông nghiệp của Stalin và cải cách ruộng đất của Mao Trạch Ðông? Không cái ghế nào đưa lên che được bộ mặt đó.

=>  Điếu Cày vẫn mất tích, cả nhà nước cũng mất tăm

Đã 16 tháng nay, anh Nguyễn Văn Hải biệt danh Điếu Cày biệt tăm biệt tích. Anh là một thanh niên trí thức yêu nước, một nhân vật đối kháng ôn hòa nổi bật, một tay phản biện cừ khôi.  Trước hết anh là một nhà báo năng động, chủ trương Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, 

=>  Việt Khang Hãy Yên Tâm, Còn Nhiều Đồng Bào Nữa

Nổi bật trong sinh họat cộng đồng trong hai tuần lễ đầu tháng 2 năm 2012  là người Mỹ gốc Việt dồn dập ký kiến nghị gởi TT Mỹ yêu cầu Mỹ không mở rộng giao thương với nhà cầm quyền CS Hà nội nếu không cải thiện nhân quyền. 
    ĐỪNG DẤU MẶT VÀO MÔNG
    Tên mật vụ "nhân danh đảng cộng sản" dấu mặt vào chổ ngồi vì sợ bị nhận diện.
    Ông bà người Việt Nam, ngày xưa không có bằng giáo sư, tiến sĩ, thậm chí có người còn không biết chữ. Chỉ lấy Đạo làm người để dạy dỗ con cháu “Trai thời tứ hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh, làm câu trau mình” hay Tiên học lễ – Hậu học văn. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Continue reading

Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979


Quân đội Trung Quốc tràn vào Cao Bằng Lạng Sơn năm 1979. Source DSWC China
Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.
Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.
Dòng “nạn kiều” dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác. 

17.2.1979 – 17.2.2012


Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. Nguồn báo chí TQ
17.2.2012. Đúng vào ngày này, 33 năm trước, Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới đường bộ giữa hai nước. Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt với hệ lụy kéo dài nhiều năm sau cho phía VN cũng như những trận chiến sau đó giữa 2 bên vào những năm 1984, 

VIỆT CỘNG SẼ ĐỘT TỬ VÌ HAI VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ, ĐOÀN VĂN VƯƠN?

Trong hai năm 2011, 2012, đảng CSVN đã phải đối phó với hai vụ án gây chấn động dư luận không những chỉ ở trong nước mà còn lan rộng ra cả hải ngoại.
Đó là vụ án Tiến  sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vào năm 2011. 

BA “CĂN BỆNH TRẦM KHA” TRONG CƠ CẤU VGCS ĐỀU KHÔNG CÓ THUỐC CHỮA

Tổng Hợp Tin Tức ngày 15-2-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
            Trong khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, các nước “tư bản tiên tiến” theo kinh tế thị trường đều có thuốc chữa, mau hay chậm, suông sẻ hay trục trặc, khác nhau tùy theo mỗi nước. Duy các nước “cộng sản sống sót”, với cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, từ Tàu sang “ta”, cho đến nay, vì không chịu dùng “thuốc chữa tư bản”, mà thành “không có thuốc chữa”. Continue reading 

Vì Vụ Án Tiên Lãng, Đảng Hãy Cởi Trói Cho Dân

Kết luận vụ Tiên Lãng-Đòan Văn Vươn ngày 10-02-2012 của Chính phủ Cộng sản Việt Nam chỉ có giá trị “tắm nửa người”, chẳng những không giải quyết được mầm mống  bất công xã hội mà  lại giúp thêm thời gian nuôi béo mỡ  số đông cán bộ, đảng viên thoái hóa, 

No comments:

Post a Comment