Tuesday, March 30, 2010

TìnhViệt Kiều

Tình online có lắm điều lý thú Chỉ tội thay cho mấy chú Việt kiều.
Click for Hanoi, Viet Nam Forecast Hanoi (Vietnam)

Nàng hai mươi, tập tễnh bước vào yêu,  
Chàng năm mấy, tuổi xế chiều sống dậy.
Yêu say đắm, yêu chẳng cần che đậy,
Từ quen nhau, chàng cảm thấy yêu đời.

Tóc hoa râm, cặp mắt kiếng đồi mồi,
Chàng nhuộm lại, rồi chơi thêm kiếng mát.
Chải mái tóc y chang Châu Nhuận Phát,
Sửa dáng đi chẳng khác Lưu Ðức Hoà.
Chàng tin rằng mình có số đào hoa,
Nên mới grab được một cô bồ nhí.

Nhưng chuyện đời có nhiều khi phi lý,
Vừa quen nhau mới chỉ một tháng tròn.
Nàng thì thầm, "Anh yêu có nhớ hôn?
Ðúng một tháng, tặng em quà kỷ niệm."
Dân cắt cỏ, cả một đời cần kiệm,
Chàng nghe xong chết lịm nữa con người.

Nhưng vì yêu nên cũng ráng gượng cười,
Ra nhà bank rút tiền mua chiếc nhẫn.
Ðược vài hôm nàng lại làm mặt giận,
"Nói yêu em mà chẳng hiểu cho em
Chat ở ngoài dịch vụ hổng tự nhiên,
Anh hãy gởi ít tiền mua vi tính."

Ðang khi yêu, chàng giống như thằng lính,
Chỉ cúi đầu nghe lịnh của quan bà.
Một ngàn đô, nghĩ lại cũng xót xa,
Nhưng thôi kệ, để vui lòng người đẹp.
Bóp của chàng cứ mỗi ngày mỗi xẹp,
Rồi một hôm người đẹp lại phán rằng,

"Từ nhà em ra ngoài phố chẳng gần
Em cần có mấy ngàn mua A-mốc."
Say men tình, chàng trở thành thằng ngốc,
Còn bao nhiêu cũng "ma róc" đem dâng.
Vì đã lỡ mạo danh là bác sĩ,
Có lẽ đâu nghèo hơn bác thằng Bần.

Chàng kẹt quá rút dần tiền tín dụng,
Ðể gởi về cung phụng cho người thương.
Trời xui chi cái cảnh đời ngang trái,
Chàng đi làm, nàng lại được lãnh lương.
Rồi một hôm, chàng quyết định hồi hương
Về Việt Nam thăm người tình bé nhỏ.

Tạm giã biệt với cuộc đời cắt cỏ,
Khoác vét-tông làm bác sĩ chuyên khoa.
Ðến phi trường mãi chẳng thấy nàng ra,
Chàng nôn nóng vẫy taxi đi kiếm.
Tìm đến nơi nỗi mừng vui tắt lịm,
Nàng đang ngồi âu yếm với một người.

Chàng nghẹn ngào không nói được một lời,
Khi nàng hỏi, "Bác ơi, tìm ai đó?
Tôi với bác chưa từng gặp mặt nhau
Sao bỗng nhận là người quen vô cớ?"
Gã thanh niên bỗng chồm lên, hùng hổ
"Ông đi mau, tui xuỵt chó bây giờ. "

Chàng buồn thiu đưa cặp mắt thẫn thờ,
Ðón taxi để đi tìm khách sạn.
Trở về Mỹ sống chuỗi ngày buồn chán,
Chàng mới thề muôn kiếp hận đàn bà.
Ðôi khi ngồi nghĩ lại thấy xót xa,
Thiệt là tức, đã già còn dại gái.


10 thương  

Một thương cái miệng có duyên
Khi vui em hát khi buồn em la
Tánh em vốn dĩ thật thà
Chuyện nhà đem kể ra ba xóm làng
Hai thương em rất đảm đang
Việc làng việc nước em "mần" hết ga
Việc nhà em chẳng thiết tha
Chỉ làm chiếu lệ qua loa rồi nằm !
Ba thương đôi mắt lá răm
Lông mày lá liễu, mi cong mơ huyền
Mỗi khi thấy có bạc tiền
Mắt em dị ứng liên miên chớp hoài
Bốn thương em rất đại tài
Lương chồng đếm kỹ, không sai một hào
Tiền nước tiền điện tốn hao
Đưa em, em cứ đổ vào "lô tô" ( Lottery )
Năm thương em biết căn cơ
Khi cần mua sắm, em vô " Mê xì " ( Macy )
Áo quần, giầy dép cần chi
Mua chừng năm bẩy va ly đủ dùng.
Sáu thương tứ đức, tam tòng
Theo anh em quyết, lo chồng lo con
Cơm trưa thì sẵn cá lon
Đến bữa cơm tối em "phôn" nhà hàng...
Bảy thương thùy mị, dịu dàng
Giận anh em chẳng nói quàng nói xiên
Cũng không than khóc như điên
Chỉ quăng chén dĩa, anh liền "tẩu" nhanh.
Tám thương em tính toán lanh
" Sê vinh"(saving) đã có em canh từng đồng
Rút ra khoảng tám ngàn đồng
Em đi sửa mũi, vú, mông, lông mày
Chín thương ăn nói thật hay
Tiếng Việt đã ngọng, chữ Tây lại xài
Mỹ đen cộng với Mỹ lai
Trộn hai ba thứ chẳng sai tiếng bồi.
Mười thương hai đứa xứng đôi
Vô tâm đoản tính em tôi nhất nhì
Vắt tay tính toán chi ly
Chê em không lấy thì còn tìm ai ?
Thôi thôi đừng nói dông dài
Em ơi sửa soạn ngày mai theo chồng
Bàn thờ anh đã sửa xong
Vuông ba tấc rộng vừa mông em ngồi....


Thân mời qúy bà con xem Slideshow
           ( Click link phia duoi de xem slide show )
Niềm tin (Doansanpham)
Cầu mong (BieuNguyen)
Cẩumong 2 (SungTruong)
Chữ cái (ĐoViet) Triển lãm hoa lan (BaTran) Hoa lan (vynguyen)  Hoa tu-líp (DinhCuc) Tu-lip của tấm lòng (ĐoViet) Hoa xương rồng (SinhDo)
  • Mẹ (KimAnh)
  • Ngày của mẹ (Thoinguyen)
  • Mẹ là Phật (KimAnh)
  • Say mê  (EileenCheng) 
  • Bàn tay (SinhDo)
  • Hương trẩm (SinhDo)
  • Hiên cúc vàng (BaTran)
  • Ngát hương đầm nở (ThiệuVũ)
  • Ngọc lan (SanPham)
  • Phượng hồng (CâuĐô)
  • La Paloma ( Dinhcuc)
  • Sẩu viễn xứ (Bieunguyen)
  • Chim bổ câu (GiaTo)
  • Tương tư (CauDo)
  • Nỗi đau từ đấy (ĐinhCuc)
  • Gợi giấc mơ xưa (SanPham)
  • Áo tắm hai mảnh(Bieunguyen)
  • Những nỗi niểm riêng (SanPham)
  • Khi tôi yêu (Thanhnguyen)
  • Người thương binh (Đoansan)
  • Có khúc sông nào...(Đanglinh)
  • Yên lặng (BNguyen)
  • Mộng ban đầu(ĐoanSan)
  • Đẹp giấc mơ hoa(SungTruong)
  • Tình trong mộng (SungTruong)
  • Thu quyèn rũ (SungTruong)
  •  Mưa rơi (KimAnh)
  • Dòng sông xanh (ThieuVu)
  • Bên cầu biên giới(SungTruong)
  • Tango dĩ vãng (Sungtruong)
  • Hòa bình cho thế giới (Eileencheng)
  • Giọng ca Pavarotti (BaTran) 





  • 4 bà vợ Vô danh
    Một anh giàu có ... có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý.
    Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.
    "Người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý ...".
    Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.
    Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.
    Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ : “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao !”.
    Ông ta hỏi bà vợ thứ tư : “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không ?”.
    “Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
    Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba : “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không ?”.
    “Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.
    Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai : “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không ?”.
    Bà vợ thứ hai trả lời : “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.
    Bỗng có một giọng nói cất lên : “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.
    Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói : “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.
    Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.
    Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.
    Còn bà vợ thứ ba ? Đó chính là của cải, địa vị ... Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.
    Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.
    Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.
    Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
    Cuộc đời như mây nổi,
    như gió thổi, như chiêm bao..."

    (Nguyễn Công Trứ)  


Định nghĩa 'Vợ'
Về mặt triết học: Vợ là một thực thể độc lập tồn tại bên ngoài ta, ngoài ý muốn của ta.
Về mặt kinh tế: Vợ là ngân hàng vô luật pháp, không thể lệ: gửi vào thì dễ, rút ra thì khó mà không thể kiện cáo gì được.
Về mặt tài sản: Vợ là cái gì rất cũ mà không thể thanh lý được.
Về mặt xã hội: Vợ là cá nhân tự do, tình nguyện về chung sống với ta nhưng lại luôn tố cáo ta làm mất tự do của cô ấy, và nếu như ta trả lại thì lại không nhận.
Về mặt cổ học: Vợ là loại đồ cổ càng để lâu càng mất giá.
Về mặt sinh học: Vợ đáng sợ hơn mãnh thú, vì họ là sư tử.
Tình yêu qua các môn học
Lịch sử: Tình yêu là cuộc cách mạng giải phóng chủ nghĩa độc thân. Địa lý: Tình yêu là trận động đất trong tâm hồn và trái tim làm ra "núi lửa".
- Hóa học: Tình yêu là phản ứng hóa học sinh ra axít.
- Vật lý: Tình yêu là lực hút mạnh hơn lực hút của trái đất.
- Toán học: Tình yêu là phép trừ của túi tiền, phép chia của trái tim, phép nhân của nhân loại và là phép cộng của mọi rắc rối.
- Văn học: Tình yêu là quyển sách dày mà đọc từ trang đầu đến trang cuối ta vẫn không hiểu gì cả...
Định nghĩa 'hôn'
Ảnh: Poster.
Ảnh: Poster.
Hôn nhau trên cầu là cầu hôn. Hôn mà chẳng rời nhau là đính hôn. Hôn liền tù tì bảy phát là thất hôn.
Hôn người nào đó gọi là hôn nhân.
Hôn con vật nào đó gọi là hôn thú.
Hôn vợ gọi là hôn thê.
Hôn chồng gọi là hôn phu.
Mơ hôn được người nào đó gọi là hôn ước.
Mới hôn xong gọi là tân hôn.
Hôn thêm cái nữa gọi là tái hôn.
Hôn hai cái một lượt gọi là song hôn.
Đang hôn nửa chừng bị xô ra gọi là ly hôn.   

Chuyện phiếm của Gã Siêu : CÔNG LAO CỦA VỢ

 
Cứ mỗi lần lễ tình nhân, hay ngày tôn vinh mẹ hiền trở về, là mấy anh con giai lo toát cả mồ hôi, chạy đôn chạy đáo để mà mua bông mua quà, còn mấy ông viết lách thì hết lời ca tụng và tôn vinh phe đờn bà con gái, khiến cho cánh kẹp tóc cứ vểnh tai cối lên mà nghe, cánh mũi nở to như trái cà chua và cảm thấy đời bỗng dưng “dzui”.
Dịp mồng tám tháng ba, ngày quốc tế phụ nữ năm nay, có một anh chàng độc thân vui tính đã viết :
- Đời không có đờn bà con gái giống như một ngày mà không có mặt trời. Ủ dột và tê tái.
Nếu như anh chàng độc thân này mà rời bỏ binh chủng “phòng không” của mình, để gia nhập lực lượng “lính thủy đánh bộ”, chắc chắn anh ta sẽ được liệt vào hàng “tôn thờ” bà xã theo kiểu:
- Kính vợ đắc thọ,
  Sợ vợ sống lâu,
  Nể vợ ta hết u sầu,
  Để vợ lên đầu,
  Thì trường sinh bất lão.
Mà quả đúng như vậy, nếu bà xã là mặt trời, thì lúc nào mà chẳng ở vào cái thế “thượng phong”, vì mặt trời luôn luôn chẳng chiếu sáng trên đầu chúng ta.
Ngày xưa khi học về ca dao tục ngữ, gã vẫn còn nhớ bài “Mười thương”:
- Một thương tóc bỏ đuôi gà,
  Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
  Ba thương má lúm đồng tiền,
  Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
  Năm thương cổ yếm đeo bùa,
  Sáu thương nón thượng qua tua dịu dàng.
  Bảy thương nết ở khôn ngoan,
  Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
  Chính thương cô ở một mình,
  Mười thương con mắt có tình với ai.
Thế nhưng, ngày phụ nữ đòi quyền sống và sướng năm nay, một anh bạn của gã tận mãi bên Đan Mạch, không biết tự mình sáng tác, hay đã đọc được ở đâu đó, bèn gửi cho gã một bài thơ cùng một thể thức và cũng mang tựa đề là “Mười thương” được nhái theo bài ca dao trên, gọi là để góp tiếng ngợi ca phe kẹp tóc:
- Một thương đôi má của nàng,
  Xoa toan mỹ phẩm, anh tàn tháng lương.
  Hai thương giọng ngọt như đường,
  Nàng xin một tiếng, vua nhường mất ngôi.
  Ba thương đo đỏ đôi môi,
  Anh không hôn được, sợ trôi son nàng.
  Bốn thương mười ngón thiên đàng,
  Móng nàng lạ lắm : lúc vàng, lúc xanh.
  Năm thương đôi mắt long lanh,
  Liếc tình, cọp cũng biến thành nai tơ.
  Sáu thương cái nết ngây thơ,
  Quen nàng  một tháng, anh khờ ba năm.
  Bảy thương cái mặt chầm dầm,
  Đòi mua vài cái áo đầm mới vui.
  Tám thương mái tóc buông xuôi,
  Làm anh té xỉu bởi mùi dầu thơm.
  Chín thương nàng biết nấu cơm,
  Lớp khê, lớp khét, thằng bờm chạy xa.
  Mười thương tính chẳng xa hoa,
  Vòng vàng không khoái, hột xoàn nàng mê.
  Đời trai sao lắm ê chề,
  Thương xong mười cái anh về chăn trâu.
Gọi là góp tiếng để ngợi ca phe kẹp tóc theo cái kiểu này, thì đúng là tên phản phé, đâm sau lưng các…nữ chiến sĩ rồi còn gì.
Riêng phần gã, gã xin mượn phần đất của bài viết hôm nay, để tôn vinh công sức của các chị vợ.
Thực vậy, có người đã định nghĩa chữ “vợ” như sau :
- Vợ là mẹ các con ta,
  Thường kêu “bà xã”, hiệu là “phu nhân”.
  Vợ là tổng hợp bạn thân,
  Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền.
  Vợ là ngân khố, kho tiền,
  Gửi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra.
  Vợ là biển cả bao la,
  Đôi khi nổi sóng, khiến ta chìm phà.
  Vợ là âm nhạc, thi ca,
  Vừa là cô giáo, vừa là luật sư.
  Cả gan đấu khẩu vợ ư?
  Cá ươn không muối, chồng hư cãi lời.
  Chồng ơi! Đừng có dại khờ,
  Vợ đi, thì biết cậy nhờ vào ai?
  Vợ là phước, lộc, thọ, tài,
  Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.
Bài thơ trên đã  quảng diễn một cách phong phú ý tưởng của câu “ranh ngôn” :
- Vợ không có công sinh ra ta, nhưng lại có công nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người.
Hay như một câu ca dao thời nay :
- Dù không sinh đẻ ra ta,
  Nhưng công dưỡng dục thật là lớn lao.
Dựa vào câu “ranh ngôn” cũng như câu ca dao trên, gã thấy công sức của chị vợ được chia thành hai loại: 
Loại thứ nhất, đó là công sức nuôi dưỡng. 
Mặc dù thỉnh thoảng cũng có tí luật trừ, đó là một vài anh đờn ông bỗng dưng giỏi chuyện bếp núc, phụ trách chế biến các món ăn ở những khách sạn năm sao và một vài chị đờn bà bỗng dưng mù tịt việc nấu nướng, chỉ nguyên việc thổi một nồi cơm, thì cũng đã trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét.
Tuy nhiên, phải công nhận rằng lãnh vực bếp núc là lãnh vực riêng của các nàng. Có bàn tay phụ nữ, bữa ăn được cải thiện trông thấy. Không còn cảnh chém to kho mặn…
Chính vì thế, nhiều anh chàng sinh viên đã gạ gẫm bạn gái của mình góp gạo thổi cơm chung. Rồi sau đó, việc gì đến, ăt sẽ phải đến. Và chuyện…ăn cơm trước kẻng đương nhiên sẽ xảy ra, với những hậu quả thật não nùng và bi đát , mà phần thiệt thòi bao giờ cũng nằm ở phía các nàng.
Ngày nay, hình như người ta thích dành cho mình cái danh hiệu là “từ mẫu”, tức là mẹ hiền. Mấy ông bác sĩ, mấy ông thày thuốc và ngay cả những vị lang băm cũng đều ra sức tự phong cho mình cái nhãn hiệu ấy:
- Lương y như từ mẫu.
Trong khi đó, mấy cô giáo nhà trẻ cũng say mê tập cho các em thuộc lứa tuổi babilac hát vang:
- Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo,
  Đi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.
  Cô và mẹ là hai cô giáo,
  Mẹ và cô cũng như mẹ hiền.
Và bây giờ đến lượt các chị vợ cũng rất mong muốn được làm mẹ của các anh chồng. Dĩ nhiên, sự mong muốn này được biểu lộ ra không phải trong tư tưởng, cũng như không phải trong lời nói, mà được biểu lộ ra trong những việc làm cụ thể, bằng cách “nuôi chồng khỏe và dạy chồng ngoan”.
Hiện giờ, chuyện an toàn thực phẩn đang là một vấn đề nóng bỏng được thiên hạ bàn tán. Phở thì có “phọc môn”, bún thì có hàn the, thịt lợn thì đang bị lở mồm long móng, thịt gà thịt vịt thì đang bị dịch cúm gia cầm, lúa gạo thì nhiễm thuốc trừ sâu và phân hóa học…
Cũng chính vì thế, để bảo đảm sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, các chị vợ đều bắt mọi người phải ăn cơm nhà, vừa bảo đảm, lại vừa đủ chất dinh dưỡng. Còn đâu nữa mỗi buổi sáng ra quán làm một tô phở tái béo ngậy, rồi nhâm nhi ly cà phê đen mà ba hoa chích chòe đủ  mọi chuyện trên trời dưới đất với nhóm bạn hữu.
Thậm chí, nhiều khi đi dự đám tiệc, chị vợ cũng bắt anh chồng phải ăn cơm ở nhà trước cho chắc bụng. Hơn thế nữa, lỡ có uống dăm ba ly, thì cũng khó mà say được.
Nhiều chị vợ còn ra sức chăm sóc anh chồng một cách chu đáo, vượt ngoài mức độ cần thiết, cứ như một người mẹ chăm sóc đứa con bé bỏng của mình.
Chẳng hạn sau mỗi bữa cơm, phải “tráng miệng” bằng hai trái chuối, và trước khi đi ngủ, phải “lót lòng” bằng một ly cối đầy sữa…Thành thử anh chồng cứ mỗi ngày một phát tướng và vòng số hai cứ liên tục phát triển. Chị vợ đâu có ngờ rằng cái vòng này càng to ra, thì vòng đời càng teo lại!
Nếu chẳng may anh chồng quá vui mà bị xỉn, thì đã có chị vợ lo pha nước chanh, đắp khăn nóng và thậm chí còn bôi vôi vào gan bàn chân để được mau tỉnh. Còn nếu chẳng may anh chồng bị đau yếu thì đã có chị vợ vội tìm thầy chạy thuốc, dành cho một chế độ “bồi dưỡng” mà ngày thường có nằm mơ cũng chẳng thấy. Vì thế, người ta đã bảo :
- Khi ta đau ốm xanh xao,
  Vợ lo chăm sóc, hồng hào khỏe ngay.
Anh chồng mà nhõng nhẽo…chả muốn ăn, thì liền được rót vào tai những lời ngọt ngào :
- Bộ anh hổng còn thương em nữa sao? Em đã bỏ công lo lắng cho sức khỏe của anh từng ly từng tí, để vợ chồng mình được ăn ở đời kiếp với nhau. Vậy mà anh hổng chịu nghe lời em.
Tới nước này, thì anh chồng cũng giống như em bé, ầm một cái, ăn cho bà xã được vui lòng.
Tuy nhiên, đôi lúc sự chăm sóc trên cả tuyệt vời này, khiến cho anh chồng…ngao ngán. Nguyễn Niệm trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật, số 7 ra ngày mồng 2 tháng 3 năm 2008, đã đưa ra một trường hợp điển hình như sau:
Một hôm, mấy tay “chiến hữu” đến rủ anh chồng đi…nhậu. Lúc anh chồng chuẩn bị lên đường, chị vợ bèn dặn dò đủ thứ:
- Nè, anh nhớ uống vừa phải thôi, còn chừa đường về.
- À, mà khi nhậu, anh phải nhớ ăn nhiều, bằng không sẽ bị đau bao tử nghe chưa!
Đến khi anh chồng phóng xe ra tới đầu ngõ, chị vợ còn réo gọi, chạy theo đưa cho anh chồng chiếc áo mưa và nói:
- Sao anh bỏ áo mưa ở nhà, lỡ trời đổ mưa, bị cảm lạnh lại khổ thân.
Thái độ chăm sóc chồng trên mức…bình thường của chị vợ trước mặt đám “chiến hữu” khiến anh chồng ngượng chín cả người, thiếu điều muốn độn thổ mà thôi… 
Loại thứ hai, đó là công sức dạy bảo. 
Chị vợ không phải chỉ bỏ công sức ra nuôi chồng khỏe, mà còn bỏ biết bao nhiêu công sức ra để giáo dục, nhờ đó mà anh chồng được “thuần hóa” và trở nên người “ích quốc, lợi gia”.
Thực vậy, gã đã từng thấy có những anh con giai, thuở còn độc thân, thì ngang tàng không ai chịu nổi, thế nhưng, cưới vợ xong chỉ một thời gian ngắn là bỏ được cái thói ngông nghênh của mình, chí thú làm ăn, khiến cho bà con lối xóm phải tâm phục, khẩu phục. Thì ra, sự dạy bảo của chị vợ, tuy âm thầm mà lại hiệu quả, theo kiểu “mưa dầm thấm đất”.
Gã đã sưu tầm được một số những lời dạy bảo đầy êm dịu của những chị vợ, xin ghi lại nơi đây để những anh chồng cùng suy gẫm và đem ra thực hành, khi gặp phải những tình huống tương tự.
Trước hết, khi còn ở trong nhà thì phải biết chia sẻ công việc “tề gia nội trợ” với chị vợ, chứ đừng lên mặt thầy đời, chỉ tay năm ngón. Một anh chồng đã thú nhận sự thất bại của mình trước những lời dụ dỗ ngọt ngào của chị vợ như sau:
- Vợ tui là khéo nhất nhà,
  Rất hay sai vặt, nhưng là sai hay!
  Anh ơi giúp em tí này,
  Mang hộ cái đấy vào đây anh à.
  Cái này thì hãy mang ra,
  Mang vào cái đấy mang ra cái này.
  Vào ra giúp hộ tối ngày,
  Cái tai vẫn khoái, cái tay vẫn đều.
  Vợ tui đúng thật là siêu,
  Sai mà sai khéo, sai yêu, sai tình.  (Bắc Tiếu)
Còn khi ra ngoài ngõ, thì phải nhớ lời vợ dặn :
- Lái xe ra khỏi cổng nhà,
  Vợ kêu giật ngược, diết da dặn rằng :
  Một đừng mơ mộng thơ trăng,
  Đụng xe, thi sĩ gẫy răng u đầu.
  Hai đừng giữ ống nghe lâu,
  Gái tơ õng ẹo ghẹo đầu dây kia.
  Ba đừng ghé quán rượu bia,
  Bốc men tơ tưởng nọ kia khó lường.
  Bốn đừng mua báo dọc đường,
  Bìa in hoa hậu soi gương liếc cười.
  Năm đừng liến láo con ngươi,
  Đồng nghiệp váy ngắn ẹo người đi qua.
  Sáu đừng hoang phí thời gian,
  Ngồi lâu trộm nghía cô hàng cà phê.
  Bảy đừng thấy phở mà mê,
  Ăn vào loét dạ, lại chê cơm nhà.
  Tám đừng hò hát lang thang,
  Tiếp viên ca sĩ giả ma hớp hồn.
  Chín đừng dạo bước hoàng hôn,
  Công viên hoa lá cô hồn rủ rê.
  Mười đừng ghé rạp xi nê,
  Ti vi nhà sẵn, lẹ về coi phim.
  Rõ chưa, vợ hét đứng tim,
  Đừng hòng tưởng bở như chim sổ lồng.
  Mà này! Nhắc lại cho thông,
  Nếu không, tui quyết nhốt ông ở nhà.
Ở mọi nơi và trong mọi lúc, chị vợ luôn có những hành động phù hợp, để giáo dục  anh chồng:
- Sợ ta đi trật đường rày,
  Vợ liền theo dõi kéo ngay về nhà,
  Khi ta tán tỉnh ba hoa,
  Vợ liền “quát nạt” để mà răn đe.
Tới đây gã xin kể lại một câu truyện trong sách “Cổ Học Tinh Hoa” để thấy được rằng nếu chịu khó nghe lời vợ dạy, thì sẽ trở nên một con người đức độ và thành đạt.
Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.
Vợ tên đánh dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.
Lúc chồng về nhà, nàng xin từ bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi :
- Tại làm sao ?
Nàng nói :
- Án Tử người gầy thấp và bé nhỏ, nhưng làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông ấy vẫn có ý chín chắn và khiêm nhường, như chưa bằng ai. Chớ như chàng cao lớn đẫy đà, mới chỉ làm được một tên đánh xe tầm thường và hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng. Thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi.
Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chừa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế, lấy làm lạ, bèn hỏi. Tên đánh xe bèn đem việc nhà mà kể lại. Án Tử bèn cất cho làm đại phu.
Sở dĩ Án Tử chừa bỏ được cái thói “tự cao hão” và làm tới chức đại phu cũng chỉ vì đã nghe lời vợ dạy,
Tuy nhiên, đôi khi cũng có những anh chồng cứng đầu cứng cổ, thì lúc đó chị vợ sẽ áp dụng chiến thuật “bất bạo động”: không nói, không cười, không cộng tác và không làm gì hết.
Hay tạo nên một tình huống “chiến tranh lạnh”: ban ngày thì mặt mũi ủ rũ như treo cờ tang, còn ban đêm thì…”cấm vận”, mỗi người ngủ một nơi.
Sau cùng, “tối hậu thu” được đưa ra một cách âm thầm, đó là chị vợ sẽ lặng lẽ khăn gói quả mướp về với bu, để dạy cho anh chồng một bài học thế nào là vâng lời vợ và thế nào là lễ độ với vợ. Tới đây, muốn được ổn định lại cuộc sống, anh chồng đành phải năn nỉ ỉ ôi, xin chị vợ tha thứ, để rồi “mời nàng về…dinh”.
Kinh nghiệm cay đắng này, sẽ làm cho anh chồng mau mắn “hạ quyết tâm”:
- Vợ mà dạy, phải lắng nghe,
  Mai sau “khôn lớn”, mà khoe mọi người.
Tóm lại, gã xin kính cẩn nghiêng mình trước những chị vợ đã cư xử như một người mẹ và đã góp rất nhiều công sức vào sự nghiệp “nuôi chồng khỏe, dạy chồng ngoan”.
 
Gã Siêu   gasieu@gmail. com

No comments:

Post a Comment