Monday, May 10, 2010

Tăng cường bảo vệ Trường Sa: Việt Nam mua hỏa tiễn của Israel

Bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản


SINGAPORE (TH) - Với tầm nhìn vào nhu cầu tăng cường khả năng phòng thủ khu vực quần đảo Trường sa, Việt Nam đang trong giai đoạn thương thuyết chót để mua của Israel một hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn (Short-Range Ballistic Missile System),
theo bản tin của ký giả chuyên về tin tức quốc phòng Robert Karniol viết trên báo The Straits Times ở Singapore hôm Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010.

Hỏa tiền tầm ngắn gọi tắt là Extra của Israel chế tạo mà Việt Nam đang điều đình để mua phòng thủ biển đảo. (Hình: IAI)

Hỏa tiễn tầm ngắn SRBM đang được hai bên thương thuyết do Kỹ Nghệ Quốc Phòng Israel phối hợp với công ty MLM Systems thuộc công ty Israel Aircraft Industries (IAI) hợp tác chế tạo, từng được đem trình diễn trong cuộc triển lãm máy bay ở Paris năm 2005.
Hệ thống SRBM nói trên còn được gọi rõ hơn là đạn pháo tầm hoạt động nới rộng (Extended Range Artillery Munition) hay gọi tắt là EXTRA, có tầm hoạt động hơn 150 km và mang đầu đạn nặng 125 kg, công ty IAI công bố chi tiết này trên website của họ và cho biết khả năng trệch mục tiêu của nó chỉ trong vòng bán kính 10 mét. Một trái đạn đại bác tầm trung 155 ly được coi là có độ chính xác cao có độ sai lệch mục tiêu từ 200m đến 300m ở mục tiêu tác xạ trung bình.
“Hỏa tiễn Extra có thể được phóng đi từ nhiều bệ phóng (platforms) khác nhau và có thể được xếp đặt 4 hỏa tiễn trong một dàn nếu là giàn phóng đặt trên mặt đất. Nó có thể được thiết trí trên xe tải hoặc ở một vị trí cố định nào đó.” IAI cho hay.
Hải Quân Việt Nam đang muốn có một hệ thống đặt ở vị trí cố định có thể nhắm đến các mục tiêu là tàu chiến di chuyển đến gần. Ðiều này cần thiết cho nhu cầu tối tân hóa khả năng tác chiến pháo binh vào lúc đang có những chuyển biến xấu thêm trong vấn đề tranh chấp biển Ðông.
Một số cải tiến của kỹ thuật nghiên cứu quân sự ở Singapore đem một đạn đại bác 155 ly từ tầm xa 19 km lên 30km đến 40 km. Nhưng Extra là một khả năng ở một mức vượt trội so với đại bác.
Giá bán một hệ thống Extra cho Việt Nam là bao nhiêu chưa ai biết nhưng khả năng tiêu diệt của nó lớn hơn hệ thống hỏa tiễn Himars do Mỹ chế tạo (High Mobility Artillery Rocket System) mà Singapore đang sở hữu. Ðầu đạn của Extra nặng 125 kg trong khi đầu đạn của Himars nặng 90 kg nếu đó là kiểu đạn tối tân nhất M31.
Theo tác giả bài viết, việc Việt Nam đề nghị mua hệ thống Extra rất đáng kể để tăng cường khả năng phòng thủ cho lực lượng Hải Quân 27,000 người mà nhiệm vụ phải bảo vệ những hải đảo ở xa. Sự mua sắm này cộng với việc đặt mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, 12 khu trục đa năng Sukhoi SU 30 MK2 từ Nga hồi cuối năm ngoái và mới đây mua của Canada 6 chiếc thủy phi cơ (Otter DHC-6 series 600) để tuần tiễu biển, giúp hiện đại hóa, tăng cường khả năng quốc phòng cho Việt Nam.
Hơn 10 năm nay, chưa có cuộc chạm súng nào liên quan đến chủ quyền biển đảo trên biển Ðông, nhưng những cuộc tập trận qui mô, lớn lao của Trung Quốc ở khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm ngoái đến nay, báo động cho dư luận biết, Trung Quốc đang vươn sức mạnh quân sự xa hơn ra các vùng biển.
Khi tuyên bố một vùng biển Ðông rộng lớn hình lưỡi bò chiếm đến 80% và các nước có biển tiếp giáp chỉ còn một rẻo sát bờ rồi biểu diễn sức mạnh quân sự đe dọa các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Bắc Kinh không che giấu tham vọng bá quyền bành trướng được với ai.
Hồi tháng 4, Trung Quốc đưa hạm đội Bắc Hải đóng căn cứ ở Thanh Ðảo tỉnh Sơn Ðông xuống phối hợp tập trận với hạm đội Nam Hải đóng ở Tam Á (đảo Hải Nam) ở khu vực quần đảo Trường Sa. Lần đầu tiên, có một cuộc trập trận của Trung Quốc qui tụ những chiến hạm, tàu ngầm tối tân nhất của hai hạm đội như một sự biểu dương sức mạnh với Việt Nam và các nước khu vực đang tranh chấp chủ quyền quần đảo này. Bộ chỉ huy của cuộc tập trận đặt ở đảo Fiery Cross Reef mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam năm 1988, (Trong trận này, Hải Quân Việt Nam mất 3 tàu và hơn 70 lính thiệt mạng). Ðảo Fiery Cross Reef nay là một căn cứ được trang bị cả hệ thống phá sóng radar.
Cùng với hai hạm đội, Trung Quốc còn đưa nhiều phi đội của các căn cứ khác nhau trên lục địa ra tập tấn công trên biển Ðông gồm nhiều trách nhiệm tác chiến và thử nghiệm từ khả năng vượt hàng rào radar, tác chiến đêm, tiếp nhiên liệu trên không, phá sóng radar địch v.v...
Trung Quốc loan báo luân phiên đưa các tàu tuần kiểm soát đánh cá trên biển Ðông nói rằng để bảo vệ ngư dân của họ nhưng thật sự là để cấm ngư dân Việt Nam và các nước khác đánh cá trong các vùng biển tranh chấp và cũng là coi quần đảo Trường Sa là của họ.
Mới đây, ngay khi Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng tới Thượng Hải gặp Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào, thì Bắc Kinh loan báo lệnh cấm đánh cá trên biển Ðông từ giữa tháng 6 đến 1 tháng 8, 2010 cũng như năm ngoái. Bản tin chính thức TTXVN ngày 30 thấng 4, 2010 viết, “Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc hai bên đã hoàn thành phân định Vịnh Bắc Bộ và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước và nhất trí cho rằng hai bên cần tiếp tục kiên trì đàm phán trên tinh thần láng giềng hữu nghị, cùng quan tâm đến lợi ích của nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua đối thoại và hợp tác, nỗ lực tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề liên quan đến Biển Ðông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.”
Chỉ ít ngày trước khi Nguyễn Tấn Dũng tới Thượng Hải, tàu tuần Trung Quốc lại bắt một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động ở khu vực Hoàng Sa và đòi tiền chuộc 70,000 nhân dân tệ. Thời gian hơn một tháng trước đó, đã bắt 2 tàu kéo về đảo Phú Lâm rồi chỉ trả một tàu và ngư dân, còn tịch thu một tàu và toàn thể ngư cự, trang bị hải hành của hai tàu.
Trong khi đó, báo chí trong nước cho hay từ cuối năm ngoái đến nay, hàng đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đã vào sâu trong hải phận Việt Nam đánh cá mà chỉ bị “nhắc nhở” mà không bị bắt giữ hay phạt vạ.

.
.


Subject: Chiến dịch đổi tên Biển của NTHF phát động lúc 4:00pm 10/5/2010

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 10 tháng 5 năm 2010

V/v: Ký tên kiến nghị yêu cầu đổi tên "Biển Nam Trung Hoa" (South China Sea) thành "Biển Đông Nam Á" (Southeast Asia Sea)


Kính thưa quý đồng bào trên toàn thế giới:


Hôm nay Nguyễn Thái Học Foundation (NTHF) bắt đầu chiến dịch ký thư kiến nghị gửi đến các Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 nước Đông Nam Á, Chủ Tịch Tổ chức Bản Đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, và 11 hội Địa Lý của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Gia Nã Đại, Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật Bản, Âu Châu, Nga, và Đức. Thư kiến nghị yêu cầu họ


Đổi tên “Biển Nam Trung Hoa” (South China Sea) thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) để phù hợp với tình trạng địa dư thực tế của vùng biển này trong thế kỷ 21.


Đây là cuộc vận động vì quyền lợi của 600 triệu người ở vùng Đông Nam Á, bao gồm 90 triệu người Việt, và quyền lợi của hàng trăm triệu người của các quốc gia khác trên thế giới đang sử dụng thủy đạo quan trọng bậc nhì trên thế giới.


Chúng ta cần 500.000 chữ ký để đánh động nhân loại về những gì đang xảy ra ở vùng biển này.


Chúng ta hãy cùng nhau gánh vác và chia xẻ trách nhiệm đối với đất nước và vùng Đông Nam Á. Chúng ta hãy chung sức trong cuộc vận động dân của các quốc gia anh em trong vùng và của cộng đồng thế giới tham gia chiến dịch đổi tên biển này.


Trân trọng kính chào và cám ơn quý vị,


Lý Kinh Dương                                       Nguyễn Hoài Nhã Trân
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị                     Trưởng Ban Báo Chí

Nguyễn Thái Học Foundation
www.nguyenthaihocfoundation.
org


======================

Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông

2010-05-10
SINGAPORE – Có phải Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc thực thi đòi chủ quyền nhằm kiểm soát 80% khu vực Biển Đông, yêu sách bao gồm chủ quyền đối với hàng chục hòn đảo tranh chấp với một số nước Đông Nam Á?

Hình chụp từ trang web biethet.com
Mô hình tàu sân bay cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.


Michael Richardson 09-05-2010

Kiểm soát Biển Đông

Những diễn biến gần đây chắc chắn cho thấy như thế. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia - tất cả các cường quốc có khả năng mạnh mẽ trong việc ổn định khu vực - đang quan sát tình hình chặt chẽ.
Trong một cuộc biểu dương lực lượng cho thấy về khả năng thực thi trên biển ngày càng gia tăng, tháng trước hải quân Trung Quốc đã kết thúc việc triển khai tầm xa (1) vào Biển Đông. Việc diễn tập gồm có một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc và kéo dài gần ba tuần. 
Đội tàu nhỏ từ Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc có trụ sở tại Thanh Đảo đi vào quần đảo Trường Sa, tất cả hoặc một phần của quần đảo này do Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi chủ quyền. Các tàu Trung Quốc neo tại Đá Chữ Thập, bãi đá đã chiếm của lực lượng Việt Nam trong một trận chiến năm 1988 và bây giờ trở thành một căn cứ của Trung Quốc với một trạm radar cảnh báo sớm.
Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc.
New York Times


Trong khi đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc từ nhiều sân bay khác nhau trên đất liền đã tổ chức các cuộc diễn tập khả năng tàng hình cùng các kỹ năng bay đêm, tiếp nhiên liệu trên không, gây nhiễu radar và các cuộc tấn công giả vờ ném bom vào Biển Đông.
Hai tuần trước, cơ quan thực thi nhiệm vụ ngành thủy sản của Trung Quốc đã xác nhận rằng họ bắt đầu tuần tra thường xuyên để bảo vệ tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc trong và xung quanh quần đảo Trường Sa, vài chục (hòn đảo) ở đó là nơi đồn trú của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Cơ quan này nói rằng hai tàu mới được gửi từ đảo Hải Nam của Trung Quốc để thay thế hai tàu đã đi tuần tra trong khu vực từ ngày 1 tháng 4.
Các quan chức Trung Quốc nói rằng các tàu đánh cá bằng lưới của Trung Quốc liên tục bị quấy nhiễu và đôi khi bị Việt Nam, Philippines và Malaysia tịch thu, mặc dù thực tế họ đang hoạt động tại khu vực hàng hải của Trung Quốc.
Tuyên bố việc triển khai thường xuyên nhằm chống lại cướp biển, chống lại việc bắt giữ và chống lại những cố gắng rượt đuổi các tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi khu vực, ông Liu Tianrong, Phó Cục trưởng cục Quản lý Nghề cá Nam Hải của Trung Quốc cho biết, "cung cấp việc bảo vệ trong khu vực này khỏi các mối đe dọa an ninh đặc biệt sẽ giúp gia tăng các quyền chủ quyền hiện tại của Trung Quốc trên lãnh thổ".

Phô trương sức mạnh hải quân

tautq-250
Đại diện các nước tham quan tàu ngầm Trung Quốc trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Trung Quốc. Hình chụp từ trang web biethet.com
Cùng lúc, hải quân Trung Quốc cho thấy khả năng phối hợp sức mạnh quân sự dấn sâu vào Biển Đông, một hạm đội khác của Trung Quốc bao gồm các tàu chiến trên mặt biển hiện đại và các tàu ngầm chạy bằng hơi nước qua biển Hoa Đông đi vào Thái Bình Dương, phía Nam Nhật Bản, gặp sự phản đối ngay từ phía Tokyo sau khi máy bay trực thăng của Trung Quốc bị cáo buộc đã bay quá gần các con tàu của Nhật Bản.
Báo Global Times, tờ báo của chính phủ Trung Quốc, nhận xét hôm 27 tháng 4 rằng, khi Trung Quốc cho mình có nhiều trách nhiệm hơn trong khu vực Đông Á, sẽ có các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế, đặc biệt kể từ khi Hoa Kỳ tăng cường phòng thủ ở phía Tây Thái Bình Dương.
"Đương nhiên, sự chuyển đổi của hải quân Trung Quốc sẽ mang lại thay đổi cho mô hình chiến lược ở Đông Á và phía tây Thái Bình Dương đã kéo dài trong năm thập kỷ qua". Global Times nói thêm rằng việc chuyển đổi là tích cực bởi vì Trung Quốc không có ý định "thách thức Hoa Kỳ ở Trung tâm Thái Bình Dương hoặc tham gia vào một cuộc đụng độ quân sự với Nhật Bản ở vùng biển lân cận, mặc dù Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng mọi giá".
Gần đây, báo New York Times đưa tin, trong tháng 3, Trung Quốc đã nói với hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ đang viếng thăm rằng, Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc.
Các quan chức Hoa Kỳ đã được trích dẫn khi nói rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt Biển Đông vào danh mục lợi ích cốt lõi của quốc gia, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng.
Điều này có nghĩa là, nếu cần, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ việc tuyên bố chủ quyền quốc gia của mình trên đất liền hoặc trên biển trong khu vực.
Trong một bài diễn văn tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế hồi tháng 3, ông Teo Chee Hean, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore lưu ý rằng, Trung Quốc thường dùng phương pháp tiếp cận "mềm mại và nhẹ nhàng" trong khu vực Đông Nam Á, "trừ khi lợi ích cốt lõi quốc gia của họ bị đe dọa".
Trung Quốc là thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn. Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác."
Ô. Trần Chu Chuẩn tướng

"Chúng tôi thấy điều này qua việc phản ứng của Trung Quốc hồi năm ngoái đối với việc Malaysia - Việt Nam gửi đệ trình chung lên Ủy ban Liên Hiệp quốc về Giới hạn Thềm lục địa cho các yêu sách của mình ở Biển Đông. Trung Quốc đã trả lời lại ngay ngày hôm sau, với một yêu sách trả đũa rằng (vùng biển của họ) trải dài tới tận ngoài khơi phía Đông Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia".
Biện hộ về việc gia tăng hải quân của Trung Quốc, trong một cuộc họp ở Bắc Kinh về Đối thoại Quốc phòng và An ninh ASEAN – Trung Quốc vào cuối tháng 3, ông Trần Chu Chuẩn tướng (2), thuộc Học viện Khoa học Quân sự cho biết, Trung Quốc là "thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn" (3). Ông nói thêm rằng: "Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác."
Sự quyết đoán rõ ràng của Trung Quốc ở Biển Đông xảy ra giữa lúc tiếp tục có các sự chia rẽ trong 10 thành viên Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về việc có phản ứng hay không và sẽ phản ứng như thế nào. Việt Nam hiện đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, nước đang đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ cũng như chuỗi quần đảo Trường Sa, đã không thể đưa cả nhóm cùng hành động như một khối trong giao dịch với Bắc Kinh.
Nếu không có một chiến lược thống nhất (giữa các nước) ASEAN, các cường quốc quan tâm khác gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia, cũng sẽ thấy khó hơn để chế ngự Trung Quốc.
Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore.

Ghi chú:

(1) A long-range deployment: triển khai tầm xa, tức là triển khai khả năng chiến đấu xa và lâu mà không cần tiếp nhiên liệu vì các tàu đưa vào tập trận phải được trang bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, khả năng chiến đấu dài hạn…có thể chiến đấu xa bờ và lâu ngày.
(2) Senior Colonel: tức Brigadier General, cấp bậc ở giữa Đại tá và Thiếu tướng.
(3) Ý trong câu này: Trung Quốc thường hay bỏ phiếu ngược lại với các thành viên khác trong HĐBA Liên Hiệp quốc.


Quan chức VN tiếp tục thăm hải quân Hoa Kỳ

Hàng không mẫu hạm USS George Washington
Đại sứ sắp mãn nhiệm ở Hoa Kỳ Lê Công Phụng vừa có tiếp xúc với Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii trong khi quan chức sứ quán Việt Nam thăm tàu chiến Hoa Kỳ ở Nhật Bản.
Các hoạt động diễn ra dồn dập sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư hợp tác quân sự ở Á châu.
Đại sứ Lê Công Phụng vừa có chuyến thăm tiểu bang Hawaii từ 09/03-12/03.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, ngoài các tiếp xúc với giới chức tiểu bang, trong có Thống đốc Neil Abercrombie, ông Phụng cũng đã "có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ tại trụ sở chính ở thành phố Honolulu".
Tại đây, ông đại sứ và người đứng đầu quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương - Đô đốc Robert Willard, đã "bàn biện pháp để thực hiện mong muốn của cả Việt Nam và Mỹ trong việc tăng cường và duy trì hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng quan hệ quân sự giữa hai nước".
Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói cuộc trao đổi "mang tính chất xây dựng".
Được biết, một trong các nội dung chính trong cuộc tiếp xúc là các vấn đề lợi ích hai bên liên quan tới biển.
Một chi tiết quan trọng được loan tải, là "Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Willard cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn".

Hàng không mẫu hạm

Chỉ vài ngày trước cuộc tiếp xúc giữa ông Lê Công Phụng và Đô đốc Willard, một đoàn quan chức ngoại giao Việt Nam từ Tokyo cũng tới thăm hàng không mẫu hạm sử dụng hạt nhân của Hoa Kỳ, USS George Washington, ở ngoài khơi Nhật Bản.
Thông tin của hải quân Mỹ cho hay đoàn đại biểu của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, dẫn đầu là Công sứ Hồ Minh Tuấn, đã tới căn cứ Yokosuka để thăm tàu sân bay của Mỹ hôm 08/03.
Công sứ Hồ Minh Tuấn được dẫn lời phát biểu sau khi thăm hàng không mẫu hạm rằng "quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp" trong những năm gần đây".
Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Willard cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn.
Thông tấn xã Việt Nam
Chỉ huy USS George Washington Kenneth Reynard đã tháp tùng đoàn cán bộ đại sứ quán thăm viếng cơ sở vật chất cũng như tìm hiểu quy trình hoạt động của tàu sân bay tối tân nhất của Hoa Kỳ.
Bản tin của hải quân Hoa Kỳ gọi các quan chức ngoại giao Việt Nam là "khách quý" (distinguished guests).
Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều chuyến thăm hàng không mẫu hạm của Mỹ được tổ chức cho quan chức Việt Nam.
Mở đầu là chuyến thăm tàu USS John Stennis của các sỹ quan quân đội Việt Nam hôm 22/04/2009.
Phái đoàn do Đại tá Nguyễn Hữu Vinh, Phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân Việt Nam, dẫn đầu, cùng Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Phó tham mưu trưởng Phòng không Không quân, đã tiếp xúc với các thuỷ thủ và tham quan hoạt động máy bay cất cánh, hạ cánh trên tàu.
Sau đó, quan chức ngoại giao từ Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ tới thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, Virginia hôm 30/06/2010.
Hơn một tháng sau, vào tháng 8/2010, quan chức Việt Nam cũng đã ra thăm tàu USS George Washington khi tàu này neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng.

Vai trò Trung Quốc

Gần đây, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hải quân, thậm chí thẳng thắn khuyến khích Việt Nam tham gia tập trận chung.
Kỷ niệm hải chiến Trường Sa 1988
Trong trận hải chiến 1988 tại Trường Sa, 74 bộ đội Việt Nam tử nạn
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn giữ thái độ dè dặt. Các báo trong nước không loan tải về cuộc tiếp xúc giữa Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Robert Williard, ngoại trừ bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Giới chuyên gia nhận định Việt Nam không muốn đánh động Trung Quốc, trong khi nhận thức rõ ràng vị thế và sức mạnh đang lên của cường quốc đàn anh này, nhất là tại khu vực còn đang tranh chấp ở Biển Đông.
Hôm thứ Hai 14/03 là đúng 23 năm ngày xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988, trong đó 74 quân nhân Việt Nam thiệt mạng và mất tích sau trận tấn công của hải quân Trung Quốc.
Sau sự kiện này, Trung Quốc cũng chiếm thêm một số diện tích đảo từ tay Việt Nam.
Báo chí Việt Nam, sau một thời gian không đả động, bắt đầu nhắc lại sự kiện "đau thương" này. Một số báo đăng bài về trận hải chiến Trường Sa 14/03/1988, nhưng vẫn tránh nói đây là cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng 12,7% cho năm 2011. Hải quân Trung Quốc cũng liên tục có hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, khiến một loạt quốc gia , trong đó có Việt Nam, lên tiếng phản đối.
Những ngày giữa tháng Ba, khi thiên tai khủng khiếp xảy ra tại Nhật Bản và tình hình bất ổn leo thang tại Trung Đông, trên các trang mạng phát sinh nhiều đồn đoán về việc Bắc Kinh có thể "lợi dụng thời điểm" này để tấn công các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Cả thế giới nhìn vào Trung Quốc dưới con mắt khinh bỉ




No comments:

Post a Comment