Monday, February 22, 2016

Đạo đức Hồ chí Minh khiến Việt Nam ngày càng u mê, xô bồ và man rợ.

Những gì vừa xảy ra tại Hội Phết Hiền Quan (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) khiến nhiều người khuyến cáo phải xem lại các lễ hội trong Tháng Giêng Âm Lịch, đặc biệt là ở miền Bắc. 
Tranh cướp phết trong Hội Phết Hiền Quan. (Hình: Tuổi Trẻ)
Phết là một quả cầu được làm từ gốc tre. Vì phết được xem là vật đem lại may mắn nên Hội Phết là dịp mà những người dự hội giành với nhau để đoạt cho bằng được.
Trong Tháng Giêng Âm Lịch, tại miền Bắc Việt Nam có hai nơi tổ chức Hội Phết là Bản Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (mùng 7 Tháng Giêng Âm Lịch) và xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (12 và 13 Tháng Giêng Âm Lịch).
Năm nào các Hội Phết cũng hỗn loạn và năm nay, mức độ hỗn loạn ở Hội Phết Hiền Quan khiến nhiều người, kể cả dân chúng ở đây kinh hoàng. Thanh niên ở xã Hiền Quan chia làm nhiều nhóm, lao vào tấn công nhau bằng cả tay chân, lẫn gậy gộc. Một số kẻ chạy trên đầu đám đông để giành cho bằng được “may mắn.” Cho đến nay, chưa có thống kê chính thức về số người bị thương nhưng báo chí Việt Nam khẳng định là rất nhiều.
Trong khoảng hai thập niên vừa qua, Tháng Giêng Âm Lịch - tháng của lễ hội dân gian - là thời điểm mà miền Bắc Việt Nam trở thành hỗn loạn vì rác rưởi của những đoàn người từ khắp nơi đổ về dự hội xả ra, vì trộm cắp, cướp giựt, lừa đảo. Đặc biệt là vì sự ái ngại khi càng ngày càng nhiều người nhận ra, các “lệ hội dân gian” đã trở thành dịp cho thấy sự u mê, man rợ trong đám đông càng ngày càng lớn.
Dù có nhiều khuyến cáo về tác hại nhưng năm nay, lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, vẫn được tổ chức. Hàng ngàn con người tiếp tục háo hức chờ đợi hai người đàn ông dùng dao bén chặt đứt cổ hai con heo sống rồi lao vào chấm máu tươi bôi lên mặt, lên người hoặc dùng các vật dụng khác để thấm máu rồi giữ lại để cầu may.
Một trong những nạn nhân. (Hình: Tuổi Trẻ)
Hồi cuối Tháng Giêng vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tái khẳng định sẽ không in và phát hành các loại tiền có mệnh giá 500 đồng, 1000 đồng và 2000 đồng để phục vụ dịp Tết Bính Thân.
Trong khoảng hai thập niên vừa qua, tại miền Bắc Việt Nam có một phong trào, đó là đổi tiền lẻ để rải khắp các đình, đền, chùa, miếu cầu may. Tuy phong trào này chỉ phổ biến ở miền Bắc nhưng vì nhu cầu “hối lộ thần thánh” quá lớn, mỗi năm, ngân hàng phải chi hàng trăm tỷ đồng để in tiền lẻ. Sau đó phải chi thêm cả tỷ đồng nữa để kiểm, đếm, gom mớ tiền lẻ khổng lồ đó đem cất vào kho, ít năm sau phải tổ chức hủy vì tiền lẻ không có chỗ trong sinh hoạt hàng ngày.
Vào thời điểm vừa kể, một phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam khẳng định, nếu in tiền lẻ chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “hối lộ thần thánh” trong dịp Tết thì đó rõ ràng là một sự lãng phí không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, từ Tết đến nay, các đình, đền, chùa, miếu ở miền Bắc Việt Nam vẫn ngập tiền lẻ. Báo chí Việt Nam kể rằng, hôm 17 Tháng Hai (mùng 10 Tháng Giêng Âm Lịch), ngày đầu tiên của Lễ Hội Yên Tử (diễn ra trên núi Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), tuy ban tổ chức kêu gọi khản giọng qua loa rằng đừng thắp quá nhiều nhang vì khói sẽ làm người khác ngộp, đừng dùng tiền chà xát vào chùa Đồng nhưng khu vực Yên Tử vẫn mù mịt khói và đám đông vẫn xô đẩy nhau để lấn tới, dùng đủ thứ mài vào chùa Đồng để lấy hên, trong đó có không ít kẻ là viên chức, đeo phù hiệu “khách mời.” Dù cấu trúc của chùa Đồng rất khít song đa số khách hành hương vẫn tìm đủ cách nhét tiền... lẻ vào các khe để “hối lộ thần thánh...”
Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 8,000 lễ hội dân gian. Khoảng hai phần ba diễn ra trong Tháng Giêng Âm Lịch và chủ yếu là ở miền Bắc Việt Nam.
Cuối năm ngoái, Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch xác nhận, nhiều lễ hội không còn phù hợp, có biểu hiện lợi dụng lễ hội để trục lợi. Một số lễ hội có biểu hiện mê tín, bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác,... cần hạn chế và chấn chỉnh.
Chưa rõ chính quyền sẽ “chấn chỉnh” thế nào nhưng nhiều người khẳng định, sở dĩ các lễ hội tại Việt Nam càng ngày càng u mê, xô bồ và man rợ vì những viên chức Việt Nam dẫn đầu trong việc cầu may ở mọi nơi, đồng thời cố tình tạo “nét riêng” nhằm tăng “tính hấp dẫn” để thu hút thiên hạ đến dự hội, mở rộng cơ hội tìm thêm nguồn thu. (G.Đ.)

Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng


Tết là dịp diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và các sinh hoạt cộng đồng, cũng là lúc trỗi dậy những điệp khúc buồn quen thuộc về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam, với các lễ hội tranh giành hỗn loạn, tình trạng ẩu đả, cướp giựt gia tăng.

Văn hóa Việt Nam bị cho là đã xuống cấp trầm trọng, nhưng xuống cấp từ khi nào và làm cách nào để thay đổi?

Có người nhận xét rằng dường như cách hành xử cướp đoạt và tư duy chụp giựt đang ăn sâu vào thói quen, tiềm thức của mọi người, bất kể giàu-nghèo, và đang diễn ra trong mọi góc cạnh đời sống người Việt ngày nay, từ bệnh viện, trường học, chùa chiền, đến những nơi vui chơi ăn uống sang trọng.

image
Đạo đức, văn hóa ứng xử ngày càng tuột dốc tệ hại vì dân trí thấp, vì thiếu giáo dục văn hóa, hay vì môi trường sống xô đẩy?

Mời các bạn cùng Tạp chí Thanh Niên hôm nay tìm hiểu qua cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học, nhà sư phạm, và cũng là một nhà nghiên cứu văn hóa-truyền thống Việt Nam, sáng lập viên Qũy Văn hóa Giáo dục Hãn nguyên Nguyễn Nhã.

Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng: Nguyên nhân và giải pháp

TS Nhã: Hiện giờ văn hóa đang xuống cấp do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là giáo dục làm người không được tôn trọng, không được quan tâm. Giáo dục bây giờ chỉ lấy bằng thôi.

Trà Mi: Nhiều người cho rằng dân trí thấp và môi trường sống cũng là nguyên nhân của nền văn hóa tuột dốc. Ý kiến của ông thế nào?

 image
TS Nhã: Nếu do dân trí, phải nói nông thôn của mình hồi xưa trước 1945 dân trí đâu có cao, hầu hết là mù chữ. Nhưng người nông dân Việt Nam thời đó rất đàng hoàng. Ví như mẹ tôi dù mù chữ nhưng đã dạy cho tôi rất nhiều điều, khác với bây giờ. Đấy cũng cho thấy văn hóa sống trong gia đình, làng xóm, xã hội đã thay đổi. Sự thay đổi đó cho thấy cái hay mình lại bỏ đi, mất đi rất nhiều trong khi cái dở lại sinh ra nhiều.

Trà Mi: Một sự thay đổi dẫn tới cái hay bị mất đi nhiều và cái dở lại sinh ra nhiều, phải chăng đây là một sự thay đổi tiêu cực?

TS Nhã: Vâng, đúng như vậy. Lối sống mới, giới trẻ vọng ngoại, ít theo và coi thường những cái gì truyền thống. Đó là cái dở nhất. Những người sống trong thời chiến hồi xưa, kể cả ở miền Bắc, dù nghèo khó lắm nhưng tinh thần không như bây giờ. Hiện giờ bị mất phương hướng từ trên xuống dưới, mọi sự bắt đầu từ văn hóa giáo dục.

Trà Mi: Về yếu tố môi trường sống, ông nghĩ sao? Có người cho rằng nâng cao giáo dục văn hóa mà môi trường sống xung quanh không được cải thiện cũng thế thôi. Sống giữa những bon chen, chà đạp, chụp giựt, mình có giáo dục văn hóa tới đâu cũng khó có thể giữ mình. Phải chăng yếu tố môi trường sống cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với văn hóa?

TS Nhã: Vâng, đa số thiếu giáo dục mà tăng nhiều thì làm ảnh hưởng tới môi trường sống. Đạo đức đang xuống cấp, nhưng tôi tin rồi sẽ có lúc phục dựng hoặc phát triển lại vì đó là quy luật của lịch sử.

Trà Mi: Tiến sĩ nhìn thấy sự phục hưng sớm muộn ra sao?

TS Nhã: Khó có thể nói được tương lai ra sao. Nếu những nhà giáo dục họ bình tĩnh, không bó tay như hiện nay thì mọi chuyện sẽ khác.

Trà Mi: Một nền văn hóa và một xã hội ‘mất phương hướng’ trở nên hỗn độn và thui chột. Lỗi này do đâu?

image
TS Nhã: Có người nói đây là ‘lỗi của hệ thống.’ Dĩ nhiên, bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam thì chính quyền cũng có vai trò quan trọng. Nhưng, theo tôi, mỗi người dân đều có trách nhiệm. Từ già tới trẻ đều có trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ khác đi, nhưng bây giờ người ta không quan tâm điều đó.

Trà Mi: Có thắc mắc rằng những thời trước không thấy tệ như vậy, phải chăng thời đại xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những đặc điểm như thế cho người Việt ngày nay?

TS Nhã: Không thể nói chủ nghĩa nọ chủ nghĩa kia có trách nhiệm. Nhà cầm quyền phải có trách nhiệm, tất cả các giới phải có trách nhiệm, mà giờ thì cảm thấy người ta không có trách nhiệm. Đó, căn gốc nằm ở ‘hệ thống’. Từ cá nhân cho tới cộng đồng, mọi người đều cảm thấy không phải trách nhiệm của mình.

Trà Mi: Người ta lập luận rằng trong một xã hội mà sự cướp đoạt lên ngôi cộng với sự mất niềm tin vào luật pháp thì mọi người phải tranh giành chụp giựt, đạp lên nhau để tồn tại, nếu không, sẽ bị thua thiệt. Nếu xã hội không tạo ra hoàn cảnh như thế, nếu thời đại không đưa ra những khốn khó như thế thì chắc con người sẽ tốt đẹp hơn, cư xử tử tế hơn?

TS Nhã: Tôi nghĩ vậy. Mỗi thời một khác, nhưng những căn bản để mà giữ thì hiện nay mình đã mất cả, mất căn bản của truyền thống.

Trà Mi: Điều này xuất phát điểm từ đâu, từ bao giờ trong xã hội Việt Nam?

image
TS Nhã: Thời đổi mới, thời chiến tranh và thời nay hoàn toàn khác. Thời chiến tranh người ta tập trung vào vấn đề đấu tranh, hy sinh. Còn bây giờ người ta lo hưởng thụ thôi mà. Về mặt đạo đức, con người thời chiến tranh và thời nay khác nhau nhiều lắm, cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Trà Mi: Giải pháp nào cho thực trạng văn hóa  hiện nay?

TS Nhã: Chính quyền, người có chức có quyền, những người có trách nhiệm phải làm gương trước tiên. Theo tôi, khi mọi việc đến tận cùng thì phải biến chuyển thôi.

Trà Mi: Nhưng liệu có nên chờ mọi việc tự biến chuyển khi đến tận cùng hay không?

TS Nhã: Vấn đề hiện nay là giáo dục. Nếu nhà nước và tất cả các giới quan tâm đến giáo dục thì sẽ khác.

Trà Mi: Những người quản lý đổ lỗi rằng đây là hệ quả của kinh tế thị trường…

TS Nhã: Hiện nay hầu hết các nước đều kinh tế thị trường nhưng họ như thế nào thì mọi người biết rồi.

Trà Mi: Theo ông, giáo dục phải cải thiện, nhưng cụ thể phải cải thiện thế nào? Môi trường sư phạm Việt Nam hiện có giáo dục ý thức công dân từ cấp tiểu học lên tới đại học, theo ông, vì sao không hiệu quả?

TS Nhã: Tôi từng lo giáo dục nhiều thời, tôi biết mà. Hiện nay người ta quan tâm đến điểm số, thành tích thi đua, không thực chất. Bây giờ chỉ cần 2 điều. Một là không được nói dối, bởi vì gian dối thì chất lượng không cao. Bây giờ giáo dục phải làm sao không được nói dối nữa. Thứ hai, phải cư xử với nhau cho tử tế. Chỉ cần thay đổi hai điều đó thôi, mà tôi đã nói với rất nhiều người, ai cũng bảo là khó quá. Bây giờ nếu mình có một hệ thống chính trị rất minh bạch, trung thực thì chất lượng sẽ cao thôi. Lỗi hệ thống!


Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Nhã 

image
Tẩy chay là 'quyền quan trọng' của dân
Sống ở những nơi đang đòi độc lập
Hình ảnh từ đảo Phú Lâm
Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !
Bộ tư pháp Hoa Kỳ truy tố hình sự công ty USPLabs
Bài thơ "dạy" cách chữa bệnh
Vì sao TC đặt hỏa tiễn ở Hoàng Sa?
Mua nhà càng to càng khổ!
Liệu vô cảm mới làm được lãnh đạo?
Báo Việt Nam và ngày 17/2
Những phát hiện Khoa học nổi bật năm 2015
Hải quan Mỹ thu giữ 4.65 triệu đôla ‘tiền âm phủ’
Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17-2-1979
Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà
Ảnh nữ sinh quỳ chụp hình với Thủ tướng Dũng gây t...
Tuyên bố Sunnylands của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-AS...
Ta tin vào tôn giáo vì sợ chết?
Tự do ngôn luận và công kích cá nhân
Một chút buồn ngày Tết
Đi lễ hội để 'mua bán' với thánh thần?

No comments:

Post a Comment