Một xã hội được điều hành bởi bọn ĐCSVN còn thua xa Mafia, vì Mafia còn có tôn ti trật tư, biết thế nào là nhân nghĩa (tuy có hành vi tàn ác). Còn ĐCSVN có đủ thú tính trên đời. Con thú còn biết thương yêu đồng loại của chúng, chứ ĐCSVN hành động như thế còn thua loài thú. Vậy mà tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Xin sửa lại cho nó phù hợp là ĐCSVN là “đỉnh cao thú vật loài thú”.
=> Xem tiếpTHƯ CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG VIẾT TỪ TRẠI THANH HÀ GỬI CÁC CON
Thư gửi các con yêu thương!
Cái tết đầu tiên mẹ phải xa các con, xa mái ấm của chúng ta, nơi 20 năm qua mỗi mùa xuân về mẹ con mình sum họp đón tết, rồi mẹ lì xì căn dặn các con trong thời khác đầu năm...Với bé Nhân thì đây là lần đầu tiên con phải đón một giao thừa vắng mẹ, Mẹ thương con nhiều lắm, xong mặc dù mẹ ở đâu, trong hoàn cảnh nào mẹ luôn hướng về với các con, với những gì thân thương của mẹ mà bao năm qua Mẹ phải vật lộn hi sinh mới có được và hơn tất cả dù mẹ phải xa các con, phải chịu cảnh giam cầm bất công thì mẹ thấy chúng ta cũng nên tự hào, kiêu hãnh trong cuộc đời làm người, khi ta sống biết tự trọng và xứng đáng ngửng cao đầu các con ạ.
Tết này vắng mẹ, không biết bé Nhân đã lo và đón tết ra sao? Mẹ tin là con sẽ chu đáo bàn thờ gia tiên cho mẹ. Con đã làm những gì? Đi những đâu và ai đến với con? Có anh Thủy con cũng không quá cô quạnh giây phút giao thừa. Còn mẹ ở đây trong bốn bức tường trại, mẹ: Một người mang thân phận của "người tù" không hề có bản án, không hề phạm tội theo một điều khoản quy định pháp luật nào. Mẹ đau xót nhớ đến các con, nhớ bạn bè bằng hữu với nỗi nhớ cháy lòng. Song giờ phút này mẹ phải kiêu hãnh, phải vui lên, phải có niềm tin vào những điều tốt đẹp mà chính bản thân mẹ và bao nhiêu người khác phải hy sinh mới có thể đem lại, đó là sự công bằng, đấy là chính nghĩa.
Sự thật đang bị bao kẻ xấu xa, bao thế lực đen tối phi pháp cố tình chà đạp, cố tình đổi trắng thay đen, bưng bít sự thật, bị đặt vu khống, hành xử bất chấp chính nghĩa nhằm tiêu diệt tinh thần dám đấu tranh phanh phui tố cáo sai phạm những kẻ xấu đó luôn đi ngược lại lợi ích của số đông nhân dân và những người chân chính biết tự trọng vì lẽ đó mà mẹ và bao người khác dù công khai hay âm thầm đều muốn vạch trần những xấu xa vi phạm hôm nay - ngăn chặn tội ác mai sau mong ước một xã hội công bằng văn minh tốt đẹp cho con cháu mình, khao khát một xã hội có tôn ty luật pháp, người tốt được bảo vệ và cái xấu, cái ác phải bị trừng trị, tiêu diệt. Chính vì những điều này mà mẹ thấy kiêu hãnh, tự hào.
Mẹ của các con cả quãng đời làm người chưa bao giờ làm gì đê tiện xấu xa, chưa bao giờ thỏa hiệp với cái ác cái xấu và giờ đây dù bị giam cầm oan khuất, nhưng không làm các con phải xấu hổ vì mẹ, không đi tù vì trộm cắp, cướp bóc, mẹ không đi tù vì bất cứ tội trạng hay hành vi phạm pháp luật đê tiện bỉ ổi như nhiều kẻ đúng ra phải đi tù và phải xấu hổ. Như vậy các con hãy yên lòng và ngảng cao đầu vì mẹ đã một thân một mình nuôi dạy ba chị em con, gây dựng chăm lo một gia đình không có người cha làm trụ cột mà không để các con phải thiếu đói, thất học, dù mẹ của các con không là quan chức hay ông nọ bà kia. Song các con đã nhìn thấy mẹ đã làm những gì để có được sự trân trọng của xã hội của những người hàng xóm láng giềng nơi đất khách quê người trong hơn 20 năm qua, tất cả những gì mẹ làm đều để lại sự tôn kính yêu quý của nhiều người, đó là nhân dân.
Mẹ thấy mãn nguyện về điều này và đấy cũng là tài sản vô giá mà mẹ muốn để dành cho các con như một chút phúc đức ở đời, theo qui luật nhân quả đấy cũng là tình yêu nguyện ước các con của mẹ thật sự phải làm người, phải có được tình yêu thương con người, đồng loại.
Sự thật đang bị bao kẻ xấu xa, bao thế lực đen tối phi pháp cố tình chà đạp, cố tình đổi trắng thay đen, bưng bít sự thật, bị đặt vu khống, hành xử bất chấp chính nghĩa nhằm tiêu diệt tinh thần dám đấu tranh phanh phui tố cáo sai phạm những kẻ xấu đó luôn đi ngược lại lợi ích của số đông nhân dân và những người chân chính biết tự trọng vì lẽ đó mà mẹ và bao người khác dù công khai hay âm thầm đều muốn vạch trần những xấu xa vi phạm hôm nay - ngăn chặn tội ác mai sau mong ước một xã hội công bằng văn minh tốt đẹp cho con cháu mình, khao khát một xã hội có tôn ty luật pháp, người tốt được bảo vệ và cái xấu, cái ác phải bị trừng trị, tiêu diệt. Chính vì những điều này mà mẹ thấy kiêu hãnh, tự hào.
Mẹ của các con cả quãng đời làm người chưa bao giờ làm gì đê tiện xấu xa, chưa bao giờ thỏa hiệp với cái ác cái xấu và giờ đây dù bị giam cầm oan khuất, nhưng không làm các con phải xấu hổ vì mẹ, không đi tù vì trộm cắp, cướp bóc, mẹ không đi tù vì bất cứ tội trạng hay hành vi phạm pháp luật đê tiện bỉ ổi như nhiều kẻ đúng ra phải đi tù và phải xấu hổ. Như vậy các con hãy yên lòng và ngảng cao đầu vì mẹ đã một thân một mình nuôi dạy ba chị em con, gây dựng chăm lo một gia đình không có người cha làm trụ cột mà không để các con phải thiếu đói, thất học, dù mẹ của các con không là quan chức hay ông nọ bà kia. Song các con đã nhìn thấy mẹ đã làm những gì để có được sự trân trọng của xã hội của những người hàng xóm láng giềng nơi đất khách quê người trong hơn 20 năm qua, tất cả những gì mẹ làm đều để lại sự tôn kính yêu quý của nhiều người, đó là nhân dân.
Mẹ thấy mãn nguyện về điều này và đấy cũng là tài sản vô giá mà mẹ muốn để dành cho các con như một chút phúc đức ở đời, theo qui luật nhân quả đấy cũng là tình yêu nguyện ước các con của mẹ thật sự phải làm người, phải có được tình yêu thương con người, đồng loại.
Mẹ sinh được ba chị em các con, đứa nào cũng là máu thịt của mẹ, cho dù nhiều khi mẹ rất đau buồn khi có đứa không nghe lời mẹ, hay có đứa không biết phân biệt đúng sai. Song giờ đây, các con đều đã lớn, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trước cuộc đời nên mẹ sẽ tôn trọng những lựa chọn, suy nghĩ của các con.
Càng tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận cuộc đời mẹ càng thấy mẹ đã làm đúng, làm đủ bổn phận của một người mẹ. Con đường và tương lai tiếp theo các con tự định đoạt và chịu trách nhiệm với chính mình. Mẹ chỉ hướng phần nào khi các con còn nhỏ dại trong vòng tay mẹ. Chúng ta cảnh mẹ góa con côi bao năm nay nên mẹ khao khát các con của mẹ sớm trưởng thành và phải biết đứng lên.
Riêng với bé Nhân, con trai út bé bỏng và đáng thương của mẹ, mẹ sinh ra con trong đau khổ mất mát. Cả cuộc đời mẹ luôn muốn bù đắp cho con, mẹ muốn con suy nghĩ thật kỹ những gì xảy ra với chúng ta kể từ khi con ra đời, con hãy suy nghĩ những gì mẹ từng dạy con, từng khao khát mong muốn con hãy nhìn nhận, phân tích mọi việc mẹ làm cho gia đình, cho các con, cho những người thân, cho cộng đồng xã hội mà con đã nhìn thấy và mẹ luôn tin tưởng vào con. Mẹ có một niềm tin kiêu hãnh khi mẹ sinh con ra vào cái ngày 26/4 đau thương của cuộc đời mẹ và đặt cho con cái tên TRUNG NHÂN. Con trai mẹ sẽ là một con người trung hiếu, một chàng trai chung chính con nhé. Mẹ tin và tự hào về con trai út của mẹ, con đừng làm mẹ thất vọng.
Cho mẹ gửi muôn lời yêu thương và nỗi nhớ tới những người thân yêu mà mẹ quý trọng, tôn kính. Mẹ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp tin yêu tới tất cả. Mẹ đã và sẽ sống xứng đáng với tình cảm của mọi người và không bao giờ để những đứa con mẹ sinh ra nuôi dưỡng đến trưởng thành qua bao khốn khó phải hổ thẹn. Danh dự của cuộc đời này mẹ để cho các con dù mẹ là "người tù" không bản án. Các con và bạn bè sẽ không xấu hổ khi mẹ không ở tù vì: lừa đảo - trộm cướp - giết người - tham ô - hủ hóa. Mẹ nhớ và yêu thương các con thật nhiều.
Càng tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận cuộc đời mẹ càng thấy mẹ đã làm đúng, làm đủ bổn phận của một người mẹ. Con đường và tương lai tiếp theo các con tự định đoạt và chịu trách nhiệm với chính mình. Mẹ chỉ hướng phần nào khi các con còn nhỏ dại trong vòng tay mẹ. Chúng ta cảnh mẹ góa con côi bao năm nay nên mẹ khao khát các con của mẹ sớm trưởng thành và phải biết đứng lên.
Riêng với bé Nhân, con trai út bé bỏng và đáng thương của mẹ, mẹ sinh ra con trong đau khổ mất mát. Cả cuộc đời mẹ luôn muốn bù đắp cho con, mẹ muốn con suy nghĩ thật kỹ những gì xảy ra với chúng ta kể từ khi con ra đời, con hãy suy nghĩ những gì mẹ từng dạy con, từng khao khát mong muốn con hãy nhìn nhận, phân tích mọi việc mẹ làm cho gia đình, cho các con, cho những người thân, cho cộng đồng xã hội mà con đã nhìn thấy và mẹ luôn tin tưởng vào con. Mẹ có một niềm tin kiêu hãnh khi mẹ sinh con ra vào cái ngày 26/4 đau thương của cuộc đời mẹ và đặt cho con cái tên TRUNG NHÂN. Con trai mẹ sẽ là một con người trung hiếu, một chàng trai chung chính con nhé. Mẹ tin và tự hào về con trai út của mẹ, con đừng làm mẹ thất vọng.
Cho mẹ gửi muôn lời yêu thương và nỗi nhớ tới những người thân yêu mà mẹ quý trọng, tôn kính. Mẹ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp tin yêu tới tất cả. Mẹ đã và sẽ sống xứng đáng với tình cảm của mọi người và không bao giờ để những đứa con mẹ sinh ra nuôi dưỡng đến trưởng thành qua bao khốn khó phải hổ thẹn. Danh dự của cuộc đời này mẹ để cho các con dù mẹ là "người tù" không bản án. Các con và bạn bè sẽ không xấu hổ khi mẹ không ở tù vì: lừa đảo - trộm cướp - giết người - tham ô - hủ hóa. Mẹ nhớ và yêu thương các con thật nhiều.
Mẹ Hằng
Kẻ thù muốn đốt ta thành tro bụi
Chế độ lấy ghế che mặt
Ngô Nhân Dụng
Nhìn cảnh một anh công an chìm nâng chiếc ghế lên che mặt khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải đưa máy lên chụp hình khiến người coi phải động lòng trắc ẩn. Nó chứng tỏ người công an này biết xấu hổ. Anh bạn trẻ này không muốn phơi bộ mặt cho mọi người biết mình là công an. Không muốn đi đâu cũng có người nhận ra mà hỏi: Anh chính là anh công an vẫn “canh cửa” nhà ông Ðỗ Nam Hải phải không, sao tôi thấy giống quá? Anh cũng không muốn đám con anh bị bạn bè trong trường dò hỏi: Bố mày làm công an hả? Hay vợ anh đi chợ bị người ta chỉ trỏ: Vợ công an đấy!
Hà Sĩ Phu có lần phân tích tình trạng nước ta bây giờ đầy tham nhũng, trấn lột, thấy một nguyên nhân là trong xã hội nhiều người không còn biết xấu hổ nữa. Cho nên khi một anh công an còn biết xấu hổ, chúng ta phải mừng. Và thương cảm. Phản ứng nhanh chóng cho thấy anh công an này biết xấu hổ thật! Các cụ nói: “Xấu hổ lấy rổ mà che, lấy nong mà đè, lấy đấu mà đong” (Trong Ca Dao Nhi Ðồng, do Doãn Quốc Sĩ sưu tầm). Ngồi trên lề đường giữa thành phố không kiếm ra cái rổ, anh công an của Ðỗ Nam Hải lấy ngay cái ghế mình ngồi đưa lên che mặt. Ghế là đồ dùng để ngồi lên, đem ghế che mặt là vạn bất đắc dĩ, cũng không khác gì lấy cái đũng quần mà che lên mặt. Mạnh Tử coi tính biết xấu hổ là một dấu hiệu của tính Thiện bẩm sinh trong mỗi người. Biết xấu hổ là một trong bốn đầu mối (Tứ Ðoan) của các đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Mạnh Tử viết: “Tu ố chi tâm, Nghĩa chi đoan dã.”
Khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Văn Tâm, trưởng phòng công an 35 thành phố trình bày mình bị một công an canh cửa tấn công, thì bị ông này hỏi: “Anh có chắc thằng đó là công an không?” Ông hỏi một câu con nít nghe cũng phải bật cười! Rõ ràng là ông trung tá này không thèm lấy cái gì che mặt hết. Buột miệng hỏi như vậy mà không tự thấy ngượng miệng. Nhưng cũng chẳng nên phê phán ông Nguyễn Văn Tâm. Ông ta phản ứng đúng với vai trò một trung tá công an. Khi thấy dân tố cáo bất cứ cái gì, phải chối ngay, phải lấp liếm, bịa đặt, bưng bít, bằng bất cứ cách nào, không bao giờ nhận lỗi. Nó cũng giống như phản ứng của ông Ðỗ Trung Thoại, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng khi bị nhà báo hỏi về vụ đem công an, bộ đội kéo theo côn đồ đến phá sập nhà ông Ðoàn Văn Vươn. Ông Thoại cũng nói xưng xưng: Nhân dân “bức xúc” đến phá đấy!
Những phản ứng nhanh chóng này cũng không phải vì các ông Tâm, ông Thoại sáng trí, nhanh miệng. Nó là do hệ thống đã đào luyện cho họ, tạo thành một phản xạ do điều kiện, như những con chó của Pavlov nghe tiếng chuông là chảy nước bọt. Hệ thống bảo phải bất chấp mọi thủ đoạn gian dối, vu cáo, ngụy tạo, che đậy, gian trá, không cần biết phải trái, chỉ cần bảo vệ quyền lợi của đảng. Gian dối không phải một tính xấu của một vài cá nhân mà là một thứ “Lỗi hệ thống”. Nó nằm trong cốt tủy các chế độ cộng sản, từ xưa đến nay vẫn vậy. Lại nhắc lời nhà văn Solzhenitsyn nói về chế độ độc tài cộng sản ở Nga: Một hệ thống đàn áp luôn luôn phải đi kèm với một hệ thống dối trá để bưng bít, che đậy những cái ác.
Phản ứng xạ nhấc ngay cái ghế che lên mặt cũng là do thói quen che đậy, bưng bít mà các cán bộ học được trong hệ thống đó. Ông Ðỗ Trung Thoại đưa “Nhân dân” ra làm cái ghế che mặt ngay lập tức. Bởi vì ông đã được đào tạo như thế từ trong lò của hệ thống. Không riêng gì anh công an gác cửa nhà kỹ sư Ðỗ Nam Hải, mà tất cả các cán bộ đảng viên cộng sản chân chính đều phải thấm nhuần chủ nghĩa lấy ghế che mặt.
Như trong vụ cướp đất của gia đình Ðoàn Văn Vươn chẳng hạn. Một bản kiến nghị do Luật Sư Phạm Vũ Hải đã vạch ra là anh em ông Ðoàn Văn Vươn là nạn nhân của một trình tự vi phạm pháp luật “có hệ thống”. Hơn nữa, còn sự “toa rập” của cả hệ thống tòa án từ huyện lên tỉnh. Ðây là một vụ ăn cướp có hệ thống, do hệ thống sinh đẻ ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cố làm dịu nỗi phẫn uất nổi lên khắp nước Việt Nam bằng lời thú nhận là nhà nước sai lầm từ đầu đến cuối. Cho phép ông Ðoàn Văn Vươn dùng một phần đất đã sai luật. Ra lệnh lấy lại đất lại còn sai hơn. Ðem lính tráng, con đồ, súng ống đến cướp đất, phá nhà càng sai hơn nữa.
Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng biết đem ngay một cái ghế đưa lên che mặt. Cái ghế này là việc đổ tội cho đám quan chức cấp dưới ở Hải Phòng. Gọi là cái ghế không ngoa. Ông Dũng ngồi trên cái ghế thủ tướng là vì ông đang làm đại biểu Quốc Hội. Ông được bầu vào Quốc Hội là nhờ đám quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng “cơ cấu” cho các lá phiếu. Ông dùng họ như một phương tiện để leo lên ngồi ghế thủ tướng. Chính đám này là những cái chân trong cái ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Trước cuộc tấn công của dư luận cả nước vì vụ Ðoàn Văn Vươn, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa cái ghế đó lên che mặt.
Nhưng cái ghế đó lủng. Nó thủng lỗ chỗ, những lỗ thủng rất to. Nó không che đậy được cái mặt của mạng lưới lạm dụng quyền hành chia chác quyền lợi riêng tư giữa đám tham quan, từ xã, từ huyện lên thành phố, lên đến trung ương! Cái ghế lủng đó càng bất lực không che đậy được cả chủ trương không cho phép nông dân làm chủ ruộng đất của họ. Nó không che đậy được một hệ thống gian trá tham tàn đang lợi dụng mồ hôi nước mắt của dân Việt Nam để làm giầu.
Cuộc họp báo “trấn an” của Nguyễn Tấn Dũng không che đậy được cái mặt thật của chế độ, mà còn kéo dài thêm tình trạng bất an. Bởi vì nó “đánh bùn sang ao,” như nhiều người mô tả. Nó không giải quyết những oan ức của các nạn nhân là gia đình Ðoàn Văn Vươn. Nó không xác định những kẻ gây ra tội lỗi phải chịu trách nhiệm gì. Bọn họ chỉ cần kiểm điểm trong nội bộ với nhau! Những lệnh thu hồi đất bị thù hồi vì sai luật, nhưng những mảnh đất do gia đình Ðoàn Văn Vươn khai khẩn vẫn có thể bị mất bất cứ lúc nào. Gia đình đó vẫn không được coi là chủ đất. Chỉ có nhà nước làm chủ. Họ chỉ cần sửa lại mấy quyết định cũ, làm sao cho nó đúng luật hơn là gia đình Ðoàn Văn Vươn lại có thể mất hết. Cũng như hàng triệu nông dân Việt Nam khác. Không những thế, Ðoàn Văn Vươn còn có thể đi tù nữa! Tất cả chứng tỏ vụ án lịch sử Ðoàn Văn Vươn sẽ còn kéo dài chưa biết bao giờ xong. Cái ghế mà ông Nguyễn Tấn Dũng đưa lên che mặt không chỉ bị lủng không thôi. Nó đang rách nát cả rồi.
Chính miệng ông thủ tướng còn vu oan giá họa cho gia đình Ðoàn Văn Vươn tội “giết người”. Không có ai bị giết làm sao có tội giết người? Súng hoa cải bắn ra vì phẫn uất trước những hành động phi pháp, làm sao súng đó giết được người? Sáu trăm nhà trí thức lên tiếng yêu cầu phải xóa bỏ tội danh “giết người” của ông Ðoàn Văn Vươn. Mấy trăm nông dân nạn nhân bị cường hào cướp đất đã kéo đến thăm nơi gia đình Ðoàn Văn Vươn ở, họ đến từ những tỉnh Hà Ðông, Hưng Yên. Bao giờ thì những nạn nhân cướp đất này kéo nhau về Hà Nội, đem theo hình ảnh ông Ðoàn Văn Vươn đi biểu tình? Bao giờ nông dân Việt Nam đứng lên đòi phải xóa bỏ chế độ cướp đất của nông dân mà đảng Cộng Sản đã bắt đầu từ khi thi hành chính sách tập thể hóa nông nghiệp của Stalin và cải cách ruộng đất của Mao Trạch Ðông? Không cái ghế nào đưa lên che được bộ mặt đó.
.
.
=> Điếu Cày vẫn mất tích, cả nhà nước cũng mất tăm
Đã 16 tháng nay, anh Nguyễn Văn Hải biệt danh Điếu Cày biệt tăm biệt tích. Anh là một thanh niên trí thức yêu nước, một nhân vật đối kháng ôn hòa nổi bật, một tay phản biện cừ khôi. Trước hết anh là một nhà báo năng động, chủ trương Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,
- Vụ Tiên Lãng - sự bùng nổ của mâu thuẫn
- Phê bình và tự phê bình – cần nhưng không đủ
- Tiên Lãng - Giơ cao đánh khẽ?
- ĐThẳng tay đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo
- HRW: nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ
- “Quần chúng tự phát” – Hình thức đàn áp mới?
Ông bà người Việt Nam, ngày xưa không có bằng giáo sư, tiến sĩ, thậm chí có người còn không biết chữ. Chỉ lấy Đạo làm người để dạy dỗ con cháu “Trai thời tứ hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh, làm câu trau mình” hay Tiên học lễ – Hậu học văn. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Continue reading