Tuesday, May 17, 2016

Biển Đông đang bùng nổ với vũ khí hóa học.

Cá, cua, chim chết vì vũ khí hoá học cực độc tàu cộng đã sử dụng, một trong những kế sách diệt chủng dân Tộc Việt Nam !
Dân biểu tình chống Formosa bị côn an mật vụ tàu cộng đánh đổ máu.
Hai chữ Việt Nam vẫn còn trên bản đồ thế giới , nhưng chủ quyền VN đã mất , từ công an cho đến Tổng Bí đảng CS đều bị tàu cộng lũng đoạn toàn bộ, dưới sự sai khiến của mật vụ TC. VN đã lệ thuộc tàu cộng từ lâu, không cần phải chờ đến năm 2020 mới sát nhập vào tàu cộng. Để được hưởng quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh, đảng cộng sản VN đã bí mật ký kết với tàu cộng qua hội nghị thành đô vào ngày 3-4 tháng 9 năm 1990 theo như Wikileaks tiết lộ ... Xem links Hội nghị Thành đô Wikileaks
côn an chỉ điểm cho tình báo, mật vụ tàu đàn áp người biểu tình đánh đập dân cách dã man.
Biển Đông đang bùng nổ với vũ khí hóa học, và bây giờ kết quả ở nhiều tỉnh ven biển Miền Trung là: cá chết, cua chết, tôm chết, chim cũng chết vì ăn tôm cá, ngư dân thê thảm ngồi nhà mấy tuần nay vì không ai dám mua hải sản nữa. Và du lịch cũng ngắc ngoải. Nếu việc xả thải của công ty Đài Loan Formosa ( trá hình của tàu cộng ) không phải nguyên nhân làm chết hải sản ven biển VN, hẳn nhiên phải có nguyên nhân cực độc: Vũ khí hóa học đã sử dụng nhắm vào VN? Bản tin báo Tiền Phong viết: “...Ngay như đảo Chim, từng được xem là vương quốc của hơn 2 triệu hải âu xám (loài hải âu đặc hữu, quý hiếm) cách cảng Hòn La chừng 12 hải lí, thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), tuyệt không còn một bóng chim, nằm trơ trọi giữa bốn bề sóng nước. Thiên đường” của loài chim biển quý hiếm này nằm quá gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông - Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường trong gần 1 tháng qua...Báo Tiền Phong cho biết, phóng viên báo này đã điện thông báo cho lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Bình. Ông giám đốc sở nói đi công tác Hà Nội, đề nghị phóng viên liên lạc với phó giám đốc sở, ông Trần Đình Du. Ông Du nói, chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến ông cả".

=> Philippines tố cáo Trung Quốc đổ hoá chất, đầu độc Biển Đông

Tiết lộ động trời về ĐCSVN tại Hội Nghị Thành Đô Trung Quốc


NS Tuấn Khanh: Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây. Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước. “Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.

theo lệnh tàu cộng, côn an đánh đập người biểu tình bảo vệ môi trường tại Sài Gòn

Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng. 6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa của Phi Luật Tân. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu. Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây. Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý. Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.


"tàu lạ" trong vụ cá chết
Việt Nam mới cho biết 5 “tàu lạ” xuất hiện ở vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi cá chết bất thường, trong khi hàng nghìn ngư dân Quảng Bình tiếp tục chặn quốc lộ để biểu tình, đòi “biển sạch” .
Đích thân một quan chức của tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra thông tin này trong cuộc họp hỗn hợp mới đây với sự tham gia của nhiều tỉnh thành miền Trung về “thảm họa môi trường” mấy ngày qua. Ông Trần Lê Nguyên Hùng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, tiết lộ tin này, và cho rằng ngoài nghi vấn nhà máy, khu công nghiệp dọc bờ biển xả thải gây chết cá hàng loạt thì cũng không loại trừ khả năng tác nhân gây nên sự việc là các tàu nước ngoài. Tuy nhiên, ông Hùng không nói rõ “tàu lạ” hay “tàu nước ngoài” này là của nước nào.
Báo chí và chính quyền trong nước thời gian qua thường dùng từ “tàu lạ” để ám chỉ các tàu của Trung Quốc.
Việt Nam hiện chưa phát hiện được nguyên nhân chính thức gây ra thảm họa biển thời gian qua, trong khi một lời kêu gọi Hoa Kỳ giúp điều tra vụ cá chết của người Việt hải ngoại, trên một trang web của Nhà Trắng, hiện đã có hơn 135 nghìn chữ ký (chỉ trong vài ngày đầu)... (Theo VOA).



Tàu cộng đổ hóa chất giết cá quanh đảo Thị Tứ
Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Quốc thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu Trung Quốc thường xuyên di chuyển trong vòng 5 km quanh đảo Thị Tứ (đang bị Philippines chiếm giữ trái phép). Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook. Theo tổ chức này, Trung Quốc đang tích cực gây khó dễ đối với các hoạt động kinh tế của cư dân địa phương trên đảo với mục đích xua đuổi họ và cô lập hòn đảo. Kalayaan Atin To cho rằng một khi người dân bỏ đi nơi khác, Bắc Kinh sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động quân sự hóa ở Trường Sa, tương tự cách họ từng làm trên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở đó.
Sinh sống trên đảo Thị Tứ hiện nay là cộng đồng dân cư Philippines. Một số người cho biết hệ sinh thái tự nhiên cùng rạn san hô quanh đảo bị hủy hoại trầm trọng, gây bất lợi đối với sinh kế của người dân. Quanh đảo Thị Tứ có khoảng 20-30 ha rạn san hô. Đây là nơi ở của nguồn cá tự nhiên và cá thương phẩm, cung cấp việc làm và thực phẩm cho khoảng 200 cư dân trên đảo. Một đoạn video đăng tải gần đây được cho là ghi lại cảnh hàng trăm con cá chết tràn bờ tại đảo Thị Tứ. Phần lớn cư dân mạng đã lên án hành động trên của tàu Trung Quốc. (Theo NLĐO)

Việt Nam Tôi Đâu?
Nhạc Việt Khang


Việt Nam Ơi
Thời gian quá nữa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói

Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian

Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đắp lời sống núi

Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam.

  Để tiêu diệt một dân tộc - Lê Minh Nguyên

Hồ chí minh và Mao đã vạch kế sách diệt chủng Tộc Việt . Hôm nay, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Cộng triệt để thi hành kế sách diệt chủng đó .

Khi sinh tiền bà GS Sheri Rosenberg có viết “Diệt chủng là một tiến trình, không phải một sự kiện” (Genocide Is a Process, Not an Event. Bà cho rằng đó là một sự giảm thiểu từ từ sức sống của dân tộc đó về cả hai mặt chất lượng và số lượng (genocide by attrition).

Trong lịch sử loài người, diệt chủng đã xảy ra rất nhiều cho các dân tộc, tuy hoàn cảnh và đặc tính có khác nhau, nhưng nó có các điểm giống nhau như: (1) diễn ra trong bối cảnh thế giới ít quan tâm vì do một sự kiện lớn khác chiếm hết các băng tầng của truyền thông các nước, (2) muốn xoá bỏ, làm bạc nhược, hay đuổi dân tộc đó ra khỏi một vùng lãnh thổ, (3) chủ thể gây ra là một chính quyền hay một quốc gia ở tại thực địa hay ở ngoài thực địa, (4) xem sự hiện hữu hay sự hùng mạnh của dân tộc đó là một mối đe doạ, (5) xảy ra khi dân tộc đó không có khả năng để tự bảo vệ, (6) chủ thể gây ra thường nhân danh một lý tưởng, một chủ nghĩa, một tín ngưỡng, hay một sự tự vệ, (7) chủ thể gây ra thấy không có ai ở bên ngoài thực sự có khả năng can thiệp vào, (8) sự diệt chủng xảy ra trong một thời gian dài, không phải giết hàng loạt trong một vài lần, (9) sự diệt chủng không chừa một ai, dù đàn bà hay trẻ em.
Trong quá khứ ta thấy có khoảng 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã sát hại từ 1933-1945, khoảng 1 triệu người Tutsi bị sát hại trong năm 1994 ở Rwanda bởi chính quyền người Hutu, khoảng 1.5 triệu người Armedian bị sát hại duới tay người Thổ Nhĩ Kỳ từ 1915-1923, khoảng 1.5 triệu người Cam Bốt dưới tay Pol Pot từ 1975-1979, hơn 1 triệu người Ái Nhĩ Lan chết đói 1846-1852 mà nguời Anh gián tiếp để cho xảy ra, nhiều triệu thổ dân ở Mỹ Châu bị chết vì bệnh đậu mùa (smallpox) do nguời Âu Châu đem sang cùng sự tàn sát nguời Inca và người Aztecs, chính quyền Úc từ 1909 đến thập niên 1970s chủ truơng tiêu diệt thổ dân bằng cách bắt cóc trẻ sơ sinh của họ,….
Việt Nam là nạn nhân của tiến trình này qua cả ngàn năm lịch sử, nó giảm tốc khi Việt Nam giành được độc lập, nhưng tăng tốc trở lại khi phong trào cộng sản thắng thế với quốc tế vô sản, và càng thảm não hơn khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, CSVN lệ thuộc vào CS Trung Quốc nhiều hơn để tồn tại, mà Hội Nghị Thành Đô 1990 và hai thập niên sau đó là đỉnh điểm của sự thần phục.
Trung Quốc từ ngàn năm, do địa chính trị chéo ngoe thất thế, hoặc chỉ thu mình ở trung nguyên hay chỉ có thể tiến nam để bành truớng, nên xem VN là cái gai cần phải nhổ cho trống đường, cả bộ lẫn thuỷ. TQ xem sự hùng mạnh của VN là một mối đe doạ, cản bước TQ trong việc chế ngự Đông Nam Á với khoảng trên 600 triệu dân, với tài nguyên Biển Đông và đường vào Ấn Độ Dương để tiến đến Trung Đông và Phi Châu.
Nhưng tiêu diệt dân tộc VN thì rất khó mà ngàn năm lịch sử đã chứng minh. Vậy thì diệt chủng bằng một tiến trình từ từ và đa dạng là giải pháp mà họ có thể làm được, vừa hiệu quả vừa không gây ồn ào để dư luận thế giới quan tâm.
Ở Hội Nghị Geneva 1954, trong các cuộc đàm phán giữa các bên, TQ với thủ tuớng Chu Ân Lai luôn thúc ép phía Việt Nam chia đôi đất nước. Nhà sử học Nayan Chanda nhận xét: “Trung Quốc ủng hộ sự tồn tại của hai Việt Nam và nói chung mong muốn có một đa quốc gia tại biên giới của nó…”
Trong Chiến Tranh VN, TQ cung cấp súng đạn cho Miền Bắc xâm lăng Miền Nam, muốn cho huynh đệ tương tàn, TQ còn cho cả 170,000 quân TQ vào trấn giữ Miền Bắc để CSVN dốc toàn lực lượng xâm lăng Miền Nam. Một VN yếu và tan nát là một dạng của tiến trình tiêu diệt một dân tộc.
Khi Miền Bắc chiếm được Miền Nam năm 1975, những ngày trước khi MN sụp đổ, TQ không muốn có một VN thống nhất mà muốn tiếp tục duy trì hai thực thể, họ đã liên lạc với Toà Đại Sứ Pháp và với phía ông Dương Văn Minh trong ý định này, nhưng đã không thực hiện được vì biến cố xảy ra quá nhanh và ông DVM đi về hướng người em ruột của ông là Dương Thanh Nhựt phía CSVN, đang ngã hẳn về Liên Sô. Sử gia Dương Trung Quốc đồng ý với đánh giá của truyền thông quốc tế lúc bấy giờ là TQ muốn “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Ông nêu bật là, bất chấp sự chọc gậy bánh xe của TQ, CSVN năm 1975 đã thống nhất đất nước. Phản ứng sau đó của TQ là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc VN năm 1979.
Để tiêu diệt một dân tộc, TQ sử dụng một tiến trình lâu dài và đa dạng: từ chia đôi đất nước, cung cấp súng đạn cho huynh đệ tương tàn, thừa cơ hội Hoa Kỳ rút quân để chiếm Hoàng Sa, thừa cơ hội CSVN chơi vơi trước sự suy tàn của Liên Sô và Đông Âu để chiếm Trường Sa, lợi dụng lúc CSVN sẽ té nếu không có họ chống lưng để tung ra đường lưỡi bò, xây đảo, chiếm thêm ngư trường, đưa thêm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN hay vùng chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, xâm nhập nóc nhà VN qua việc khai thác bauxite, nơi có vị trí chiến lược và xả rác bùn đỏ, chiếm các khu rừng đầu nguồn, khống chế nước sông Mekong gây nhiễm mặn cái nôi nông phẩm và huỷ diệt tôm cá, núp sau Đài Loan xây dựng nhà máy thép Formosa Vũng Áng, nơi có vị trí yết hầu dễ cắt VN cả bộ lẫn thuỷ với chỉ khoảng 40 cây số đến Lào và 320 cây số đến căn cứ hải quân Du Lâm của TQ, làm nhiễm độc biển đưa chất độc vào hệ thống dây chuyền thực phẩm tàn phá sức sống dân tộc nhiều thế hệ về sau, nhập vào VN các thực phẩm và hoá chất độc hại, xây các nhà máy không an toàn gây ô nhiễm không khí hay nguồn nước từ Bắc đến Nam như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận hồi tháng 4/2015, xây các phố Tàu khắp các tỉnh thành.
TQ từng lấy cớ mượn đường vào đánh Chiêm Thành đời nhà Trần để xâm lăng VN. Ngày nay việc mượn đường được thể hiện dưới hình thức đầu tư kinh tế. Thâm hụt thương mại với TQ năm 2015 là khoảng 35 tỷ đôla, số tiền khổng lồ này mà TQ móc được từ VN mỗi năm giúp TQ mượn đường vào VN bằng chi phí của VN.
VN đất hẹp dân đông, mật độ dân số được coi là quá cao, khoảng 270 người cho một cây số vuông, gấp 7 lần so với tiêu chuẩn thế giới. Cho nên để dọn con đường mòn tiến nam, họ vừa cho dân TQ vào sống xôi đậu chiếm các vị thế thượng phong, vừa huỷ hoại môi trường để bào mòn sức sống, đuổi người Việt đi nơi khác. Các khu phố Tàu nở ra từ sau Hội Nghị Thành Đô ở các tỉnh như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bình Dương… (bit.ly/1NI09nM) càng ngày càng mọc lên nhiều hơn.
Đảng CSVN lại không quan tâm gì đến môi trường, trong khi TQ đang dùng nó để tiêu diệt một dân tộc. Các nước như Đức, Áo, Bỷ, Ý, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và cả Phi Luật Tân đang chủ trường giảm thiểu và loại bỏ hẳn điện hạt nhân. Các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha đang cắt xuống dần các nhà máy. Trong khi đó thì VN lại hồ hởi xây dựng ở Ninh Thuận. Nếu tai nạn xảy ra thì sức tàn phá môi trường sẽ vô cùng khủng khiếp. Rất nhiều các chuyên gia điện hạt nhân bên trong và bên ngoài VN hết sức lo lắng và lên tiếng báo động, nhưng CSVN bỏ ngoài tai vì xây dựng hàng tỷ đôla thì tiền bôi trơn tham nhũng sẽ khổng lồ cho họ. VN có bờ biển dài và vô cùng xinh đẹp, các nhà máy như Formosa hay điện hạt nhân sẽ lấy đi món quà thiên nhiên quý giá của dân tộc.
Các nước theo chế độ cộng sản có một điểm chung là xem rẽ sự sống của nguời dân trong nước. Họ xem dân là con vật để thí nghiệm trong việc họ thay Thượng Đế để cơ cấu lại xã hội con người (social engineering). Coi dân như cái đinh con ốc trong bộ máy cơ khí, có thể ném bỏ một cách vô cảm (expendable), hoàn toàn không có nhân vị. Chủ nghĩa cộng sản với ý niệm “đạo đức cách mạng” mà Lê Nin cổ xuý, dạy cán bộ phải biết xem rẽ đạo đức mà các tôn giáo lớn của nhân loại xiển dương để làm bất cứ điều gì có lợi cho đảng. Sự bạo tàn từ đó mà ra! Não trạng này ngày nay cũng còn di truyền sang hậu CS của chế độ Putin.CSVN là đàn em của cộng sản Liên Sô và Trung Quốc cho nên cũng không ngoại lệ. Sự kiện cá chết và môi trường sống bị tàn phá đã phơi bày rõ nét điều này.
Các nước theo chế độ cộng sản có một điểm chung thứ hai là “khôn nhà dại chợ”, hà hiếp và giết hại dân mình nhưng sợ ngoại bang, nhất là những ngoại bang có sức mạnh quân sự hay kinh tế. Lợi dụng tâm lý “dại chợ” này của CSVN mà TQ đã và đang xây hàng rào khoá các cửa biển của VN, khoá từ các nhà máy dọc bờ cho đến những chuỗi đảo ngoài khơi, khoá từ dưới nước lên đến trên không trung, biến VN thành con đường mòn Mao Trạch Đông ven biển để họ tiến nam.
Hiện tượng cá chết xuất hiện từ ngày 4/4 nhưng tứ trụ đều lặng thinh vô trách nhiệm. Mãi đến 22/4 TBT Nguyễn Phú Trọng mới đến Hà Tĩnh, nhưng không phải để hỏi thăm dân việc cá chết hay lo lắng môi trường mà để kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp và tiến độDự án Formosa. CTN Trần Đại Quang thì chẳng thèm thăm dân của 4 tỉnh bị nạn, hôm 29/4 vào Đà Nẵng phát biểu “Tôi cũng rất ủng hộ có chính sách đặc thù cho thành phố, có chính sách đặc thù thì Đà Nẵng mới bứt phá đi lên được, nếu không có là rất khó.” Sự vô trách nhiệm cùng câu nói này cho thấy chế độ đã quá hư hỏng, chỉ nơi nào có ngoại lệ, có chính sách đặc thù như Đà Nẵng thì mới phát triển được.
Ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty Formosa Hà Tĩnh hôm 25/4 trên kênh truyền hình VTC14 nói rằng “Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại”. Câu nói tuy nghe rất sốc, nhưng có vẻ không phải nói với dân mà là nhờ truyền thông chuyển qua cho Đảng, vì trong quá trình thành lập, Formosa không làm việc với dân mà làm việc với Đảng CSVN, dân hoàn toàn bị gạt ra bên lề. Tiền Formosa bôi trơn trám miệng thì lãnh đạo Đảng đã ăn và đã chọn nhà máy, vì vậy Đảng “khôn nhà dại chợ” nên biết phải làm gì để bảo vệ Formosa vì công ty có yếu tố nước ngoài.
Để tiêu diệt một dân tộc nó “là một tiến trình, không phải một sự kiện” như GS Sheri Rosenberg quan sát. Tiến trình này TQ lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Nó lâu dài và đa dạng, được tăng tốc bởi chế độ chính trị của nước nạn nhân. Chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc, hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em rù rì rủ rỉ với nhau trong bóng tối. Nó biến VN trước tiên là bãi rác, kế đến là con đường mòn nam tiến. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà thiên nhiên ban bố. Lối thoát là đâu? – Nó nằm trong sự thông minh và dũng cảm của dân tộc ta, cho dù đã một lần uống phải bùa mê thuốc lú của chủ nghĩa cộng sản nên còn dật dờ cảnh trí. Lịch sử ngàn năm đã chứng minh, sức sống của dân ta mãnh liệt, dân tộc này không để bị tiêu diệt mà sẽ tỉnh thức để vùng lên.
Lê Minh Nguyên




*** Cá đã chết ,sao Đảng còn chưa chết?
Cá chết trắng suốt 250 km bờ biển miền Trung. Hàng trăm nghìn ngư dân bỏ lưới, bỏ thuyền. Đói và sợ hãi tương lai. Hàng trăm cân cá nhiễm độc đã chui vào bụng những người nghèo. Hàng nghìn cân cá nhiễm độc đã ướp muối và chui vào các bể mắm, để sau vài tháng theo nhau đi khắp mọi miền. Hàng tấn cá nhiễm độc có thể cũng theo nhau vào bụng những con lợn, con gà, con vịt, cây rau rồi sẽ lên bàn ăn của người. Và ống xả thì vẫn thải ra chất độc, có thể giấu kín hơn, nhưng từ từ vẫn thải.
Biển sẽ vắng, vắng khách du lịch, vắng người bơi. Ngư dân sẽ bán thuyền, bán lưới. Chợ cá sẽ không còn người mua bán. Sẽ không còn ngư dân bám biển. Ngoài kia sẽ chỉ còn “tàu lạ”. Biển của nhà đã thành biển của ai.
Ngày mai, rồi sẽ có những đứa bé, những người già chết vì nhiễm độc. Nhưng lâu hơn, muôn đời con cháu, khi cái nhà máy thép kia còn đó, người Việt sẽ chết dần, biến dạng dần, bởi những căn bệnh quái gở. Nòi giống Việt sẽ trở nên đần độn.
Những cái đập trên đỉnh dòng Mêkông đã làm cạn kiệt, chết khô đồng bằng Cửu Long, Đồng Tháp. Nhưng không phải chỉ không cho nước chảy, ai có thể biết, người Trung quốc sẽ cho gì vào dòng nước? Người cộng sản Trung Quốc vốn độc ác và thâm hiểm. Liệu rồi lúa có mọc được không, cá còn sống không và người Việt có trở thành quái nhân dị dạng không?
Những đường ống xả thải của nhà máy thép và cả khu công nghiệp Vũng Áng, nằm án ngữ giữa điểm hẹp nhất trên bản đồ nước Việt, suốt 70 năm, có ai biết nó sẽ thải cái gì, xả thải lúc nào? Hàng trăm nhà máy, hàng nghìn ống xả thải, bảy mươi năm, lượng chất độc sẽ đi đâu? Nó sẽ từng tí một ngấm vào tôm cá, rồi từng tí một biến gien con người thành những quái thai. Nó sẽ từ đấy, mùa hè nóng thì xuống phía Nam, mùa đông lạnh thì lên phương Bắc. Nó sẽ diệt cho hết người Việt và thay vào đó bằng người Trung Quốc. Đó là giấc mộng của Mao, là giấc mộng của Tập, của ngàn đời các đế chế Trung Hoa... (hết trích) .  ( Theo Bùi Quang Vơm)




*** Kỹ sư Formosa tiết lộ: Kiểm tra không thể phát hiện vì xả thải trộm và…
Một thầy giáo có người thân hiện là kỹ sư môi trường tại Formosa vốn đang là tâm điểm chú ý xung quanh vụ cá chết hàng loạt đã đăng tải trên Facebook cá nhân của mình cảnh báo về xả thải của Formosa. Theo lời của kỹ sư này, thảm họa vẫn chưa bắt đầu vì khi nhà máy của Formosa chính thức hoạt động, tình hình sẽ thực sự đáng sợ!
Dưới đây là toàn văn bức thư mà kỹ sư môi trường làm việc ở Formosa gửi thầy giáo Lê Quốc Châu ở Hà Tĩnh. Lá thư đã được thầy Trần Đình Trợ đăng lên FB của thầy để thông tin cho người dân Việt Nam về nguy cơ kinh hoàng sắp xảy ra đối với chúng ta.
“…..Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa. Nước thải là điều không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ. Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó anh ạ. Hóa chất sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ. Việc tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi anh ạ. Người không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn nguyên. Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ. Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.
Em biết anh là người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh. Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.
Cho anh thêm một bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng   56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là vô cùng khó khăn và tốn kém. Tuần sau có đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm anh ạ. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh nà. Hi vọng đợt này, các ông không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty”.
Cùng ngày, vừa có tin thêm 5 thợ lặn của Formosa phải nhập viện để kiểm tra sức khỏe vì có vấn đề. Trước đó không lâu, anh Lê Văn Ngày (SN 1970, quê ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Cổ phần Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế – (gọi tắt là Công ty Nibelc), một nhà thầu của Dự án Formosa (có trụ sở ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) tử vong sau khi lặn xuống biển. Người dân cũng phát hiện cá voi chết ở bờ biển Thừa Thiên Huế vào 25/4. Trong khi đó, việc cá chết bất thường ven biển các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là xung quanh Khu công nghiệp Formosa – Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến dư luận hoài nghi cái chết của thợ lặn này chịu tác động bởi các độc tố từ biển mà nguyên nhân nghi do ống xả thải “khổng lồ” dưới biển Vũng Áng gây ra. (Facebooker Lê Quốc Châu & Báo mới)


*** NV online: Cá chết cả tháng mới thấy " vệt nước màu đỏ" ở Quàng Bình".
QUẢNG BÌNH (NV) - Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam cho lập “Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia” để phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung thì truyền thông loan tin một dải nước màu đỏ dài 1.5km xuất hiện ở tỉnh Quảng Bình.
Theo tin nhiều báo tại Việt Nam, sáng ngày 4 tháng 5, 2016, người dân tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, thấy xuất hiện một cách bất thường “vệt nước màu đỏ gạch dài khoảng 1.5 km chạy qua bờ biển 5 thôn, rộng 10 mét sát mép nước.”.  Báo VnExpress thuật tin theo lời ông Phan Thanh Hiền, chủ tịch xã Nhân Trạch, cho biết vệt nước xuất hiện khoảng 8 giờ sáng. Tuy đến gần tối vẫn còn nhưng đã nhạt màu hơn. Ông Hiền cho hay, cùng với vệt nước màu đỏ bất thường, tại bờ biển xuất hiện một số cá biển mới chết dạt vào. “Chúng tôi đang kiểm tra để xem cá biển có tiếp tục chết dạt vào buổi chiều hay không,” ông Hiền nói trên VnExpress. Theo nguồn tin vừa kể, nhận tin báo, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Quảng Bình) đã cử người lấy nhiều mẫu nước để gửi Tổng Cục Môi Trường xét nghiệm. Sở Tài Nguyên Quảng Bình cũng khuyến cáo người dân không tắm biển hoặc sử dụng nước biển cho các hoạt động khác cho đến khi xác định được nguyên nhân và có thông báo kết quả chính thức. Trong khi đó, cá chết trắng suốt 4 tỉnh miền Trung dài hàng trăm cây số đã một tháng qua dân địa phương và nhiều tỉnh thị biểu tình lên án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh thải chất độc hại ra biển, đến nay nhà cầm quyền Hà Nội mới cho thành lập “Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia” để “phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung.”
Mặt khác, theo báo Người Lao Động, “Mặc dù không phải là địa phương bị cá chết trôi vào bờ, nhưng liên tiếp mấy ngày qua, hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi rơi vào cảnh khóc ròng, vì cá đánh bắt về không có người thu mua hoặc thu mua giá rất thấp. Đã có những chủ tàu quyết định dừng đánh bắt để chờ kết luận chính thức vụ cá chết dọc biển miền Trung đang gây tâm lý sợ nhiễm độc khi ăn cá biển của người dân.”... Còn giới tiểu thương ở tỉnh Quảng Trị, tỉnh bị cá chết dạt vào bờ biển, cho hay dù cá họ bán được cấp “giấy chứng nhận an toàn” nhưng vẫn rất khó bán vì tâm lý sợ hãi cá nhiễm độc ăn có thể nguy đến tính mạng. “Ngư dân họ chán nản không muốn bán cá, họ nói tiểu thương ép giá. Nhưng chúng tôi cũng có bán được cá đâu, nói khản cả cổ cá ngoài khơi không ảnh hưởng chất độc mà người dân không ai mua cá hết,” tiểu thương Lê Thị Thuộc ở cảng cá Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) nói trên tờ VnEXpress.
Theo chuyên viên người Pháp Jean Hetzel được đài RFI phỏng vấn, hệ lụy thảm họa các chết vì môi trường biển nhiễm độc tại Việt Nam có thể kéo dài đến 50 năm. Cho đến nay, nhà cầm quyền CSVN và “các nhà khoa học học” tại Việt Nam với hàng ngàn ông bà tiến sĩ vẫn còn nợ người dân câu trả lời lương thiện là tại sao cá và các loại hải sản khác lại chết hàng triệu con như vậy. Xuống biển tắm khi thủy lưu vừa đẩy đi xa vừa làm loãng dần nước ở khu vực xả chất thải độc hại, ăn cá đánh bắt từ rất xa tức những nơi không bị ảnh hưởng, để tuyên truyền bị dư luận coi là các cách trấn an không thuyết phục. (TN)


*** VietNam Express: Vệt nước ở Quảng Bình không phải là thủy triều đỏ
Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy trong mẫu nước đỏ thu được ở Quảng Bình ngày 4/5 không có tế bào tảo, thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt.
Sáng 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. "Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt. Khả năng do phù sa hoặc những vật liệu màu, như đất đỏ tạo thành, cần quan sát thêm các yếu tố cảnh quan để xác định nguồn gốc của vệt nước màu đỏ này", GS Lâm nói. Theo GS Lâm, hiện tượng nước biển đổi màu không do thủy triều đỏ cũng phổ biến, nhất là khu vực gần cửa sông, cửa biển. Khi mưa to thì vật liệu như đất, bùn, phù sa từ sông ra biển có thể làm nước đổi màu. Trường hợp này dễ gây ngộ nhận nếu không quan sát kỹ. Sáng nay cán bộ của Viện Hải dương học đi dọc bờ biển xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), nơi xuất hiện vệt nước màu đỏ để thu mẫu cá chết, nhưng không tìm thấy con nào. "Đội thợ lặn đang thăm dò đáy biển ở độ sâu khoảng 20 m để quan sát đời sống thủy sinh, chưa thấy có gì bất thường. Hiện dải nước màu đỏ hầu như đã biến mất", ông Lâm thông tin.

*** Đồng Phụng Việt: Đừng chửi ông Chu Xuân Phàm
Dân mình và báo chí xứ mình đang xúm vào chửi ông Chu Xuân Phàm – Trưởng Văn phòng tại Việt Nam của Tập đoàn Formosa. Càng chửi ông Phàm thì càng khó khá!
Formosa của ông Phàm không tự tiện chiếm cứ Vũng Áng để thành lập Khu Kinh tế Vũng Áng rồi xây dựng Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh. Họ được Đảng và Nhà nước – chủ của Việt Nam mời gọi đến đó đầu tư. Thậm chí để Formosa yên tâm đầu tư, Đảng và Nhà nước – chủ của Việt Nam đã dành cho Formosa đủ thứ ưu đãi mà rất nhiều chuyên gia thuộc đủ mọi giới ở Việt Nam từng nhiều lần thắc mắc là tại sao lại bất thường như vậy. Nói cách khác, Formosa là khách mà chủ của Việt Nam mời. Trên “đất khách, quê người”, Formosa chỉ làm những gì mà chủ của Việt Nam cho phép.
Chủ của Việt Nam chưa nói gì về chuyện Formosa đúng hay sai, bạn chỉ là kẻ được tá túc trong nhà mà đã ngoác miệng ra chửi, rõ ràng là quá phận. Hãy nhìn lại mình. Bạn có thật sự là một trong những người chủ của căn nhà Việt Nam chăng?
***
Bên ngoài Việt Nam, Formosa ra sao thì không khó biết. Năm 1998, Formosa gửi sang Campuchia 300 tấn rác được bọc kỹ bằng những tấm nhựa dày. Thấy những tấm nhựa này quá tốt, người nghèo ở Sihanoukville, Campuchia xúm vào, gỡ những tấm nhựa đó mang về nhà làm mái, làm vách. Ít ngày sau, những người nghèo đó bị sốt, bị tiêu chảy rồi có người lăn ra chết… Hóa ra rác được bọc trong các tấm nhựa là rác nhiễm thủy ngân! Những tấm nhựa tất nhiên cũng vậy. Khi nhiễm độc thủy ngân trở thành nguy cơ phát tán trên diện rộng.. Dân chúng nổi giận và nổi loạn. Riêng chuyện nổi loạn và dẹp loạn làm thêm năm người chết. Trong vụ này, Việt Nam đã gửi giúp Campuchia 500 mặt nạ và đồ bảo hộ để hỗ trợ tẩy độc ở Sihanoukville. Khi mời Formosa, chủ của Việt Nam có lẽ đã quên chuyện này!
Thật ra Formosa không chỉ nổi tiếng ở Campuchia mà đã nổi tiếng từ lâu trên toàn thế giới. Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường) của Hoa Kỳ, phạt 2,8 triệu Mỹ kim vì không thông báo cho dân chúng địa phương tác hại của các chất mà Formosa thải ra và bị buộc phải chi 10 triệu Mỹ kim để khắc phục ô nhiễm tại bang Texas và Louisiana. Vụ Formosa là một “case” được giới thiệu trong giáo trình về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014). 2009 cũng là năm Formosa được trao giải “Hành tinh Đen”. Đây là giải đặc biệt mà Ethecon – một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức xét trao cho những cá nhân/tổ chức hủy diệt môi trường. Tại Đài Loan, các chuyên gia y tế và môi trường cũng đã từng cảnh báo công nghệ của Formosa thải ra ở Yulin chứa các chất gây ung thư và phá hủy gan. Tháng 2 năm 2014, dân Đài Loan từng biểu tình trước trụ sở Formosa, phản đối tập đoàn này hủy diệt môi trường (1). Song phải nhấn mạnh rằng, bất kể Formosa thế nào, gây hậu quả ra sao, nếu vùng biển khu vực Vũng Áng trở thành biển chết, tôm, cá, thậm chí con người suốt dải đồng bằng ven biên miền Trung lăn ra chết thì nơi đáng chửi cũng không phải là Formosa. Tại sao lại chọn và ai đã mời Formosa vào xứ này mới là chuyện chính.
***
Phải thẳng thắn bảo với nhau rằng, ông Phàm đã nói rất thật và rất đúng lý về chuyện chỉ có thể chọn một trong hai, giữa nhà máy hiện đại và cá, tôm. Chọn nhà máy hiện đại thì ít hoặc thậm chí không có cá, tôm. Vậy thôi! Tại sao lại chửi kẻ nói thật trong khi không chửi kẻ tạo ra sự thật đau lòng đó và sự trần trụi của nó làm bạn phẫn nộ? Mãi tới gần đây, dân mình và báo chí xứ mình mới dám chửi viên chức mang hàm bộ trưởng nhưng nhìn tới nhìn lui, các ông, các bà bị chửi cũng chỉ là bộ trưởng các bộ y tế, giáo dục, công – thương, văn hóa – thể thao – du lịch, nông nghiệp – phát triển nông thôn, tài nguyên – môi trường, kế hoạch – đầu tư… Bộ trưởng những bộ như: quốc phòng, công an, thông tin – truyền thông đều xứng đáng nên không có gì để chửi? Và những kẻ đặt các ông, các bà mà bạn đã chửi vào ghế bộ trưởng đều toàn bích nên có nói thì cũng chỉ tụng ca?... Chửi dường như đang là mốt để bày ra sự “dũng cảm” và dường như cũng là phương thức hữu hiệu để tự trấn an rằng, mình cũng có “tinh thần trách nhiệm trước thời cuộc”, sau khi đã chửi thì… thôi, dành thời gian và sức lực cho việc viết thêm nhiều chữ… “nhẫn”. Cả tôi và bạn, có lúc chúng ta sắm vai Chí Phèo, có lúc chúng ta thủ vai “dân làng” và xứ sở của chúng ta là một ngôi làng khổng lồ như làng Vũ Đại mà Nam Cao từng mô tả. Chẳng phải đợi đến đời con cháu của chúng ta đâu, số phận, cuộc sống của chúng ta đã là cái lò gạch ở làng Vũ Đại từ lâu rồi. Nếu không thể nói gì hơn thì xin thôi, đừng chửi ông Chu Xuân Phàm và Formosa! Chú thích: (1) Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?

*** Bọn phản động và bọn phản bội
Trước tình hình cá chết hàng loạt, các trang mạng của công an đã chuẩn bị dư luận sẵn từ cả tuần nay là có bọn phản động lợi dụng tình hình để đến với người dân dưới các hình thức khác nhau, số khác thì kích động bà con biểu tình.
Cái này là bổn cũ soạn lại, đúng quy trình tác nghiệp của công an trong việc trấn áp các cuộc biểu tình và cản trở các nhà hoạt động xã hội từ xưa đến nay. Chiến thuật không có gì khác: tránh đổ lỗi cho người dân, quy hết tội cho bọn phản động, lấy cớ bảo vệ nhân dân để hốt sạch bọn phản động và giải tán đoàn biểu tình. Ngày 1/5 có biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn...  về vấn đề môi trường ô nhiễm, nhất là vụ cá chết. Sơ qua có thể nhận xét như sau:
- Công an coi người dân như con nít, quanh năm suốt tháng bị bọn phản động dụ dỗ, kích động. Đại loại là nhân dân không biết nghĩ, rất ngu dốt, rất ngây thơ, cần sự bảo bọc, che chở, định hướng của công an. Chỉ có công an là biết tuốt, nhân dân cứ để Đảng và Công an lo.
- Khi công an trấn áp các cuộc biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường thì cũng đồng nghĩa với việc công an phản bội lại nhu cầu căn bản nhất của người dân là quyền được sống. Khi người dân ăn gì cũng bị ung thư, hít thở ở đâu cũng bị nhiễm độc, ra khơi đánh cá về không ai mua, sinh kế cạn kiệt, lặn biển cũng chết thì khi đó quyền sống của họ không còn được đảm bảo nữa và họ phải đấu tranh giành lấy nó. Bởi vậy, chống lại cuộc biểu tình này, chống lại các hoạt động cứu trợ giúp đỡ ngư dân này đồng nghĩa với việc phản bội nhân dân.
Giữa bọn phản động và bọn phản bội, bọn nào đáng chém? (Theo Facebook Trịnh Hữu Long)


*** Hãy chừa đường về với nhân dân
Gần một tháng qua, cả nước rúng động vì môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung VN đã bị đầu độc nghiêm trọng: Cá nổi, cá chìm chết vô số kể mà thủ phạm đích thực gây ra thảm họa lại cứ bị các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước làm cho tù mù, lập lờ… Hàng triệu ngư dân vì vậy đang lâm cảnh bi đát, tang thương không biết ngày mai sẽ sống và hành nghề ra sao? Chính vì vậy tôi quyết định hưởng ứng ngày “Toàn quốc xuống đường bảo vệ môi trường ngày 1.5”. Và cũng chính vì vậy mới có câu chuyện “Hãy chừa đường về với nhân dân” mà tôi xin được kể sau đây.
Thời khắc xuống đường theo thông báo trên mạng xã hội là 9 giờ sáng 1.5.2016, nhưng mới 9 giờ sáng ngày 30.4 một cán bộ phường mặc sắc phục công an đã đến “thăm viếng” nhà tôi. Và kể từ đó, cái hẻm độc đạo vào nhà tôi đã được “chăm sóc” kỹ lưỡng; chăm sóc từ đêm 30.4 cho đến hết buổi sáng ngày 1.5, bốn bạn an ninh trẻ, lạ có, quen có. Theo như dự tính, đúng 8 giờ30 sáng Chủ nhật, 1.5, việc đầu tiên là tôi đến bắt chuyện với các bạn an ninh đang đón lỏng tôi ngay trước cổng nhà tôi từ ngày 30/4: - Có phải các bạn đang đón, chờ tôi? / - Vâng, đúng ạ!
- Có chuyện gì vậy? / - Chú biết rồi mà!
- Chú đi hưởng ứng “ngày toàn quốc xuống đường bảo vệ môi trường” rất có ích, thiện chí, ôn hòa… mà sao các bạn phải tốn công, mất sức quá vậy?! / - Chú nói là thiện chí, ôn hòa… chứ mấy sếp của tụi cháu không nghĩ đơn giản như chú nói vậy đâu?!
- Sao lại không đơn giản? / - Vì có nhiều vụ tưởng là như vậy mà không phải như vậy! Ví dụ như vụ biểu tình chống Trung Quốc cắt cáp, hạ đặt giàn khoan 981 trước đây đã biến thành biểu tình bạo động xãy ra ở nhiều nơi mà điển hình là bạo động ở Bình Dương, Vũng Áng… đó.
- Không thể lấy cái cớ từ cái chuyện “bạo động, bạo loạn tù mù” trước đây do có âm mưu của Trung Quốc và do sự bất lực, yếu kém của nhà nước để rồi đổ lỗi cho Dân, bắt Dân phải im lặng chấp nhận mọi chuyện, như thế không được đâu. Cái thảm họa môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cũng đang là thảm họa của cả nước mà “thủ phạm thì tù mù”, trách nhiệm làm rõ nguyên nhân để xét xử, ngăn ngừa, khắc phục thuộc vai trò của nhà nước thì các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước lại vòng vo, lấp liếm không thấy hồi kết thì người Dân phải tự phát động để bảo vệ môi trường sống cho chính mình là việc sống còn cần phải làm chứ?!
- Chuyện này rất phức tạp, nhà nước đang khẩn trương xúc tiến, đã có kết luận bước đầu là do 2 nguyên nhân: Độc tố cực mạnh của chất thải do con người gây ra, nhưng chưa xác định được đối tượng và nguyên nhân thứ hai là “thủy triều đỏ” hậu quả từ thiên nhiên…
- Thôi, dù là gì và chừng nào nhà nước kết luận, xét xử thì bây giờ chú cũng phải đi cho kịp đây… / - Không, chú không được đi!
- Đây là lời khuyên của các bạn, hay là lời ngăn cản theo lệnh sếp của các bạn. / - Theo lệnh của sếp ạ!
- Tôi là người luôn thiện chí, ôn hòa. Vì vậy, xin có đôi lời với các bạn, cũng là với các sếp của các bạn: Xu thế tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi theo hướng tiến bộ như sự mong chờ của Nhân dân là không thể đảo ngược. Những “toan tính đu dây” với kẻ thù Bắc Kinh xâm lược để bảo vệ cái Đảng và chế độ mang nhiều bệnh tật vô phương cứu chữa và đang phá sản trên tất cả các lãnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và nhất là niềm tin của Nhân dân, kể cả niềm tin của chính quý vị lãnh đạo cấp cao đang cầm quyền cũng đang đổ vỡ. Và xu thế phải dựa, kết thân với Mỹ và với thế giới Dân chủ, Văn minh, Tiến bộ để “đổi mới thể chế chính trị”, xây dựng nhà nước pháp quyền, Xã hội dân sự, nền kinh tế thị trường đích thực… tạo sức mạnh mới về mọi mặt để chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Chính các sếp của các bạn cũng đã tự thấy không thể có sự lựa chọn nào khác (Vì hầu như các vị sếp đều gởi tiền, gởi con đi học ở Mỹ và các nước phương Tây). Vì vậy, trước khi tôi buộc phải quay vào nhà nghỉ ngơi (theo lệnh ngăn cản của sếp của các bạn), tôi có lời khuyên chân thành với các bạn, cũng là lời nhắn gởi với các sếp của các bạn: Thời thế đã thay đổi rồi. Các vị sống bằng đồng lương từ tiền thuế của Nhân dân thì hãy nghĩ đến Nhân dân, và nhớ “Hãy chừa đường quay trở về với Nhân dân”. (Theo Kha Lương Ngãi).

Trời ơi! Khủng khiếp quá! Tội cho dân mình và nhất là người dân miền Trung!!! Sực nhớ hình như có ai đó nói Viet nam là quốc gia đáng sống mà???
"Share từ Stt của Hiếu Bùi:

Thằng bạn mình ngày xưa học cùng khoá , nó học rất giỏi . Ra Hà nôi nó lúc nào cũng dẫn đầu trường nên ra trường là nó xin được ở lại Hà nội làm viêc . Tính nó ngang tàng nên chỉ làm anh nhân viên quèn trong mấy cái viện nghiên cứu , trầy trật mãi rồi cũng sang Liên Xô làm quả Phó tiến sỹ rồi về lại Hà nôi . Những năm cuối 80 đầu 90 bon mình đều bỏ nhà nước ra làm ngoài hoặc đi ra nước ngoài thì nó vẫn cứ lang thang mấy cái viện rồi về bộ tài nguyên môi trường rồi lại về viện này viện kia . Khi nước ngoài đầu tư , bọn cán bộ trong đó thằng nào cũng kiếm tiền tỷ nhờ mánh mung thì nó cũng chỉ ăn lương , ai giao cái gì thì làm cái ấy mà chẳng chạy chọt gì cả và đặc biệt là cái gì mà sai là nó dứt khoát không làm nên nó rất nghèo . Đến khi về hưu nó sang Nga phụ giúp con nó bán hàng quần áo và cha con nhà nó làm ăn cũng khá , cả nhà nó bây giờ vẫn ở bên Nga
Nhân chuyện cá chết ở quê mình hỏi nó , nó buồn lắm cứ thở dài suốt rồi nó nói :
Không phải các quan mình ngu mà vì đồng tiền nó che mắt rồi . Mỗi dự án đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường . Nhưng cái thằng có hiểu biết có học thức thì không được làm mà lại đưa cho cái thằng không biết gì làm thế là chúng nó chỉ copy . Ví dụ nhà máy xi măng thì mấy chục cái nhà máy xi măng đều dùng chung một báo cáo chỉ sửa tên , địa điểm .... Có lần chúng nó quên sửa một vài chỗ đến lúc trong báo cáo làm cho nhà máy xi măng Ninh Bình thì vài chỗ còn tên nhà máy xi măng Hà tiên .
Đến khi xây dựng thì phần xử lý nước thải , khí thải các doanh nghiệp muốn chắc ăn thì phải nhường suất này cho các sân sau của các quan . Làm đúng thiết kế thì tốn kém nên các quan thường gợi ý ví dụ hệ thống xử lý này hết 1 tỷ USD thì anh làm sao chỉ hết 200 triệu đô thôi còn 800 triệu đô thì chia đôi anh 400 tôi 400 như vậy là cả doanh nghiệp và các quan đều có lợi . còn đến lúc kiểm tra ,nghiệm thu thì quân ta cả có ai mà phải lo vả lại có vua chúa trên gửi gắm rồi nên anh cứ yên tâm. Hầu như các nhà máy đều chọn cách xử lý là làm từ từ . Ví dụ như chất thải độc hại đó anh cứ gom lại một chỗ , nếu là chất thải rắn thì tìm xem có thằng nào đang san lấp mặt bằng thì gửi vào đó mấy xe chúng nó chở đi lấp cho thế là xong , mỗi xe cho chúng nó vài trăm thế là chúng nó mừng húm lên rồi . Còn chất thải lỏng như của Vedan thì cứ xả trực tiếp ra nhưng nhằm lúc thuỷ triều lên , đêm hôm 1, 2 giờ sáng là mở van cho nó chảy tự do . Nếu mà còn không hết thì thuê xe bồn chở đi đổ , bọn Vedan nó đổ hàng trăm xe bồn vào các rừng cao su hồi đó hôi thối quá bị dân chửi quá nên chính quyền bảo nó ngưng đổ rừng cao su và nó thuê tàu mang đi đổ ngoài biển . Thằng Vedan nó có hẳn 1 con tàu 1500 tấn chở hàng lỏng chuyên chạy đi đổ ngoài biển , có lúc sản xuất nhiều nó còn phải thuê tàu của bọn Nga , chỉ bọn Nga nó liều mới dám làm chuyện này . Mình hỏi nó tàu ra vào có cảng vụ , giấy phép hết làm sao mà làm được nó nói cứ tiền là xong hết . Ví dụ như mày chở 1 tàu 4000 tấn thì mày khai trong đó là phân bón lỏng chở về Đài Loan và trong giấy phép rời cảng của cảng vụ VN chúng nó sẽ cấp cho mày là xuất hàng đi Đài Loan . Đúng ra là tàu mày phải đến Đài Loan và phải trình giấy phép rời cảng ở VN thì máy mới được vào cảng bên đó và sau khi trả hàng xong mày muốn chạy sang VN lại thì Đài Loan cũng phải cấp cho mày giấy phép rời cảng bên đó và khi đến VN mày phải xuất trình giấy phép đó thì cảng vụ VN nó mới cho mày đưa tàu vào còn không có cái giấy đó thì tàu mày không được vào VN . Thế nhưng chúng nó ranh ma lắm ví dụ như đi Đài Loan cả đi , trả hàng và chạy về đây hết 1 tuần thì chúng nó gửi sẵn giấy phép rời cảng của Đài Loan sang đây trước bằng máy bay chưa điền ngày . Khi tàu xuất bến tại VN thì thuyền trưởng đã có sẵn trong táy giấy phép rời bến tại Đài Loan rồi . Tàu chạy ra biển cứ từ từ đợi đêm xuống là bơm chất thải đổ ra biển xong cứ vòng vòng ngoài đó cho hết 1 tuần rồi quay lại VN điền ngày tháng vào giấy phép rời cảng Đài loan trình cho cảng vụ VN là ung dung đi vào thôi . Ai cũng biết chuyện này cả nhưng chúng nó đút từ trên xuống dưới nên chẳng ai nói gì hết
Còn cái bọn nhiệt điện như Formosa Hà Tĩnh thì nó cứ thải thẳng ra biển thôi . Ví dụ 3 tháng mày súc rửa đường ống 1 lần hết 900 khối hoá chất lỏng thì nó gom cái đó lại vào 1 cái bể rồi nó bơm vào đường ống xả nước làm mát là mỗi ngày 10 khối thôi . Sau 3 tháng 90 ngày thì mày đã xả hết 900 khối chất thải độc hại đó rồi và nó cứ làm tiếp lần sau như thế . Chỉ có 10 khối 1 ngày lại pha loãng vào biển thì cá tôm không thể chết được nhưng sẽ bị nhiễm độc và người ăn vào thì mới bị từ từ rồi thì ung thư luôn . tất cả các nhà máy nhiệt điện của VN mà dùng công nghệ của Trung quốc đều như thế , từ Quảng Ninh đến Vĩnh Tân - Phan Thiết chúng nó đều xả như thế đã bao nhiêu năm nay rồi . Chỉ trừ mấy cái nhà máy của Nhật và Châu Âu thì không làm như thế thôi còn thì tất tần tật .... Nói thật với mày tao không cho con cháu về VN đã hơn 10 năm nay rồi . Mình già rồi có bị ung thư thì cũng coi như là xong đi còn chúng nó còn trẻ mà nhiễm thì thương lắm . tao nhiều lúc cũng muốn về chơi nhưng nghĩ là cứ rùng mình không dám về."
Tất cả các dòng sông đều chảy và tất cả các dự án của bọn TQ đều khốn nạn cả !
Thức Tỉnh
Tàu cộng đã dùng phương pháp gây rối loạn để dễ dàng xâm nhập thống trị
Khi cảm thấy Trung ương ĐCSVN đã không hoàn toàn tuân phục , Tàu cộng đã dùng phương pháp gây rối loạn để dễ dàng xâm nhập thống trị . 
Nỗi loạn tại Bình Dương như một phép thử về khả năng đối phó của VN về mặt an ninh lẫn ngoại giao của VN với tàu cộng . Bằng chứng những tên cầm đầu biểu tình bạo loạn tại Bình Dương có đầy đủ hình ảnh nhưng không bị bắt và công bố danh tính.
Cá chết tại Vũng Áng cũng vậy , cá chết ngày 6/4 , ông Trọng đến 22/4 trong tư thế ra đi im lặng từ đấy cho đến hôm nay mà không dám nhắc đến ” cá chết ” ?
Tại sao ? Chẳng qua đây chính là một kịch bản ” Cá Chết. ” được soạn sẵn , nhằm một mũi tên đạt kết quả xuyên xâu . Một thủ đoạn chính trị nguy hiểm và độc ác mang tính chất diệt chủng :
1- Dân tình hoang mang , chính quyền rối loạn thiếu khả năng đối kháng trước thảm cảnh , có lợi cho công tác địch vận Tàu cộng.
2- Nhằm ngăn chận VN vào TPP vì Đảng không thể tuyên bố không đồng thuận trước ước mong có điều kiện tham ô của tập thể Uỷ viên Trung Ương Đảng . Vì môi trường VN sẽ xuất khẩu điểm mạnh chính là tôm cá nông sản . Nhưng tôm cá bị ngộ độc từ biển đến cả sông sẽ ảnh hưởng đến xuất Khẩu lẫn nước nhập khẩu .
3- Tiêu & diệt bớt nhân số VN , đưa dân Tàu cộng vào thay thế .
4- Ngăn chuyến viếng thăm VN của Obama trong hy vọng xảy ra biểu tình bạo loạn .
5- Nắm thêm danh tính lĩnh đạo VN chống Trung trước thảm cảnh cá chết .
6- Hạ độc cá chết tại nhiều nguồn nước tại VN cũng nhằm chạy tội cho Formosa Vũng Áng .
7- Đo lường tinh thần Thoát Trung của người Việt hiện nay .
8- Dân VN sẽ tháo chạy ra khỏi đất nước bằng mọi giá .
Cá chết trước và người Việt sẽ lần mòn chết sau đó , tất cả mọi mối lợi chỉ Tàu cộng hưởng .
Kịch bản cá chết vì thế được dàn dựng chu đáo , không phải do vô tình . Được chỉ đạo từ Tàu cộng và cả những tên Việt Gian sẵn sàng bán nước .
Cách mạng Cá Chết chưa nhìn thấy nhưng kịch bản Cá Chết do Tàu cộng dàn dựng hiện đang trình làng .

No comments:

Post a Comment