Sunday, January 10, 2010

Ai là người thân cận của tôi?

Người chuyển bài  : Vũ Nguyễn

Ai là người thân cận của tôi?
20/07/10 10:40 AM

Trong cái nhà nước luôn rêu rao “thượng tôn pháp quyền” ấy, tất cả đời sống tôn giáo đều bị áp đặt theo một định hướng cụ thể, bị thao túng bởi lý tưởng chính trị của những người cầm quyền cộng sản. Hệ thống chính trị này sử dụng tất cả những phương tiện sẵn có trong tay để lèo lái, o ép tôn giáo sao cho phải có những kế hoạch phù hợp với nhu cầu chính trị của nó, tức là những thứ mà hệ thống chính trị ấy cần, chứ không phải là những thứ mà tôn giáo đòi hỏi. Đây là một hiện tượng phổ biến ở các giáo phận đã lỡ “đính hôn-tốt đời đẹp đạo. Chính vì bị áp bức bởi “cuộc hôn nhân dị chủng” ấy và khi những đòi hỏi “dồn dập” của hệ thống chính trị này với cái “mô hình” tôn giáo họ dựng nên đi ngược với những quyền lợi chính đáng của người giáo hữu trong tư cách là công dân hợp pháp, thì dễ hiểu là họ “bị lột sạch, đánh nhừ tử, để mặc họ nửa sống nửa chết”, còn các vị “chức sắc” trong Giáo hội thì “tránh qua bên kia và đi”.

Một đứa con nít Do thái cũng có thể trả lời câu hỏi này. Người thân cận là những người đồng hương, lề luật quy định phải yêu thương và giúp đỡ, còn những người khác thì không. Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của ông Thông luật bằng một dụ ngôn. Ba nhân vật trong dụ ngôn có hai thái độ. Thầy tư tế và thầy lêvi là những chức sắc trong đạo, đại diện cho giới am hiểu lề luật, rành rẽ trong việc phụng thờ Thiên Chúa và người Samari, dân ngoại. Các vị đã thấy một người đồng hương bị cướp nằm đó nửa sống nửa chết, nhưng họ đã bước qua một bên và tiếp tục đi. Có thể họ sợ bọn cướp còn đang lẩn quẩn đâu đó hoặc vì sợ chạm vào người bị hại sẽ bị nhiễm uế. Bận tâm đến sự an toàn và sự thanh sạch của bản thân còn lớn hơn lòng thương xót đối với người đồng hương bị nạn khiến họ có thái độ “tránh qua một bên”, nhưng để lại dấu vết của con tim vô cảm. Người Samari-dân ngoại đi đến, ông cũng có việc của ông, nhưng biết chạnh lòng thương khi thấy kẻ bị nạn. Ông đã làm tất cả khả năng để cứu giúp người bị nạn dù không phải là người đồng hương, cũng không biết đến lề luật, nhưng ông có phẩm cách của một con người có lòng nhân ái và đạo đức. Ông đã thực hành hai điều răn lớn của Cựu Ước về đức mến. Chính ông mới đáng được gọi là người Do thái chân chính.
Đức Giêsu cho thấy trong lãnh vực bác ái, không hề có một giới hạn nào và cũng không có một luật trừ nào, dù là lề luật. Vị thông luật hỏi: “Ai là người thân cận của tôi” tức là kẻ mà tôi phải yêu thương?. Đức Giêsu đảo ngược câu hỏi: “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị nạn?”. Như thế, Đức Giêsu  thay đổi cái nhìn và quan niệm hạn hẹp về lòng mến của người Do thái và trả lời cho câu hỏi đầu tiên của vị Thông luật về việc phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy”.
Cả hai vị Tư tế và Lêvi là hai con người đã luôn sống trong khung hình lề luật, làm con tim sơ cứng, khiến họ không còn chủ động đối với cuộc sống của mình, dẫn đến những khiếm khuyết về nhân cách. Chính thái độ nô lệ lề luật làm họ mất tự do, làm cho đời sống tinh thần của họ mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa nhân cách. Vì thế không lạ với thái độ dửng dưng, lạnh lùng đến tàn nhẫn của họ. Nếu người ta không có hoặc bị tước mất các quyền tự do, họ không còn biết tự do là thế nào nữa. Khi đánh mất những kinh nghiệm về tự do, được dạy dỗ sai về tự do hoặc bị chế độ độc tài áp bức và khống chế, cộng với tinh thần bạc nhược, cầu an, hoặc bị “nắm thóp” bởi những hành vi “đen tối”, biến họ trở nên hèn hạ trong lối nghĩ, tránh né đưa ra các quyết định, lập trường, chí ít là một lời “lên tiếng” hiệp thông với nạn nhân và “lên án” những hành vi tàn ác, cũng đã là thực thi lòng bác ái. Những người như vậy thường bằng lòng với một cuộc sống “được chăn dắt” đến nỗi mất luôn cả ý chí đòi tự do, cũng như mất cảm hứng sử dụng tự do như phương tiện để phát triển các giá trị tinh thần của mình. Vì vậy, họ không biết hay cố tình phớt lờ một khoảng trống tối tăm, vấy bẩn trong tâm hồn họ, cản trở những khả năng phát triển những giá trị bản thân và khoác lên “sự trống rỗng tối tăm “đó một ý nghĩa, một giá trị không hợp cảnh, không hợp thời là ô uế, là phạm luật và  “mackeno”, im lặng lánh qua một bên và đi tiếp… Dù vậy, họ đã kịp để lại một dấu tích của sự hèn hạ bất nhân, vô lương tâm, một nhãn giới ích kỷ, những chuẩn tắc méo mó vụ luật và lách luật.
Vụ “một giáo dân Cồn dầu bị đánh đập cho đến chết” cộng với thái độ “im lặng là vàng” của các vị hữu trách là “mục tử” trong giáo phận, cũng tương tự như những vụ việc xảy ra trước đây trong các giáo phận khác cho thấy, nếu cứ xây dựng giáo hội bằng những viên gạch “lạnh lùng, vô cảm” và với “cách xây” đúng như những “bản vẽ được thiết kế” như vậy của các mục tử thì tương lai giáo hội sẽ là…một đống gạch vụn mà thôi. Những giá trị căn bản của con người không được trân trọng và bị vứt bỏ không thương tiếc cho thấy sự trầm trọng của vấn đề “mất nhân cách” đang tràn lan. Đó phải chăng là kết quả của một đời sống tinh thần phát triển không lành mạnh dưới tác động và sự thống trị của một hệ tư tưởng độc tài tàn ác, hòa quyện với tinh thần “an thân”, với đặc quyền “bất khả xâm” bao trùm từ ý nghĩ đến lời nói và hành động, cùng với sự hèn hạ của thói vô trách nhiệm? Tất cả, những yếu tố đó làm cho suy nghĩ và hành động của các vị trở nên lệch lạc và kết quả là họ “tự cô lập” lấy mình mà vẫn ngây thơ “không biết tại sao”.
Một tôn giáo chịu sự áp đặt của các quan điểm chính trị, phải xây dựng theo mô hình “Phúc âm, Dân tộc và Xã hội chủ nghĩa”, đương nhiên nó phải theo những tiêu chuẩn chính trị chứ không phải bằng các tiêu chuẩn của Phúc âm và của giáo hội. Sự lựa chọn mô hình tôn giáo “đồng hành với dân tộc” theo những định hướng chính trị, được “tài lãnh đạo” bởi một hệ tư tưởng vô thần đã kéo theo hậu quả là các vị mục tử đã “đâm đầu vào rọ”; tự làm khổ mình, đánh mất vai trò và vị trí độc đáo “ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian này”; tự tự bịt tai để không nghe những tiếng kêu rên xiết của đàn chiên bị áp bức, bị giết chết; tự bịt mắt mình để không còn phải thấy cái gì của Xêda, cái gì của Thiên Chúa để trả về đúng giá trị của nó nữa và cố quên đi Lời Thầy: “Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15, 20). Mô hình tôn giáo ấy như cái “vòng kim cô” xiết chặt không cho các vị mục tử được độc lập trong tư tưởng, mất đi tính năng động, tính tự do của công việc mục vụ, chí ít là tự thấy có trách nhiệm phải dừng lại, cúi xuống săn sóc và lo toan cho nạn nhân khốn khổ, để “Có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác” (Lc 10,35). Vì vậy dễ hiểu là các mục tử ấy mau mắn huy động tất cả năng lực, phương tiện, uy tín, kể cả việc “nhân danh Chúa và nhân danh luật Giáo hội” để uốn mình theo tiêu chuẩn của cái chính sách “Phúc âm, Dân tộc và Xã hội chủ nghĩa” mà nhà cầm quyền đã xác lập và đang nỗ lực triển khai. Bước đầu đã có những “thành công nhất định”.
Cuộc “hôn nhân” gượng ép có tên gọi là sự hòa hợp dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội ấy thực chất là một cách thức khác của mưu toan cai trị của nhà nước, khi mà sự “hù dọa, bao vây kinh tế, tuyên truyền bôi nhọ, mạ lỵ, kích động lương dân, bắt bớ công khai lẫn bí mật, điều tra xét hỏi kiểu khủng bố, chụp mũ phản động, chống dân tộc… đã không còn tác dụng trong xã hội ngày nay, để nhường cho một mỹ từ khác là một nhà nước pháp quyền. Trong cái nhà nước luôn rêu rao “thượng tôn pháp quyền” ấy, tất cả đời sống tôn giáo đều bị áp đặt theo một định hướng cụ thể, bị thao túng bởi lý tưởng chính trị của những người cầm quyền cộng sản. Hệ thống chính trị này sử dụng tất cả những phương tiện sẵn có trong tay để lèo lái, o ép tôn giáo sao cho phải có những kế hoạch phù hợp với nhu cầu chính trị của nó, tức là những thứ mà hệ thống chính trị ấy cần, chứ không phải là những thứ mà tôn giáo đòi hỏi. Đây là một hiện tượng phổ biến ở các giáo phận đã lỡ “đính hôn-tốt đời đẹp đạo. Chính vì bị áp bức bởi “cuộc hôn nhân dị chủng” ấy và khi những đòi hỏi “dồn dập” của hệ thống chính trị này với cái “mô hình” tôn giáo họ dựng nên đi ngược với những quyền lợi chính đáng của người giáo hữu trong tư cách là công dân hợp pháp, thì dễ hiểu là họ “bị lột sạch, đánh nhừ tử, để mặc họ nửa sống nửa chết”, còn các vị “chức sắc” trong Giáo hội thì “tránh qua bên kia và đi”.
Không nói ai cũng biết người giáo hữu luôn trọng kính và vâng lời các đấng bậc trong tôn giáo mình, điều mà những người chống tôn giáo cho là “lạc hậu và mê muội, phản tự nhiên”. Đó là vì họ không biết hoặc không đọc “Học thuyết Giáo hội về xã hội”. Chính đường lối của hệ thống chính trị ấy đối với tôn giáo hiện nay đã nói lên rằng: cuộc “hôn nhân” ấy là một sự “cưỡng bức” không hơn không kém. Vì thế nó không chấp nhận bất cứ những động thái gì mang hơi hướm của tự do, là “những quyền căn bản” tôn trọng những giá trị con người. Trong bối cảnh đó, như minh họa cho hậu quả “gậy ông đập lưng ông”, những chính sách tôn giáo của hệ thống chính trị này cho thấy những tác hại của tính độc tài cố chấp của nó, đồng thời bộc lộ tính “vô luân” của hệ thống ấy khi cố áp đặt lên tôn giáo những định hướng chính trị của đảng phái cầm quyền. Bởi thế chẳng lạ gì khi sống  trong môi trường ấy, người giáo hữu được-hay bị hướng dẫn, được-hay bị tuyên truyền về những tiêu chí đạo đức, năng lực, phẩm chất, thái độ chính trị đến độ coi những tiêu chí ấy như lời của Chúa mà những khẩu hiệu đã phơi bày: Nào là Tốt đạo đẹp đời, nào là đồng hành cùng dân tộc, nào là Phúc âm, Dân tộc và xã hội chủ nghĩa…Thế nhưng, như cây kim dấu trong bọc lâu này cũng lòi ra, khi thực tế chứng minh rằng sự tuyên truyền ấy là giả trá, lý tưởng chính trị đó là gian dối, khi việc cổ vũ cho những tiêu chí ấy không những vô bổ mà còn nguy hại cho đời sống con người, thì những gông cùm “nhân danh những gì là tốt đẹp nhất, tiến bộ nhất” của hệ thống chính trị đó tự dưng tan vỡ, những mặt nạ tốt đẹp rơi xuống pho bày một khuôn mặt thật thảm hại và nó không còn năng lực khống chế tư tưởng con người, làm cho con người hãi sợ nữa.
Nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay, khi nền kinh tế, văn hóa và trình độ dân sinh ngang tầm với các nước trong khu vực quãng 30-50, thậm chí cả trăm năm…trước, ắt hẳn ta không lạ gì khi thấy nền giáo dục luôn hý hửng vì được “cập nhật và cải tiến” giống như việc “cải tiến” chiếc ô tô chạy bằng xăng nay chuyển sang chạy bằng…than. Giáo dục là vấn đề tối quan trọng, liên hệ đến sự tồn vong, thịnh đạt hay suy yếu của cả một dân tộc, thế mà do sự áp đặt của hệ thống chính trị ấy, người ta không được trang bị những kiến thức để rèn luyện những năng lực phù hợp với nhu cầu của cuộc sống, trái lại người ta chuyên cần với những bài học về sự giả dối và hãnh tiến. Hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa chỉ trang bị cho con người những kiến thức dựa trên một thứ triết học làm nền tảng duy nhất, dựa trên một hệ tư tưởng cố định phù hợp với nhu cầu của hệ thống chính trị mà nó chẳng cần biết nó có ích gì cho đời sống người ta hay không, vì vậy dễ hiểu là hệ thống chính trị đó không hề tôn trọng con người với các quyền căn bản của con người.
Nhìn vào sự đào tạo các “chức sắc” tôn giáo cũng thế. Vì sống lâu dài trong một môi trường chính trị, kinh tế và văn hoá phi dân chủ, phi đạo đức, phi tự nhiên đã làm con người, người giáo hữu dần bị biến dạng, mất tư cách và phẩm chất làm người, không còn biết quý trọng con người nữa. Thế nên, thay vì trở nên giống Đức Giêsu, Đấng “đã đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng thân mình làm giá chuộc muôn người”, lại trở nên người đòi mọi người phải phục vụ mình, phục vụ những ý thích quái gở, những ham muốn vô tận của mình, phải sẵn sàng chết cho mình. Những vị này luôn miệng nhân danh Chúa để duy trì cho bằng được cái “ưu thế tuyệt hảo” ấy, dù có phải cấu kết, nhượng bộ hoặc thỏa hiệp với cái hệ thống chính trị áp bức đó. Kết quả là chính tư tưởng và lối sống ấy giết chết những giá trị “thiêng liêng” tạo nên cuộc sống của họ, làm cuộc sống mất cân bằng và bị tha hoá từ bên trong. Sự tha hóa này gây ra những hệ lụy tai hại như mất đi năng lực phản ánh sự thật.
Vì đánh mất chính mình, mất lý tưởng, mất ý nghĩa mà vì đó mình mới là thế này, nên đời sống của các vị ấy biến dạng, mất sự trong sáng của hình ảnh “Kitô-khác”, mất sự nhận thức đúng đắn và khả năng phản ánh cuộc sống trung thực như nó vốn có. Cần lưu ý rằng năng lực phản ánh sự thật rất quan trọng để xác định ranh giới giữa cái thiện và ác, tốt và xấu, lương thiện hay bất lương, ngay chính hay gian tà, môn đồ hay phản đồ…như lời Đức Giêsu nói: “Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt là do ma quỷ”, như khi Đức Giêsu đứng trước quan Philatô bạo quyền, đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.
Một người bị khiếm khuyết về mặt nhận thức, thì mọi diễn biến cuộc sống bên ngoài đến với họ sẽ không còn tính khách quan, nhưng luôn bị méo mó. Có thể trong “tâm hồn” của người ấy còn vài mảnh của “tính bản thiện” nhưng không đủ mạnh để phản kháng những sức ép chính trị, những biến dạng trong cuộc sống, trong xã hội. Điều đó khiến ý chí họ trở nên bạc nhược, không dám đứng lên phản ánh sự thật và không còn sự rung cảm trước những nỗi đau mất mát của đồng loại bị áp bức bất công, bị bạo quyền đàn áp. Lạnh lùng vô cảm, họ “tránh sang bên kia và đi”. Một hành vi đáng bị lên án và bản án đầu tiên là tố cáo sự nhẫn tâm của các vị ấy. Không một trạng sư nào dám đứng ra binh vực cho thái độ sai trái ấy, nếu họ còn có lương tri.
Chân lý là sự thật và không ai có thể bóp méo sự thật được. Người ta có thể tự bịt mắt mình để không thấy mặt trời, nhưng không vì thế mà mặt trời không có; đàng khác chính hành vi “tự bịt mắt” trước sự thật như thế, lâu ngày sẽ khiến cho họ bị “thui chột” nặng nề. Khi cố không để cho ánh sáng chân lý lọt vào, họ có thể che dấu tình trạng khiếm khuyết của họ, để không ai có thể nhận ra đến độ, chính họ không còn cảm thấy những khiếm khuyết của mình nữa, vì lương tâm đã bị “bẻ hết răng” nên không còn dám lên tiếng; vì con mắt bị che lại, nên họ thấy và nhận thức thực tế không như tính khách quan của nó nữa, thay vào đó là “màu hồng, mầu đỏ”. Họ sống cô đơn và cô độc trong tình trạng ấy. Vì không dám làm “người thân cận” của ai, nên cũng không thể trả lời cho câu hỏi của Đức Giêsu: “Ai đã tỏ ra là người thân cận” với một giáo dân xứ Cồn dầu bị đánh chết?.

Alivecho

No comments:

Post a Comment