Tuesday, February 2, 2010

Tiếng Việt Cộng và Tiếng Việt Nam -Vì đâu du học sinh Việt hay bị tấn công?


Kính thưa quý vị,
Hương Saigòn (HSG) đồng ý và  hoan nghinh sự cổ võ của Ông Trần Văn Giang về nỗ lực bảo tồn tiếng Việt truyền thống trước sự băng hoại mà Việt cộng đang gây ra cho nền văn hoá nước ta bằng chính sách ngu dân cũng như sự dốt nát cố hữu của tập đòan cộng sản Việt Nam.

Trong khuôn khổ của một email, và vì thời giờ hạn hẹp, ở đây HSG xin miễn diện dẫn sự xuống dốc của nền văn hoá và giáo dục hiện tại của Viêt Nam  dưới ách  toàn trị của cộng sản tham tàn. Tuy nhiên, quý vị có thể tìm thấy những bằng chứng về sự băng hoại nầy trên internet cũng như những email trước đây trên diễn đàn nầy.

Việc bảo tồn tiếng Việt truyền thống là một vấn đề hoàn toàn có tính cách văn hoá mà những ai thiết tha với quê hương, dân tộc đều có nhiệm vụ phải thi hành. Chúng ta, những người yêu nước thương nòi, đều có bổn phận duy trì tiếng Việt trong sáng và phong phú của dân Việt, bỡi lẽ cộng sản Việt Nam, vì ngang ngược và dốt nát, đang nhồi vào đầu óc non nớt của trẻ em và quần chúng Việt Nam cách dùng chữ sai lệch tối nghĩa, ghép ráp bừa bãi, kỳ dị và  sai văn phạm, làm mất vẻ đẹp và sự trong sáng của ngôn ngữ nước ta.

Một sự kiện rất nguy hiễm cho nền văn học Việt Nam là hiện nay có một số người (ngay cả một số ký giả người Việt) ở hải ngoại không còn phân biệt được giữa từ ngữ truyền thống trong sáng của VN  và từ ngữ sai lệch và quái gở của Việt cộng.  Sự tắc trách nầy của một số trí thức VN ở hải ngoại là mối lo âu lớn của cộng đồng người Việt Quốc Gia.

Kính thưa quý vị,

HSG xin chứng minh cái sai lệch của từ ngữ Việt cộng với những thí dụ điển hình sau đây:

(1) Sai văn phạm:

Thí dụ:

-  Việt cộng nói : "Tôi đã liên hệ cô Lan". Câu nầy rõ ràng là sai văn phạm vì trong tiếng Việt truyền thống "liên hệ" là tỉnh từ như trong câu :"Hãy thông báo cho những  người liên hệ" .  Rõ ràng chữ "liên hệ" không thể dùng làm động từ như trong câu "Tôi đã liên hệ với cô Lan". Nói đúng tiếng Việt, ta phải nói :  "Tôi đã liên lạc với cô Lan".

- Một thí dụ khác về cách nói sai văn phạm của Việt cộng: "Các anh phải lao động tốt". Câu nầy hoàn toàn sai văn phạm vì "lao động" là tỉnh từ (dân lao động, giới lao động) nên không thể dùng làm động từ. Cái sai văn phạm thứ hai của câu trên là : "tốt" là tỉnh từ (như tánh tốt , phong tục tốt) nên cũng không thể dùng như trạng từ . Do đó, thay vì nói: "Các anh phải lao động tốt" (sai), người Việt có học phải nói: "Các anh phải làm việc giỏi".

- Nếu có thì giờ, quý vị có thể đọc báo cộng sản để thấy cách viết sai văn phạm của Việt cộng.

(2)  Cách dùng chử ngô nghê, quê muà

Thí dụ :

- Việt cộng dùng chữ "tờ rơi" thay vì "tờ truyền đơn" hoặc "bóng đá" thay vì "bóng tròn"  (bóng đá cũng sai văn phạm vì "đá" là động từ, trong khi đó "tròn" là tỉnh từ. Vì tỉnh từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ, từ ngữ " bóng tròn" là đúng,  "bóng đá" là sai.

- Việt cộng dùng chữ "siêu sao"  thay vì "minh tinh" để nói về một tài tử xuất sắc.Từ ngữ "siêu sao" là một lối ghép chữ lai căn , pha trộn tiếng nho với tiếng nôm. Trong khi đó từ ngữ chính thống là "minh tinh" diễn tả một cách chính xác một tài tử xuất sắc (một ngôi sao sáng trên sân khấu )

- Ngô nghê hơn nửa, Việt cộng gọi một tên cướp hạng nặng bằng "siêu cướp" !!! (lại cũng sai văn phạm vì "siêu" là tỉnh từ và "cướp" là động từ. Rõ ràng, trong văn phạm động từ không được dùng để bổ nghĩa cho tỉnh từ. Tiếng Việt truyền thống có danh từ kép "siêu nhân" (một nhân vật siêu phàm). Ở đây tỉnh từ "siêu" bổ nghĩa cho danh từ nhân. Cha Ông của chúng ta không bao giờ nói "siêu ăn" , "siêu uống" hoặc "siêu trộm" hay "siêu cướp"!

(3) Cách dùng chữ ngô nghê, vô nghĩa

Thí dụ: Việt cộng nói: "Giải phóng mặt bằng" thay vì nói : "San bằng nhà cửa".  Cả hai chữ "giải phóng" và "mặt bằng" ở đây đều vô nghĩa. Chữ giải phóng thường dùng cho người như "giải phóng nô lệ" chứ không ai nói giải phóng nhà cửa hay giải phóng cây cối . Còn "mặt bằng", nếu có nghĩa là nhà cửa thì thật là " hết ý"!

Kính thưa quý vị,

Nếu có thì giờ , chúng ta có thể đưa thêm nhiều cái sai của ngôn ngữ Việt cộng. Tuy nhiên, HSG hy vọng rằng  những thí dụ đơn sơ trên đây nói lên được phần nào cái băng hoại của tiếng nước ta dưới chế độ ngu dân của csVN.

Có những người cho rằng chúng tôi, những người chống ngôn  ngữ Việt cộng, là quá khích. Thậm chí, có những người cho rằng chúng tôi hủ lậu không chấp nhận "ngôn  ngữ hiện đại” VN.

Thưa quý vị, "hiện đại" thường diễn tả sự tiến bộ . Tuy nhiên "ngôn ngữ hiện đại" dưới chế độ cộng sản VN là một thoái bộ trầm trọng của tiếng nước ta!

Đêm đã khuya, HSG xin dừng bút nới đây và hẹn sẽ tiếp tục khi có  thì giờ.

Kính
Hương Sàigòn

P.S. Mời quý vị đọc đoạn văn dưới đây trích từ báo Quân Đội Nhân Dân của Việt cộng mà ngậm ngùi cho TIẾNG NƯỚC TÔI.

QĐND – Sáng 7-7, Báo Quân đội nhân dân đã trọng thể tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần (một trong 4 ấn phẩm thuộc Báo Quân đội nhân dân) ra số đầu tiên (7-7-1990/7-7-2010). Tới dự có hơn 100 đại biểu, đại diện cho đông đảo thế hệ cán bộ, biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần, lãnh đạo một số cơ quan báo chí trong và ngoài quân đội.
...........................
Báo đã định hình nhiều chuyên mục bổ ích, mang hàm lượng tri thức và giải trí cao, khẳng định được vị thế và bản sắc trong “làng báo cuối tuần” cả nước với một số trang mục đặc sắc như: Sự việc – suy ngẫm, Chân dung người lính, Văn hóa – xã hội, Sáng tác – Phê bình Văn học, Gặp gỡ - Phỏng vấn, Câu lạc bộ chiến sĩ, Thể thao, Quốc tế…
Tại lễ kỷ niệm, nhiều ý kiến phát biểu mong muốn và kiến nghị thời gian tới, Báo tiếp tục đổi mới, khắc phục một số hạn chế, tăng hàm lượng tri thức, chất Quân đội nhân dân Cuối tuần lượng nội dung và hình thức, phản ánh sâu sắc và sinh động hơn đời sống LLVT và xã hội dưới góc độ văn hóa - nghệ thuật; tăng nhuận bút và số lượng phát hành rộng rãi hơn nữa trong toàn quân và cả nước; trở thành tờ báo VHVN hàng đầu của LLVT và nhân dân...
NGUYÊN MINH


From: "Tran Ho" < TranHo1@yahoo.com>
Date: Fri, 9 Jul 2010 18:18:48 -0400
Subject: Nổi buồn tiếng Việt sau 1975
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nổi buồn tiếng Việt sau 1975

Bảng Đối Chiếu Từ Ngữ...
Trần Văn Giang

Lời giới thiệu:
Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y  như nhau nhưng ý nghĩa (hòan tòan khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.”   Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài gon cũ (VNCH)đã hoặc sẽ chết.  Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS  tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình,trong thánh lễ nhà thờ, trong  kinh lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử…   Hiển nhiên chữ Sài gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của vi xi (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS  trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...)  Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồ.  Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt ti nạn CS;Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khỏang năm 1950 là họ khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language).  Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì  cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ.  Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của vi xi thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa va Hòang sa của Việt Nam).
Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiếu bài viết của nhiều tác gỉa và từ kinh nghiệm cá nhân,  một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).
T.V.G.
TỪ NGỮ VIỆT CỘNG          -        TỪ NGỮ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ấn tượng                                -        Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ                        -       Bác sĩ / Ca sĩ
Bang                                        -       Tiểu bang (State)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ  -     Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo                                   -     Thưa trình, nói, kể
Bảo quản                                 -     Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói                                      -     Diễn văn
Bảo hiểm (mũ)                         -     An tòan (mũ)
Bèo                                            -     Rẻ (tiền)
Bị (đẹp)                                     -    Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bồi dưỡng (hối lộ?)                  - Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá                                      -   Túc cầu
Bức xúc                                      -    Dồn nén, bực tức
Bất ngờ                                       -      Ngạc nhiên (surprised)
Bổ sung                                       -      Thêm, bổ túc
Cách ly                               -      Cô lập
Cảnh báo                           -     Báo động, phải chú ý
Cái A-lô                              -      Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài                               -      Radio, máy phát thanh
Căn hộ                              -      Căn nhà
Căng (lắm)                        -      Căng thẳng (intense)
Cầu lông                           -      Vũ cầu
Chảnh                               -      Kiêu ngạo, làm tàng
Chất lượng                       -     Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề
                                                           cập lượng „quantity“)                      
Chất xám                                    -      Trí tuệ, sự thông minh 
Chế độ                                        -      Quy chế
Chỉ đạo                                       -      Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu                                 -      Định suất
Chủ nhiệm                            –    Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì                                  -     Chủ tọa
Chữa cháy                           -     Cứu hỏa
Chiêu đãi                             -     Thết đãi
Chui                                     -     Lén lút
Chuyên chở                        -     Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ                        -     Dịch
Chứng minh nhân dân        -    Thẻ Căn cuớc
Chủ đạo                              -     Chính
Co cụm                               -     Thu hẹp
Công đoàn                          -     Nghiệp đoàn
Công nghiệp                       -     Kỹ nghệ
Công trình                           -     Công tác
Cơ bản                                -     Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!)                  -     Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở                                  -     Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu                            -      Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ                                -      Nhóm chữ
Cứu hộ                                -       Cứu cấp
Diện                                    -      Thành phần
Dự kiến                               -      Phỏng định
Đại học mở                         -     ???
Đào tị                                  -     Tị nạn
Đầu ra / Đầu vào                 -    Xuất lượng / Nhập lượng
Đại táo / Tiểu táo                -    Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà                                 -    Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo                             -    Bảo đảm
Đăng ký                              -    Ghi danh, ghi tên
Đáp án                                -     Kết quả, trả lời
Đề xuất                               -     Đề nghị
Đội ngũ                               -      Hàng ngũ
Động não                            -     Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Đồng bào dân tộc               -     Đồng bào sắc tộc
Động thái                            -     Động lực
Động viên                           -      Khuyến khích
Đột xuất                                  -  Bất ngờ
Đường băng                           - Phi đạo
Đường cao tốc                       - Xa lộ
Gia công                                - Làm ăn công
Giải phóng                             - Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất
                                                Nhiều)
Giải phóng mặt bằng              - Ủi cho đất bằng
Giản đơn                                - Đơn giản
Giao lưu                                 - Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán                               - Kế toán
Hải quan                                - Quan Thuế
Hàng không dân dụng           - Hàng không dân sự
Hát đôi                                  - Song ca
Hát tốp                                   - Hợp ca
Hạt nhân (vũ khí)                   - Nguyên tử
Hậu cần                                 - Tiếp liệu
Học vị                                    - Bằng cấp
Hệ quả                                   - Hậu quả
Hiện đại                                 - Tối tân
Hộ Nhà                                 - Gia đình
Hộ chiếu                               - Sổ Thông hành
Hồ hởi                                   - Phấn khởi
Hộ khẩu                                - Tờ khai gia đình
Hội chữ thập đỏ                    - Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng                          - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn                           - Kích động, vui sướng
Hữu hảo                                 - Tốt đẹp
Hữu nghị                                - Thân hữu
Huyện                                     - Quận
Kênh                                      -  Băng tần (Channel)
Khả năng (có)                         - Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương                          - Nhanh lên
Khâu                                      - Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiều hối                                 - Ngoại tệ
Kiệt suất                                - Giỏi, xuất sắc
Kinh qua                                - Trải qua
Làm gái                                  - Làm điếm
Làm việc                                 - Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng       - Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Liên hoan                               - Đại hội, ăn mừng
Liên hệ                                   - Liên lạc (contact)
Linh tinh                                 - Vớ vẩn
Lính gái                                  - Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ                  - Thủy quân lục chiến
Lợi nhuận                               - Lợi tức
Lược tóm                               - Tóm lược
Lý giải                                     - Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng                  - Trực thăng
Múa đôi                                   - Khiêu vũ
Mĩ                                            – Mỹ (Hoa kỳ -USA)
Nắm bắt                                          - Nắm vững
Nâng cấp                                         - Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ                                          - Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân                                      - Thợ, nghệ sĩ
Nghệ danh                                      - Tên (nghệ sĩ - stage name) dùng ngoài tên thật
Nghĩa vụ quân sự                           - Đi quân dịch
Nghiêm túc                                     - Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư                                      - Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Nhà khách                                      - Khách sạn
Nhất trí                                           - Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán                                       - Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài                          - Ngoại kiều
Nỗi niềm (tĩnh từ!)                          - Vẻ suy tư
Phần cứng                                      - Cương liệu
Phần mềm                                      - Nhu liệu
Phản ánh                                        - Phản ảnh
Phản hồi                                         - Trả lời, hồi âm
Phát sóng                                      - Phát thanh
Phó Tiến Sĩ                                    - Cao Học
Phi khẩu                                        - Phi trường, phi cảng
Phi vụ                                           - Một vụ trao đổi thương mại (a business deal –
                                                        Thương vụ)
Phục hồi nhân phẩm                     - Hoàn lương
Phương án                                    - Kế hoạch
Quá tải                                           - Quá sức, quá mức
Quán triệt                                       - Hiểu rõ
Quản lý                                          - Quản trị
Quảng trường                                - Công trường
Quân hàm                                     - Cấp bực
Quy hoạch                                     - Kế hoạch
Quy trình                                       - Tiến trình
Sốc (“shocked)”                           - Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sơ tán                                          - Tản cư
Sư                                               - Sư đoàn
Sức khỏe công dân                     – Y tế công cộng
Sự cố                                           - Trở ngại
Tập đòan / Doanh nghiệp            - Công ty
Tên lửa                                         - Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ)          - Lưu hành
Tham quan                                   - Thăm viếng
Thanh lý                                       - Thanh toán, chứng minh
Thân thương                                 - Thân mến
Thi công                                        - Làm
Thị phần                                        - Thị trường
Thu nhập                                       - Lợi tức
Thư giãn                                       - Tỉnh táo, giải trí
Thuyết phục (tính)                        - Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiên tiến                                       - Xuất sắc
Tiến công                                      - Tấn công
Tiếp thu                                         - Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng                                     - Tiêu thụ
Tổ lái                                              - Phi hành đòan
Tờ rơi                                             - Truyền đơn
Tranh thủ                                        - Cố gắng
Trí tuệ                                             - Kiến thức
Triển khai                                       - Khai triển
Tư duy                                           - Suy nghĩ
Tư liệu                                           - Tài liệu
Từ                                                  - Tiếng, chữ
Ùn tắc                                            - Tắt nghẽn
Vấn nạn                                         - Vấn đề
Vận động viên                               - Lực sĩ
Viện Ung Bướu                             – Viện Ung Thư
Vô tư                                              - Tự nhiên
Xác tín                                            - Chính xác
Xe con                                            - Xe du lịch
Xe khách                                        - Xe đò
Xử lý                                               - Giải quyết, thi hành


(… còn tiếp)
* Quý vị nào thấy có thêm những chữ lọai này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để nhà cháu bổ túc (không phải bồ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải là hoàn chỉnh) và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) tham khảo - Đa tạ…
Trần Văn Giang [ghi chép lại]


Subject: Vì đâu du học sinh Việt hay bị tấn công?

Tôi sống ở bắc Mỹ và nhận thấy một trong nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc tấn công du học sinh, trong đó có học sinh Việt Nam, là thái độ của một số du học sinh đã châm lửa cho thành phần quá khích.
Kính gửi tòa soạn VnExpress và bạn đọc gần xa.Gần đây, nhiều vụ du học sinh bị tấn công ở nước ngoài như Nga, Mỹ, Australia... đã dấy lên sự quan ngại cho học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài và phụ huynh ở Việt Nam .Người dân lên án và chính phủ các nước liên quan cũng đã ra tay tìm và trừng phạt loại tội phạm đó. Nhưng không mấy người công khai nói lên nguyên nhân sâu xa của vấn đề này và tìm cách khắc phục.Tôi sống ở bắc Mỹ và nhận thấy một trong nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc tấn công du học sinh, trong đó có học sinh Việt Nam, là thái độ của một số du học sinh đã châm lửa cho thành phần quá khích.Rất nhiều lần, tôi đã chứng kiến và cảm thấy ái ngại vì hành vi của du học sinh, nhất là các em nam. Ở xứ sở tôi đang sống người ta rất lịch sự, tôn trọng nhau, tôn trọng người già, trẻ em, và phụ nữ. Ở nơi công cộng người ta rất trật tự, tự giác chấp hành luật pháp, nhường nhịn nhau theo thứ tự ưu tiên xã hội. Vậy mà, không ít lúc tôi thấy du học sinh không thèm xếp hàng ở trạm giao thông công cộng. Có em vì sợ trễ giờ hay sao mà chạy ào vào đứng ngay đầu hàng người đang xếp, trước bao nhiêu cặp mắt ngơ ngác của người khác. Nhiều khi trên xe buýt tôi thấy du học sinh châu Á ngồi ngay trên các ghế ưu tiên cho người già và trẻ em và thản nhiên ngồi đó khi mà những người già và phụ nữ thì đứng. Khi các em đi thành nhóm thì các em nói chuyện lớn tiếng, cười nói ồn ào, mặc những người khác rất im lặng và trật tự. Cách ăn mặc và đầu tóc của nhiều em lại rất dị hợm, làm nhiều người nhìn với ánh mắt không thiện cảm. Tôi từng gặp nhiều lần du học sinh lên xe buýt mà không mua vé, tay cầm một cái vé cũ, úp úp mở mở, để đánh lừa tài xế (làm như thể là người đi vé tháng) tranh thủ chạy ào lên xe khi hành khách đang vào xe, và tài xế đã phải lôi em đó tống cổ ra ngoài. Tôi thật thấy xấu hổ vì hầu hết các em đó nhìn ngoại hình là đoán được người Việt hoặc người Hoa.Nhiều du học sinh nữ sang đây không phải vì mục tiêu chính là đi học, các em hay lui tới những nơi tụ tập, cố tìm cách làm quen, mồi chài con trai ở đây để ở lại theo diện kết hôn.Những hình ảnh và hành vi như vậy đã gây ác cảm cho nhiều người, đặc biệt là các thanh niên quá khích. Do đó, những vụ tấn công du học sinh châu Á có phần xuất phát từ hành vi của chính du học sinh. Rất tiếc là trong nhiều cuộc tấn công, nạn nhân là các em ngoan hiền, không phải là du học sinh xấu, vì bọn tấn công cứ nhắm vào học sinh châu Á, không cần biết người tốt kẻ xấu là ai.Việc du học hiện nay là chính đáng nếu như bản thân học sinh và gia đình có động cơ đi học nước ngoài để được giáo dục cái hay, cái hiện đại mà trong nước chưa đáp ứng được. Ngược lại, nhiều người đua đòi, đi du học để khoe khoang, hoặc bố mẹ kiếm nhiều tiền quá làm con cái hư hỏng nên tống khứ ra nước ngoài, hoặc đi tìm cơ hội định cư... thì việc đó có thể gây hại cho người khác, đặc biệt là những du học sinh đứng đắn.Hoàng Thanh Phương
Ý kiến bạn đọc (11)  Sắp xếp theo:  Mới nhất Cũ nhất  Một bài viết quá chính xác !Nền tảng ý thức của người Việt mình còn thấp hơn so với nước bạn nhiều. Do ý thức của du học sinh quá kém. Đó cũng là lý do bị đánh. Bài viết này quá chính xác ! Cảm ơn bạn Hoàng Thanh Phương.MrDAD
--------------------------------------------------------------------------------Thái độ của Du học sinhNhận xét của anh/chị rất chính xác. Rất nhiều du học sinh Việt Nam có ý thức công cộng rất kém, có lẽ là do cách giáo dục của gia đình từ nhỏ. Ngay như truờng mình ở Guangzhou - China , số luợng du học sinh Việt Nam đông thứ 3 sau Hàn Quốc và Thái Lan. Nhưng ý thức của sinh viên Việt Nam rất kém, thuờng xuyên bị nhắc nhở về mở nhạc to làm ảnh huởng việc học tập nguời khác, làm ồn... Tuy nhiên tình hình vẫn đâu vào đấy chẳng thấy cải thiện. Các bạn ấy hình như không còn biết xấu hổ khi bị người ta nhắc nhở hay sao ấy???Lê Hưng
--------------------------------------------------------------------------------Thái độ của du học sinhKính gởi Tòa soạn Vnexpress, Tôi đang công tác trong một trường dạy ngoại ngữ, chuyên dạy luyện IELTS để đi du học. Theo tôi thấy ý thức của các bạn học viên ở trường tôi rất kém, không biết nếu sau này họ đi du học thì hình ảnh Sinh viên Việt Nam trong mắt bạn bè sẽ ra sao?? Vấn đề đơn cử như việc đi thang máy, các bạn đang chờ thang, thang vừa mở cửa là các bạn ùa vào, mặc dù người ở trong chưa ra. khi vào thang rồi thì bạn bấm tất cả các nút chọn tầng, mặc dù ở chỗ tôi chỉ có 4 tầng! nếu ở các tòa nhà có 20, 30 tầng thì sẽ ra sao?? Câu hỏi này xin dành cho các bạn nào có ý nghĩ tương tự như vậy trả lời nhé!Huỳnh Ngọc Phú
--------------------------------------------------------------------------------KHÁ ĐÚNG VỚI HIỆN TRẠNG Ở VIỆT NAMCảm ơn bạn Hoàng Thanh Phương đã nêu được nguyên nhân vấn đề, theo tôi tác giả nói khá đúng, vì đó đang là vấn nạn, là hiện trạng ở Việt Nam hiện nay. Ra đường ở Việt Nam ai cũng thấy điều đó, giờ hầu như chẳng còn tôn ti trật tự nào cả, là người trẻ mà tôi cũng thấy bức xúc, thấy tổn thọ khi phải chịu sức ép, căng thẳng ở mọi nơi. Giao thông ở Việt nam ta giờ thật hỗn loạn, ô tô xe máy đi lẫn lộn, đến ô tô còn đánh võng, chen lấn. Văn hóa xếp hàng giờ hoàn toàn không còn trong suy nghĩ người Việt nam. Nhiều khi tôi ước mình không phải ra đến đường, vì tham gia giao thông căng thẳng quá, xe cộ đi vô tổ chức, tiếng còi xe inh ỏi. Nếu ai đã từng sang Singapore rồi thì sau khi về nước thấy mệt mỏi, oải lắm, ở bên đó chẳng có tiếng còi xe. Đường phố Hồng Kong còn chật chội hơn mình nhiều, nó chỉ tương đương đường phố cổ Hà Nội mà chẳng tắc đường. Rộng đến như đường Trần Khát Trân, Hà nội mà cũng chật, xe cộ đi lộn xộn, loạn xạVINCT
--------------------------------------------------------------------------------Thật xấu hổ.Văn hoá giao tiếp cũng như ứng xử nơi công cộng của người Việt ta quá thấp. Giáo dục của ta đã gần như bỏ qua vấn đề này. Tôi có liên tưởng du học sinh VN ở xứ người giống như những đứa trẻ con nhà nghèo và không được giáo dục đến nơi đến chốn. Lớp người hoặc tầng lớp khác thì không nói làm gì, du hoc sinh mà như thế thì thật là thê thảm!NPS
--------------------------------------------------------------------------------Du học sinhĐồng ý với bạn Phương vì tôi cũng đã từng là 1 du học sinh. Người ta yêu hay ghét mình là do cách sống và cư xử của mình nhiều hơn là màu da, sắc tộc. Trong thời gian du học, tôi cũng có kết bạn với nhiều sinh viên bản xứ và cũng nghe được họ phàn nàn về cách hành xử của sinh viên Châu Á nói chung (cũng là những vấn đề như bạn Phương nêu trên). Tuy nhiên, họ vẫn coi trọng những sinh viên châu Á biết hòa đồng và thích ứng với văn hóa của họ. Hy vọng là mỗi gia đình khi cho con em đi du học nên tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Đừng để người VN mình bị đánh giá thấp vì những cá nhân thiếu hiểu biết.NHL
--------------------------------------------------------------------------------Còn nữa...Tôi định cư ở Mỹ vài năm trước và hiện đang học ở trường South Seattle Community College . Tôi rất lấy làm xấu hổ khi thấy các em du học sinh Việt Nam nói chuyện ồn ào trong thư viện trường rất tự nhiên, thậm chí chửi thề "rất nhuyễn" trong từng câu nói! Cũng may là những người khác không hiểu thứ các người này nói! Cùng học 1 lớp, trong khi mình và các bạn khác sắp xếp lại bàn ghế thì nhóm du học sinh VN vẫn điềm nhiên ngồi cười nói rôm rả. Mình là người VN mà nói thật không hề có tí thiện cảm nào với các bạn này!Linh Nguyen
--------------------------------------------------------------------------------Một sự thật!Bài viết thể hiện sự chính xác gần như tuyệt đối, có nhiều trường hợp không còn cách nào ngoài cách "cho một trận nhớ đời". Chỉ đáng tiếc cho những người bị vạ lây... Cám ơn tác giả bài viết... mong rằng phụ huynh du học sinh đọc được bài này.Vanynguyen
--------------------------------------------------------------------------------Hành xử của giới trẻ hiện nay ở nước taNhững ý kiến ở trên là xác đáng. Tôi đã quá tuổi "cổ lai hy" rồi, thấy rằng so với các thế hệ trước đây, nhất là trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì thấy rõ cách sống của thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, chưa nói gì đến ý thức cách mạng, ý thức tự tôn dân tộc, có quá nhiều vấn đề mà nhà nước, ngành giáo dục và gia đình phái quan tâm rất nhiều. Nhiều khi người ta cứ thích nói đến ưu điểm, đến thành tich, mà coi nhẹ các khuyết điểm, các vấn đề mà theo tôi nghĩ đã trầm trọng.Đỗ Châu
--------------------------------------------------------------------------------đừng để cái tự ái nhỏ lấn lướt lòng tự trọng lớnKính gửi tác giả bài viết cùng các độc giả yêu mến chuyên mục Người Việt 5 Châu của báo VNExpress. Anh (chị) đã nói ra điều mà khá nhiều người cảm nhận được nhưng ngại không nói ra, chúng ta dễ thấy mỗi khi chúng ta nhìn thẳng vào sự thật để chỉ ra những thiếu khuyết trong văn hóa ứng xử của người Việt mình thì thường bị rất nhiều người phản ứng quyết liệt vì bị động chạm vào lòng tự ái của họ.Tôi đã đi nhiều nơi tại nước ta và thấy thật đáng buồn khi tại những đô thị lớn thì những quy tắc ứng xử văn minh mơi công cộng càng không được số đông tôn trọng, tập trung nhiều nhất ở các bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh - sinh viên. Nhiều lần đi xem phim tại Vincom (Hà Nội), khi tan phim mọi người tập trung ra thang máy rất đông, những người đứng tuổi thường chậm (và ngại chen lấn) trong khi đó các bạn trẻ thì tranh dành một chỗ vào thang máy - hiếm có trường hợp nhường chỗ cho phụ nữ và người già.Trên xe bus (ở HN và TP HCM), các nam sinh viên lên xe thì nói chuyện to và hay văng tục, cả khi ngồi trên xe và lúc lên xuống xe cũng thường bỏ qua quy tắc nhường nhịn cho người già và phụ nữ.Có lần tôi uống trà đá ở Hà Nội và thấy tờ tiền có thể rơi ra khỏi túi quần bò của người phụ nữ bên cạnh, tôi nhắc họ thì họ nhét lại tờ tiền sâu vào túi rồi nhìn tôi với ánh mắt dò xét, không một lời cảm ơn - tôi cảm nhận được là chị ta không hiểu thiện ý tốt của tôi mà thay vào đó là sự nghi ngờ theo kiểu "nó mà rơi ra chắc là mày sẽ nhặt luôn".Mong là người Việt chúng ta có tinh thần tiếp thu tốt hơn, không để "cái tự ái nhỏ lấn lướt lòng tự trọng lớn" - có thế chúng ta mới xây dựng được một hình ảnh nước Việt Nam , con người Việt Nam thân thiện và văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.Văn Hà
--------------------------------------------------------------------------------Bài viết quá chính xácTôi hiện tại đang du học tại Nhật- thú thật đọc bài viết này tôi thấy quá đúng. thú thật rằng mỗi lần đi tàu điện hay xe bus mà đi với ng Việt tôi toàn đứng riêng một chỗ vì nhóm ng Việt lúc nào cũng nói chuyện to tiếng- đứng cạnh họ tôi cảm thấy xấu hổ- cảm giác như họ k nói to thì k chứng tỏ được với ng khác rằng mình là ng việt nam hay sao í. chưa hết- đến quán ăn cũng vậy- lúc nào cũng ồn ào- đi chơi các trò chơi ở khu vui chơi như Disneyland hay Universal thì 1 người xếp hàng chơi- mấy ng đi mua thứ gì đó ăn cho cả hội rồi ngang nhiên chen ngang xếp hàng cùng ng kia- tôi cảm thấy phát ngại- như vậy thử hỏi làm sao ng khác tôn trọng được.Source:
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2011/01/3BA2511D/

Khanh Le

No comments:

Post a Comment