Người Đàn Ông Cân Đo Tội Ác Và Thời Gian
Người vợ sắp cưới của tôi bị nằm liệt giường từ ngày hôm qua cho đến bây giờ trong khách sạn mà không sao nhấc nổi cái đầu lên được chỉ đã vì bị nhiễm khói xe và bụi bặm, nàng và tôi không ngờ khí hậu tháng Sáu ở Sàigòn vẫn còn nóng như thiêu như đốt đến cháy cả da thịt. Cũng chỉ vì chìu lòng nàng mà giờ đây cuộc du lịch của hai đứa đã mất đi nhiều thú vị.
Hai đứa chúng tôi dự định chỉ đi đến Thái Lan và sau đó đến xứ chùa tháp rồi quay về lại Hoa Kỳ, nhưng khi đến Campuchia và thấy cũng gần sát với nước Việt Nam, hơn nữa người hướng dẫn viên du lịch nói sẽ lo mọi thủ tục chỉ trong có vài ba tiếng đồng hồ là xong nên nàng muốn ghé qua đây dăm ba ngày cho biết Sàigòn. Tôi thì sao cũng được miễn là người tôi yêu vui là được rồi. Tuy chưa chính thức lấy nhau nhưng chúng tôi ăn ở cũng như đôi vợ chồng mới cưới và đang hưởng tuần trăng mật.
Tôi hơn nàng đến hai mươi ba tuổi, nàng mười tám tôi bốn mươi mốt vì vậy mà tôi chìu nàng tối đa,nàng muốn tức... trời muốn!
Nếu không nhờ tiếng tăm của mẹ tôi, nữ văn sĩ Lữ Túy Phượng đã và đang nổi tiếng với những tác phẩm sưu tầm công phu viết về đời tư và những hoạt động của những lãnh tụ các đảng cộng sản Việt Nam và thế giới đã và đang gây ra bao tội ác với chính đồng bào trong nước và, nếu không nhờ ba và hai anh trai của nàng cũng rất thích những tác phẩm của mẹ tôi thì khó mà tôi được gia đình của nàng chấp nhận, đơn thuần chỉ là vì tuổi tác mà thôi.
Khắp cùng nước Mỹ và những nước khác trên thế giới thì gần như không một người đàn ông Việt Nam nào, và có cả phái nữ nữa, lại không một lần nghe qua tên của mẹ tôi. Tuy mẹ sắp bước qua tuổi lục tuần nhưng mẹ vẫn còn đẹp lại sang trọng quý phái nữa mà tôi vẫn nghĩ có lẽ chỉ vì từ ngày rời khỏi quê hương cho đến nay mẹ vẫn ¨phòng không gối chiếc.¨
Sàigòn chật chội vì có quá đông người mà gần như ai ai cũng sử dụng phương tiện xe gắn máy nên cảnh kẹt xe xem ra rất thường xuyên. Ngày xưa, ngày mà tôi rời khỏi nơi đây khi chiến tranh đã vào những ngày cuối cùng và ngày đó tôi chỉ mới lên bảy tuổi nên trí nhớ về một vùng quê hương quả là quá nghèo nàn.
Người vợ sắp cưới của tôi cho phép tôi đi dạo xem thành phố,xem người và xem các tiệm buôn vì ngày mai hai đứa chúng tôi phải rời khỏi nơi đây,người tôi yêu không muốn thấy tôi cũng nằm liệt một chỗ như nàng.
Một vật mà tôi thấy phía trước mặt làm tôi phải chú ý đến, đó là cái cân thật cũ kỹ để cân người đặt trên vỉa hè nơi có người bộ hành qua lại thật đông đúc. Bên cạnh cái cân có một tấm giấy carton với hàng chữ thật lớn ¨ cân sức khỏe 2000 đồng ¨ viết bằng bút lông màu đỏ nét chữ rất lớn như muốn để cho người qua lại phải chú ý đến, vậy mà không một người qua lại nào trên hè phố để mắt đến.
Người đàn ông chủ của cái cân đó vào khoảng trên sáu mươi tuổi và gương mặt tuy có vẻ khắc khổ nhưng thật trí thức. Bộ đồ mà ông đang mặc, đôi dép mà ông đang mang cho tôi biết cuộc sống của ông không lấy gì được đầy đủ lắm nếu không muốn nói là túng thiếu. Ông ngồi đó,sau cái cân và bên phía tay phải của ông, bên cạnh một cây cột bằng xi măng có dựng một cái thước cây cao mà tôi nghĩ là để đo chiều cao của người. Công việc kinh doanh với chỉ một cái cân và cây thước, đây là lần đầu tiên tôi thấy trong đời. Người đàn ông ngồi đó đang nhìn người qua lại trên hè phố với vẻ dửng dưng như không hề chờ đợi sẽ có người đến đứng lên cái cân.
¨Hai ngàn đồng Việt Nam¨, tôi nhẩm tính với hối suất mà tôi mới vừa đổi trong khách sạn thì nó chỉ vào khoảng mười một mười hai xen đô la Mỹ mà thôi. Cũng vì gương mặt của ông và thái độ như bất cần đời của ông nên tôi cứ đứng từ xa, từ khoảng chưa đến chục thước và hết đưa máy lên làm như chụp hình rồi lại để xuống ngắm nghía mà mục đích là chỉ để chờ xem có ai đến đứng lên cái cân không.
Hai mươi lăm phút trôi qua rồi mà vẫn không có một người qua lại nào nhìn đến cái cân nên tôi tự hỏi như vậy một ngày ông ta sẽ kiếm được bao nhiêu tiền để sinh sống và có lẽ vì vậy mà quần áo và đôi dép của ông... Tôi bước đến cái cân rồi đứng lên. Vẫn với thái độ như dửng dưng nhưng ông cũng nhìn vào cái bàn cân. Cây kim chỉ vào con số bảy mươi ba rưỡi, tôi vừa định bước xuống thì ông chỉ tay vào chỗ để cây thước đo chiều cao nhưng tôi đã lắc đầu rồi rút từ trong túi áo trên ra tờ giấy mười ngàn đồng đưa cho ông, ông ra dấu tôi chờ một chút để ông đổi tiền, tôi khoát tay đồng thời nói ông không cần trả lại số tiền dư. Ông nhìn tôi nở nhẹ một nụ cười và gật đầu nhưng ông vẫn không nói một câu nào nhưng đôi con mắt của ông nhìn tôi đầy thiện cảm.
Ánh mắt nhìn của ông thật kỳ lạ và làm như có một ma lực nào đó thu hút khiến cho tôi phải muốn làm quen với ông. Ánh mắt đó,con người đó, cho tôi cái linh cảm ông là người trí thức đang bị thất thế và bất mãn với cuộc đời. Chắc chắn một con người như ông mà nếu tôi có cơ duyên được ông tiếp chuyện thì ông sẽ thố lộ những điều bí ẩn lý thú nào đó mà ông biết, hoặc có thể ông cũng là chứng nhân của một sự biến chuyển trong một đất nước có quá nhiều điều kỳ lạ này và... biết đâu rồi mẹ tôi sẽ có thêm tài liệu để viết sách. Tôi quyết định làm quen với ông.
*
- Khi cuộc tổng tấn công của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân trên khắp miền Nam đang có dấu hiệu thất bại thì tôi được người của mặt trận đưa vào khu hoạt động và, thật đúng lúc, tôi đã thoát khỏi sự truy bắt của an ninh Việt Nam Cộng Hòa chỉ trong tích tắc. Thời gian này tôi đang là sinh viên năm cuối ở đại học Khoa Học Sàigòn. Tôi được người của mặt trận đưa lên Tây Ninh để rồi từ đây có khoảng một tiểu đội hộ tống tôi vào khu. Một năm sau trong một buổi tiệc tối tôi đã được gặp đủ mặt những người trí thức và những vị tu hành từ khắp nơi ở miền Nam được đưa vào bưng bằng đủ mọi phương tiện và qua mọi ngã.
Người của mặt trận đối xử với chúng tôi hết sức trọng đãi và chúng tôi cũng được gặp mặt đầy đủ những người lãnh đạo của mặt trận như Nguyễn Hũu Thọ, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Trần Hữu Trang. Phía nữ có Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Định, nhưng đặc biệt hơn cả là được gặp ¨anh Sáu Dân¨, tức Võ Văn Kiệt. Tôi nói đặc biệt là vì từ buổi gặp gỡ đầu tiên trong bữa tiệc tối hôm đó tôi đã được đi theo sát bên nhân vật này cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải... hoàn toàn bị nhuộm đỏ.
Tôi không làm sao quên được buổi gặp gỡ đầu tiên vào tối hôm đó vì chính ¨ anh Sáu Dân¨ khi đứng lên phát biểu đã nói:
- Ngụy quyền Thiệu Kỳ Khiêm tuyên truyền trong nhân dân với khẩu hiệu là đừng nghe những gì chúng ta nói mà hãy nhìn những gì chúng ta làm. Chúng ta sẽ làm và làm tất cả với ý chí thật cao để thể hiện cho nhân dân miền Nam này và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới thấy quân đội nhân dân của chúng ta là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân của chúng ta sẽ không bao giờ tơ hào đến cả một cây kim hoặc một sợi chỉ nào của nhân dân như những tên lính Ngụy của bọn chúng. Chúng ta sẽ chứng minh cho bọn Ngụy quyền Sàigòn và thế giới thấy rằng Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và quân đội nhân dân của chúng ta sẽ thực thi một xã hội công bằng, một xã hội không có người bóc lột người. Lãnh đạo mặt trận đã công bố nghị quyết thực thi chính sách hòa hợp dân tộc để thể hiện lòng nhân đạo truyền thống của dân tộc ta vì vậy sẽ không có việc trả thù những người vì chưa hiểu vì thiếu thông tin mà hiểu sai lạc về mặt trận và quân đội của chúng ta. Chúng ta sẽ giang rộng cánh tay ra đón chào những ai quay về với mặt trận với nhân dân, chúng ta chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại.
¨Anh Sáu Dân ¨ Võ Văn Kiệt còn nói nhiều lắm nhưng điều làm cho tôi tở mở trong lòng hơn cả là những lời ông đã nói như trên. Tôi được người của mặt trận tuyên truyền móc nối để tham gia đấu tranh cũng chỉ vì mục đích như ¨anh Sáu Dân¨ đã nói chứ... chứ tôi đâu có ngờ rằng lời tuyên tuyền với khẩu hiệu của ¨Ngụy quyền Thiệu Kỳ Khiêm¨ đã chứng minh sự tiên đoán của họ là hoàn toàn đúng sau này về những hành động dã man về những việc làm tồi tệ và lời nói xảo trá không bao giờ đi đôi với việc làm của người cộng sản. Tôi không bao giờ quên được cái cảm giác bàng hoàng và thất vọng tột cùng khi trong một buổi họp của những người lãnh đạo đảng cộng sản miền Bắc trong đó có sự tham dự của ¨ anh Sáu Dân ¨, khi bàn về số phận của những người lính thua trận miền Nam thì chính Lê Duẩn rồi Trường Chinh rồi Phạm Văn Đồng đều biểu quyết là phải giết hết những người có trách nhiệm và những người chỉ huy suốt cuộc chiến. Tôi lại càng bàng hoàng và thất vọng hơn nữa khi ¨anh Sáu Dân¨ đứng lên nói:
- Tại sao chúng ta phải tốn đạn để giết đi một lực lượng lao động lớn lao đó làm gì để bị mang tiếng với thế giới. Sao chúng ta không nhốt bọn chúng lại cho đến chết và bắt bọn chúng lao động cực lực ngày đêm để tạo ra của cải cho chúng ta dùng và chúng ta sẽ chỉ cho bọn chúng ăn uống cầm chừng thôi. Chúng ta không để cho bọn chúng bị chết vì đói mà chỉ đói vì chúng ta cho bọn chúng ăn không đủ no nhưng phải bắt bọn chúng lao động thật nhiều thì từ từ bọn chúng sẽ kiệt sức và rồi sẽ biến mất dần trên mảnh đất này mà chúng ta không bị tốn một viên đạn nào và cũng không bị mang tiếng ác với thế giới.
Có lẽ vì thấy ¨sáng kiến¨ của ¨anh Sáu Dân¨ sáng suốt quá và sẽ được chấp thuận nên Nguyễn Hộ sau đó đã tuyên bố như để tiếp lời ¨anh Sáu Dân¨:
- Chúng ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam rồi thì vợ của bọn chúng chúng ta lấy, nhà cửa của bọn chúng chúng ta vào ở, con của bọn chúng chúng ta bắt làm nô lệ. Chúng ta sẽ tạo cho bọn người miền Nam, gái thì làm đĩ trai thì chúng ta bắt phải đi khai mương khai rạch khai phá những khu đất, những khu rừng hoang và các bãi mìn.
Một bầu trời mà tôi đang đứng dưới bỗng như đen tối dần, một ước vọng tương lai tốt đẹp xán lạn cho quê hương cũng đang từ từ tan nát trong tim tôi chỉ trong một buổi họp ngày hôm đó và,bốn năm sau của cái ngày gọi là giải phóng tôi đã phải ra ngồi ngay tại chỗ này. Tôi ngồi đây suốt từ ba mươi năm qua không bỏ sót một ngày nào. Ai muốn hỏi muốn biết rõ chuyện tôi cũng đều kể lại và kể đúng như tôi vừa kể cho chú em nghe. Tôi không sợ bọn chúng giết tôi bởi vì tôi đã tự xem như tôi cũng đã chết rồi kể từ ngày quê hương miền Nam bị bức tử và vì tôi cũng là trái chanh đã bị khô héo sau khi đã bị vắt cạn kiệt sức lực và trí óc... nhưng bọn chúng lại không muốn hoặc không dám giết tôi nên tôi vẫn còn ngồi đây. Trước đây tôi kiếm sống cũng tạm được nhưng từ ngày mỗi nhà đã có khả năng mua được cân và thước rồi thì tôi... có khi cả tuần hoặc có khi cả tháng không có một người khách nào đến đứng trên cái cân đó, nhưng đó cũng không còn gì là quan trọng nữa vì tôi vẫn ngồi đây với mục đích khác đó là tôi muốn cân tội ác của cộng sản xem nó nặng đến bao nhiêu khi mà mỗi ngày bọn chúng mỗi lún sâu vào tội ác mà tội nặng nhất là đã nhượng đất bán biển cho kẻ thù phương Bắc là bọn Tàu dã man đã từng đô hộ đất nước mình cả một ngàn năm và luôn tìm cơ hội để thôn tính, vậy mà nay bọn chúng lại còn giang tay đón rước kẻ thù vào khai thác tài nguyên của đất nước mà hậu quả làm thiệt hại cho quê hương sẽ không sao có thể lường trước được. Tôi vẫn sẽ ngồi đây cho đến khi nào còn có thể để đo thời gian xem bọn cộng sản Việt Nam còn sống được đến bao lâu và khi nào bọn chúng bị đồng bào nổi lên tiêu diệt. Chú em đừng thắc mắc là rồi tôi đã và đang sống ra làm sao. Miếng ăn đối với tôi bây giờ không còn gì là quan trọng cả,chỉ cần mỗi ngày hay đôi ba ngày bỏ vào miệng một thứ gì đó cho cái dạ dày nó yên là tôi cũng yên tâm lắm rồi.
- Thế...thế gia đình của bác đâu?
Người đàn ông có vẻ lập dị khi ông nói ông ngồi đây là vì muốn cân đo thời gian và tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bỗng mất đi vẻ hăng say lúc kể lại câu chuyện tham gia mặt trận, ông đang hướng ánh mắt mệt mỏi nhìn vào đám đông người qua lại trước mặt mà hình như ông không nhìn thấy một ai bởi vì tôi thấy hai con mắt của ông như mơ màng, như nhớ về dĩ vãng và rồi từ trong hai con mắt đó tôi thấy có hai giọt nước đang chảy ra và đọng lại bên khóe. Không buồn bận tâm đến những người chung quanh và những người qua lại trên hè phố, ông vẫn để hai giọt nước tự động lăn dài xuống hai bên má, ông nói:
- Tôi có vợ, hay nói cho đúng hơn là tôi có người yêu và người đó yêu tôi vì chúng tôi chưa cưới chưa ăn ở với nhau công khai. Người tôi yêu và yêu tôi vừa tốt nghiệp tú tài và đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học Văn Khoa nhưng rồi tôi đã bỏ đi vào trong bưng không một lời từ giã và tôi đã không hề biết rằng người tôi yêu đang mang giọt máu của tôi trong người. Tôi là tên đàn ông đốn mạt không trách nhiệm. Tôi là tên đàn ông ngu muội và ác độc khi đã đưa cả hai tay và bộ óc vào công việc làm cho cả bao nhiêu triệu người miền Nam này đau khổ và ly tan. Ngày tôi trở về lại thành phố và tìm đến nhà người tôi yêu thì mới biết rằng nàng đã bỏ nước ra đi vào hai ngày sau chót của cuộc nội chiến cùng với đứa con trai đã bảy tuổi, đó là đứa con của tôi với nàng...
Người cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam khóc nấc lên như đau khổ. Hai hàng nước mắt chảy dài ra trên khuôn mặt khắc khổ của ông mà ông cũng không màng lau nó. Tôi cố gợi chuyện để ông trút bớt ra những uẩn ức những dằn vặt đau khổ đã hành hạ ông trong suốt bao nhiêu năm trời qua còn chất chứa trong lòng hầu vơi bớt nỗi sầu muộn:
- Ông... ông không gặp lại hai người... thân đó lần nào sao?
- Tôi không xứng đáng gặp lại hai người đó chú em à. Gặp lại hai người thân yêu đó là ý nguyện của tôi từ bao lâu nay nhưng vì tôi đã bỏ cả hai người ra đi không một lời giải thích thì giờ đây làm sao tôi còn mặt mũi nào dám gặp lại hai người đó, nhưng... nhưng tôi vẫn thường xuyên nhìn thấy người tôi yêu trên mạng, trên internet, chỉ vậy thôi là tôi đã mãn nguyện lắm rồi nhưng tôi chưa gặp được mặt người con trai của tôi và nếu một ngày nào đó tôi được diễm phúc gặp mặt người con trai của tôi rồi thì dù tôi có nhắm mắt tôi cũng mãn nguyện lắm, đó là mơ ước lớn nhất trong đời tôi sau khi mơ ước lớn lao kia đã bị bọn người quỷ quyệt, bọn người xảo trá,bọn người man rợ mà tôi đã hết tâm hết lòng phục vụ nhưng đã phản bội lại tôi.
- Bà... người ông yêu bây giờ ở đâu và làm gì mà lại xuất hiện trên internet? Tôi có thể giúp ông được việc gì không?
- Cám ơn chú em nhiều lắm, tôi không cần chú em giúp tôi việc gì cả. Những việc tôi đã gây ra thì tôi vui vẻ đón nhận nó vì đó là lẽ công bằng của trời đất, là lẽ công bằng của Thượng Đế và nếu Thượng Đế thấy sự trừng phạt của Ngài trong mấy chục năm qua là đã đủ thì Ngài sẽ cho tôi gặp lại cả hai hoặc một trong hai người. Chú em hỏi người tôi yêu bây giờ ở đâu và làm gì à. Người tôi yêu bây giờ đang sinh sống ở trong một xứ sở văn minh nhất hành tinh này, giàu nhất hành tinh này, nhân đạo nhất hành tinh này và, người tôi yêu đang rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở trong xứ sở đó cũng như ở các xứ khắp năm châu bốn biển của trái đất này chỗ nào có người Việt tị nạn sinh sống. Người tôi yêu là nữ văn sĩ lừng danh tên Lữ Túy Phượng, hình của nàng mà tôi lấy từ trên mạng xuống tôi cũng có đem theo đây để tôi đưa cho chú em xem nhé.
Trong khi người đàn ông muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản quay người ra phía sau để lấy cuốn tập thì tôi như người vừa bị trúng một cơn gió độc.Tôi cũng đang bàng hoàng xúc động, đầu của tôi đang như bị quay cuồng và hai con mắt của tôi bị hoa lên và rồi tôi cứ nhìn trừng trừng vào người trước mặt để tự hỏi người mà tôi cho là lập dị vì muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản là cha của tôi đây sao. Nhìn tấm hình mà ông đưa cho tôi xem thì đúng đó là hình của mẹ tôi và như vậy ông đúng là cha của tôi rồi. Tôi ôm đầu khổ sở nhìn lên trời cao và than sao Thượng Đế lại nỡ thử thách tôi như thế này để làm gì. Tôi không có đủ can đảm để gọi ông tiếng cha, tôi không có đủ can đảm để ôm ông. Tôi phải đối xử phải hành động như thế nào đây hỡi ông trời trên cao kia. Sao ông nỡ để quê hương tôi cứ chìm mãi trong đau thương trong thù hận, sao ông nỡ gây ra chi những thảm cảnh đau thương như thảm cảnh ngày cha con gặp lại nhau mà tôi là con lại không đủ can đảm để nhận người đã tạo ra tôi tuy ông chưa có một ngày nào nuôi dưỡng tôi, chưa có một lần ẵm bồng tôi.
Tôi đứng lên quay lưng và bước đi thẳng về khách sạn mà không có một lời nào với người cha mà tôi mới vừa được biết. Tôi thoáng thấy sự ngạc nhiên hiện ra trên gương mặt khắc khổ của ông và, hình như ông có nói hay hỏi câu gì đó nhưng nào tôi có còn nghe được gì nữa đâu.
Tôi mặc kệ những người qua lại trên đường phố đang trố mắt nhìn tôi. Có nhiều, có rất nhiều cô thiếu nữ đưa tay lên che miệng lại khi nhìn thấy tôi bước đi với khuôn mặt đầy nước mắt.
*
- Chuyện gì đã xảy ra với anh vậy?
Người vợ sắp cưới của tôi tròn xoe đôi con mắt nhìn tôi hỏi nhưng tôi không trả lời và vẫn để nguyên bộ quần áo đang mặc trên người tôi lao mình nằm dài ra trên giường mặt úp xuống gối và tiếp tục khóc.
Một khoảng thời gian không lâu sau,một ý nghĩ thoáng qua và tôi ngồi lên cầm điện thoại phôn về cho mẹ tôi. May mắn hay xui xẻo đây mà mẹ tôi đã không có ở nhà để bắt máy. Tôi để điện thoại xuống rồi quay qua người vợ sắp cưới và kể lại cho nàng nghe từng chi tiết về câu chuyện đã làm cho tôi xúc động mạnh.
Sáng nay người vợ sắp cưới của tôi khuyên tôi phải đến gặp cha tôi vì nàng cho đây là một sự trùng hợp mà có lẽ định mệnh đã sắp đặt khiến xui cho tôi gặp lại cha vào tháng này, tháng có ngày lễ của cha, nàng khuyên tôi là dù có như thế nào thì tôi cũng không thể nhẫn tâm chối bỏ người đã tạo ra tôi vì dù sao ông cũng đã quá hối hận, quá đau khổ về những gì ông đã làm trong quá khứ.
Tội nghiệp người vợ sắp cưới của tôi, nàng cố ngồi dậy trang điểm cho thật đẹp để đến ra mắt cha tôi. Nàng đi cùng tôi ra tiệm bán bông hoa, nàng chọn mua một bó hoa thật lớn và thật đẹp rồi cùng tôi đi đến chỗ có người đàn ông muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản. Tôi bước những bước dài và thật nhanh về phía trước trong khi người tôi yêu đang bước từng bước chậm chạp lẽo đẽo theo phía sau.
Cái cân cũ kỹ và cây thước cùng người đàn ông cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam không có mặt ở đây ngày hôm nay.
Trong khi đang bối rối chưa biết tính làm sao thì chị bán nước ngọt và cà phê trên cái xe nhỏ đẩy tay lên tiếng hỏi:
- Ông muốn tìm gì?
- Tôi muốn tìm ông thường ngày ngồi ở đây, cái ông...
- À, ông cân đo thời gian và tội ác của... ừ há, sao hôm nay không thấy ổng đến chứ từ nào đến giờ ổng luôn luôn có mặt rất đúng giờ, không biết hôm nay có chuyện gì không vậy cà.
Anh thanh niên vừa dựng chiếc xe gắn máy bên cạnh xe cà phê. ¨ Có lẽ anh ta chạy xe ôm ¨ tôi nghĩ vậy, và anh cũng vừa nghe chị bán cà phê nói nên anh nhìn tôi nói:
- Xe cứu thương đưa ổng vào bệnh viện Sàigòn hồi sáng sớm nay rồi, có lẽ... kỳ này không qua khỏi quá. Ăn ít quá thì sức đâu mà chống lại bệnh tật chứ.
- Bệnh viện Sàigòn ở đâu vậy anh?
Chỉ tay về phía xa xa anh nói:
- Phía đó đó, đi bộ một chút cũng phía bên này là gặp liền à, gần cuối đường mà phía bên kia là chợ Sàigòn đó.
*
Tôi đặt bó hoa thật tươi và thật đẹp lên cái xác của người đàn ông cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam và cũng là người cha của tôi.
Cả hai đứa chúng tôi cùng đứng trước cái xác mà khóc và khóc thật nhiều. Tôi hối hận và đau đớn quá. Ngực tôi cứ đau quặn lên từng cơn và luôn có câu hỏi trong đầu là vì sao hôm qua tôi lại nhẫn tâm bỏ đi không một lời nói nào với cha, vì sao hôm qua tôi lại không có can đảm để ôm ông và kêu lên tiếng cha thân yêu, vì sao... nếu biết trước sự thể như thế này thì... Tôi cũng là tên đàn ông thật tệ hại. Tôi là đứa con bất hiếu vì dù sao ông cũng là cha của tôi dù ông chưa có một ngày nào nuôi dưỡng. Tôi bỗng chợt nhớ đến lời mẹ tôi từng dạy dỗ từ lúc đến Mỹ là luôn phải thương yêu mọi người như thương chính bản thân mình bởi chúng ta khác người cộng sản ở chỗ trái tim của chúng ta là trái tim của con người.
Tôi cúi xuống hôn lên trán và lên má của cha tôi để từ giã,người vợ sắp cưới của tôi cũng làm theo tôi không một chút đắn đo suy nghĩ. Tôi thì thầm lời từ giã cha và tôi hứa với cha là khi về đến Mỹ tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha, tôi cũng sẽ là người cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam.
Không biết tên tác gỉa
Nguồn : email
---------------------------------------------
Anh ơi,
Em xin lỗi anh.
Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em.Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình. Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?
Nhưng nếu có ai đó em phải xin lỗi trước tiên thì đó là anh. Ba và các cô lo cho em nhưng mọi người đã có nhiều kinh nghiệm khổ đau từ hai mươi năm về trước, khi ba em bị bắt; nên mọi người dễ hiểu và dễ chấp nhận. Còn anh, anh chưa từng đối mặt với cảnh huống như thế. Em xin lỗi anh.
Hôm ngày 1 tháng 7 chúng ta bị đạp, bị nắm tóc lôi lên xe khi tập trung biểu tình ở công viên 30-4, cùng với Minh Đức và Hiếu, anh bị đánh rất nhiều; anh đã hét to: “Các anh có phải người Việt Namkhông?” “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam” trong nước mắt. Em biết từ giây phút đó, anh đã rất hụt hẫng và lần đầu tiên trong đời, tự tâm can, anh đã cảm nhận sống động về sự nhỏ bé, yếu đuối của người dân Việt Nam chúng ta trong chế độ độc tài, cũng như sự tàn ác của công an Cộng sản và sự bất công tột độ trong thể chế này.
Từ trưa ngày 4 tháng 7, sau khi em làm việc với công an phường Tân Quy xong thì em bị giằng khỏi tay anh, bị xô lên xe, chở đi mất tích cho đến khi ngồi viết những dòng này, mình vẫn chưa được gặp nhau vì anh còn ở trong Sài Gòn. Hình ảnh cuối cùng mà em nhìn thấy khi rời khỏi đồn công an phường Tân Quy, Sài Gòn trong tức tưởi là khi anh khóc và nói: “Các anh bắt vợ tôi đi dâu? Các anh định làm gì vợ tôi?”. Khuôn mặt anh thất sắc, xám ngắt và nước mắt chảy ròng. Em có thể cảm nhận rõ nỗi đau khổ mà anh phải chịu đựng, cả con người anh lúc đó là một khối khổ đau.
Em xin lỗi anh, anh ơi…
Cho tới hơn 9h tối ngày 5 tháng 7 (34 giờ đồng hồ sau khi bị bắt ở Tân Quy) em bị an ninh tỉnh Quảng Nam bỏ giữa đường trong đêm tối, phải đi bộ về nhà. Em đã mất tất cả chút tự do còn lại của mình, em đã bị thẩm vấn liên tục, bị đói khát, bị khủng bố tâm lý, nhưng người mà em lo nghĩ nhiều nhất vẫn là anh. Anh đã từng nói với em rằng: “Em là tất cả hạnh phúc mà anh có trong cuộc đời này. Không có em, anh không còn gì cả”. Em hiểu anh cần có em biết bao! Em cũng biết mấy hôm nay anh như người mất hồn khi bị nhiều đe dọa từ những “kẻ lạ mặt côn đồ” rằng chuyến này Huỳnh Thục Vy sẽ hết đời. Tất cả những đau đớn đó, em thấu hiểu cả và …em xin lỗi anh.
Nhưng anh ơi, không có gì trên đời này mà không có nguyên nhân-kết quả và chúng ta biết rằng vạn vật tồn tại trong mối quan hệ tương tác. Nỗi sợ hãi của em đã giảm đi rất nhiều khi em nghĩ về nguyên lý đó. Với mỗi hành động mà chúng ta thực hiện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ nhận lãnh phản lực của nó; vì thế chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của hành động do mình gây ra. Những người cộng sản biết rõ điều đó anh ạ.
Dù bị khủng bố tinh thần và mệt mỏi về thể xác; nhưng anh ơi, niềm tin của em , sự khao khát của em đối với tự do vẫn là cả một nỗi niềm to lớn không dứt. Anh hiểu em mà, phải không anh? Em là đứa không chịu nổi những sự lố bịch, những bất công và sự “chướng tai gai mắt”. Đối với những thứ đó, dù biết mình chỉ là một cá nhân nhỏ bé và bất toàn, em luôn muốn san phẳng chúng đi.
Ngồi trong đồn công an nhìn ra ô cửa kính, từ đáy lòng mình em đã tưởng nhớ và tri ân bao thế hệ người đã vì Việt Nam này mà lãnh nhận đau khổ, tù đày, thậm chí là cái chết. Dù bị thẩm vấn liên tục, em vẫn cố tạo cho mình những giây phút nghĩ ngơi bằng cách không trả lời những câu hỏi cá nhân hoặc nhưng câu hỏi liên quan đến bạn bè. Chỉ những gì người ta đã biết bằng cách rình rập, nghe lén điện thoại… thì em mới kể cho họ nghe. Những lúc em ngồi nhắm mắt, im lặng và hít thở sâu, em nghĩ rất nhiều về cuộc đấu tranh hôm nay, và em nhớ đến một người anh hùng trong lịch sử : Phó Đức Chính. Ông đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém khi mới 23 tuổi. Nhắc đến ông, chúng ta tự nhiên sẽ thấy bình an hơn, vì những đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng làm sao có thể so sánh với sự hy sinh tính mạng của một người đang tuổi xuân xanh?
Không thể so sánh cuộc đấu tranh chống Pháp và cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng nhìn vào lịch sử, chúng ta biết rằng “Freedom is not free”, phải không anh? Mọi thứ đều có cái giá của nó. Những ai hy sinh vì điều tốt đẹp, sẽ nhận được hoa quả tốt tươi. Nhưng ai hành động tàn ác, hy sinh nhân tính để bảo vệ quyền lợi của mình, sẽ nhận lấy những điều tồi tệ do chính mình tạo ra. Đó chính là Công lý anh ạ.
Vì vậy, anh ơi, anh đừng lo lắng, đừng đau khổ. Anh phải mạnh mẽ lên. Chúng ta phải mạnh mẽ lên. Mọi khó khăn còn chưa kết thúc, nhưng chúng ta cũng không đầu hàng.
Em biết rằng chỉ mới có năm ngày nhưng ông chồng 64 kg của em bây giờ đã gầy nhom. Em sẽ bồi dưỡng cho anh. Em sẽ dùng cả cuộc đời này để thương yêu anh, cũng như chúng ta sẽ dùng cả cuộc đời này để yêu thương đất nước này.
Nhiều cô chú bác, anh chị em tuy không ở bên chúng ta nhưng họ luôn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Dù bị an ninh cộng sản tịch thu nhiều thứ mà anh chị em trong gia đình chúng ta đã nhịn ăn nhịn mặt để mua như: hai điện thoại di động, hai laptop; cho đến giờ chúng ta vẫn được bình an vì có mọi người. Chúng ta phải ghi nhớ ân tình đó, anh nhé.
Anh ơi, anh cố gắng lên. Chúng ta còn một lễ cưới phải lo thu xếp. Cả anh và em hãy cùng cầu nguyện nhé. Em tin chúng ta sẽ được bình an, hạnh phúc.
Em đang ở quê chờ anh. Hãy tha lỗi cho em vì đã làm anh phải lo lắng quá nhiều. Em yêu anh.
Vợ của anh
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 6 tháng 7 năm 2012
----------------------------------------------
.
“Xin đồng bào quốc nội hãy đập phá tan các phòng khám bệnh của bọn tàu phù khốn kiếp hiện thời có khắp nơi trên đất nước VN vì đó là mồ chôn sống của đồng bào bằng các toa thuốc giết người của chúng nó, đồng bào không chết ngay nhưng sẽ chết từ từ quằn quoại qua các độc dược mà chúng nó kê khai trong toa thuốc: đó là sự thâm độc của tụi tàu phù khốn nạn mà tui VC dã man đã để chúng nó tung hoành trên quê hương VN của chúng ta.”
Continue reading
.
08.07.2012: Biểu tình phản đối Trung Quốc lần 2
Danlambao
- Thêm một lần nữa, cuộc xuống đường lần 2 tại Hà Nội đã gửi đi thông
điệp rõ ràng, dứt khoát của nhân dân Việt Nam trước kẻ thù phương Bắc.
Cuộc biểu tình kết thúc với những tiếng hô vang dội thể hiện tinh thần
đoàn kết, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
Lúc 10h50: Đoàn biểu tình
đang biểu dương lực lượng tại tượng đài Lý Thái Tổ, cùng hô vang những
khẩu hiệu thể hiển quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước và hát vang những
bài ca ái quốc.
Video : Xuống đường phản đối Trung Quốc tại Hà Nội (7/8/2012)
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 4) - Kẻ gieo rắc sợ hãi cũng biết sợ hãi
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quảng trường Thiên An Môn nhuộm máu. Quân
đội và xe tăng được lệnh của lãnh đạo đảng CSTQ xả súng vào quần chúng.
Trong suốt gần 7 tuần lễ trước đó, bắt đầu từ 15 tháng 4, nửa triệu
người dân Trung Hoa, phần lớn là sinh viên, đã vượt qua sợ hãi để làm
người tự do đúng nghĩa tại quảng trường có hình chân dung vĩ đại của
Mao. Cả ngàn thanh niên thiếu nữ đã chết. Họ đã thắng nỗi sợ hãi nhưng
bị dẹp tan trong máu và nước mắt vì một điều đơn giản: họ đã đẩy một
guồng máy cai trị tàn ác vào vị trí đường cùng khi thiểu số lãnh đạo và
tập đoàn thừa hành của guồng máy ấy chưa biết sợ; vẫn còn những cái đầu
điên cuồng tuân lệnh và những ngón tay chưa biết run bấm vào cò súng.
Sợ hãi và hy vọng
Phản hồi bài viết "Cuộc cách mạng của Sợ Hãi" của Vũ Đông Hà
Tạ Nhất Linh (Danlambao)
- Đã lâu lắm, tôi mới lại được đọc một bài viết tâm đắc như thế về con
đường của cách mạng dân chủ ở nước ta. Đọc xong, thấy sáng ra nhiều
điều. Và thật mừng vì đã có người nêu ra những suy nghĩ rất thực tế để
từng bước đi tới mục tiêu cao cả.
Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Sông Tiền (Danlambao) - “Để đuổi kịp miền Bắc”, năm 1976, Đảng CS VN chủ trương cả miền Nam tiến
hành cải tạo XHCN, chuyển nền kinh tế thị trường ở miền Nam sang kinh
tế XHCN. Đảng CS VN không dùng 2 từ tước đoạt mà dùng cụm từ “Công hữu hóa và tập thể hóa về tư liệu sản xuất” - Giải thích: Tất cả những gì thuộc đối tượng để người lao động tác động vào tạo ra của cải vật chất… được xem là tư liệu sản xuất (TLSX), chẳng hạn như nhà máy, hầm mỏ, ruộng đất… và những cơ sở dịch vụ khác.
“Vé tàu xe thanh toán” – Hàng giả dùng để… dối!
Sông Kôn (Danlambao) - Ở thành phố Pleiku người ta đang bày bán một thứ
hàng đặc biệt, hàng đó không phải là hàng thật, không phải là hàng mã, mà nó
chính là… hàng giả. Hàng giả đó phục vụ cho cái việc làm dối là rút tiền ngân
sách hàng năm của quan chức Nhà nước và quan chức Đảng Cộng Sản ở địa phương.
Hàng giả có cái tên là “vé tàu xe thanh toán”.
Ai đang sợ ai?
Nguyễn Hoàng Vi
- Sáng nay, ngày 07/07/2012, khoảng chục người “lạ” (tuy “lạ” mà quen)
canh giữ trước nhà tôi. Khi tôi đi chợ, bốn người đi theo. Khi vào chợ
mua đồ, ba người đứng ngoài, một người đi theo tôi vào tận trong chợ. Và
bất cứ tôi đi đâu, họ cũng đi theo.
Đi chợ về, tôi tất bật lo cơm nước mang vào bệnh viện thăm mẹ. Họ theo tôi đến tận vào trước phòng bệnh của mẹ.
Những bài học quý giá từ cuộc cách mạng của tuổi trẻ Serbia
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 9) - Hồ Chí Minh và âm mưu Hán hóa toàn diện Việt Nam
Đặng Chí Hùng (Danlambao)
- Như chúng ta đã biết, hiện nay đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện
chính sách “hèn với giặc Trung cộng, ác với nhân dân yêu nước Việt Nam”.
Cụ thể là họ im lặng trước các hành động xâm lấn, bắt giữ ngư dân của
Trung cộng. Đề ra luật biển làm một lá bùa mị dân, rồi chính họ cho công
an đàn áp người biểu tình ôn hòa ủng hộ cái luật “ảo” đó. Ngoài ra là
việc mất ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Boxit Tây Nguyên, người Tàu tràn
ngập Việt Nam… và gần đây là việc đảng cộng sản có chủ trương dạy tiếng
Hoa trong trường học.
Vấn đề ở đây không phải mới,
nhưng trước đến nay nhân dân ta quan niệm đó là lỗi của những thế hệ
đảng viên sau này như: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… Điều đó đúng nhưng
chưa đủ. Trong khuôn khổ bài này tôi sẽ gửi tới bạn đọc âm mưu Hán hóa
toàn diện bắt đầu từ ai.
Những chuyện bên trong dinh thủ tướng
Trần Phong (Danlambao) - Chuyện thứ nhất:
Một ngày chủ nhật gần đây tại tư gia, ông thủ tổ chức tiệc mừng vì bỗng
dưng chẳng mất công đi học ngày nào cho phiền phức mà lại được một
trường đại học bên xứ nhân sâm tặng cho cái bằng tiến sĩ danh dự. Đối
với ông thủ thì bằng quái nào mà chẳng là bằng, vì nó còn “thứ thiệt”
hơn cái chiêu quảng cáo từ tạp chí rác rưởi bên tận trời tây mà lũ đàn
em PR biến ông thành vị thủ đứng số dách ở châu Á năm nào, chỉ tổ làm
trò cười cho thiên hạ!.
Ai lợi dụng lòng yêu nước!?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Hậu
1 tháng 7. Mấy ngày qua, một số “cái lưỡi gỗ” trên các trang mạng thông
tin điện tử “nhà nước - đảng ta” hằng tháng thì ngửa tay nhận tiền
lương từ mồ hôi nước mắt của đồng bào nhưng chuyên nói xấu người dân yêu
nước, làm “thầy dùi” viết chuyện tào lao theo ý đảng (mà đảng thì cũng
sống bằng “bú mớm” bầu sửa mồ hôi nước mắt nhân dân). Cả đám thi nhau
“múa lưỡi lóc cóc” tố khổ nhân dân đồng bào mình rủ nhau xuống đường
“lợi dụng lòng yêu nước” để “âm mưu lật đổ... chính quyền”.
Bốc thăm vào trường mầm non: Vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em
Nhiều trường mầm non ở Hà Nội đã hoàn thành việc tuyển sinh vào trường mầm non bằng cách... bốc thăm. Những lá thăm “trượt” làm buồn lòng người dân chắc chắn không phải chỉ vì chuyện may - rủi.Chưa được học đã đánh... trượt
Những ngọn nến hiệp nhất tỏa sáng ở Giáo Phận Vinh
VRNS - Đáp lại lời kêu gọi của Tòa Giám Mục giáo phận Vinh, ngày 06/07/2012 khắp trong Giáo Phận đã in, căng khẩu hiệu “Phản đối hành vi phạm pháp và đánh đập Linh mục, Giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”.
Quê hương
Lý Nhân Bản (Danlambao) - Tôi đã nghe tiếng anh tiếng chị. Gào giữa phố phường như tiếng núi sông. Tiếng của tiền nhân thịt Lạc máu Hồng. Đổ rầm rập trong lòng người xa xứ...
Và nước mắt tôi nghẹn ngào tuôn chảy
Giữa giòng xe cuồn cuộn đất Cali…
Buồn vui chuyện biểu tình!
Đại Nghĩa – Góp gió (Danlambao) - Biểu tình chống quân xâm lược! là tiếng gọi của hồn thiêng sông núi,
là hành động bảo vệ Tổ Quốc một cách can trường của người dân Việt Nam
thể hiện tình yêu nước. Không nơi đâu trên thế giới này người dân biểu
tình chống quân xâm lược lại bị nhà cầm quyền nước mình đàn áp một cách
thẳng tay, thẳng chân như ở cái xứ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Hà Nội này.
Nhà cầm quyền CSVN rất dị ứng với biểu tình vì vừa sợ phật lòng Bắc
triều vừa sợ diễn biến hòa bình lật đổ, do đó bất cứ với giá nào cũng
cấm và cấm... Dù ai có dẫn chứng Điều 69 Hiến pháp cho phép công dân
Việt Nam được quyền biểu tình đi nữa thì nhà nước vẫn cấm vì họ đứng
trên Hiến pháp đã quen rồi.
Xuống đường nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho cán bộ đảng viên ĐCSVN
Nguyễn Chí Đức - Tính
từ năm 2007 tự phát nổ ra phong trào biểu tình yêu nước đến nay đã tròm
trèm 5 năm, tôi nhận thấy sự thờ ơ của phần lớn các cán bộ đảng viên
đối với vận mệnh dân tộc vẫn không thay đổi bao nhiêu. Mặc dù lượng
thông tin tuyên truyền về Hoàng Sa-Trường Sa do các phương tiện truyền
thông dưới sự quản lý của chế độ và tự do rất rầm rộ và cập nhật, các
hoạt động góp đá, tôn vinh, thăm viếng, khảo cứu khoa học rất mạnh mẽ
nhưng không thức tỉnh một cách sâu sắc đến họ là bao nhiêu. Chung qui
những người này chỉ mải lo nghĩ đời sống cơm áo gạo tiền, mánh mung-chụp
giật cho bản thân và gia đình. Tôi có cảm giác đây không phải là mối
quan tâm chính của các đảng viên, họ vô tình là người ngoại quốc trên
chính nơi chôn rau cắt rốn của mình...
Một trường hợp ngăn chận biểu tình yêu nước
Nguyễn Tự Thành
- Rút kinh nghiệm với lần biểu tình trước, 01/07/2012, Cơ Quan An Ninh
Thành Phố Hồ Chí Minh không đưa giấy mời bắt tôi lên làm việc, mà từ
chiều hôm qua, 06/07, đã cắt người đến đóng chốt đối diện với nhà của
tôi, vì e ngại rằng, tôi sẽ tham dự vào Cuộc Biểu Tình vào ngày mai,
08/07, (nhân chuyến viếng thăm của Bà Hillary Clinton).
Cái lưỡi không xương của Bộ trưởng
K'lu Viễn Sự
- Thời sự VTV 19 giờ tối nay trong mục "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời" vừa
phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận. Ngay câu đầu tiên, PV hỏi về
vụ clip quay cóp Đồi Ngô, Bộ trưởng Luận nói ngay: "Bộ Giáo dục đào tạo rất quan tâm và đã có chỉ đạo quyết liệt, sâu sát việc này...".
Giới Công nhân Việt Nam cần phải được bảo vệ
Huỳnh Công Đoàn - Chúng
ta đều hiểu rằng, để bảo vệ một cá nhân trước thế lực bạo quyền thì con
người phải đoàn kết. Vì rằng đoàn kết tạo nên sức mạnh, đó là sức mạnh
lớn lao của một tập thể. Và nữa, tiếng nói của đám đông thì bao giờ cũng
có trọng lượng hơn là của một cá nhân đơn lẻ. Trong xã hội hiện đại
ngày nay thì những người có cùng quan điểm, địa vị xã hội được tập hợp
thành những Hội Đoàn và Tổ chức xã hội. Các Hội Đoàn này hoạt động có
tôn chỉ riêng, phát triển và bảo vệ các quyền cũng như lợi ích của thành
viên. Tất cả hợp thành xã hội Dân sự, đó là linh hồn của một xã hội.
Nhưng ở Việt Nam, các hội đoàn không được hoạt động độc lập mà do nhà
nước thành lập và quản lý, tổ chức Công đoàn của giới Công nhân cũng
vậy.
Thưa Chủ Tịch nước: Điện hạt nhân không thể tuyệt đối an toàn được !
hay là : Huyền thoại điện hạt nhân an toàn tuyệt đối !
Ts Trần Văn Bình (Kiều bào CHLB Đức) - Trong
chuyến Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang thị sát nơi xây dựng nhà máy điện
hạt nhân Ninh Thuận 1. Ông đã đến kiểm tra tình hình phát triển kinh tế
xã hội tại huyện Bác Ái ; Ông thăm và làm việc với đồng bào Chăm ở xã
Phước Hậu, huyện Ninh Phước và thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện
Thuận Nam ; Ông đã đi thị sát tiến độ thi công công trình đường ven biển
Phú Thọ - Mũi Dinh và địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận 1. Ông Sang đã phát biểu : "Mục tiêu dự án điện hạt nhân đặt
ra là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi dự án hoàn thành sẽ mang lại
lợi ích cho chính người dân địa phương và lợi ích chung của cả nước"
(theo báo chí trong nước)
Đối diện với chủ nghĩa dân tộc lớn
Trần Minh Khôi - Tài liệu Khuấy động Biển Đông của International Crisis Group
giúp chúng ta thấy rõ cái cơ chế mà qua đó kế hoạch bá quyền của Trung
Quốc trên Biển Đông được thực hiện. Kế hoạch đó thể tóm lược như sau:
Bắc Kinh thả lỏng cho chính quyền địa phương các tỉnh Hải Nam, Quảng
Đông, và Quảng Tây, cùng với các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị
tuần dương thuộc các bộ, và lực lượng hải quân của Giải phóng Quân tự do
theo đuổi quyền lợi riêng của chúng trên Biển Đông mà không có một cơ
quan điều hợp hữu hiệu nào ở cấp trung ương. Khi cần làm dịu đi sư căng
thẳng khu vực có hại cho nó thì Bắc Kinh có thể đổ lỗi cho các cơ quan
này và thực hiện một vài cử chỉ hòa giải để xoa dịu dư luận quốc tế.
Nhưng, như hành xử ôn hòa của Bắc Kinh từ giữa 2011 đến giữa 2012 cho
thấy, rõ ràng nó cố tình duy trì tình trạng có vẻ như hỗn loạn đó cho
mục đích bá quyền của nó.
Đại Vệ Chí Dị- Cực ngắn
Người Buôn Gió - Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67.
Có kẻ đi chợ, thấy người ta bán
con rùa nhỏ mới sinh để làm phóng sinh. Bèn mua về để nuôi chứ không
thả. Hàng xóm hỏi anh ta nuôi làm gì. Anh ta bảo:
- Nghe nói rùa sống tới 300 năm, tôi mua nuôi xem đúng không?
Thống nhất đất nước, chuyển giai đoạn cách mạng
Sông Tiền (Danlambao)
- Ai sống ở Việt Nam (VN) thời 1940-1975 đều nghe nói đến cuộc Cách
mạng “Dân tộc Dân chủ” (DTDC) do Hồ Chí Minh phát động chống xâm lược
Pháp và can thiệp Mỹ. Cuộc Cách mạng DTDC hàm chứa 2 nội dung: Dân tộc
là loại ngoại xâm, Dân chủ là xây dựng Nhà nước pháp quyền “Của dân, Do
dân, Vì dân”. 12 giờ 30/4/1975, coi như đã hoàn thành vế 1 (DT). Lẽ ra
phải tiếp tục thực hiện vế 2 (DC) để hoàn thành trọn vẹn cuộc Cách mạng
DTDC như đã thệ ước với nhân dân. Nhưng sau 30/4/1975, các vị lãnh đạo
Đảng Lao Động VN và Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa “bỏ bót” đổ xô
vào Nam VN để thị sát và bàn việc thống nhứt đất nước.
Baidu của Trung Quốc can thiệp trái phép vào máy tính ở VN
Thanh Trực (TT) - Ứng dụng này đóng vai trò là một trojan/downloader, trú
ngụ âm thầm trên máy tính nạn nhân và có thể tải thêm bất kỳ thành phần
nào khác như các đoạn mã từ Internet hay thậm chí là mã độc khi được
chủ nhân chỉ định từ xa.
Nghĩa là TTPlayer và hao123 đã mở một “cửa hậu” trên máy tính mà khổ
chủ không hề hay biết và khả năng tải những thành phần gây hại về hệ
thống bất cứ lúc nào có kết nối Internet...
Lại nói về nỗi sợ hãi
Phạm Thị Hoài (procontra.asia) - Chế
độ này, dù yếu hay mạnh, được đặt nền móng và bảo vệ trước hết bằng sự
khiếp nhược của người dân. Chừng nào còn vững tin vào hiệu quả của sự
khiếp nhược này, chính quyền còn cho phép mình ngang nhiên và tùy tiện
hành xử bất chấp tất cả chứ không riêng gì bất chấp lí lẽ của một người
bất đồng chính kiến hay bất chấp bi kịch của mấy trăm gia đình nông dân.
Chừng nào nhận thấy sự khiếp nhược này bắt đầu có dấu hiệu sứt mẻ, việc
đầu tiên và đương nhiên mà chính quyền tiến hành là củng cố và gia tăng
sự khiếp nhược đó. Không phải nỗi sợ của chính quyền, mà sự khiếp nhược
của người dân mới là điều đáng bàn đến...
Thêm 3 nhà hoạt động VN sắp bị xử về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’
Trà Mi (VOA)
- Ba nhà hoạt động ở Bắc Giang sắp bị xét xử về tội tuyên truyền chống
phá nhà nước, theo điều 88 Bộ luật hình sự VN mà giới bảo vệ nhân quyền
cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Mắng con
Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Ngươi là ai mà không tán thành Luật Biển?
Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) - Vị này đương nhiên phải là vị “quan Thái Thú” của chính quyền Bắc Kinh tại Hà Nội, vì ngoài vị đó ra, xin hỏi ai là người đủ to gan để chống lại toàn thể các đại biểu Quốc Hội của nước CHXHCN Việt Nam?...
Chân Dung & Chân Tướng
Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Bây
giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai
lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là
hạnh phúc cho dân tộc - Huỳnh Nhật Hải
Tôi đang sống ở thời đại nào?
Phương Bích
- Những ngày này tôi thường tự hỏi: mình đang sống ở thời đại nào? Vốn
quen nghĩ rằng trong cuộc sống, mọi việc đều diễn tiến theo logic – hợp
lý và tất yếu, nhưng rốt cuộc những gì tôi nghe thấy, những gì tôi nhìn
thấy lại khiến tôi ngẩn ngơ. Dường như nó đã vượt qua cả trí tưởng tượng
vốn quen với những câu chuyện giả tưởng của tôi. Và nó không tuân theo
bất cứ một thứ logic nào cả.
Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ?
Luật sư Nguyễn Văn Đài (BBC) - Trong những ngày gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông lại gia tăng.
Ngày 21 tháng 6, Bộ Dân chính
Trung Quốc cho biết Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập
thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và
buổi sáng cùng ngày, Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó
khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vinashin, 'sạt sề đựng rác'!
Hoàng Hạc (Người Việt) - Tập
đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành lập năm 2006 trên
cơ sở tổ chức và sắp xếp lại từ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam - một tổng công ty được thành lập từ năm 1996.
Ảm đạm thị trường chống biểu tình năm 2012
Người Buôn Gió - Thị
trường chống biểu tình năm 2012 suy thoaí trầm trọng so với cùng kỳ năm
ngoái. Mặc dù những bài viết, thái độ phản ứng biểu tình được thu lợi
nhuận rất cao. Đại úy quân đội Nguyễn Văn Minh sau những bài viết chỉ
trích những người biểu tình năm 2011 nay đã được phong hàm thiếu tá. Nếu
tính thời gian thăng cấp như vậy, thì viết bài chống biểu tình được
đánh giá cao để cân nhắc lên cấp bậc. Nếu bình thường một quân nhân chạy
chọt lên chức mà quy ra tiền ở vụ này. Rõ ràng lợi nhuận của việc phản
đối, chỉ trích biểu tình là siêu lợi nhuận.
Những vũ khí hiện đại của đảng ta
Hành Khất (Danlambao)
- Thế giới ngày hôm nay không bao giờ dừng bước phát triển thêm những
vũ khí hiện đại. Đảng ta cũng không chịu thua kém với những bước đột phá
về kỹ thuật mặc dù trước đây còn lẹt phẹt theo sau. Quả đúng như lời
một cán bộ chính trị thuở nọ đến nói chuyện với học sinh: “Đất nước
chúng ta thống nhất rồi, thì cái việc đẩy mạnh, đẩy sâu, đẩy xa khoa học
tiến lên thì là không có gì khó.” Vừa nói, ông ta vừa khoa tay diễn tả:
“Nếu như điểm nầy là khoa học hôm nay, thì Đảng ta chỉ cần chận đầu
trước đó!!!@???” Đám học sinh vỗ tay hí hửng.
Những hỏa mù trong canh bạc
T/S Alan Phan - Khi
các bạn BCA hỏi tôi về tình hình hiện tại hay dự đoán tương lai về nền
kinh tế này, hay về các tin đồn trên mạng, tôi im lặng vì thực sự tôi
không “biết” hay “đoán” được gì. Nếu đây là ý định của những vị lãnh đạo
và nhóm lợi ích, thì các hỏa mù họ tung ra đã thành công. Kế hoạch
nhiễu thông tin này tạo nên một “bất ổn” (uncertainty) khiến các thành
phần kinh tế “bất động” và những người trong cuộc (insiders) có thể lợi
dụng tình thế để thâu tóm, khởi động hay đầu cơ rất hiệu quả. Cái giá phải trả là sự khốn đốn của mọi người ngoài cuộc.
Viết cho một ngày tháng bảy
Ai vẽ hình hài Tổ quốc tôi
Bốn ngàn năm chân đất
Từ thủa cha ông dựng cờ mở nước
Đến bây giờ chân vẫn lấm lem.
Bốn ngàn năm chân đất
Từ thủa cha ông dựng cờ mở nước
Đến bây giờ chân vẫn lấm lem.
Con đường đấu tranh
Văn Trường (Danlambao) - Xin
cho Văn trường tôi được đặt cái tên tựa bài có chữ con đường, vì nghĩ
mãi vẫn thấy không có cái tựa nào hợp ý, vả lại cái tựa của Văn Trường
tôi nó là con đường đấu tranh, cũng có chút gì đó nó khác với các bài
con đường đã có từ trước.
Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao?
Thiên Minh - Văn Dũng (Petrotimes)
- Để chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hàng loạt dự án
đã được đầu tư xây dựng và rốt ráo bàn giao trước ngày diễn ra Đại lễ.
Đại lễ đi qua đã gần 2 năm, có công trình đã hoàn thành nhưng cũng có
những công trình thì "giả vờ hoàn thành" hoặc chưa biết bao giờ tới đích.
Những công trình ấy giờ ra sao? Liệu cái mác "công trình nghìn năm Thăng Long" có mang lại điều gì thực tế cho cuộc sống của người dân?
Cần lật mặt những kẻ cố tình bưng bít thông tin nhằm mục đích có lợi cho Trung Quốc
Nguyễn Thông (thongcao55 blog) - Thông
thường tôi rất khó chịu với những cái tít dài, mà chỉ thích đặt tít
ngắn, vài ba chữ càng tốt, dù viết bài đăng báo chí chính thống hay blog
cá nhân đều vậy. Nhưng lần này phá lệ, phá bỏ lối riêng bởi cái tít
phải dài như ở trên kia thì mới trút ngay được sự bực bội, khinh bỉ. Và
có nhẽ mang cả cảm giác nếu chậm hơn một tí, một tí thôi, thì sẽ không
kịp nói. Phải cho tiêu đề gánh ngay nội dung mới hả.
ĐH Hùng Vương: Bùng nhùng và... không có câu trả lời?
Hà Văn Thịnh (TuanVietnam)
- Tại sao để tình trạng "tê liệt" của ĐH Hùng Vương kéo dài mà không có
biện pháp giải quyết? Dù có "quan liêu" đến mức nào đi nữa thì việc kéo
dài khó hiểu này, vô tình dồn đuổi cả vạn con người vào bước đường cùng
của kế sinh nhai là điều không thể làm, dù với bất kỳ lý do gì.
Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có qua đời
SÀI GÒN (NV)
- Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, phó thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc
phòng, tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1965-1967,
vừa qua đời tại nhà riêng ở Quận Tân Phú, Sài Gòn, hôm Thứ Ba, hưởng
thọ 87 tuổi, báo Tuổi Trẻ ở trong nước cho biết.
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 3) - Sức mạnh của đám đông
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Ở nơi đó và trong một khoảnh khắc kỳ diệu, một người có thể cảm nhận
rằng có điều gì đó ý nghĩa hơn, to lớn hơn cá nhân đơn lẽ của mình. Mỗi
tiếng hô rõ ràng dạn dĩ hơn, vang lớn hơn. Mỗi cánh tay vung lên rõ ràng
mạnh mẽ hơn. Mỗi bước chân đi tới rõ ràng dứt khoát hơn. Con người có
lúc cảm thấy mình dường như được chấp cánh. Nỗi sợ hãi hôm qua nhường
bước cho lòng can đảm. Sức mạnh quần chúng. Cá thể đã chan hòa, đã TRỞ
THÀNH đám đông. People Power. Hàng ngàn con người nhỏ bé, yếu đuối kết hợp lại đã trở thành một sức mạnh vô biên, đẩy lùi sợ hãi.
Nhưng làm thế nào để có 1 người
vẫn còn nhiều sợ hãi + 1 + 1 + 1.... để có được hàng trăm ngàn người
cộng hưởng xua tan bóng mây sợ hãi trong lòng mỗi người và có khoảnh
khắc kỳ diệu ấy?
No comments:
Post a Comment