Tuesday, August 1, 2017

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC và Cuộc “di dân” khổng lồ có một không hai trong lịch sử của người Trung Quốc sang Việt Nam .

Cùng các bạn,

Mối họa mất nước, nô lệ hóa của Tàu đã thật sự hiện rõ trong lần về thăm VN vừa qua. Từ Bắc vô Nam, những địa thế chiến lược và khu đất đẹp, có lợi ích kinh tế lâu dài đã bị bán cho Tàu sạch sành sanh, rao giá bao nhiêu tụi nó cũng mua, lính Tàu đội lốt nhân công trong các công trình xây cất lớn và các xí nghiệp sống đầy dẫy ở các thành phố lớn và cả thôn quê.

Việc VN trở thành một tỉnh phía Nam của Tàu như Tây Tạng ?



Hà Nội: Sông Hồng bây giờ cạn nước, đê Yên Phụ ngày xưa người Pháp đắp để ngăn lũ lụt bây giờ nước chỉ còn ở đáy. Người tour guide (dân Hà Nội) nói rằng 5 năm nay, mực nước mùa lũ còn chưa tới 1/2 bờ đê. Du khách Tàu chiếm 60% với tour guide là người Tàu. Họ được đi du lịch theo tour FREE, nhưng được đưa vào những địa điểm mua đồ souvenirs.

Đà Nẵng: 80% resorts và khu chung cư cao cấp dọc theo bờ biển là của Tàu. Rao giá bao nhiêu cũng mua, mà mua bằng tiền đô la & vàng. Ra đường, vào khách sạn, quay đi đâu cũng nghe tiếng Tàu.

Nhatrang: 80% du khách là Tàu với tour guide là Tàu, xài tiền Tàu. Resorts và khách sạn lớn/nhỏ đa số Tàu làm chủ. Đi nghênh ngang ngoài đường ồn ào, xả rác, khạc nhổ rất mất vệ sinh và trật tự.

Bình Dương: Khu công nghiệp công nhân Tàu tràn ngập với những khu nhà ở cho nhân công được rào kín và không cho người Việt vào. Căn cứ Sóng Thần bây giờ cũng của Tàu làm chủ rồi.

Miền Tây: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delta) bây giờ như một miền đất sắp chết vì thiếu nước và vì 7 con đập của Tàu trên thượng nguồn ngăn nước nên lượng nước chảy xuống sông Cửu Long đổ ra biển yếu nên bị nước biển xâm nhập khiến các ruộng lúa quanh vùng bị ngập mặn.

Ban Mê Thuột: Khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên, nhân công Tàu đa số là lính trá hình. Tụi nó đem cả xe cơ giới hạng nặng của quân đội vào lấy lý do là ủi đất khai thác bôxit.

Còn nhiều nữa với những điều mắt thấy tai nghe mà buồn đứt ruột, máu dồn lên tới đầu. Buồn hơn nữa là dân SG bây giờ rất thờ ơ với hiểm họa mất nước, nô lệ, chỉ lo ăn nhậu suốt ngày từ sáng tới tối, kể cả phái nữ lẫn con nít. Nhà hàng, khách sạn cỡ nào, giá nào cũng có. Bia rượu tràn lan từ mấy em chân dài tới con nít đều tự do nhậu thả dàn. 3:00 giờ sáng bàn nhậu ngoài lề đường vẫn còn đầy người.

Sẽ cố gắng ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe, và hình ảnh cùng nhân chứng sống trong chuyến đi vừa qua bằng một bài ký sự nho nhỏ để các bạn biết thêm sau.

Cái chết của một dân tộc.    Giao Thanh Pham 

Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu xụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự xụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Muốn xua quân sang xâm chiếm Việt Nam thì không phải là chuyện dễ. Cái giá máu và sinh mạng phải trả khó mà lường được và chắc chắn sẽ không thể nhỏ. Thế nhưng, Trung Quốc không cần phải làm thế, vì cái con ngựa thành Troy của họ, đã được Nguyễn Văn Linh và đồng đảng mang về nước, nằm mai phục sẵn để bắt đầu cái chương trình phá hoại từ trong ra. Cái chiến dịch dầu loang đó, tuy mất nhiều thời gian, nhưng lại không tốn một viên đạn, một giọt máu của người Hán, cũng như không gặp một sự phản kháng nào từ người dân Việt Nam. Nó chậm chạp nhưng chắc chắn. Và một điều chúng ta có thể thấy rất rõ, là nó hoàn hảo đến độ Trung Quốc có thể cưỡng chiếm đến 100% giang sơn đất nước Việt, xóa sổ 100% dòng giống và ngôn ngữ Việt, mà không gặp phải một sự chống cự nào.

Người Việt chúng ta thường mang những chiến tích hào hùng của ngày xa xưa ra kháo với nhau, như là để tự dối mình, như là để tự trấn an mình, tự tạo ra những ảo giác làm mờ đi cái tương lai thảm hại sẽ đến trong nay mai. Mặc dầu mọi người trong chúng ta, ai cũng hiểu được rằng, những chiến thắng Đống Đa, Bạch Đằng hay Chi Lăng của lịch sử đó, nó bao gồm lòng yêu nước mà toàn dân như một, của mọi con dân đất Việt, từ vua quan đến dân chúng trăm họ. Chứ không như bây giờ, khi các tướng lãnh quân đội, chỉ biết luôn trung thành với đảng và nhất là chỉ luôn cúi đầu làm tôi mọi cho tiền tài của cải, qua các việc cướp đất, mua bán và làm thương mại.

***********************
Suốt 27 năm qua, kể từ năm 1990 khi đảng bán nước ký kết Hiệp Ước Thành Đô đến nay, cái cũi thép vây bọc toàn cõi đất nước đã được Trung Quốc xây dựng một cách tuyệt hảo, mà cả chín mươi mấy triệu người dân Việt vẫn không một chút động tịnh. Cái cũi ấy nay đã bao bọc bốn chung quanh cái dải đất hình chữ S như một cái cũi thép khổng lồ, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ suốt chiều dài hơn 2 ngàn cây số bờ biển, đến dọc đường Trường Sơn qua Hạ Lào xuống tới Krong Preah của Cam Bốt, trùm luôn đảo Phú Quốc cách đó mươi hải lý. Con dân Việt có mấy người biết điều này? Thử nhìn lại bản đồ xem.

Đường biển, đường bộ đã được Trung Quốc và bọn Hán Nô vây bọc kín không một lối thoát, ngay cả đường lên trời chúng cũng kiểm soát và khống chế 100%.

Có ai còn nhớ vụ 2 chiếc SU 22 rơi gần đảo Phú Quý, Bình Thuận tháng 4 năm 2016?

Rồi chỉ hơn 2 tháng sau tháng 6 năm 2016, có ai còn nhớ chiếc chiến đấu cơ tối tân nhất, SU 30MK2 của không quân Việt Nam bị nghi ngờ là do hỏa tiễn Trung Quốc bắn rớt ở vùng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa?

Có ai còn nhớ chiếc máy bay “cứu hộ” CASA 212 bị mất tích cùng ngày trong thời điểm tìm kiếm ở gần đảo Bạch Long Vĩ?
Chỉ vài tháng sau, tất cả những chiếc máy bay “bị bắn rớt” đó, đã bị người dân lãng quên không còn một chút nghi ngại.

Có ai còn nhớ những vụ “mất sóng không lưu” liên tục xảy ra hàng năm kể từ 2015 cho đến nay, khiến sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt trong một thời gian dài cả mấy chục phút? Rồi lại còn những “tín hiệu lạ”, những “sóng lạ quấy phá” liên tục khiến cho dưới đất, trên không hoàn toàn mất kiểm soát và liên lạc?

Cái cũi thép ấy nó bao bọc hoàn toàn đất nước Việt Nam mà không còn chừa ra một khe hở, ngay cả đường lên trời.

***********************
Suốt hơn 20 năm qua, Trung Quốc ráo riết xây dựng 7 đập nước khổng lồ chặn trên thượng nguồn của dòng Mekong, mang tên sông Lancang ở Trung Quốc, nguồn nước cung cấp thủy sản lớn nhất.

Cuộc “di dân” khổng lồ có một không hai trong lịch sử của người Trung Quốc sang Việt Nam

Lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam thông qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) những ngày qua tăng đột biến, khiến nơi đây bị “thất thủ” vì tình trạng quá tải. Người ta ví, lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam giống như cuộc “di dân” khổng lồ có một không hai trong lịch sử, đây là điều đáng mừng hay lo? Hiện trong nước đã có quá nhiều lao động người Trung Quốc tại các khu kinh tế trọng điểm. Điều này khiến người ta không khỏi nghi ngại, liệu đây có phải chính sách “ngoại giao du lịch” để gây sức ép chính trị với Việt Nam, mà trước đó Trung Quốc đã từng áp dụng với Đài Loan và Hàn Quốc?
Theo thống kê, năm ngoái lượng khách nước ngoài đến Việt Nam có khoảng 10 triệu khách, trong đó khách TQ có khoảng 2,7 triệu người chiếm 30%. Năm nay chỉ tính đến giữa tháng 3, lượng khách TQ đến Việt Nam thông qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) vào Vịnh Hạ Long tăng mức kỷ lục. Khách TQ xếp thành những hàng người đứng chờ ở cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh giống như Vạn Lý Trường Thành.

Khách xếp hàng dài đợi làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Đông Hưng để nhập cảnh vào Móng Cái ngày 17/3/2017

Dòng người xếp hàng dài dưới mưa đợi đến lượt xuất cảnh bên cửa khẩu Đông Hưng. Ảnh: Lao động.
Theo Ông Lương Quang Sở, trưởng ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái cho hay: “Thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán, số lượt xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái khoảng 8,000-10,000 lượt/ngày, trong đó khách du lịch Trung Quốc khoảng 2,500-3,500 người. Tuy nhiên, một tuần trở lại đây, số người xuất nhập cảnh lên tới 15,000 lượt/ngày, trong đó lượng khách du lịch Trung Quốc khoảng 5,000 người, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Cũng theo ông Đoàn Mạnh Linh, Trưởng phòng Quản lý lữ hành, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, gần đây có đến 90% lượng người Trung Quốc nhập cảnh để du lịch. Thậm chí người dân địa phương ví von rằng: “nếu cùng người nhà đi lên một cái đảo, người nhà mà bị lạc thì không thể tìm thấy vì nó quá đông du khách Trung Quốc”.
Khách TQ sang Việt Nam có những hành vi ngạo mạn không tôn trọng phong tục tập quán, lịch sử văn hóa Việt Nam, thậm chí họ còn công khai sử dụng đồng nhân dân tệ, công khai đốt cả tiền Việt Nam…nhưng không hề bị chính quyền Việt Nam xử lý.

Khách Trung Quốc công khai sử dụng đồng nhân dân tệ, công khai đốt cả tiền Việt Nam khiến dư luận vô cùng bức xúc
Chưa dừng lại ở đó, khách du lịch TQ còn có thái độ xem thường người Việt, thế nhưng lại có không ít doanh nghiệp Việt vì lợi nhuận mà “dựng” lên những cửa hàng chỉ để phục vụ người TQ. Cụ thể, tại cửa hàng Tiến Đạt Dream 2, phường Hà Khẩu, khi có người Việt Nam vào thì bị nhân viên chặn lại và nói: “Cửa hàng chỉ phục vụ khách của công ty lữ hành. Người Việt Nam không được vào, tham quan cũng không được”. Tương tự ở khu du lịch quốc tế Tuần Châu của đại gia Đào Hồng Tuyển, mỗi khách Trung Quốc đeo chiếc thẻ đeo có đánh số thì được vào, còn người Việt Nam không có thẻ thì đừng mơ mà vào được.
Ở trong nước, người dân không chỉ bị các tập đoàn kinh tế lớn như: FLC, Sun Group, Him Lam, Hoa Sen…cướp ruộng đất, xem thường tính mạng thậm chí đẩy họ vào bước đường cùng, mà nay lại bị người TQ chèn ép đủ điều. Người TQ đến Việt Nam được phục vụ như một ông chủ thật sự, còn người Việt bị xem như công dân hạng 2, liệu người Việt Nam còn chỗ đứng ngay trên quê hương đất nước của mình hay không?
Có ai tự đặt ra câu hỏi tại sao mỗi ngày có đến hơn 5.000 người TQ sang Việt Nam không? Đặc biệt là, họ đến đây dưới một dạng khuyến khích, tức được đi miễn phí. Bà Nguyễn Thị Dung, giám đốc một khách sạn tại Tuần Châu (TP.Hạ Long) cho biết: “khách Trung Quốc tăng cao do các “tour du lịch 0 đồng”.
Hàng ngàn người dân được đi du lịch miễn phí, chuyện thật tưởng như đùa nhưng nó lại xảy ra ngay tại TQ. Dư luận đặt ra câu hỏi, ai đã tài trợ cho hàng ngàn người dân này? Tại sao khuyến khích người dân sang Việt Nam, mà không phải là sang các quốc gia khác? Liệu có phải chính phủ TQ dùng lượng khách du lịch như “lá bùa” để gây sức ép chính trị với Việt Nam, và đây là một phần của kế hoạch “di dân” khổng lồ của TQ sang VN?

Khách Trung Quốc tại cảng tàu Tuần Châu, Hạ Long. Ảnh: P.V
Như ta đã biết, khách du lịch tăng là một trong nguồn thu nhập đáng kể cho một quốc gia. Với số lượng dân hơn 1 tỷ người, TQ không ngần ngại sử dụng tài nguyên sẳn có này làm “công cụ” gây sức ép với các quốc gia làm phật ý họ. Và các nước như Hàn Quốc và Đài Loan đang là nạn nhân của chính sách này. Ông Daniel Meesak, một chuyên gia về du lịch Trung Quốc hiện làm việc ở Đài Loan nhận định: “Trung Quốc hiện là thị trường du khách lớn nhất thế giới nên dĩ nhiên họ sẽ dùng lợi thế này để làm công cụ chính trị trong quan hệ với các nước láng giềng”. Liệu tới đây sẽ là Việt Nam chăng?
Tại sao TQ lại chọn Quảng Ninh là mục tiêu tấn công mà không là tỉnh khác? Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, đặc biệt là giáp biên giới với TQ. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Lợi dụng địa hình đặc thù này, TQ cho người dân sang sẽ không mất nhiều thời gian và tiền của, để thực hiện mưu đồ một cách nhanh chóng.
Hãy cảnh giác trong việc hợp tác kinh tế với TQ vì đằng sau đó luôn là mưu đồ chính trị. TQ là cha đẻ của những mưu kế, sách lược quân sự trong Binh Pháp Tôn Tử, nên họ rất đa mưu túc kế trong việc thực mưu đồ dưới những lớp vỏ bọc khác để đạt được mục đích. Với cuộc “di dân” khổng lồ này. TQ bắt đầu thực hiện kế hoạch thâu tóm Việt Nam trong định hướng đến năm 2020 mà dư luận đã đồn đoán bấy lâu nay chăng? Ngàn năm Bắc thuộc chẳng lẽ nay lại tái diễn? 


Dùng TAY để chỉ xã hội VN

Bùi Minh Quốc (nhà thơ hiện sống tại Hà Nội) tả cái xã hội - chính trị VN bằng thành ngữ dân gian:

Đảng ... chỉ tay,
Quốc hội ... giơ tay,
Mặt trận ... vỗ tay,
Chính phủ ... ra tay,
Doanh nghiệp nhà nước ...ngửa tay,
Công ty hữu hạn ... ngoặc tay,
Công an ... còng tay,
Tội phạm ... bắt tay,
Báo chí ... chùn tay,
Trí thức ... phẩy tay,
Đồng đội .. cụt tay,
Quan chức ...đầy tay,
Dân ...trắng tay.


Ngôn ngữ của người Việt trong nước bây giờ, đọc xong không biết nên cười hay nên khóc...???

"Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa.
Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: "Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?"

Một đứa trẻ trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: "Biết, nhưng Đéo chỉ!"
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên, tôi hỏi: "Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh? .

Gã trẻ tuổi chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: "Ðéo biết!"
Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: "Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?!"

Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: "Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó Đéo nghe!"
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại.

Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:
"Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ v..v..
Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: "dũng cảm là gì?"
Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: "Nghĩa là .. là .. Đéo sợ !"

Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ "dũng cảm" là: "đéo sợ!" cho ông nghe.
Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm.

Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
"Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng ...Đéo sai ! .. !!!
Cô kết luận: "Ðấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy.
Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được?"

Ông bố rầu rĩ thở dài: "Ðất nước kiểu này thì ...Đéo khá ..

No comments:

Post a Comment