Nguyễn sinh Hùng: "Thưa Tập đại nhân. Con lãnh nhiệm vụ sang đây để trình lên ngài "danh sách nhân sự dự kiến bầu vào ban lãnh đạo mới", trong đó có con. Con xin cắn rơm cắn cỏ xin ngài ban ân cho con được làm tổng bí thư khóa tới ạ. Con xin hứa sẽ thực hiện mọi ý muốn của thiên triều, sẵn sàng dâng thêm biển, đảo, lãnh thổ để thiên triều tùy nghi sử dụng ạ. Còn nữa, việc đầu tiên con làm là sẽ tuyên bố 'yêu cầu Mỹ hãy tránh xa các đảo nổi mà TQ vừa xây dựng' ạ".
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và cô vợ trẻ Lê Thị Mai Hương (sinh năm 1968, nhỏ hơn ông Hùng gần 2 giáp) từ cô gái bán bia ôm "bỗng nhiên" được trở thành Đảng viên, cán bộ Phòng Tổ chức Cán bộ, Bộ TT&TT
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chuẩn bị gì trước kỳ họp Quốc Hội
Trong những ngày cuối tháng 09 và đầu tháng 10, có nhiều sự kiện quan trọng được giới truyền thông đăng tải, khiến dư luận quan tâm. Trong đó có thông tin trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đã đánh giá tình hình kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng đạt tới 5,8%; cả năm có thể đạt 5,9% và triển vọng năm 2015 đạt 6,1%. Có 13/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2014 do Quốc Hội nêu ra đã đạt được, chỉ số CPI ở mức 5%, thu ngân sách vượt 9%, xuất siêu trên 2,5 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ tăng ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể.
Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội của Việt Nam theo xu hướng tích cực. Việt Nam vẫn là nước hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên Chính phủ cũng chỉ rõ những tồn tại, yếu kém trong những lĩnh vực cụ thể và nêu hướng khắc phục từ nay đến cuối năm. Dư luận rất phấn khởi với đánh giá đó.
Nhưng cũng chỉ sao hơn 10 ngày (08/10/2014), Ủy ban thường vụ Quốc hội và ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội; sau khi nghe Uỷ ban Tài chính Ngân sách và Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo; đã có những đánh giá rất tiêu cực về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta; nhất là đánh giá kết luận của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gây hoang mang trong dư luận, không biết tin vào đâu. Vẫn biết trong hệ thống chính trị nước ta, có những số liệu hoặc có những kết luận chưa thống nhất được với nhau, đó là chuyện thường xảy ra. Nhưng đây là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ (ông Thủ tướng) và ông Chủ tịch Quốc hội lại đưa ra thông tin trái ngược nhau là chuyện không bình thường.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ngày nay: “Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”
Không bình thường ở chỗ lời phát biểu của ông Sinh Hùng phủ định hoàn toàn kết quả kinh tế - xã hội 9 tháng. Báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ là 2 tờ báo “cánh tay phải của Đảng” đã đưa tin khá cụ thể lời của ông Nguyễn Sinh Hùng. Tuy vậy, vẫn cần phải nêu lại để mọi người suy gẫm. Ông nói:
“Phải cân bằng thu – chi. Thu lấy mà chi, chứ bây giờ cứ phát hành trái phiếu lu bù, vay lu bù để chi thì chết thôi”.
“Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết, chi đầu tư các đồng chí hãm lại, rồi cứ vay nợ ào ào. Như vậy thì làm sao phát triển được đất nước, rồi trả nợ không được thì sụp đổ”.
“Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”.
Ông cũng phê bình báo cáo của chính phủ lời văn quá cứng nhắc khi đề xuất không tăng lương trong năm 2015, không bố trí được nguồn vốn giải quyết an sinh xã hội. Ông nhắc nhở chính phủ phải điều chỉnh lại cơ cấu chi: “Các đồng chí tính thế nào thì tính, phải đảm bảo 50% chi thường xuyên, 30% chi đầu tư, 20% trả nợ trong tổng chi ngân sách”.
Ông cũng phê bình gay gắt các bộ trưởng, ông nói: “Hiện nay nhiều lãnh đạo bộ ngành ngồi thụ động, chờ có bao nhiêu tiền để chi. Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết”. Ông còn nói nhiều về sự yếu kém trong điều hành về tài chính, tiền tệ; để tỷ lệ nợ công quá cao. Ông nói: “Tôi thấy xấu lắm rồi. Trước đây chúng ta vay hạn 10, 15, 20 năm. Bây giờ các đồng chí phát hành trái phiếu chỉ có 2, 3 năm và thậm chí chỉ 1 năm. Vậy cái việc trả nợ đè lên đầu lên cổ làm sao mà sống được …”
.
Trong bài viết này, tôi không đi sâu vào phân tích đúng sai giữa thông tin của Chính phủ với những thông tin của Uỷ ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội và phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Vì cá nhân tôi không đủ thông tin và không đủ tầm để nêu vấn đề đó. Với tư cách là cán bộ đã lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhiều năm thì đây là lần đầu tiên có chuyện người đứng đầu Quốc hội lại công khai phản bác đánh giá của Chính phủ với lời lẽ nặng nề như vậy. Tôi có cảm tưởng ông Nguyễn Sinh Hùng đang đứng ngoài hệ thống chính trị của nước ta, ông là người có quyền lực nhất của nước này. Bản thân tôi thấy có cái gì đó thật khác lạ.
Câu chuyện này tôi có trao đổi với một số anh em có trách nhiệm trong Chính phủ và cả những anh đã nghỉ công tác rồi. Chúng tôi đều thống nhất đưa ra những nhận xét, đánh giá rất tiêu cực về ông Nguyễn Sinh Hùng, vì ông cũng mới từ Chính phủ mà ra. Có thể những đánh giá của chúng tôi sau đây khiến ông Nguyễn Sinh Hùng bực tức, nhưng sự thật nó vẫn là sự thật.
1) Một là: những phát biểu của ông trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua là có chủ đích nhằm tấn công Chính phủ và ông Thủ tướng. Ngay sau khi ông phát biểu, 2 tờ báo của Đoàn thể là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đăng tin ngay, tường thuật đầy đủ chi tiết nội dung để chuyển tải đến toàn xã hội.
Vậy tại sao ông lại tấn công Thủ tướng và Chính phủ mạnh mẽ như vậy? Qua tìm hiểu tình hình từ những người thân của ông thì được biết – ông đang tích cực vận động để được tái cử ở Đại hội XII sắp tới. Ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư, đã cho biết ông Sinh Hùng đã đặt vấn đề với ông về việc ủng hộ tái cử làm Thủ tướng hoặc Tổng bí thư. Số người thân cận ông như Hoàng Văn Chánh, Hà Văn Thắm hay em ruột là bà Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG) cũng đã úp mở tiết lộ vấn đề này. Trong các cuộc nói chuyện với số người thân cận gần đây, ông đã phê phán thẳng thừng việc điều hành của Thủ tướng và các bộ. Ông cho các đệ tử biết đã nhiều lần ông trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những tin xấu về tình hình kinh tế - xã hội. Ông cũng nói với các đệ tử rằng trong số các uỷ viên Bộ Chính Trị hiện nay, thì không ai hơn được ông, chỉ có ông mới cứu vớt được tình hình kinh tế nước ta hiện nay.
Ông tin rằng, nếu hạ uy tín của Chính phủ và cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào lúc này thì sẽ rất có lợi cho ông. Những lời phát biểu của ông chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của dư luận. Việc bố trí Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vào lúc này cũng là có sự tính toán của ông. Ông đã cử những Chủ nhiệm Uỷ ban như Nguyễn Văn Giàu (một người đã gây nhiều hậu quả cho hệ thống ngân hàng) đi kiểm tra và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, lại được sự bổ sung tình hình của các trưởng ban của Quốc hội như Phùng Quốc Hiển, Trương Thị Mai và của phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân …làm tựa đề cho lời phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội. Tất cả tình hình đó sẽ được đưa tới kỳ họp Quốc hội sắp tới để ông điều hành “đấu tố” Thủ tướng, các Bộ trưởng dưới hình thức chất vấn của các đại biểu Quốc hội, nhằm hạ uy tín của Thủ tướng và các thành viên chính phủ. Dự kiến của ông sẽ là tấn công Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an (BCA). Ông cho rằng những người này “thân với Thủ tướng”.
Ngoài mục đích trên, những phát biểu của ông Sinh Hùng còn để trả thù việc Thủ tướng và Bộ trưởng BCA đã kiên quyết bắt giam đệ tử của ông là Trần Trọng Phúc, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt về tội tham ô. Anh này là một trong những đệ tử “tay hòm chìa khoá”, chuyên đi thâu tóm các ngân hàng cho gia đình ông. Trước lúc ông Phúc bị bắt, ông Sinh Hùng đã can thiệp rất quyết liệt nhưng không thành, nên ông rất uất hận và sinh ra hằn thù.
Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt (BVH) Trần Trọng Phúc bị khởi tố ngay trước thềm đại hội cổ đông (21/4/2014)
2) Có người nói nói ông Sinh Hùng gần đây mới thay tính đổi nết. Nhưng những ai đã cùng thời làm việc với ông Sinh Hùng thì không coi như vậy. Cuộc đời ông từ nhỏ đến lớn không biết khói lửa chiến tranh là gì. Ông học trong nước và sống ở Tây nhiều năm. Khi về nước là anh viên chức ngành tài chánh, sống buông thả, suốt ngày chơi bi-a, nhất là lúc vợ trước của ông (bà Võ Thị Minh Châu, hơn ông Hùng 1 tuổi, công tác tại Bộ Nông nghiệp) theo trai trong thời gian ông đi Tây. Ông thường được đàn em dẫn dắt tới các điểm bia ôm, mát-xa, gái gú. Cho tới khi lấy cô vợ hai bán bia, ông vẫn chưa bỏ được tật ấy.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và cô vợ trẻ Lê Thị Mai Hương (sinh năm 1968, nhỏ hơn ông Hùng gần 2 giáp) từ cô gái bán bia ôm "bỗng nhiên" được trở thành Đảng viên, cán bộ Phòng Tổ chức Cán bộ, Bộ TT&TT
Ông ta sống cuộc sống ích kỷ, chỉ biết mình. Ai đã công tác ở Chính phủ đều rất coi thường, và tuy công tác với nhau nhiều năm, nhưng không ai coi Sinh Hùng là bạn. Vì những tật xấu của ông ta thuộc về bản chất.
Nhờ truyền thống cách mạng của dòng họ Nguyễn Sinh nên ông Sinh Hùng được quan tâm cất nhắc, đề bạt nhanh chóng kể từ khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài Chính đến chức Phó Thủ tướng, UVBCT. Đó là những năm tháng Sinh Hùng đã thể hiện được tính chất tham tiền, tham chức nhất. Nét nổi trội trong tính cách của Sinh Hùng là dùng quyền hành, chức vụ cao để nắm giữ hệ thống tài chánh. Ông ta thâu tóm những dự án quan trọng như đầu tư về cầu đường, thuỷ điện, đất đai nội thành, dầu khí, bia rượu và ngân hàng. Những việc khuất tất ông làm đã được tất cả các báo mạng tung tin ra cuối năm 2013.
Trong đó có các vụ ông dính sâu vào tiêu cực như vụ Hà Văn Thắm – Chủ tịch ngân hàng Đại Dương thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, hoặc Hoàng Văn Chánh (Chánh buôn Vua) đều là sự thật. Rõ nhất là việc ai đó đã ghi âm được cả bằng chứng ông Sinh Hùng chỉ đạo Hà Văn Thắm thôn tính Ngân hàng Bảo Việt và đòi trừng trị Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh khi ông này ra lệnh kiểm tra về Thắm; là bằng chứng ông đứng sau nhóm tội phạm. Mọi lợi ích của nhóm này đều chảy về túi Nguyễn Hồng Phương - em gái ruột của ông Sinh Hùng, Chủ tịch tập đoàn SSG- nắm giữ; trong đó có gần 40 công ty con hoạt động khắp cả nước. Nhờ vậy mà ông Sinh Hùng nắm rất chắc tình hình kinh tế - xã hội, trong đó có việc em gái ông và các đệ tử của ông thao túng các Ngân hàng, rồi ông lại lấy đó để phê phán Chỉnh phủ, phê phán Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Tài Chính là quản lý Ngân hàng kém.
Ông Nguyễn Sinh Hùng và em gái Chủ tịch SSG Nguyễn Hồng Phương
3) Khi đã có tiền rồi, ông và các đệ tử lại tính đến việc ngồi ghế quyền lực lâu dài, nhất là khi ông thoát không bị “sờ đến” trong vụ Vinashin. Trong bối cảnh ông Nguyễn Tấn Dũng bị quy về trách nhiệm chính trị, có nguy cơ bị nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang cho án kỷ luật, Nguyễn Sinh Hùng tin rằng ông Dũng sẽ bị truất quyền Thủ tướng. Trong trường hợp đó, ông tính toán người thay thế chỉ có thể là ông. Vì vậy, ông Sinh Hùng đã tích cực vận động ông Trọng, ông Phiêu ủng hộ. Ông Phiêu đã viết thư khuyên ông Dũng hãy chủ động xin từ chức, nhưng điều đó đã không xảy ra. Vì ý đồ của ông bị lộ và vấp phải sự phản ứng của ông Trương Tấn Sang, khi đó cũng muốn thay Thủ tướng.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và ông Lê Khả Phiêu
Ý đồ tiếp tục ngồi lại ghế quyền lực khoá tới vẫn rất sôi động trong con người ông Sinh Hùng. Từ ngày ngồi ghế Chủ tịch Quốc Hội, ông ta tìm mọi cách để củng cố quyền lợi cho mình. Ông đã thành công trong việc biến Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội thành một cấp quyền lực mới; bắt các Bộ, Ngành báo cáo tình hình để phán quyết còn mạnh hơn Bộ Chính Trị. Mọi hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội là nhằm kiểm soát hoạt động của Chính phủ. Đặc biệt, ông dùng quyền điều khiển các kỳ họp Quốc Hội để chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ với giọng rất hách dịch. Ông cũng luôn khẳng định: Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên mới đây, trong đại hội Mặt trận Tổ quốc, ông đã ép Ban Tổ chức Hội nghị phải giới thiệu ông trước ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Những đánh giá, kết luận của ông trong các phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội được Tuổi Trẻ, Thanh Niên tung hô kịp thời; và ông tin rằng ông đang được dư luận ủng hộ. Trong đó, phải kể đến kết luận phiên họp của Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng trong Chính phủ năm 2013. Khi Thủ tướng có được trên 70%, một số Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng được phiếu tín nhiệm thấp hơn nữa, thì ông đã kết luận rằng “kết quả của lấy phiếu tín nhiệm Chính phủ là phản ánh đúng tình hình Kinh tế - Xã hội, là hợp với lòng Dân, ý Đảng”. Nhưng mỉa mai thay, chỉ vài ngày sau đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm này bị dư luận lên án vì những người quần quật làm việc thì phiếu thấp; người chỉ nói nhiều, làm ít như 1 vị ĐB Quốc Hội nào đó thì phiếu tín nhiệm lại cao. Sau đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải tạm hoãn việc lấy phiếu tín nhiệm để rút kinh nghiệm.
Vì vậy, ta cần xem phát biểu của ông Sinh Hùng ở Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng vừa qua, trong đó phê phán Chính phủ, gần như phủ định hết thành quả, có phải là hành động dọn đường cho ông ở kỳ họp Quốc Hội thứ 8 diễn ra vào 20/10 này không? Chờ xem Chính phủ sẽ chịu trảm thế nào ?
4) Ai đã từng tham gia TW, và là thành viên của Chính phủ đều biết quá rõ số phận của ông Sinh Hùng trước Đại Hội XI thế nào. Có thể nói bản thân ông Sinh Hùng không nghĩ có thể còn được tái cử TW nữa hay không, khốn chi lại được vào Bộ Chính Trị rồi được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội. Trong khi ghế đó là của Phạm Quang Nghị theo dự kiến.
Bởi vì ai cũng biết Nguyễn Sinh Hùng đã dính nặng vào việc làm chìm đắm Vinashin. Theo ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Kiểm tra Đảng và ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng BCA lúc đó, đã cho rằng ông Nguyễn Sinh Hùng là người phải chịu trách nhiệm chính làm thất thoát tiền của Nhà nước và phải truy cứu trách nhiệm hình sự, lúc đó ông làm Bộ trưởng Tài chính. Theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải thì số tiền Nhà nước vay của nước ngoài 650 triệu USD phải được đưa vào 1 Ngân hàng để quản lý. Nhưng ông Sinh Hùng đã không chấp hành. Ông đã chuyển thẳng số tiền đó cho Công ty Tài chính của Vinashin. Từ đó, Phạm Thanh Bình – Tổng giám đốc của Vinashin- mới có điều kiện tung hoành tự tác.
Theo ông Nguyễn Văn Chi thì Uỷ ban Kiểm tra có nêu những vi phạm của ông Sinh Hùng ra Bộ Chính Trị và yêu cầu phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng ông Sinh Hùng đã thoát được là nhờ khi đó ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận hết trách nhiệm về mình, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Trong nhiều cuộc họp của Ban cán sự Chính phủ, ông Tấn Dũng đã bảo vệ ông Sinh Hùng khỏi bị kỷ luật.
Nguyễn Sinh Hùng ngày trước (Trong vai trò Trưởng ban Tái cơ cấu Vinashin): “Từ năm 2014, Vinashin có lãi”
Sự việc ông Sinh Hùng không bị kỷ luật vụ Vinashin, được biết ông Nguyễn Văn Chi tuy đã nghĩ hưu rồi mà vẫn ấm ức. Các thành viên Chính phủ ai cũng biết rất rõ điều này, chỉ riêng ông Sinh Hùng mới “không biết” nên ông đã phản lại Chính phủ theo cách mà người đời vẫn gọi là “kẻ ăn cháo đá bát”.
Thật không may cho nước nhà có một vị đứng đầu Quốc Hội tồi tệ như thế.
Với những gì ông tích luỹ được khi làm Phó Thủ tướng trong Chính phủ; ông Sinh Hùng đã triệt để sử dụng để tấn công hòng làm mất uy tín của Chính phủ, của Thủ tướng, để đề cao vai trò cá nhân và quyền uy của mình. Nhưng ông đã tính nhầm, tất cả những ai đã công tác ở Chính phủ đều biết rất rõ về con người háo danh, tham lam và suy đồi của ông. Ông chính là con chuột đang gặm nhấm, phá hoại kinh tế đất nước, nhưng khổ thay, ông đã chui được vào một bình hoa quý mà người đang chủ trì việc đánh chuột lại sợ “vỡ bình hoa”, sự nghiệp phòng chống tham nhũng sẽ đi về đâu? Số phận dân đen sẽ đi về đâu? Dù hiện nay, ông đang phát biểu rất mạnh, hạ bệ vai trò của cả bộ máy và tự đánh bóng mình để dư luận thấy ông là người có năng lực điều hành đất nước. Nhưng hãy nhìn vào năng lực của ông từ xưa đến giờ sẽ rõ, dù ông có nói hay đến mấy thì Nhân dân cũng khó có thể thay đổi cách nhìn về ông. Ông chỉ có tài lừa dối tổ chức Đảng, chứ không lừa dối được dư luận. Hãy chờ xem ông sẽ bày trò gì ở Quốc hội kỳ này và kết quả tín nhiệm dành cho ông ra sao!
Viết theo ghi chép cuộc nói chuyện với một đồng chí Nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP (Xin được phép dấu tên)
Chân Dung Quyền Lực
Chân Dung Quyền Lực
Chân dung Hoàng Văn Chánh – Đại ca “xã hội đen” cố vấn của CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
nguồn => https://vnexodus.wordpress.com
Châu Hiển Lý, bộ đội tập kết 1954
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp vô sản âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la. XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại. Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ: "Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa! Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!" Nguyễn Hộ người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: "Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN. Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục” (nguồn: Wikipedia) Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: "Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại" (Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước) Trung Tướng Trần Độ, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết: "Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…” (Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn) Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc. Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được". (nguồn: Wikipedia) Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: "Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm". Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước... Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”. Nguyễn Khải, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS: - Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo. (tu-tuong va loi-song cua nguoi Viet do tu Chanh Quyen ma ra)... (1 nguoi co personality & characteristic... Same thing for a government or a country... EACH HAS IT'S VALUE.) Nguyễn Văn Trấn, Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974): "Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết". Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói: “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú. Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”. Và còn nhiều trăn trở của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín,Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kimngười anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ ThầnDương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió … Nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS. Họ là “trí thức” chứ không là bần nông khố rách ít học. Họ đã được cộng sản Hà nội trả công khuyển mã của họ cái gì? Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan trong những tạp chí “Đối Diện”, “Thức Tỉnh”. Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trời trong Nam). Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn. Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá… Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao? Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi. Chủ Tịch Quốc Hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước. Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS. Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!) Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”. Những tay “trí thức” của MTGPMN anh hùng làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nguyễn Hữu Thọ, “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho…” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “bác” rồi. Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội. Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”. Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái "hàm" "phó" và "thứ" đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị - nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng. Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm. Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng. Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình). Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng. Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?)Châu Tâm Luân [2], bà (?) Ngô Bá Thành [3], ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Ngọc Liễng… bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phát chóng mặt… các tên cố đạo Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính cá nhân của mình lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh” (!) Phụ Chú: [1] Nguyễn Văn Trấn là Bảy Trấn (không phải ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel” (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN). Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản. Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam. Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ...) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết. [2] Châu Tâm Luân người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa Kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp tiến sĩ Kinh Tế (Đại Học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh Tế Nông Thôn” và “Quản Trị Nông Trại” tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN) Sài Gòn (và cũng dậy môn Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh). Ông Luân đã có lần giữ chức vụ “giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao Đẳng Canh Nông, Cao Đẳng Thủy Lâm và Cao Đẳng Thú Y Sài Gòn) một thời gian ngắn (vào giai đọan mà các chính trị gia mới trổ mã dậy thì Hùynh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất). Trong các lớp Kinh Tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên là “xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của việt gian HCM)” mà không hề bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH hỏi thăm (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” vì thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường phóng vấn (đài CBS, NBC, ABC…) Vào những ngày cuối cùng của VNCH, xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc… Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi). Sau đó Châu Tâm Luân vượt biên định cư ở ngọai quốc (ở Thụy sĩ?) Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” này!) [3] Bà (?) Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô bá Thành là tên chồng của bà). Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dậy học trường Cao Đẳng Canh Nông Sài Gòn. Kể ra chính phủ VNCH dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dậy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra… Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại Đại Học Columbia (New York) Hoa Kỳ. Ở Sài Gòn, bà Ngô bá láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt. Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu Quốc Hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8). Đến khóa 9 thì bị gạt ra. Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử một cách dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả? (nên biết, CS chỉ chờ bà này tuyệt thực là tụi nó “cúp” nước luôn thì có mà uống nước tè!)
No comments:
Post a Comment