Monday, September 20, 2010

Bây giờ đến lượt VC và gia đình phú lỉnh ra nước ngoài.



Đâu Là Sự Thật ?
                     (Thắc mắc của các sinh viên trẻ đang sống trong lòng VNXHCN)
 
Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, Nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…
Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao, ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??

2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?
3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?
Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này (h**p://archives. cbc.ca/id- 1-69-324/ l....ty/boat_ people).


Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 - 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp, thiên đường”?
4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam???
5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam???
6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960???

******************************

32 làng dân tộc thiểu số miền núi bị công an bao vây?

 Quỳnh Như, phóng viên RFA 

Tổ chức Sáng hội Người Miền núi có trụ sở tại South Carolina vừa gởi đi thông báo, 32 làng của người miền núi ở Tây Nguyên Việt Nam bị lực lượng Công an địa phương bao vây từ hôm 22 tháng 8.

Hình do ông Scott Johnson gửi RFA
Ông Scott Johnson, cố vấn của tổ chức Sáng hội Người Miền núi trụ sở tại South Carolina - Hoa Kỳ


Quỳnh Như phỏng vấn ông Scott Johnson, cố vấn của tổ chức Sáng hội Người Miền núi để tìm hiểu thực hư của vấn đề này.

Bao vây và kiểm soát

Quỳnh Như: Thưa ông Scott Johnson, có tin 32 làng của người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên Việt Nam bị Công an địa phương bao vây hồi cuối tháng qua, xin ông cho biết vấn đề này thực hư ra sao? Và do đâu ông có được thông tin này?    

Scott Johnson: Tôi làm việc cho tổ chức Sáng hội Người Miền núi và tổ chức của chúng tôi đã gởi đi thông tin này. Chúng tôi nhận được báo cáo này trực tiếp từ các tỉnh ở Tây nguyên Việt Nam và thông báo với công luận. Chúng tôi làm việc trực tiếp với những người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống ở vùng Tây nguyên, và chúng tôi thực hiện việc này theo yêu cầu của những người trong nước. Họ gởi đến cho chúng tôi những tin tức và yêu cầu loan báo cho cộng đồng quốc tế. 
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, xin ông cho biết mức độ chính xác, và tin cậy của thông tin này.
Scott Johnson: Thông tin này đáng tin cậy. Người dân của 32 làng dân tộc Tây nguyên bị lực lượng công an bao vây đã liên lạc trực tiếp với tổ chức Sáng hội Người Miền núi ở Hoa kỳ. Vì thế chúng tôi đã gởi đi thông báo để cộng đồng thế giới biết việc người Tây nguyên đang bị đàn áp trong nước. Chúng tôi đã làm việc này từ rất nhiều năm nay. Chúng tôi đã gởi đi cả đến hàng trăm thông cáo báo chí trong vòng 10 năm trở lại đây. Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với những người trong nước. Mọi người có thể nhớ lại những cuộc biểu tình đã xảy ra hồi tháng 2 năm 2001, và tháng 4 năm 2004. Tổ chức Fulro tham gia và trực tiếp làm việc với những người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Cho nên những thông tin lần này cũng xuất phát từ nguồn tin đáng tin cậy.”                
Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, xin ông kể lại những điều mà người dân của những làng đang bị Công an địa phương bao vây vừa thông báo cho tổ chức của ông biết.
Scott Johnson: Lực lượng Công an địa phương muốn kiểm soát cả vùng này, và tìm cách ngăn chặn các hoạt động của tổ chức Hội thánh tại gia của đồng bào ở đây. Các Hội thánh tại gia đang phát triển ở khu vực Tây nguyên vì đồng bào thiểu số ở đây muốn có nhà thờ riêng để đi lễ và cầu nguyện. Họ muốn được tự do tín ngưỡng, nhưng chính quyền phản bác điều đó và điều động lực lượng công an đến.
Cũng cần nói thêm là, đồng bào thiểu số là những người không có vũ trang, và không có ý định làm bất cứ một việc gì không tốt. Họ chỉ mong muốn một điều là vấn đề tự do và nhân quyền. Và điều này là một vấn đề nghiêm trọng đối với chính quyền Việt Nam vì chính quyền này đã vi phạm hàng loạt vấn đề về nhân quyền từ hàng chục năm nay. Chính vì vậy chính quyền đã cho công an bao vây kiểm soát những ngôi làng của người thiểu số ở Tây nguyên này.    
        

Quyền tự do tôn giáo

Quỳnh Như: Theo nhận định của ông thì đây là vấn đề liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng hay là vấn đề xung đột về sắc tộc? 


Sinh hoạt của dân tộc miền núi. Photo courtesy of dalat.gov Scott Johnson: Theo tôi, vấn đề là Đảng Cộng sản Việt Nam coi tôn giáo như kẻ thù giai cấp, còn người dân thì có đủ kinh nghiệm nên không còn tin tưởng vào Đảng, vì những điều Đảng nói không bao giờ xảy ra. Bộ máy quản lý tham nhũng và chủ yếu để duy trì quyền lực. Và đó là vấn đề mâu thuẫn xảy ra hiện nay với người thiểu số ở Tây nguyên – họ muốn được tự do tín ngưỡng, nhưng chính quyền lại kiên quyết xoá bỏ các Hội thánh tại gia của người thiểu số Tây nguyên, mặc dù chính quyền không thể nào làm được việc đó. Không chỉ đối với người thiểu số Tây nguyên, chính quyền trong nước muốn xoá bỏ mọi tín ngưỡng, từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, cho đến Tin lành và các tôn giáo khác cũng vậy. Trong khi người dân thì quyết tâm theo đuổi tín ngưỡng của mình.           

Trường hợp của những người thiểu số Tây nguyên, họ chỉ phản đối việc chính phủ muốn kiểm soát vấn đề tôn giáo của họ, thực chất họ không hề có ý định chống đối nhà nước. Họ chỉ yêu cầu được quyền tự do thờ phượng. Nhưng nhà nước lại nghi ngờ tôn giáo. Và trớ trêu thay trong Hiến pháp Việt Nam lại quy định quyền tự do tín ngưỡng của người dân, và chẳng những thế chính phủ Việt Nam cũng tham gia ký kết các công ước quốc tế về việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân.
Quỳnh Như: Trở lại việc lực lượng công an bao vây 32 làng người thiểu số Tây nguyên, theo như trong thông cáo báo chí của tổ chức Sáng hội Người Miền núi cho biết thì việc này xảy ra hôm 22/08. Như vậy cùng một lúc tất cả 32 ngôi làng đều bị phong tỏa hay từng nơi một, thưa ông.
Scott Johnson: Theo những thông tin mà chúng tôi đang có hiện nay thì việc này xảy ra trong vài ngày, và hôm 22/08 là ngày mà lực lượng công an bao vây trên một diện rộng. Có tất cả 32 ngôi làng của người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Gia Lai bị phong toả. Có trường hợp công an đã bắn hơi cay, hoá chất vào các làng này. Phá hỏng các buổi lễ cầu nguyện của người dân, đánh đập, tra tấn những người có phản ứng và bắt đi hàng chục người mà không biết họ bị giam giữ ở đâu.

Quỳnh Như: Thưa ông Johnson, như vậy số người bị công an bắt đi lần này là bao nhiêu, ông có biết không?
Scott Johnson: Chính xác con số bao nhiêu người bị bắt thì hiện nay chúng tôi chưa có số liệu cụ thể, người ta chỉ mới thông báo là có hàng chục người bị công an bắt đi, nhưng tôi tin rằng trong vài ngày tới chúng tôi sẽ có được những số liệu đầy đủ về vấn đề này.
Quỳnh Như: Xin ông cho biết phản ứng của người dân của 32 ngôi làng nghe nói là đang bị công an bao vây.
Scott Johnson: Lúc này thì người dân của 32 làng này quyết định tập trung ở nhà thờ của họ để cùng cầu nguyện vì nguyện vọng của họ là có nhà thờ riêng để đi lễ và cầu nguyện, và hoàn toàn không có một hình thức bạo động hay chống đối chính quyền gì cả. 
Quỳnh Như: Như vậy tổ chức Sáng hội Người Miền núi đã báo cáo việc này với tổ chức của Liên Hiệp qúôc hay chưa.
Scott Johnson: Chúng tôi đã gởi báo cáo cho Văn phòng của Liên Hiệp Quốc, đồng thời cũng đã thông báo cho các tổ chức quốc tế, nhưng chúng tôi chưa nhận được hồi âm từ phía Liên Hiệp Quốc.” 
Quỳnh Như: Xin cảm ơn ông đã dành cho Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

No comments:

Post a Comment