Sunday, October 30, 2016

Kết quả 100 năm trồng người theo tấm gương đạo đức HCM

Kết quả 100 năm trồng người theo tấm gương đạo đức HCM



Quốc kỳ Việt Nam qua các giai đoạn

1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn

Long Tinh Kỳ
Long Tinh Kỳ
Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là “Long Tinh Kỳ”. (Ghi chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)
2. Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)
Đại Nam Quốc Kỳ
Đại Nam Quốc Kỳ
Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.
3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 – 1920
Cờ Vàng Ba Sọc đỏ
Cờ Vàng Ba Sọc đỏ
Nền vàng.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
– Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
– Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
– Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”. Như vậy, từ ngữ “quốc gia” có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với “thuộc địa”, chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ “cộng sản” xuất hiện.
4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
Long Tinh Kỳ
Long Tinh Kỳ
Long Tinh Kỳ (1920 – 10 Mar, 1945).
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.
5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (1923 – Mar 10, 1945)
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
6. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 – Aug 1945
Long Tinh Đế Kỳ
Long Tinh Đế Kỳ
Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar – 30 Aug, 1945)
Nền vàng,
Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.
11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ
30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày 11-3-45, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc gia Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du. Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.
6. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương
Cờ Quẻ Ly
Cờ Quẻ Ly
Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar – 5 Sep, 1945)
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Để biểu trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra một quốc kỳ mới. Đó là lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì đứt khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.
7. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”
Cờ Mặt Tr�n Việt Minh
Cờ Mặt Trận Việt Minh
Cờ Mặt Trận Việt Minh (5 Sep, 1945 – 20 Dec, 1946)
Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong. nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến Tàu Cộng Mời xem ( https://youtu.be/0eMp1f10S7M )

5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.
– Trong suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng chiếm ưu thế trên các cuộc đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến 20-12-46, Pháp chiếm được Bắc Bộ Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố rút vào bưng kháng chiến. Dần dần, Pháp chiếm đóng và kiểm soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đông dân; còn Việt Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy, Cờ Đỏ Việt Minh bị xem như tạm thời mất tư thế “quốc kỳ” kể từ ngày 20-12-46 là ngày Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày 20-7-1954 là ngày đất nước chia đôi và Việt Minh trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở lên.
8. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời “Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc”
Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc
Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc
Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1 Jun, 1946 – 2 Jun, 1948)
1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.
Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.
9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa”
Cờ VÀng Quốc Gia Việt Nam
Cờ VÀng Quốc Gia Việt Nam
Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 – 20 Jul, 1954)
2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.
Vào năm 1948, Bảo Đại không muốn tái sử dụng Long Tinh Kỳ vì đó là Đế Kỳ của một đế chế mà ông đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Một ông vua tha thiết với nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, đến nỗi chịu thoái vị vì quyền lợi tối thượng của đất nước, hẳn dư biết nguồn gốc của lá Cờ Vàng. Ngoài ra, một vài chi tiết lịch sử quan trọng khác cũng đã góp phần vào việc chọn lựa Cờ Vàng: Đó là cái chết oan ức tại Phi Châu vào cuối năm 1945 của hoàng tử Vĩnh San, tức là cựu hoàng Duy Tân, và sự hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1947 của cựu hoàng Thành Thái, thân sinh của Duy Tân. Cờ Vàng đã được dùng làm Quốc Kỳ lần đầu trong triều đại của hai vị vua này. Cả hai đã là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập vào đầu thế kỷ 20, mà hậu quả là cuộc xử tử các thủ lãnh Quang Phục Hội như anh hùng Thái Phiên, Trần Cao Vân vào năm 1916, và án lưu đày Phi Châu của hai vị vua ái quốc ấy. Năm 1942, hoàng tử Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp (cánh De Gaulle), đến năm 1945 được thăng cấp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc, Tướng De Gaulle về Pháp cầm quyền, dự định cho ông về Việt Nam. Nhưng sau đó, có người tố cáo cho De Gaulle biết Vĩnh San luôn luôn ấp ủ chủ trương Việt Nam độc lập và thống nhất Nam, Trung, Bắc. Vì vậy, trong lần hội kiến với De Gaulle vào ngày 14-12-1945, ông bị khiển trách nặng nề và bị tước mất cấp bậc. Ông đã tâm sự với người bạn thân rằng ông lo ngại sẽ bị hại. Ngày 24-12-45, ông bị đưa về lại đảo Réunion. Hai hôm sau, ông bị tử nạn máy bay tại Trung Phi. Cái chết đầy nghi vấn của cựu hoàng Duy Tân đã làm dư luận Việt Nam xúc động và thương tiếc vị vua ái quốc. Năm 1947, cha ông là cựu hoàng Thành Thái lúc bấy giờ đã 68 tuổi, được Pháp cho về Sài Gòn, với điều kiện là ông không giữ bất cứ một trách nhiệm chính trị nào cả. Dù vậy, sự hiện diện của cựu hoàng Thành Thái cùng với cái chết của cựu hoàng Duy Tân hiển nhiên đã gợi lên tinh thần tôn kính hoài bão của hai vua. Chắc chắn Bảo Đại có đến thăm bậc Thái Thượng Hoàng khả kính của ông, và hội ý trong việc chọn Cờ Vàng làm Quốc Kỳ, nhưng ông không thể tiết lộ ra, vì sẽ phạm vào điều kiện của De Gaulle khi cho cựu hoàng Thành Thái về VN, là không được tham dự vào chính trị phục quốc. Sự rao truyền rằng Cờ Vàng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ ra mà không nhắc đến sự hiện hữu của Cờ Vàng 50 năm trước, cũng có dụng ý. Đó là vì nhu cầu bảo vệ an nguy của cựu hoàng Thành Thái. Vì thế, việc Quốc Trưởng Bảo Đại lựa chọn Cờ Vàng của thời chống Pháp làm Quốc Kỳ cho tân chế độ là một quyết định sáng suốt và hợp chính nghĩa.
Vì nguồn gốc kháng Pháp hào hùng của Cờ Vàng, mà năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý”, lập ra chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, quốc hội mới vẫn giữ nguyên quốc kỳ của một chế độ đã cáo chung. Cuộc đảo chánh năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lập nên Đệ Nghị Cộng Hoà, Cờ Vàng vẫn được giữ nguyên là Quốc Kỳ cho đến khi miền Nam bị miền Bắc thôn tính. Hết Trích.
Vậy đã rõ ràng cờ vàng ba sọc đỏ không phải là “cờ ba que xỏ lá” mà đó đã từng là một Quốc Kỳ của nhiều chế độ trước đó , đồng thời mang đầy đủ nguyện vọng dành độc lập ,ý thức chống giặc ngoại xâm và yêu chuộng tự do của cả một dân tộc. Và hiện nay cờ vàng ba sọc đỏ là ngọn cờ của người Việt hải ngoại.
======================================================

Cali Today News – “…Chế độ Cộng sản đã lộ bộ mặt phi nhân, giả dối và bán rẻ dân tộc, đối lập với chế độ VNCH dù trong quá khứ nhưng đã mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Vậy cho nên sự chiến thắng của chế độ cộng sản chỉ là nhất thời vì không có chính nghĩa, và tôi luôn tin tưởng vào sự trường tồn của Chính nghĩa Quốc gia
Hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chào Quốc kỳ VNCH là cờ vàng ba sọc đỏ, đó là những hoạt động mà một số bạn trẻ tự tổ chức nhằm chào đón nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất Cộng hòa (26/10/1956- 26/10/2016) vừa qua. Điều đáng nói là các hoạt động này được các bạn trẻ tổ chức công khai tại Việt Nam, một điều mà mấy mươi năm qua không phải người Việt Nam nào ở trong nước cũng làm được. Biết bao trái tim mơ một ngày được ngắm lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trở lại trên quê hương Việt Nam nay đã thành hiện thực, nghẹn ngào và xúc động cứ tuôn trào…

Một bạn trẻ ở Hà Nội cầm quốc kỳ VNCH, kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26/10/2016.(Ảnh; Facebook Trần Hải Hoàng Anh)
Một bạn trẻ ở Hà Nội cầm quốc kỳ VNCH, kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26/10/2016.(Ảnh; Facebook Trần Hải Hoàng Anh)
Kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa tại Việt Nam
Cũng cần phải nhắc lại, theo tư liệu lịch sử ghi chép lại thì nền Đệ nhất Cộng hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Quốc trưởng Ngô Đình Diệm sau đó tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội Lập hiến ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành VNCH. Quốc kỳ là cờ vàng ba sọc đỏ. Người đứng đầu VNCH là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp (26/10/1956) được xem là ngày quốc khánh của nền Đệ nhất Cộng hòa. Nền Đệ nhất Cộng hòa kết thúc vào năm 1963 với cuộc đảo chính năm 1963 và Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Nền Đệ nhị Cộng hòa kế tục những năm tiếp theo cho đến ngày 30/4/1975, toàn miền Nam Việt Nam bị cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm, kề từ đây thể chế VNCH và cờ vàng ba sọc đỏ hoàn toàn vắng bóng trên toàn cõi Việt Nam, những điều tốt đẹp cũng như những thành tựu mà VNCH để lại trong 20 năm tạo dựng cũng dần bị triệt tiêu gần hết. Một tư tưởng nhồi sọ bởi thuyêt cộng sản được chính những cộng sản Việt Nam thi hành nhồi nhéc vào tư tưởng người Việt Nam.  
Cứ tưởng người dân Việt Nam trong nước chẳng mấy ai còn nhớ đến Tổng thống Ngô Đình Diệm, chẳng mấy ai còn nhớ đến nền Đệ nhất Cộng hòa hoặc cũng chẳng mấy ai có thể tin được rằng; một ngày nào đó mình được tận mắt thấy cờ vàng ba sọc đỏ, ngọn cờ của Chính nghiã Quốc gia xuất hiện trở lại trên quê hương Việt Nam. Song. Như đã nói trên, ngày 26/10/2016 vừa qua, một số bạn trẻ ở Việt Nam trong đó có những bạn trẻ là thành viên của Hội yêu quân lực VNCH đã đáp ứng niềm mong mỏi của hàng triệu trái tim người Việt Nam ở khắp nơi. Điều đặc biệt, đa phần những bạn trẻ này lại sinh sau năm 1975, hoàn toàn không có lấy một ngày sống dưới thể chế VNCH ở miền Nam Việt Nam, đó là chưa nói có nhiều bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở đất Bắc, cái nôi cộng sản lâu đời ở Việt Nam. Vậy làm sao những bạn trẻ này biết đến thể chế VNCH? Làm sao biết đến nền Đệ nhất Cộng hòa mà tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh? 
Những bạn trẻ công khai cờ vàng ba sọc đỏ tại Nghệ An (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)
Những bạn trẻ trong hội yêu quân lực VNCH (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)
Một bạn trẻ trong nhóm Hội yêu quân lực VNCH tên Hoàng Anh chia sẻ:
Từ khi có Internet ở Việt Nam, tôi đã có thời gian dài nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở nhiều nguồn khác nhau và có sự tìm hiểu tham khảo cả các nhân chứng sống qua các thời kỳ lịch sử, do đó tôi đã dần nhận thức được quá trình lịch sử thực sự diễn ra như thế nào trong giai đoạn trước 1975. Cũng từ đó tôi có tình cảm đặc biệt dành cho chính thể VNCH và nhất là thời kỳ Đệ nhất Cộng hoà, từ đó tôi cũng được biết ngày 26/10/1956 là ngày bản Hiến Pháp tự do đầu tiên ra đời và sau được lấy làm ngày Quốc Khánh Đệ nhất Cộng hòa, VNCH
Hoàng Anh cũng là một trong những bạn trẻ ở Việt Nam đã cùng với bạn bè của mình tổ chức hát Quốc ca VNCH, chào quốc kỳ VNCH là cờ vàng ba sọc đỏ nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất VNCH. Hoàng Anh chia sẻ rằng;   Ngày 26/10 là một ngày trọng đại trong lịch sử hào hùng 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cách đây đúng 60 năm, vào ngày 26/10/1956, một nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền được quốc tế công nhận, có chính quyền được bầu lên một cách dân chủ đã ra đời, đánh dấu một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc, một thời kỳ mà người dân được hưởng đầy đủ các yếu tố tự do, nhân quyền và dân chủ. Là những người trẻ tuổi sinh ra trong thời kỳ Việt Nam bị chế độ cộng sản độc tài toàn trị, tuy bị kìm kẹp về mọi mặt nhưng trái tim Hoàng Anh và những bạn trẻ khác ở Việt Nam vẫn luôn tràn đầy tình yêu thương, luôn trung thành với lý tưởng chính nghĩa của người Việt Quốc Gia: Tổ Quốc- Danh Dự – Trách Nhiệm. Đối với những bạn bè trong Hội yêu quân lực VNCH, một đoạn trích trong bài diễn văn mà Hoàng Anh đọc trước lúc tiến hành lễ chào quốc kỳ VNCH có nội dung rằng:
Chúng tôi thay mặt cho các thành viên Hội yêu quân lực VNCH long trọng tuyên bố khai mạc lễ chào cờ kỷ niệm ngày Quốc khánh Đệ nhất VNCH, và đồng thời để tưởng nhớ đến những anh hùng vị quốc vong thân, những chiến hữu vẫn đang ngày đêm tranh đấu cho một Việt Nam tự do, và những chiến hữu đang còn bị đoạ đày trong ngục tù cộng sản.”
Những bạn trẻ trong hội yêu quân lực VNCH (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)
Những bạn trẻ công khai cờ vàng ba sọc đỏ tại Nghệ An (ảnh; Facebook Dũng Phi Hổ)

Chính nghiã Quốc gia trong lòng Chế độ cộng sản Việt Nam
Điều gì khiến Hoàng Anh và nhũng người bạn trẻ sống ở chế độ cộng sản Việt Nam nhưng lại thoát ra được bộ máy tuyên truyền khổng lồ để chọn yêu VNCH, yêu ngọn cờ vàng ba sọc đỏ đã không còn hiện diện trên toàn lãnh thổ Việt Nam hơn 40 năm qua? Ở Việt Nam hiện tại, vẫn có một bộ phận không nhỏ người dân không thích chế độ Cộng sản Việt Nam bởi bị áp bức, bất công và nhận ra sự dối trá còn với Hoàng Anh cũng có chính kiến cá nhân riêng của mình khi yêu VNCH. Chia sẻ với Cali Today, Hoàng Anh nói;
Tôi không đánh giá một chế độ nào dựa trên những lợi ích mà chế độ đó mang lại cho bản thân và gia đình mình mà tôi đánh giá chế độ Nhà nước bởi tính nhân văn, tinh thần dân chủ, năng lực lãnh đạo và những lợi ích mà chế độ ấy mang lại cho toàn Quốc gia- Dân tộc. Chế độ Cộng sản đã lộ bộ mặt phi nhân, giả dối và bán rẻ dân tộc, đối lập với chế độ VNCH dù trong quá khứ nhưng đã mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Vậy cho nên sự chiến thắng của chế độ cộng sản chỉ là nhất thời vì không có chính nghĩa, và tôi luôn tin tưởng vào sự trường tồn của Chính nghĩa Quốc gia
Trả lời cho câu hỏi của Cali Today, ở Việt Nam hiện tại, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tự cho mình là bên thắng cuộc khi thường hay dùng từ “Ngụy” để chế nhiễu, nhục mạ thể chế VNCH cũng những người từng phục vụ trong thể chế VNCH. Tại sao những việc làm của Hoàng Anh lại cho thấy đã đi ngược với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, bày tỏ chính kiến yêu thể chế “Ngụy” mà không sợ nguy hiểm, sự thù ghét? Hoàng Anh đáp:
Bởi vì từ xưa đến nay đã là con người mang tinh thần chính nghĩa sẽ không bao giờ mang thành bại để luận anh hùng. Chính nghĩa dù có không thành công thì cũng thành nhân để lại tiếng thơm muôn đời, còn kẻ tiểu nhân dùng thủ đoạn bằng mọi cách để tranh quyền đoạt lợi dù có đắc ý cũng chỉ là tạm thời, thiên lý rất công bằng, lịch sử sẽ phán xét và trả lại những gì xứng đáng
Một cô gái với lá cờ ba sọc đỏ tung bay trên đỉnh núi (ảnh; Facebook Hong Thai Hoang) 
Một cô gái với lá cờ ba sọc đỏ tung bay trên đỉnh núi (ảnh; Facebook Hong Thai Hoang)
Ngay sau hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ cùng với hình ảnh buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh nền Đệ nhất Cộng hòa được Hoàng Anh và những người bạn đăng tải trên trang Facebook cá nhân, các trang mạng xã hội khác đã nhanh chóng thu hút một lượng quan tâm rất lớn đến từ dư luận, với hàng ngàn lượt chia sẻ lẫn bình luận với những lời thán phục, cảm kích trước những việc làm của những người như bạn trẻ Hoàng Anh.
Đồng thời Cali Today còn ghi nhận, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa, ngoài Hà Nội thì cờ vàng ba sọc đỏ còn xuất hiện ở Nghệ An. Trong khi đó, ở miền Nam, một số bạn trẻ cũng như một vài người dân yêu mến VNCH, tưởng nhớ Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đến Nghĩa trang quân lực VNCH thắp nén hương thờ kính lên mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu.
Những hoạt động của Hoàng Anh, những bạn trẻ cùng một số người dân ở Việt Nam từ Bắc vào Nam vào ngày 26/10 vừa qua, đã khiến cho niềm tin VNCH với lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của Chính nghiã Quốc gia một ngày nào đó sẽ hiện diện trở lại trên toàn quê hương Việt Nam. Mà sự thật, những biểu tượng này đã và đang hiện diện trong tâm khảm người dân Việt Nam như lời Hoàng Anh chia sẻ với Cali Today trước khi kết thúc cuộc trao đổi.
Tôi không đặt ra niềm tin là sẽ có trở lại hay không bởi vì thể chế VNCH đã và đang hiện diện trong trái tim tôi rồi. Nếu có một ngày nào đó chế độ VNCH có thể trở lại trên quê hương Việt Nam thì đó thực sự là điều rất tuyệt vời, còn nếu không thì bất kỳ một Đảng phái nào mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho Quốc gia và dân tộc Việt Nam tôi cũng sẽ hết lòng yêu mến”
THIÊN HÀ
_______________________________________

Việc làm của Trung cộng qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích?

Ts Mai Thanh Truyết - "Tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được Trung Cộng lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán Trung Cộng. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi...

Vì sao việc làm của Trung cộng qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích?

- Vì Trung cộng cố tình phá hoại nguồn kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đó là nghề cá.

- Trung Cộng cố tình làm cho ngư dân Việt Nam từ bỏ nghể cá để một mình tự tung tự tác chiếm trọn biển Đông.

- Giết và triệt tiêu thị trường xuất cảng nông, thủy hải sản Việt Nam sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu.

- Và quan trọng hơn cả, Trung Cộng cố ý gây ra việc ô nhiễm môi trường biển Đông để đầu độc các thế hệ tương lai của Việt Nam vì sức khỏe và sức đề kháng dân tộc sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian dài hàng 100 năm do các vũ khí kể trên gây ra.

Trang Elitereaders tố cáo, đầu tháng 5/2016, Trung Cộng cho tàu đánh cá thả hoá chất độc giết chết cá và xua đuổi ngư dân quanh vùng đảo Thị Tứ (Pag-asa) đang do Philipinnes kiểm soát. Như vậy, thủ phạm đứng phía sau vụ cá chết ở Vũng Áng và ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể khẳng định không ai khác là Trung Cộng, là Trung Nam Hải và Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Hoa.

Chúng ta thấy gì ở những gọng kìm của Trung Cộng?

- Ở phía Đông, Trung Cộng đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;

- Ở phía Tây, Trung Cộng đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;

- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: (1) vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; (2) và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, Trung Cộng có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của Trung Cộng một khi có chiến tranh xảy ra;

- Và gọng kìm thứ tư, chính là đảng CSVN, thái thú biết nói tiếng Việt của Trung Cộng, đã, đang và sẽ mở rộng biên giới cho Trung Cộng theo châm ngôn “Thà mất nước hơn mất đảng”.

Qua bốn gọng kìm trên, chắc chắn là gọng kìm thứ tư chính là nguyên nhân duy nhứt, mở đường cho ba gọng kìm đầu tiên, và Đặc khu Vũng Áng là một thí dụ điển hình nhứt.

Cuối cùng, việc cá chết hàng loạt bắt đầu từ Đặc khu Vũng Áng phải chăng là nơi Trung Cộng:

- Sản xuất hóa chất độc hại và xả phế thải độc hại vào biển Việt Nam?

- Formosa cũng có thể là một tập hợp nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của Trung Cộng?

- Hoặc là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học?

Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Cộng sang Hà Tĩnh để thanh lọc thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao.

- Có điều cần chú ý là vụ cá chết ở hai tuần lễ cuối tháng tư ở Quảng Bình, Đảo Chim, Đà Nẵng, và Nha Trang khác với tuần đầu tiên khi Formosa xả thải ra biển. Trong đợt chết sau nầy trầm trọng hơn và cá ở phần đáy, tức cá lớn chết nhiều hơn cá sống ở phần nước mặt.

- Nói riêng về hóa chất, Cty Formosa công bố, theo đúng các con số thấy được qua kiểm tra, cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, đã nhập 300 tấn hóa chất, với 43 loại hóa chất được đăng ký và chấp thuận nhập cảng để sử dụng. Và từ đầu 2016 đến nay Cty đã xử dụng 51 tấn hóa chất với mục đích khai báo là làm sạch đường ống, làm nguội các hệ thống ống dẫn, còn tồn kho 248 tấn hóa chất.

GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo Trung Cộng - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được Trung Cộng lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán Trung Cộng. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi.

Trong khi đó, cái tổ chức băng đảng cộng sản mạo danh chính phủ Việt Nam có hành động gì?

Họ không làm gì cả, không cần cảnh báo!

Họ giải thích các sự kiện nghiêm trọng trên thành các hiện tượng quái đản.

Họ đùa nghịch với vận mệnh đất nước Việt Nam và chuẩn bị cho nhóm đầu lĩnh nhiệm kỳ tàn phá đất nước, băng hoại tinh thần dân tộc Việt Nam vào năm năm tiếp theo. (trích trên Dân Làm Báo).

Xin mượn lời trên mạng để kết thúc: Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi ngu dốt để cho Trung Cộng thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các"khu tự trị" đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một.

Dân ta cần phải ý thức điều nầy.

Formosa chỉ là hiện tượng.

Không có Formosa Vũng Áng thì cũng đã có “formosa” ở đâu đó trên đất nước Việt Nam từ Bắc chì Nam và sẽ tiếp tục có thêm nhiều nữa “formosa” trong tương lai.

Thủ phạm chính là Trung Cộng.

Và đồng thủ phạm, chính là đảng CSVN, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho Trung Cộng qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty nước ngoài nầy. Cho nên, đồng bào cần nên nhớ, ngày nào còn Đảng CSVN, ngày đó dân ta còn đối diện với HỌA DIỆT VONG, Việt Nam sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai ở phía Nam.

Vua Duy Tân đã từng nhắc nhở những người con Việt là Nước DƠ phải rửa bằng MÁU.

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – Vietnamese Environmental Protection Society – VEPS.

Mai Thanh Truyết

Do Thi Thuan 
****************************************

No comments:

Post a Comment