Thursday, September 22, 2011

Tôi yêu tổ quốc tôi mà bị bắt

RFA phỏng vấn nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi yêu tổ quốc tôi mà bị bắt


Việt Hùng: Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nguyên do nào mà nhà thơ lại cho rằng ‘tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’ ạ?
Trần Mạnh Hảo: Kính thưa thính giả đài RFA, tôi thấy chuyện công an nhà nước Việt Nam bắt anh em thanh niên và một số nghệ sĩ và nhà báo đi biểu tình chống TQ xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa thì tôi thấy điều đó là điều tôi không thể hiểu được. Là một người dân của nước Việt Nam, tôi yêu tổ quốc tôi, yêu đất  nước tôi nên lẽ đương nhiên tôi không cần phải xin phép ai cả. Giống như mẹ tôi xin ra thì tôi yêu mẹ tôi, tôi không phải đi xin phép công an thì mới được yêu mẹ tôi. Tôi yêu tổ quốc tôi và mọi người được quyền yêu tổ quốc của mình, thấy giặc ngoại xâm thì phẫn nộ và xuống đường. Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước mà lại bắt những người biểu tình chống ngoại xâm thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước. Tôi lấy làm lạ cái nhà nước này. Họ đứng về phía TQ hay đứng về phía tổ quốc nhân dân Việt Nam? Tôi không thể hiểu được. Cho nên tôi xúc động tôi viết bài thơ ‘Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’. Đấy là nguyên nhân của bài thơ – tôi viết trong xúc động, khoảng 10 phút là xong.
Việt Hùng: Ông nói rằng ông viết bài thơ này trong xúc động. Văn nghệ sĩ đành rằng phải có cảm xúc thì mới sáng tác, nhưng sáng tác của nhà thơ có vẻ mang màu sắc sách động.
Trần Mạnh Hảo: Không, tôi không sách động dư luận. Bởi vì sách động là một cái gì nó không đúng, không hay. Nhưng một con người được quyền phẫn nộ chứ, thấy cái sai thì phẫn nộ thấy cái đúng thì bảo vệ. Yêu cái đúng như lẽ phải, mà yêu đến tận cùng và phẫn nộ đến tận cùng thì không thể sách động được. Văn nghệ, nghệ thuật là truyền cảm, mình chuyền lửa của mình vào cho người ta thông qua ngôn từ, thơ ca và người ta cũng xúc động như mình. Truyền cảm cái lẽ phải, cái chân chính không thể gọi là sách động được.
Việt Hùng: Nhưng trong những bài học về lịch sử hẳn là ông còn nhớ ‘yêu ai thì bảo là yêu, ghét ai thì bảo là ghét’ của nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng nhận lãnh những hậu quả?
Trần Mạnh Hảo: Vâng, tôi còn nhớ. Bởi vì kể từ thời ông Phùng Quán đến bây giờ, bản chất sự việc nó cũng không thay đổi mấy, nó chỉ thay đổi hình thức, xử lý các vụ việc thôi. Bởi vì là một con người, chưa nói là một trí thức, một nhà văn, một người cầm bút thì tôi phải được quyền nói lên sự thật. Nói lên sự thật là quyền thiêng liêng của con người. Ở trong hiến pháp của nước CHXHCNVN năm 1992 đã cho tôi tất cả những quyền, quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do biểu tình. Đã gọi là quyền thì không phải đi xin. Tại sao chúng ta có cái quyền hiến pháp quy định mà phải đi xin biểu tình, không có thì bắt là làm sao. Trong hiến pháp thì nói là công dân được quyền đi biểu tình, thế tôi đi biểu tình thì làm sao lại bắt tôi? Tôi làm đúng hiến pháp mà. Đã gọi là quyền thì không phải xin, hiến pháp cho cái quyền sống, sống là ăn là thở. Thế thì mỗi lần tôi thở, tôi ăn thì phải xin phép công an à? Hiến pháp cho tôi quyền được mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là tôi tìm sung sướng, tìm hạnh phúc, mỗi một lần tôi hạnh phúc với vợ tôi, xin lỗi anh nói trắng ra là mỗi lần… tụi này phải xin phép công an à? Đã gọi là quyền thì tại sao phải đi xin, quyền của tôi được như vậy. Thế thì bây giờ đòi cái quyền thì tôi phải đi xin à? Quyền tự do tư tưởng, tôi thấy điều này đúng tôi nói đúng, điều này sai tôi nói sai.
Nhưng khốn nạn thay ở đất nước Việt Nam sự giả dối đang thống trị dân tộc, đang thống trị đất nước. Đấy là bi kịch đau khổ nhất của dân tộc ta.
Việt Hùng: Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo, phải chăng là từ những bức xúc của cá nhân mà nhà thơ lại gieo những vần:
Có nơi đâu trên thế giới này
như Việt Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
Tại sao cụm từ “Nhà Nước” nhà thơ lại để trong ngoặc kép là thế nào?
Trần Mạnh Hảo: Nhà  nước này không phải do dân bầu lên. Nhà nước này do mấy ông cộng sản tự lên rồi ổng lãnh đạo đất nước, ổng làm giả ra cái chuyện nhân dân bầu. Có ai bầu ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư đâu? Các ổng đưa lên đấy chứ. Xong rồi mấy ông làm giả ra cái quốc hội, tức là quốc hội của đảng không phải của dân. Cái nhà nước ấy là cái nhà nước bất hợp pháp, cái nhà nước không do nhân dân bầu ra, nhà nước của mấy ông này.
Việt Hùng: Không ít các bạn trẻ ở Việt Nam thường nói ‘yêu nước không có nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội’, và bây giờ ngày hôm nay thì ông lại nói ‘Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’. Phải chăng đó là câu trả lời với những điều bức xúc của giới trẻ, hay cái này chỉ là bức xúc của cá nhân ông?
Trần Mạnh Hảo: Tổ quốc tôi là tổ quốc tôi, tổ quốc không dính dáng gì đến chủ nghĩa xã hội cả. Nhà cầm quyền Việt Nam đồng nghĩa tổ quốc Việt Nam với chủ nghĩa xã hội là một sự đánh tráo, một sự đánh tráo khủng khiếp. Bởi vì tất cả những người mà họ chống cộng sản họ bị bắt đều bị qui cho là chống tổ quốc cả.
Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài không hề chống tổ quốc, họ yêu tổ quốc mình tận cùng. Họ chống lại những người cầm quyền, những người dùng lý thuyết sai lầm, lý thuyết đã bị vức vào xọt rác áp dụng lên dân tộc 60 năm nay. Làm dân tộc khốn khổ.
Chủ nghĩa xã hội mà đồng nghĩa với tổ quốc, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội, đồng nghĩa đảng cộng sản với tổ quốc là một sự đánh tráo khủng khiếp.
Việt Hùng: Để như một lời cuối cùng với quý thính giả của đài cả trong và ngoài nước, chúng tôi xin mời nhà thơ Trần Mạnh Hảo trình bày tới quý vị thính giả.

Trần Mạnh Hảo: Tôi xin đọc bài thơ.

TÔI YÊU TỔ QUỐC TÔI MÀ TÔI BỊ BẮT ! 

Thơ Trần Mạnh Hảo

(Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “ Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa)

Những ngày này
Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa
Biển Đông bị bóp cổ
Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử
biển đập nát bờ
Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu

Tuổi trẻ mít -tinh
đả đảo Trung Quốc xâm lược !
Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
Sông Bạch Đằng bị bắt
ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
ải Chi Lăng bị bắt
gò Đống Đa nơi giặc vùi xương
sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !

Có nơi đâu trên thế giới này
như Việt Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
 
Các anh hùng dân tộc ơi !
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?
sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :
“ Bên kia biên giới là nhà
Bên đây biên giới cũng là quê hương !”
Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !

Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc
Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều
tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !
Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !

T.M.H.



Đánh mất cơ hội ngàn vàng

RFA   Gia Minh, biên tập viên



Trước tình hình Trung Quốc có những hành động gây hấn tại Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, nhiều người Việt trong và ngòai nước dù khác biệt chính kiến đã tỏ ra có một điểm chung là lòng yêu nước kiên quyết bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ đất nước.


AFP
Công an ngăn chặn đoàn biểu tình tại Hà Nội (tháng 7/ 2011)
Nhiều người đánh giá đây là một dịp hiếm có giúp hòa giải, đòan kết dân tộc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ‘cơ hội tốt’ đó đang bị chính nhà cầm quyền Hà Nội bỏ lở.

Không còn thời điểm nào tốt hơn

Trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn suốt những tháng sáu, bảy và tám vừa qua tại Hà Nội cũng như Sài Gòn, người ta nhận thấy có nhiều thành phần dân chúng khác nhau tham gia.
Chính những người trong cuộc có nhận xét về sự ‘đồng lòng, nhất trí’ giữa những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc gây hấn như thế.
Nhà văn Nguyên Ngọc, một trí thức- một lão thành cách mạng tại Việt Nam, người xuất hiện trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hồi chủ nhật 14 tháng tám vừa qua cho biết đánh giá của ông về những người tham gia biểu tình:
Chắc anh có biết trong những cuộc triển lãm như Hoa Anh Đào do Nhật tổ chức, có thể họ nằm trong số đi phá hoa anh đào, điều đó làm cho mình khi suy nghĩ về văn hóa buồn lắm…; thế nhưng khi động đến vấn đề Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-08-2011. Courtesy NguyenXuanDien.chống ngọai xâm, vấn đề yêu nước, những gì tốt đẹp nhất trong con người bộc lộ ra, những gì sáng láng, văn minh nhất trong con người được bộc lộ ra.
Blogger Mẹ Nấm, một người sinh sống tại Nha Trang, và có dịp ra Hà Nội hòa vào dòng người biểu tình trong chủ nhật ngày 7 tháng 8 cũng có nhận xét:

Thực ra những người đi biểu tình đó còn nhiều bất bình về xã hội, nhưng vì lòng yêu nước người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có như từ thời Trần Hưng Đạo. Bao nhiêu chuyện bất bình, thậm chí chuyện riêng tư trong dòng họ…
nhà văn Nguyên Ngọc
Họ có ý thức cao về chuyện đó và tự chịu trách nhiệm về việc họ làm. Ví dụ đi trong đòan, mọi người không ai bảo ai mà biết phải tự đi đâu, giữ nhịp hô khẩu hiệu thế nào cho đều mà luôn ‘giữ lửa’ được.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc đó là một cơ hội hiếm có để những người lãnh đạo đất nước tập hợp, đòan kết dân tộc tại sau những cuộc chiến tương tàn:
Thực ra những người đi biểu tình đó còn nhiều bất bình về xã hội, nhưng vì lòng yêu nước người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có như từ thời Trần Hưng Đạo. Bao nhiêu chuyện bất bình, thậm chí chuyện riêng tư trong dòng họ… thế mà khi động đến những vấn đề về tổ quốc, độc lập, lòng yêu nước, dân tộc mình sẵn sàng dẹp hết. Điều đó rất rõ tại Hà Nội qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa rồi. Tôi biết có những người đi bên cạnh tôi họ không bằng lòng lắm với nhiều vấn đề xã hội, thậm chí nói rõ hơn với nhà cầm quyền; nhưng vì lòng yêu nước, độc lập dân tộc mà họ xem là tối cao.
Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi. Trong cuộc biểu tình vào ngày 24, mỗi người mang tên liệt sỹ hy sinh ở Hòang sa, người khác mang tên một liệt sỹ hy sinh tại Hòang Sa. Ai cũng biết họ là những liệt sỹ thuộc hai Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. AFPchế độ chống đối nhau. Đó là bi kịch của dân tộc.

Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi.
nhà văn Nguyên Ngọc
Nếu những nguời lãnh đạo giỏi, hiểu sâu sắc điều này thì đây là cơ hội để tập hợp tòan bộ dân tộc để giữ đất nước.
Nhưng tôi tiếc là người ta chưa nhận thức ra và vì điều gì đó mà chưa tin một cách sâu sắc điều đó.

Thành công là khi biết nắm lấy thời cơ

Hồi ngày 21 tháng 8 vừa qua xuất hiện thư ngỏ của 36 trí thức hải ngọai bày tỏ ủng hộ của họ đối với bản tuyên báo ngày 25 tháng 6 năm 2011 của 95 nhân sĩ trí thức trong nước về việc lên án Trung Quốc gây hấn, xâm phạm chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ Việt Nam; cũng như hưởng ứng kiến nghị ngày 20 tháng 7 yêu cầu quốc hội và Bộ chính trị Việt Nam công khai hóa hiện trạng quan hệ Việt- Trung, đổi mới chính trị, tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân để có thể phát triển đất nước.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế, nói về những hành động cụ thể mà người dân Việt có thể làm trong tình hình hiện nay, cũng như yêu cầu cấp bách để phát triển đất nước:
Hành động cụ thể thì chúng ta chưa thể làm gì lớn, nhưng trước hết phải thực hiện quyền của mình ghi trong Hiến pháp là quyền đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, chống lại sự hung hăng của phía Trung Quốc.

Tôi có đôi lần viết, phát biểu: vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Thứ đến nếu muốn phát huy được sức mạnh của khối đại đòan kết dân tộc, tập hợp được sức mạnh của cả Biểu tình chống Trung Quốc tại California. Photo by Ngọc Lantrong và ngòai nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta phải dân chủ hóa xã hội. Đó là hai mục tiêu chính mà nhân dân Việt Nam chúng ta phải làm.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân từ Hà Nội cũng có nhận định về việc đóng góp của trí thức trong và ngòai nước cũng như khả năng đóng góp đó bị bỏ qua:
Tôi có đôi lần viết, phát biểu: vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ. Tuy nhiên giới trí thức không thèm chấp, lòng họ thế nào đã thể hiện ra rồi và sự quan tâm của họ đối với đất nước bằng nhiều hình thức, có lẽ đến lúc những kẻ vô cảm phải suy nghĩ trân trọng mọi người hơn. Dân ta ở nước ngòai nhiều lắm, bỏ rơi là thiệt thòi quá.
Sử gia Dương Trung Quốc có giải thích đối với câu hỏi liệu có phải Việt Nam bỏ lở nhiều cơ hội để đòan kết dân tộc phát triển đất nứơc:
Bao giờ cũng có nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, có thể do tác động bên ngòai. Tôi ví dụ cuộc chiến tranh bùng nổ năm 46, nay được các nhà sử học chứng minh đó là do chính giới diều hâu trong chính phủ Pháp. Nổ lực của chính phủ Việt Nam lúc đó là tìm một phương thức hòa hiếu với Pháp để bảo tồn nền độc lập của Việt Nam, ký cả Hiệp định mồng 6 tháng 3. Hay tôi xin nói tôi là người chứng kiến ông McNamara gặp ông Võ Nguyên Giáp hai lần, câu đầu tiên ông McNamara hỏi cũng là ‘có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không’; chính ông Giáp nói rằng tôi là người nước nhỏ làm sao chúng tôi muốn đi đánh nhau với nước lớn, nước giàu.

chính quyền Hà Nội không đáp ứng nguyện vọng của người dân được góp phần bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mà bỏ ngòai tai mọi yêu cầu bằng hành động biểu tình rồi kiến nghị, thư ngỏ được gửi đến cho họ. Một cơ hội phát huy sức mạnh người dân cả trong và ngòai nước đang bị để trôi đi.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt NamNhư thế rõ ràng không phải vấn đề thông tin, tuy nhiên còn nhiều vấn đề đứng về mặt chính trị mà nhìn rất phức tạp. Tất nhiên Việt Nam không phải không bỏ qua những cơ hội mà bị bõ lỡ hiểu theo nghĩa ‘sự chần chừ, sự không quyết đóan, sự còn bị ràng buộc bởi nhiều cái yếu tố khác làm cho người ta chậm đi sự nhận thức và bị thời đại vượt qua’. Điều đó đương nhiên có.
Trong khi nhiều thành phần dân chúng trong và ngòai nước, nhất là các vị trí thức lên tiếng về hiểm họa mới từ Phương Bắc với bao thực tế cụ thể trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa như lâu nay. Họ muốn cùng chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ đất nước như từng xảy ra trong lịch sử dân tộc suốt bao đời qua mỗi khi có họa ngọai xâm. Việc làm cụ thể của họ là đưa ra những kiến nghị với nhà cầm quyền và xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước.
Tuy vậy, chính quyền Hà Nội đã có nhiều đòan của các bộ ngọai giao và quốc phòng sang Trung Quốc trong thời gian gần đây. Và cụ thể nhất là tại cuộc đối thọai an ninh quốc phòng Việt Nam- Trung Quốc lần thứ hai ở Bắc Kinh hồi ngày 28 tháng 8 vừa qua, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu với bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ kiên quyết dẹp những vụ tập trung tự phát đông người ở Hà Nội như trong thời gian vừa qua nhằm phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Một lần nữa, chính quyền Hà Nội không đáp ứng nguyện vọng của người dân được góp phần bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mà bỏ ngòai tai mọi yêu cầu bằng hành động biểu tình rồi kiến nghị, thư ngỏ được gửi đến cho họ. Một cơ hội phát huy sức mạnh người dân cả trong và ngòai nước đang bị để trôi đi.

Nữ Trung tá Mỹ gốc Việt lần đầu tìm về nguồn cội
-

No comments:

Post a Comment