Thursday, December 17, 2015

Trung Quốc: Ván bài lật ngửa - Blog / Nguyễn Hưng Quốc



Ở Việt Nam, nhiều người, trong đó có thể có cả một số người trong giới lãnh đạo, dường như còn mơ hồ trước các âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông. Thực tình, tôi hoàn toàn không hiểu về cái gọi là “mơ hồ” ấy. Bởi sự thực đã rõ rành rành: Trung Quốc không hề giấu giếm các âm mưu của họ. Có thể nói, họ đang chơi một ván bài lật ngửa. Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định một số “lợi ích cốt lõi” (core interests) mà họ cương quyết không nhân nhượng bất cứ ai hết: Đó là Tây Tạng, Đài Loan và Biển Đông đều thuộc về họ. Sự khẳng định chủ quyền đối với Tây Tạng và Đài Loan đã có từ lâu nên không làm ai ngạc nhiên. Sự khẳng định thứ ba, mới hơn, từ hơn một thập niên vừa qua, liên quan trực tiếp đến chủ quyền và quyền lợi của nhiều quốc gia, trong đó, có Việt Nam. Sự khẳng địnhg này bao gồm hai nội dung chính: Một, Trung Quốc cho tất cả những hòn đảo, rạn san hô và bãi đá thuộc Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đang trấn giữ vốn thuộc về họ: Chúng bị Việt Nam và Philippines cưỡng đoạt một cách “phi pháp”. Hai, căn cứ trên quan niệm cho cả Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về họ, Trung Quốc đã vẽ nên tấm bản đồ chủ quyền gồm chín đoạn (còn được gọi là đường chữ U hoặc lưỡi bò) bao trùm lên phần lớn diện tích Biển Đông. Với hai nội dung này, Việt Nam có hai điều có thể mất: Một, 29 thực thể, từ đảo đến bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa; và hai, toàn bộ vùng biển bao quanh Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói việc Trung Quốc chiếm lĩnh toàn bộ Trường Sa và Biển Đông chỉ là vấn đề khi nào và bằng cách nào chứ không phải là chuyện có hay không. Trung Quốc đã khẳng định dứt khoát điều đó. Chả có gì để hoài nghi cả. Để chiếm lĩnh Trường Sa và Biển Đông, Trung Quốc sử dụng ba sách lược chính. Thứ nhất là sách lược tằm ăn dâu (salami slicing), tức chiếm từ từ, dần dần, mỗi lúc một ít. Trước, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: Việt Nam không phản đối. Sau, Trung Quốc công bố con đường lưỡi bò vắt ngang qua vùng biển vốn thuộc về Việt Nam: Việt Nam không phản đối. Gần đây, Trung Quốc cho giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam để thăm dò dầu khí: Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ. Rồi Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Trường Sa thành đảo nhân tạo: Việt Nam im lặng. Hầu như tất cả các nhà quan sát quốc tế đều tiên đoán, một lúc nào đó, Trung Quốc sẽ công bố vùng nhận dạng hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò trên biển. Xin lưu ý là để chống lại sách lược tằm ăn dâu này, Mỹ đã điều chiến hạm đến gần các hòn đảo mới cải tạo ở Trường Sa của Trung Quốc: Trung Quốc chỉ phản đối lấy lệ. Nhưng ở đây có hai vấn đề: Một, Mỹ không thể cứ đưa chiến hạm đến Trường Sa mãi được; hai là Việt Nam không mạnh và cũng không tự tin như Mỹ nên sẽ không dám đưa tàu thuyền đến gần các hòn đảo ấy. Cái “không dám” ấy sẽ được xem như một hành động mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau này, khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò trên biển cũng vậy. Mỹ cũng sẽ bất chấp những lời tuyên bố ấy và họ sẽ cho máy bay lượn qua lượn lại trong vùng nhận dạng ấy để chứng tỏ là nó phi pháp và vô giá trị. Nhưng Việt Nam thì khác. Sợ, mỗi lần có tàu bè đi ngang qua Biển Đông hoặc có máy bay đi ngang qua vùng nhận dạng hàng không, Việt Nam sẽ xin phép Trung Quốc: Đến lúc ấy, Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành. Sách lược thứ hai của Trung Quốc là ngăn chận mọi nỗ lực quốc tế hoá hoặc đa phương hoá các tranh chấp trên Biển Đông. Sách lược này bao gồm hai nội dung chính: Một là yêu cầu Mỹ không can thiệp vào các cuộc tranh chấp ấy; hai là phá vỡ tất cả các nỗ lực thống nhất quan điểm về Biển Đông của khối ASEAN. Trung Quốc chủ trương mọi tranh chấp cần được giải quyết song phương, giữa Trung Quốc và các nước liên hệ. Bằng cách này, Trung Quốc làm suy yếu mọi đối thủ. Bởi mọi quốc gia tranh chấp đều nhó, yếu và, với nhiều mức độ khác nhau, đều lệ thuộc vào Trung Quốc. Ở phương diện này, chúng ta thấy ngay là Việt Nam đã sập bẫy Trung Quốc khi chấp nhận biện pháp song phương trong các cuộc tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Sách lược thứ ba của Trung Quốc là mua chuộc. Cho đến nay, Trung Quốc hoàn toàn thành công trong việc mua chuộc Thái Lan và, đặc biệt, Campuchia. Hầu hết các cuộc hội nghị của khối ASEAN những năm gần đây đều thất bại trong việc có một thông báo chung nhằm lên án âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Có năm thông báo chung không ra đời. Có năm thông báo chung chỉ nhắc đến tình hình phức tạp trên Biển Đông nhưng lại hoàn toàn không nhắc đến tên Trung Quốc. Nguyên nhân gây nên những thất bại ấy đều xuất phát từ một nước: Campuchia, quốc gia vốn được xem là thân cận nhất của Việt Nam. Không loại trừ khả năng Trung Quốc cũng đã mua chuộc được khá nhiều người trong giới lãnh đạo Việt Nam. Lâu nay, nói đến giới lãnh đạo Việt Nam, hầu như ai cũng biết là họ chia thành hai phe: phe thân Trung Quốc và phe thân Tây phương. Chúng ta hoàn toàn không biết chính xác người nào thuộc phe nào. Tuy nhiên, quan sát các động thái của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến Biển Đông, chúng ta cũng có thể thấy phe thân Trung Quốc khá nhiều và khá mạnh. Chính cái phe ấy làm cho mọi nỗ lực thoát Trung đều yếu ớt và không có hiệu quả. Cũng chính cái phe ấy làm cho mọi con đường ngả sang Tây phương, chủ yếu là Mỹ, cứ quanh co, khúc khuỷu, không có một định hướng nào rõ ràng. Quan sát các phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với ba sách lược kể trên, tôi cho việc mất Trường Sa và Biển Đông vào tay Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian. Sớm hay muộn, vậy thôi.

CHẲNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020

Thứ Năm, 17.12.2015 
Chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới 2016, nhưng những tin tức dồn dập về sự xâm lấn của Trung cộng cả trên biển lẫn trên đất liền vẫn đang diễn ra dồn dập, nó cho thấy âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung cộng đang ngày càng được đẩy mạnh và dứt khoát. Trong tiết mục NDTQ hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài "CHẲNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020 " của Lý Trần Công, sẽ do Hướng Dương trình bày để tiếp nối chương trình.
Ngày 15/12, Tân Hoa Xã của Trung cộng công bố xây dựng các công trình bao gồm một trường mẫu giáo, trường tiểu học và một trung tâm dạy nghề, đã được Bắc Kinh đưa vào sử dụng sau 18 tháng xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng. Tổng chi phí xây dựng cho các công trình này là 36 triệu Nhân dân tệ (khoảng 7,9 triệu USD). Ngoài các trường học, còn có một tòa nhà lưu trữ và thậm chí cả một trung tâm khảo cổ học đại dương. Trước đó, ngày 14/12, Tập đoàn Dầu mỏ và Hóa chất Trung cộng (Sinopec) cũng thông báo đang xây dựng một trạm tiếp nhiên liệu bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm. Công trình sẽ bao gồm các trạm xăng và bể chứa, với thời gian dự kiến hoàn thành là một năm. Sinopec tuyên bố các công trình này hoàn thành, sẽ đáp ứng được nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho cả các đảo và bãi đá do Trung cộng kiểm soát bất hợp pháp trên biển Đông. Hãng tin Reuters cho hay Bộ Quốc phòng Trung cộng hôm 13/12 thông báo rằng hải quân nước này đang tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông. Hải quân Trung cộng đã âm thầm tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông trong nhiều ngày trước, tuy nhiên mãi đến ngày 13/12 Bắc Kinh mới công bố nhưng cố giữ bí mật không cho biết chi tiết cuộc tập trận này. Trên Biển Đông, Trung cộng đang múa gậy vườn hoang, bất chấp các chỉ trích quốc tế nhắm vào họ, cho dù ngay cả phán quyết của tòa án quốc tế La Haye ở Hòa Lan, có đem đến bất lợi về chính trị và tổn hại danh dự cho Trung cộng họ cũng sẽ phớt lờ. Bởi vì chưa bao giờ Trung cộng tự tin về tiềm lực tài chính đang có và công nghệ vũ khí mà họ sở hữu như lúc này, để thực hiện giấc mộng bành trướng và muốn vẽ lại ranh giới địa lý ít nhất là tại khu vực Đông Nam Á.
Người dân Việt Nam những ai quan tâm đến hiện tình lãnh thổ, biển đảo, của tổ quốc đều thấy rõ quần đảo Hoàng Sa thực tế đã không còn, Trường Sa chỉ còn trên danh nghĩa và đang chờ csVN dâng nốt cho Trung cộng trong nay mai. Nỗi đau mất nước thật sự đang đến rất gần, bởi cho dù ai đó có hời hợt về thời cuộc cũng nhận ra, cộng sản Hà Nội cậy thế giặc Tàu lo giữ ghế chứ chẳng màng giữ nước, csVN làm tay sai cho ngoại bang và bán nước cho Trung cộng. Chả thế, mà báo chí csVN ngày hôm trước vừa "phản đối" Trung cộng xây trạm xăng trên đảo Phú Lâm, thì ngay hôm sau sợ mất lòng quan thầy đã cho đăng một bản tin trên Thông Tấn Xã lập tức ca ngợi 16 vàng, 4 tốt của Trung cộng. Qua miệng Đại sứ Việt Nam Đặng Minh Khôi tại Trung cộng, đã chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Ông chủ Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng về kết quả chuyến thăm Việt Nam vừa qua, khẳng định phía Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ Trung-Việt theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, không ngừng đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài, đồng thời cho rằng quan hệ hai nước thời gian tới là rất tốt đẹp. Người dân Việt Nam hiểu rõ thời gian tới rất tốt đẹp mà Tập Cận Bình nói, là ám chỉ đến mốc điểm năm 2020, Việt Nam sẽ biến thành một tỉnh tự trị sáp nhập vào Trung cộng, theo thỏa thuận tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990.
Trên đất liền dấu vết của Trung cộng hiện diện và thể hiện sự áp đặt quyền lực trước sự hèn hạ, nhún nhường của csVN, ít nhất là ở 28 tỉnh thành trên cả nước, từ Cao Bằng cho đến Mũi Cà Mau. Trung cộng có mặt hầu hết ở những nơi trọng yếu ở Cao nguyên và đặc biệt là các tỉnh, thành ven biển của Việt Nam. 246 lô đất do người Việt đứng tên mua hộ người Tàu gần sát sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng, đang làm dư luận hết sức lo ngại vì đe dọa đến an ninh quốc phòng. Nhưng quan chức csVN vẫn bao biện bằng những lý lẽ rất ấu trĩ như: người Tàu dù có "núp bóng" người Việt để mua đất cũng không quá lo ngại; bởi theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam. Dù họ có "lách luật", họ có bơm tiền để một số người Việt Nam hám lợi làm "tay trong" cho họ, thì đất ấy vẫn của Việt Nam! Rõ ràng quan chức csVN đã mờ mắt vì tiền, nên không thấy được âm mưu đen tối của giặc Tàu. Người dân nhận thấy rằng trong lúc ngân sách trung ương cạn kiệt, thì csVN chủ động thả lỏng cho các địa phương xé rào, lách luật bù đắp ngân sách bằng mọi giá, cướp đất của dân chưa đủ, giờ đang bắt đầu cướp đất, cơ sở thờ tự của các tôn giáo ... Và người mua đất không ai "sộp" hơn khách Ba Tàu.
Ở Việt Nam giờ có hiện tượng người mình đi lạc vào đất Trung Hoa ngay trên quê nhà. Những khu phố Tàu, thương xá, khu công nghiệp treo bảng hiệu toàn tiếng Trung cộng, đi đâu cũng nghe người Tàu "xí xa, xí xồ" ,người Việt vào đây cứ ngỡ mình đang đi trên đường phố Bắc Kinh. Ở Đà Nẵng chỉ riêng quận Ngũ Hành Sơn theo như lời ông chủ tịch quận này thì cao điểm nhất trên địa bàn này có tới 3.000 Khách Chú cư ngụ dưới các hình thức đi du lịch và làm "công tác" ... tình báo. CSVN dường như tuân theo chỉ thị từ Bắc Kinh, gần đây rất nôn nóng muốn xóa bỏ môn lịch sử, đồng thời muốn đưa tiếng Tàu vào dạy cho học sinh từ bậc tiểu học..v.v...
Giờ đây csVN muốn lật bài ngửa với người dân Việt Nam rằng, hành vi họ bán nước cho Trung cộng là sự thật và chính csVN sẽ dẫn dắt dân tộc Việt, vào vòng nô lệ giặc Tàu Bắc phương. CSVN đang họp tại Ba Đình để chuẩn bị bầu "quan thái thú" cho 5 năm tới. Nhưng người dân muốn cho csVN biết câu này: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ thịt; chim bay cao chết, cung tốt vất bỏ", đó chính là bản chất thâm hiểm của giặc Tàu.

Lý Trần Công
Ngày 17/12/2015.

No comments:

Post a Comment