Một khía cạnh mới của đạo đức: Ý thức về sự công chính xã hội
VOA: Nguyễn Hưng Quốc
Người Việt Nam hay nói về đạo đức. Hai nền tảng chính trong ý niệm về đạo đức của người Việt Nam là tình yêu và bổn phận: Yêu nước, yêu đồng bào, yêu hàng xóm, và nhất là, yêu gia đình. Và bổn phận đối với tất cả những gì mình yêu. Đối tượng khác, biểu hiện của tình yêu và bổn phận cũng khác: với đất nước, đó là trung thành; với đồng bào hay hàng xóm, đó là sự tương trợ, với gia đình, đó là lòng hiếu thảo.
Chưa nói đến việc thực hiện các lời khuyên bảo ấy. Chỉ riêng về phương diện lý thuyết, những lời dạy về đạo đức ấy, tuy hay, rất hay, nhưng rõ ràng là bất cập.
Rất ư bất cập.
Trước hết, nó có tính một chiều. Thường là chiều từ dưới lên trên. Mọi người có bổn phận và trung thành với đất nước ư? Ừ, thì cũng được. Nhưng còn đất nước thì sao? Người Việt hay nhắc đi nhắc lại (mà hầu như không bao giờ nêu xuất xứ) câu nói nổi tiếng của John F. Kennedy: “Đừng đòi hỏi đất nước làm gì cho bạn mà bạn chỉ nên tự hỏi bạn đã làm gì được cho đất nước.” Tại sao không? Bất cứ người nào cũng có quyền đòi hỏi đất nước, được biểu hiện cụ thể qua các thiết chế chính trị, phải bảo đảm an toàn, thịnh vượng và công bằng cho mọi người. Ý thức về dân chủ chỉ thực sự vững mạnh khi người dân, mọi người dân, lên tiếng đòi hỏi điều đó. Gạt bỏ yêu cầu chính đáng đó chỉ là một sự lừa bịp. Cũng vậy, chúng ta đề cao lòng hiếu thảo; nhưng chúng ta cũng không nên quên, việc hoàn thành bổn phận của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái cũng thuộc phạm trù đạo đức.
Nhưng sự bất cập của quan niệm đạo đức theo kiểu cũ còn thể hiện ở khía cạnh khác, lớn hơn và cũng nghiêm trọng hơn, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Hãy để ý đến điều này: trong đời sống cũng như trong văn học, hầu như chúng ta chỉ quan tâm và động lòng với những gì thật gần gũi và thuộc về “phe ta”. Người thân hay quen của chúng ta gặp nạn, chúng ta xót xa; nhưng những người mình ghét mà gặp nạn thì phần lớn đều không giấu được sự hả hê: “Đáng kiếp!” Thấy con cháu hay hàng xóm bị bắt nạt, chúng ta tức tối; nhưng nhìn người lạ bị bắt nạt thì chúng ta lại thường dửng dưng.
Hải quân Trung Quốc hiếp đáp ngư dân Việt Nam, chúng ta bừng bừng phẫn nộ; nhưng người thiểu số ở Tây nguyên bị hà hiếp thì chúng ta lại mặc kệ. Nhìn bão lụt tàn phá một số tỉnh miền Trung, chúng ta xốn xang, nhưng nhìn những trận đói hay thiên tai giết chết cả hàng triệu người đâu đó trên thế giới, nhất là ở châu Phi xa xôi, chúng ta thường rất hờ hững.
Các cơ quan truyền thông Việt Nam có thời hay nói đến mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế”. Nhưng thật ra đó chỉ là những âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào nội bộ các nước khác, chủ yếu là hai nước láng giềng nhỏ và yếu là Lào và Kampuchia. Trên thực tế, chúng ta rất hiếm khi quan tâm đến những bất hạnh trên thế giới. Cứ thử mở các tờ báo tiếng Việt trong nước ra mà xem: Có bao giờ bạn thấy bất cứ tin tức hay bài bình luận nào về những nỗi khổ của các nước nghèo khó khác? Nếu có, chắc là cực kỳ hoạ hoằn.
Thành ra, có thể nói cái gọi là đạo đức của chúng ta là thứ đạo đức có điều kiện. Và do đó, rất giới hạn.
Để cho rõ, xin thử làm một sự so sánh.
Năm 2002, một thanh niên gốc Việt tại Úc, Nguyễn Tường Vân, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở về Melbourne, lúc quá cảnh ở Singapore, anh bị cảnh sát Singapore bắt vì một số bạch phiến giấu trong người. Theo luật Singapore, anh bị kết án tử hình. Trong vòng gần hai năm, từ lúc án tử hình được tuyên bố đến lúc được thi hành, có cả một cuộc vận động rầm rộ trên khắp nước Úc để yêu cầu chính phủ Singapore ân xá cho anh. Có cả hàng trăm người xuống đường để xin chữ ký của dân chúng. Nhiều luật sư nổi tiếng của Úc đứng ra biện hộ giùm cho anh. Các cơ quan truyền thông Úc, từ báo in đến truyền hình và truyền thanh loan tin liên tục về vụ án. Sức ép của dư luận mạnh đến độ chính phủ Úc, từ liên bang đến tiểu bang, đều lên tiếng can thiệp dù biết trước là sẽ thất bại trước sự cương quyết của chính phủ Singapore. Trước ngày Nguyễn Tường Vân bị treo cổ, hàng trăm người tụ tập ngoài trời, thắp nến cầu nguyện suốt đêm. Đám tang của Vân ở Melbourne có trên 2000 người tham dự.
Xin lưu ý: hầu hết những người bênh vực cho Nguyễn Tường Vân đều là người Úc da trắng.
Một câu hỏi: Tại sao người ta lại làm thế?
Họ quen biết Nguyễn Tường Vân ư? Không. Tuyệt đối không. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều chỉ biết anh qua mấy dòng tiểu sử vắn tắt trên các cơ quan truyền thông: con của một phụ nữ Việt Nam tị nạn, ra đời ở Thái Lan, học đến hết trung học thì đi bán hàng để kiếm sống; cuối cùng, sa vào con đường buôn lậu ma tuý, nghe nói là để có tiền giúp người anh sinh đôi trả nợ (người này có lúc bị ghiền ma tuý).
Họ nghĩ là anh oan ức hay cho việc buôn bán ma tuý là không đáng kể? Dĩ nhiên là không. Ai cũng biết là Nguyễn Tường Vân có tội. Và ai cũng thấy việc buôn bán ma tuý là điều không thể chấp nhận được. Nhiều người còn nói thẳng: họ cảm thấy may mắn vì gần 400 gram bạch phiến mà Nguyễn Tường Vân giấu trong người bị chận bắt ở Singapore; nếu không, mang lọt vào Úc, chừng ấy bạch phiến sẽ gây nên không biết bao nhiêu là tai hại!
Vậy mà họ vẫn xuống đường đòi ân xá cho anh.
Tại sao?
Lý do: Đó là mệnh lệnh của đạo đức!
Họ bênh vực cho anh không phải vì tình cảm cá nhân mà chủ yếu xuất phát từ một nguyên tắc đạo đức: không chấp nhận án tử hình. Họ cho tử hình là dã man. Tử hình người nào cũng là dã man. Tử hình một thanh niên mới ngoài 20 tuổi và mới phạm tội lần đầu lại càng dã man. Họ làm đủ mọi cách, không phải để bênh vực một tội phạm, mà là để bảo vệ quyền sống của một con người, cho dù đó là một tội phạm. Vậy thôi.
So với những hành động được gọi là đạo đức mà chúng ta thường thấy ở Việt Nam như giúp đỡ người nghèo trong xóm, bênh vực kẻ yếu ngoài đường với hành động của những người Úc tranh đấu cho Nguyễn Tường Vân, chúng ta thấy ngay sự khác nhau căn bản trong quan niệm về đạo đức: Đạo đức, ở Việt Nam, có tính tình thế (gắn liền với một số quan hệ xã hội nhất định như máu mủ, hàng xóm, quen biết, v.v…), ở Úc (hay ở Tây phương nói chung), có tính nguyên tắc; ở Việt Nam, thiên về cảm tính, ở Úc, thiên về lý tính; ở Việt Nam, nó dựa trên tình thương, ở Úc, nó dựa trên ý thức về sự công chính xã hội.
A! Công chính xã hội (social justice).
Tôi nghĩ đó là sự khác biệt căn bản.
Ý niệm đạo đức của người Việt Nam, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, nhắm đến việc duy trì trật tự và sự hài hoà trong xã hội. Mà cả trật tự và hài hoà đều được xây dựng trên nền tảng đẳng cấp. Đạo đức là bảo vệ cái đẳng cấp có sẵn ấy. Là vua cho ra vua. Quan cho ra quan. Dân cho ra dân. Chồng ra chồng. Vợ ra vợ. Con ra con. Đó là thứ đạo đức mang tính chức năng luận (funtional ethnics): đạo đức gắn liền với một vai trò nhất định.
Ý niệm đạo đức của người Tây phương (chủ yếu trong thời hiện đại), ngược lại, được xây dựng trên nền tảng của sự công chính (justice); mà công chính lại được xây dựng trên nền tảng của ý niệm về sự công bình (fairness); và sự công bình, đến lượt nó, lại được xây dựng trên ý niệm về nhân quyền (human rights) với trọng tâm là sự bình đẳng (equality), đặc biệt sự bình đẳng về cơ hội (equality of opportunity). Đó là thứ đạo đức học dựa trên tính nguyên tắc và tính phổ quát. Người có ý thức về sự công chính xã hội không những chỉ tranh đấu cho bản thân hoặc cho người thân của mình mà còn tranh đấu cho người khác, kể cả những người hoàn toàn xa lạ, để họ cũng được đối xử một cách công bình như mình.
Tôi cho đã đến lúc ý thức về sự công chính xã hội cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội.
Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Bài này chỉ là một gợi ý.
Chưa nói đến việc thực hiện các lời khuyên bảo ấy. Chỉ riêng về phương diện lý thuyết, những lời dạy về đạo đức ấy, tuy hay, rất hay, nhưng rõ ràng là bất cập.
Rất ư bất cập.
Trước hết, nó có tính một chiều. Thường là chiều từ dưới lên trên. Mọi người có bổn phận và trung thành với đất nước ư? Ừ, thì cũng được. Nhưng còn đất nước thì sao? Người Việt hay nhắc đi nhắc lại (mà hầu như không bao giờ nêu xuất xứ) câu nói nổi tiếng của John F. Kennedy: “Đừng đòi hỏi đất nước làm gì cho bạn mà bạn chỉ nên tự hỏi bạn đã làm gì được cho đất nước.” Tại sao không? Bất cứ người nào cũng có quyền đòi hỏi đất nước, được biểu hiện cụ thể qua các thiết chế chính trị, phải bảo đảm an toàn, thịnh vượng và công bằng cho mọi người. Ý thức về dân chủ chỉ thực sự vững mạnh khi người dân, mọi người dân, lên tiếng đòi hỏi điều đó. Gạt bỏ yêu cầu chính đáng đó chỉ là một sự lừa bịp. Cũng vậy, chúng ta đề cao lòng hiếu thảo; nhưng chúng ta cũng không nên quên, việc hoàn thành bổn phận của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái cũng thuộc phạm trù đạo đức.
Nhưng sự bất cập của quan niệm đạo đức theo kiểu cũ còn thể hiện ở khía cạnh khác, lớn hơn và cũng nghiêm trọng hơn, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Hãy để ý đến điều này: trong đời sống cũng như trong văn học, hầu như chúng ta chỉ quan tâm và động lòng với những gì thật gần gũi và thuộc về “phe ta”. Người thân hay quen của chúng ta gặp nạn, chúng ta xót xa; nhưng những người mình ghét mà gặp nạn thì phần lớn đều không giấu được sự hả hê: “Đáng kiếp!” Thấy con cháu hay hàng xóm bị bắt nạt, chúng ta tức tối; nhưng nhìn người lạ bị bắt nạt thì chúng ta lại thường dửng dưng.
Hải quân Trung Quốc hiếp đáp ngư dân Việt Nam, chúng ta bừng bừng phẫn nộ; nhưng người thiểu số ở Tây nguyên bị hà hiếp thì chúng ta lại mặc kệ. Nhìn bão lụt tàn phá một số tỉnh miền Trung, chúng ta xốn xang, nhưng nhìn những trận đói hay thiên tai giết chết cả hàng triệu người đâu đó trên thế giới, nhất là ở châu Phi xa xôi, chúng ta thường rất hờ hững.
Các cơ quan truyền thông Việt Nam có thời hay nói đến mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế”. Nhưng thật ra đó chỉ là những âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào nội bộ các nước khác, chủ yếu là hai nước láng giềng nhỏ và yếu là Lào và Kampuchia. Trên thực tế, chúng ta rất hiếm khi quan tâm đến những bất hạnh trên thế giới. Cứ thử mở các tờ báo tiếng Việt trong nước ra mà xem: Có bao giờ bạn thấy bất cứ tin tức hay bài bình luận nào về những nỗi khổ của các nước nghèo khó khác? Nếu có, chắc là cực kỳ hoạ hoằn.
Thành ra, có thể nói cái gọi là đạo đức của chúng ta là thứ đạo đức có điều kiện. Và do đó, rất giới hạn.
Để cho rõ, xin thử làm một sự so sánh.
Năm 2002, một thanh niên gốc Việt tại Úc, Nguyễn Tường Vân, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở về Melbourne, lúc quá cảnh ở Singapore, anh bị cảnh sát Singapore bắt vì một số bạch phiến giấu trong người. Theo luật Singapore, anh bị kết án tử hình. Trong vòng gần hai năm, từ lúc án tử hình được tuyên bố đến lúc được thi hành, có cả một cuộc vận động rầm rộ trên khắp nước Úc để yêu cầu chính phủ Singapore ân xá cho anh. Có cả hàng trăm người xuống đường để xin chữ ký của dân chúng. Nhiều luật sư nổi tiếng của Úc đứng ra biện hộ giùm cho anh. Các cơ quan truyền thông Úc, từ báo in đến truyền hình và truyền thanh loan tin liên tục về vụ án. Sức ép của dư luận mạnh đến độ chính phủ Úc, từ liên bang đến tiểu bang, đều lên tiếng can thiệp dù biết trước là sẽ thất bại trước sự cương quyết của chính phủ Singapore. Trước ngày Nguyễn Tường Vân bị treo cổ, hàng trăm người tụ tập ngoài trời, thắp nến cầu nguyện suốt đêm. Đám tang của Vân ở Melbourne có trên 2000 người tham dự.
Xin lưu ý: hầu hết những người bênh vực cho Nguyễn Tường Vân đều là người Úc da trắng.
Một câu hỏi: Tại sao người ta lại làm thế?
Họ quen biết Nguyễn Tường Vân ư? Không. Tuyệt đối không. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều chỉ biết anh qua mấy dòng tiểu sử vắn tắt trên các cơ quan truyền thông: con của một phụ nữ Việt Nam tị nạn, ra đời ở Thái Lan, học đến hết trung học thì đi bán hàng để kiếm sống; cuối cùng, sa vào con đường buôn lậu ma tuý, nghe nói là để có tiền giúp người anh sinh đôi trả nợ (người này có lúc bị ghiền ma tuý).
Họ nghĩ là anh oan ức hay cho việc buôn bán ma tuý là không đáng kể? Dĩ nhiên là không. Ai cũng biết là Nguyễn Tường Vân có tội. Và ai cũng thấy việc buôn bán ma tuý là điều không thể chấp nhận được. Nhiều người còn nói thẳng: họ cảm thấy may mắn vì gần 400 gram bạch phiến mà Nguyễn Tường Vân giấu trong người bị chận bắt ở Singapore; nếu không, mang lọt vào Úc, chừng ấy bạch phiến sẽ gây nên không biết bao nhiêu là tai hại!
Vậy mà họ vẫn xuống đường đòi ân xá cho anh.
Tại sao?
Lý do: Đó là mệnh lệnh của đạo đức!
Họ bênh vực cho anh không phải vì tình cảm cá nhân mà chủ yếu xuất phát từ một nguyên tắc đạo đức: không chấp nhận án tử hình. Họ cho tử hình là dã man. Tử hình người nào cũng là dã man. Tử hình một thanh niên mới ngoài 20 tuổi và mới phạm tội lần đầu lại càng dã man. Họ làm đủ mọi cách, không phải để bênh vực một tội phạm, mà là để bảo vệ quyền sống của một con người, cho dù đó là một tội phạm. Vậy thôi.
So với những hành động được gọi là đạo đức mà chúng ta thường thấy ở Việt Nam như giúp đỡ người nghèo trong xóm, bênh vực kẻ yếu ngoài đường với hành động của những người Úc tranh đấu cho Nguyễn Tường Vân, chúng ta thấy ngay sự khác nhau căn bản trong quan niệm về đạo đức: Đạo đức, ở Việt Nam, có tính tình thế (gắn liền với một số quan hệ xã hội nhất định như máu mủ, hàng xóm, quen biết, v.v…), ở Úc (hay ở Tây phương nói chung), có tính nguyên tắc; ở Việt Nam, thiên về cảm tính, ở Úc, thiên về lý tính; ở Việt Nam, nó dựa trên tình thương, ở Úc, nó dựa trên ý thức về sự công chính xã hội.
A! Công chính xã hội (social justice).
Tôi nghĩ đó là sự khác biệt căn bản.
Ý niệm đạo đức của người Việt Nam, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, nhắm đến việc duy trì trật tự và sự hài hoà trong xã hội. Mà cả trật tự và hài hoà đều được xây dựng trên nền tảng đẳng cấp. Đạo đức là bảo vệ cái đẳng cấp có sẵn ấy. Là vua cho ra vua. Quan cho ra quan. Dân cho ra dân. Chồng ra chồng. Vợ ra vợ. Con ra con. Đó là thứ đạo đức mang tính chức năng luận (funtional ethnics): đạo đức gắn liền với một vai trò nhất định.
Ý niệm đạo đức của người Tây phương (chủ yếu trong thời hiện đại), ngược lại, được xây dựng trên nền tảng của sự công chính (justice); mà công chính lại được xây dựng trên nền tảng của ý niệm về sự công bình (fairness); và sự công bình, đến lượt nó, lại được xây dựng trên ý niệm về nhân quyền (human rights) với trọng tâm là sự bình đẳng (equality), đặc biệt sự bình đẳng về cơ hội (equality of opportunity). Đó là thứ đạo đức học dựa trên tính nguyên tắc và tính phổ quát. Người có ý thức về sự công chính xã hội không những chỉ tranh đấu cho bản thân hoặc cho người thân của mình mà còn tranh đấu cho người khác, kể cả những người hoàn toàn xa lạ, để họ cũng được đối xử một cách công bình như mình.
Tôi cho đã đến lúc ý thức về sự công chính xã hội cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội.
Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Bài này chỉ là một gợi ý.
No comments:
Post a Comment