Friday, August 20, 2010

Không thành công cũng thành nhân

Tài năng người Việt chúng ta không thiếu, tính theo % dân số  thì nhân tài VN của chúng ta đang ở hải ngoại còn nhiều hơn cả Trung quốc. Cách đây hơn 20 năm tôi có gặp một số du học sinh TQ tốt nghiệp và làm việc tại những hãng điện tử lớn tại Silicon valley R&D, trong buổi tiệc tiễn anh về nước, anh cho biết anh được mời về làm General Manager cho một công ty viễn thông tại Shanghai, được nhà nước cấp cho căn hộ cao cấp và trả lương gần bằng ở Mỹ .... Đây là lý do đưa kinh tế TQ từ hạng thứ 104 trên 183 quốc gia từ năm 1987 đến hạng 2 trên thế giới vào 2010 ...chẳng những họ về nước mà con lôi kéo nhiều công ty Mỹ qua TQ đầu tư. Chúng ta có hơn 2 triệu người Việt trên khắp thế giới, từ kỹ sư, bác sĩ, khoa học gia, bác học chúng ta đều có mặt khắp nơi trên địa cầu ... Có bao nhiêu người sẽ về VN để rơi vào trường hợp như GS Đại Học Bách Khoa Phạm Minh Hoàng !!! ???
Tin vui GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng danh giá Fields đến Sài Gòn trong một chiều mưa. Tôi cũng mừng, vì nhiều lẽ:



  • imageLà người Việt Nam, tôi có thêm một lý do chính đáng để hãnh diện về bộ gene xuất chúng của dân tộc. Bớt đi những hổ thẹn mà đám “con Rồng cháu Tiên” đã làm trước mắt thế giới.



  • Báo chí nhảy bật lên mừng rỡ vì sự kiện này. Cũng mừng cho báo chí, có tin tốt, tin tử tế mà đưa. Thay vì tin chân dài này mua túi xách hàng ngàn đô, em này lộ hàng, anh kia đồng bóng… Thay cho lạm phát các loại hoa hậu Hoàn vũ, hoa hậu Thế giới. Người đọc báo, nhất là giới trẻ, có một thần tượng xứng đáng để ngưỡng vọng, thay vì thèm thuồng chiếc xe của đại gia nọ, cái ví đầm của người đẹp kia. Các bạn trẻ ấy có thêm một lý do tự hào về người Việt Nam: không những đẹp đẽ, mà còn thông minh xuất chúng.
Tuy nhiên, trong sự mừng rỡ của báo chí, thực lòng tôi vẫn thấy có gì lấn cấn và hơi thái  quá. Lại cũng vì nhiều lẽ khác nhau:



  • Một giải thưởng Toán học, hoàn toàn khác với giải bóng đá hay thi hoa hậu. Nó không chứa yếu tố bất ngờ, may rủi để ta hồi hộp theo dõi, ta nhảy cẫng lên sung sướng khi biết kết quả. Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields gần như là lẽ đương nhiên, không cần thạo tin lắm cũng có thể đoan chắc điều này. Nếu không đoạt giải, với một CV [lý lịch] như thế, bạn ấy vẫn là người giỏi giang mà không cần sự xác nhận mang tính ăn theo của bất kỳ quan chức nào. Điều này rất khác với thi Hoa hậu, không có giải là uổng công tô son dồi phấn, chăm chút má phấn răng đen. Thêm thắt nhiều kịch tính, hồi hộp… theo dõi giải thưởng Fields như cách báo chí đã làm, có vẻ là trò lố bịch.




  • Lý do khác quan trọng hơn, khi đọc CV rất danh giá của Ngô Bảo Châu, ta phải nhìn nhận một điều: ngay từ thời Pháp thuộc, như rất nhiều trí thức Việt sáng chói khác, tài năng ấy được đơm hoa kết quả phần lớn ở nước ngoài, trong những cường quốc về nghiên cứu, giáo dục. Họ đào tạo Ngô Bảo Châu, chứ không phải nền giáo dục Việt Nam. Họ có quyền hãnh diện hơn đất nước Việt Nam, nơi chỉ cung cấp cho bạn ấy những năm trung học đầu đời. Sự hãnh diện thái quá, sẽ rất gần với thái độ kệch cỡm “thấy sang bắt quàng làm họ”.



  • Cuối cùng, khi một tài năng xuất chúng như vậy đã kết tinh, chúng ta cũng không có được một cơ chế đãi ngộ và môi trường làm việc xứng đáng để họ quay về với quê cha đất tổ. Chắc chắn, như khá nhiều người đi trước và đã quay về (không tiện nêu tên), cái tên Ngô Bảo Châu sẽ nhanh chóng tắt lịm trong mớ cơ chế hỗn độn rối rắm của các “viện” nghiên cứu, với đồng lương 5 triệu mỗi tháng… mà người ta offer cho một trí thức tên tuổi như thế. Có công sinh, nhưng không có công dưỡng, lại không đủ tầm để trọng dụng một trí thức trẻ, có chi mà tưng tưng dữ vậy? Nếu không nói là phải hổ thẹn. V.v. và v.v…
Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn mừng. Nhân tài của đất nước mang hình chữ S này chưa bao giờ là của hiếm hoi. Phúc nhà còn, nguyên khí quốc gia vẫn còn. Vẫn chưa hết niềm hy vọng vào một cuộc trung hưng của đất nước nghèo khó này.
Với Ngô Bảo Châu, người đã ký tên vào bản Kiến nghị dự án bauxite rất đường hoàng kia, tôi có lý do để tin rằng: vẫn còn những người trẻ Việt Nam, vừa giỏi giang vừa yêu nước. Thiếu một trong hai điều ấy, phỏng sự học cao thâm nào có ích gì cho tương lai đất nước?   Vừa “thành công”, lại “thành nhân”, vậy mới chẳng phụ lòng ao ước của bậc kiệt hiệt Nguyễn Thái Học gần trăm năm trước.
___________
* Lấy ý từ câu nói nổi tiếng “Không thành công cũng thành nhân” của Nguyễn Thái Học (1902 – 1930), người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng.
Nguồn: http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://drnikonian.wordpress.com/2010/08/19/khong-thanh-cong-cung-thanh-nhan/#more-2772

=> Hãy cứu ngay hai cháu Hằng và Thúy ------- Cứu các em ngay lúc này quan trọng hơn hết !


Thông Tin và Tri Thức

Ts. Nguyễn Đình Thắng 
Tri thức là loại thông tin đặc biệt. Nó hướng dẫn con người hành động nhằm đạt kết quả. Nó là căn bản để thực hiện công tác, công việc, hay kế hoạch.
Thông tin có hàm lượng tri thức nhiều hay ít tuỳ vào sự hữu ích cho hành động. Chẳng hạn, bài viết chỉ cách nấu ăn có hàm lượng tri thức nhiều hơn là bản tin về một tiệm ăn mới mở; quyển sách về quản trị kinh tế gia đình có hàm lượng tri thức nhiều hơn tuyển tập những mẩu chuyện tiếu lâm.
Tri thức có hai đặc tính. Thứ nhất là càng dùng thì càng tăng trưởng. Chúng ta hãy tưởng tượng một nhóm người. Một người trong đó san sẻ tri thức của mình cho mọi người khác trong nhóm. Ai nấy đều ứng dụng tri thức ấy để thực hiện công tác riêng. Sau một thời gian nhóm họp lại để rút kinh nghiệm thì mẩu tri thức ban đầu nay đã phong phú hơn nhiều vì mỗi người góp thêm những bài học riêng do phải quyền biến khi ứng dụng.
Để so sánh, chúng ta có thể lấy một bản tin thời sự. Dù có truyền đi bao nhiêu người thì khi đón nhận trở lại tin tức ấy vẫn còn y nguyên, vẫn trơ trơ như cũ. Loại thông tin này không tăng trưởng và với thời gian sẽ mất dần đi giá trị, trở thành tin cũ.
Chính bởi đặc tính tăng trưởng này mà tôi xem tri thức là thứ vốn có thể sản xuất, thu hoạch và đầu tư. Tri thức có khả năng tăng trưởng không giới hạn; càng nhiều người dùng càng tăng nhanh. Nếu không được sử dụng, thì tri thức sẽ mất giá trị
Đặc tính thứ hai của tri thức là hướng về tương lai. Đặc tính này là hệ luận của đặc tính thứ nhất. Tri thức hướng dẫn hành động để đạt kết quả mà kết quả thì nằm trong tương lai. Chúng ta có thể hình dung tri thức là mũi tên phóng vào tương lai, có sức đi rất xa và càng đi xa thì càng nở lớn. Ngược lại, lấy ví dụ ở trên, một bản tin thời sự nói về chuyện đã xẩy ra; nó càng ngày càng lùi về quá khứ.
Dựa vào đặc tính trên, chúng ta có thể phân định hàm lượng tri thức trong thông tin. Càng có khả năng tăng trưởng và càng hướng về tương lai thì hàm lượng tri thức càng cao.
Sự phân định này rất quan trọng khi chúng ta muốn tích luỹ và phát triển vốn tri thức. Sinh viên theo học một ngành nghề phải tích luỹ vốn tri thức để còn đem ra sử dụng sau khi ra trường. Và rồi người ấy cứ phải tiếp tục học hỏi, trau giồi để tăng trưởng vốn tri thức. Sinh viên ấy không thể nào chỉ nhặt nhạnh những kiến thức vặt (trivia) hay đọc chuyện tiếu lâm mà kỳ vọng sẽ hữu dụng trong ngành nghề.
Khái niệm “vốn tri thức” rất quan trọng cho việc phát triển tổ chức, phát triển cộng đồng, phát triển quốc gia, phát triển xã hội. Các thể chế dân chủ tạo mọi thuận tiện cho việc phổ biến tri thức. Họ chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ tác quyền để thuyết phục mọi người chia sẻ tri thức mà không sợ mất quyền lợi. Các chế độ độc tài thì ngược lại, chúng muốn kiểm soát sự luân lưu của tri thức vì biết rằng khó thống trị khi người dân tăng khả năng hành động. Sự kiểm soát cản chặn không cho vốn tri thức phát triển; do đó các chế độ độc tài khó bắt kịp sự phát triển của thế giới tự do ngày nay.
Nhiều người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trong thời gian gần đây đã vận dụng phương tiện truyền thông liên mạng (internet) để chuyển thông tin đến quần chúng sống dưới các chế độ độc tài. Nhưng câu hỏi đặt ra là: thông tin cho người dân “biết để biết” hay muốn trang bị cho họ tri thức để hướng dẫn hành động và đạt kết quả?
Các tin tức thời sự, các bài xã luận, các bài phân tích thời cuộc, các hồi ký… thuộc nhóm thông tin ít hàm lượng tri thức. Các thông tin này hướng về quá khứ và không hướng dẫn hành động nhằm đạt kết quả. Biết chuyện cũ là điều cần nhưng không đủ. Để thoát khỏi vấn nạn, chúng ta phải vạch ra được giải pháp, vẽ ra được con đường tương lai. Muốn thay đổi đất nước, chúng ta phải chuyển tải đến người dân những thông tin với hàm lượng cao về tri thức.
Trên đây là một vài ứng dụng của khái niệm về tri thức. Một cá nhân hay một tổ chức nếu nắm được những nguyên tắc sản xuất, thu hoạch và đầu tư tri thức thì sẽ tăng triển vọng thành công trong công việc của mình

No comments:

Post a Comment