Kính gửi: BBT Bauxite Việt Nam
Chúng em là nhóm talamot (http://www.youtube.com/talamotweare1) mới làm một clip video nho nhỏ để hỗ trợ phong trào vẽ 6 chữ HS.TS.VN với ước mong được góp phần mình cùng các bạn trẻ khắp nơi cùng bày tỏ tấm lòng quyết tâm cho sự vẹn toàn của đất nước.
Trong thời gian qua, trang web của các bác đăng tải nhiều thông tin liên quan đến HS.TS.VN và qua đó chắc chắn nhiều bạn trẻ khắp nơi đã cùng hưởng ứng. Ước mong video clip nhỏ bé này được các bác xem và giới thiệu trên trang nhà Bauxite Việt Nam qua đó sẽ truyền đến tay hàng ngàn bạn đọc khác và mọi người sẽ cùng nhau thấy, cổ võ và góp sức thêm nữa cho tinh thần tuổi trẻ Việt Nam hôm nay.
Trong thời gian qua, trang web của các bác đăng tải nhiều thông tin liên quan đến HS.TS.VN và qua đó chắc chắn nhiều bạn trẻ khắp nơi đã cùng hưởng ứng. Ước mong video clip nhỏ bé này được các bác xem và giới thiệu trên trang nhà Bauxite Việt Nam qua đó sẽ truyền đến tay hàng ngàn bạn đọc khác và mọi người sẽ cùng nhau thấy, cổ võ và góp sức thêm nữa cho tinh thần tuổi trẻ Việt Nam hôm nay.
Xin cảm tạ các bác và chúc các bác luôn khỏe mạnh để giữ vững trang mạng bauxite.
Nhóm Talamot
Phải cứng với Trung Quốc
Tuesday, August 03, 2010 Ngô Nhân Dụng
Một tin vui đang được loan truyền trên mạng lưới toàn cầu: Công ty Google đã công nhận thị xã Lào Cai là thuộc lãnh thổ Việt Nam ! Trong mạng bản đồ Google Earth and Maps, trước đây họ vẽ biên giới Việt Hoa như một đường xuyên qua Lào Cai. Nay, đường ranh giới giữa hai nước đã được đưa lên phía Bắc. Ai dùng GPS khi lái xe qua Lào Cai sẽ không bị tiếng bà đầm nhắc nhở léo nhéo rằng bà đang “tính toán lại, tính toán lại” (recalculating, recalculating) vì xe đang chạy nhầm sang lãnh thổ Trung Quốc! Bà Hurowithz đại diện công ty Google đã viết thư cảm ơn tất cả những người Việt đã yêu cầu công ty lưu ý sử chữa sơ suất này. Những người đã yêu cầu gồm cả người Việt ở trong nước và ngoài nước. Ông Nguyễn Hùng ở Sydney , Úc Châu, đại diện cho một nhóm, đã kêu gọi “anh chị em người Việt trong ngoài nước hãy vào Google Maps xem lại đường biên giới tại các nơi quan trọng khác.” Trước đây, cũng vì nhiều người Việt phản đối nên hội National Geographic ở Mỹ đã phải sửa bản đồ, không gọi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tên Tầu nữa, và không ghi là chúng thuộc Trung Quốc nữa! Khi người Việt đoàn kết với nhau, người ngoại quốc phải lắng nghe!
Người ta không thể nghi oan cho Google là “thân Tầu” mà vẽ sai bản đồ. Vì công ty này mới đây đã “gây sóng gió” cho chính phủ Bắc Kinh khi họ tự ý rút ra không hoạt động trong nước Trung Hoa nữa, vì phản đối chính sách kiểm duyệt tin tức của chế độ cộng sản. Cũng không thể đổ oan cho chính phủ Bắc Kinh tội cố tình cung cấp dữ kiện sai lệch cho Google, để “mở mang biên giới về phía Nam ,” ít nhất trên một tấm bản đồ quốc tế thông dụng! Vì Bắc Kinh cũng biết trên trường ngoại giao có lúc nên mềm, không nên cứng quá!
Tuần trước, tờ Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo) của chính phủ Bắc Kinh, trong số ngày 27 tháng 7 đã viết rằng Trung Quốc nên tránh không “bành trướng một cách đơn phương” định nghĩa về “quyền lợi thiết yếu” của mình. Nhiều khi, một đại cường quốc có thể nhượng bộ về lãnh thổ mà không thiệt hại gì cả, họ viết như vậy. Bài này là một điều mới lạ, vì chỉ trước đó có mấy ngày, chính phủ Bắc Kinh đã làm ầm lên về lời tuyên bố của bà ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội, xác nhận chính phủ Mỹ chống lại việc dùng vũ lực giải quyết các tranh chấp trong vùng Biển Ðông. Làm ồn ào như vậy là một lối “lạy ông tôi ở bụi này!” Không khác gì thú nhận rằng mình đã sẵn sàng dùng vũ lực, tức là đe dọa tất cả các nước Ðông Nam Á chia nhau vùng biển Ðông này! Bắc Kinh biện minh cho những lời phản đối bà Hillary Clinton, nhắc lại rằng vùng Biển Ðông của Việt Nam nằm trong số “quyền lợi thiết yếu” của họ, chính phủ Mỹ không nên xía vào. Bốn chữ “quyền lợi thiết yếu” là một cách dịch sang tiếng Việt cho dễ hiểu (mặc dù cả 4 tiếng đó đều là chữ Hán gốc từ Trung Hoa). Nếu theo nguyên văn những chữ người Trung Hoa dùng, gọi là “hạch tâm quyền lợi,” thì phải dịch là “quyền lợi hạt nhân” mà báo chí tiếng Anh đã dịch sát nghĩa là “core interests” (không phải nuclear interests!) Khi người Việt Nam nghe Bắc Kinh nói vùng biển của nước mình cũng nằm trong danh sách những “quyền lợi thiết yếu” của nước họ, thì, cũng như người dân các nước Ðông Nam Á khác, phải giật mình. Vì trước đây Trung Quốc chỉ nêu các vấn đề ở Ðài Loan, Tây Tạng là thuộc danh sách những “quyền lợi hạt nhân” của nước họ mà thôi! Tây Tạng và Ðài Loan là những mảnh đất đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ hàng thế kỷ, trong khi Biển Ðông vẫn thuộc chủ quyền của nước ta từ bao nhiêu thế kỷ trước, và mới bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974 mà thôi. Nhiều hòn đảo khác trong vùng cũng được các nước Malaysia, Phi Luật Tân, Brunei, vân vân, coi là thuộc nước họ. Nếu Cộng Sản Trung Hoa coi Hoàng Sa, Trường Sa cũng thuộc loại “quyền lợi hạt nhân” của họ, thì không khác gì họ bảo các nước khác hãy tránh xa ra, cho họ một mình giải quyết các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ trong vùng này. Nghĩa là họ muốn đóng vai bá chủ.
Trong khi đó, một tuần báo ở Trung Quốc, tờ Outlook Weekly (Liễu Vọng Kỳ San) của Tân Hoa xã mới nhắc đến ý kiến của một nhà nghiên cứu quân sự, nhắc nhở rằng không nên lạm dụng từ “hạch tâm quyền lợi;” vì dùng chữ đó nhiều quá có thể làm cho những lời tuyên bố của chính phủ Bắc Kinh dần dần mất ảnh hưởng răn đe đối với các nước khác. Nghĩa là, nếu cái gì cũng đem gọi là “hạch tâm quyền lợi,” thì nếu sau đó không bảo vệ được, các nước khác sẽ coi thường. Những ý kiến này, cũng như ý kiến trên Hoàn Cầu Thời Báo, được đưa ra sau khi chính phủ Bắc Kinh kịch liệt phản đối những lời bà Hillary Clinton mới nói ở hội nghị vùng Á Châu họp tại Hà Nội, không có nghĩa là tờ báo ở Bắc Kinh có ý nói nên rút lại, không coi vùng Biển Ðông thuộc loại quyền lợi thiết yếu của họ nữa. Nhưng cũng khiến cho các phái viên tuần báo Economist ghi nhận và loan tin trong số báo tuần này, trong bài tường thuật về cảnh đối đầu Trung, Mỹ đang diễn ra ở các vùng biển Á Ðông. Cho nên các ý kiến nêu ra có thể lien hệ đến một vùng biển khác, chứ không phải vùng Ðông Nam Á.
Trong tuần qua, hàng không mẫu hạm USS George Washington dẫn đầu một cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ và Nam Hàn, ở Biển Nhật Bản. Bắc Hàn làm ồn ào với lời đe dọa chiến tranh, chính quyền Bắc Kinh cũng lên tiếng phản đối lấy lệ, nhưng cuộc thao dượt vẫn diễn ra.
Các chính phủ Nam Hàn và Mỹ cho thấy họ không coi những lời phản đối của Bắc Kinh và Bắc Hàn là quan trọng, mặc dù trước đó Mỹ đã nhượng bộ Bắc Kinh một điều rồi. Mới đầu, chính phủ Nam Hàn muốn thao diễn Hải Quân chung trong vùng Hoàng Hải, là nơi Bắc Hàn đã đánh đắm chiến hạm Cheonan của Nam Hàn mới đây; một cách để trả đũa ngoại giao. Nhưng Hoàng Hải gần quá, ngay sát bên Trung Quốc. Vì vậy hai nước quyết định diễn tập ở phía biển bên kia, giữa Nam Hàn và Nhật Bản. Nhưng việc đổi chỗ này cũng mang một ý nghĩa khác: Nhật Bản cũng nằm trong liên minh quân sự với Mỹ. Hải Quân Nhật đã gửi quan sát viên đến dự cuộc thao diễn này. Nhật Bản cũng tỏ ra lo ngại trước việc bành trướng của Trung Quốc. Họ đã quyết định đặt thêm hai tầu ngầm, lần đầu tiên gia tăng vụ khí cho Hải Quân Nhật kể từ một phần tư thế kỷ nay.
Những hành động của Nam Hàn, Nhật Bản và Mỹ chứng tỏ đứng trước thái độ đe dọa của Bắc Kinh thì phải cứng rắn, chính người Trung Hoa sẽ chịu lùi. Những ý kiến nêu lên trong Hoàn Cầu Thời Báo và Liễu Vọng Kỳ San có lẽ nhắm cảnh cáo các lãnh tụ ở Bắc Kinh không nên đem Hoàng Hải vào vùng các “quyền lợi hạch tâm” của nước Trung Hoa! Vì nước Tầu không đủ sức thi thố quyền bá chủ trong vùng đó!
Nhưng đối với miền Ðông Nam Á thì họ tự tin hơn. Vì nước lớn nhất trong vùng là Việt Nam coi như họ đã nắm được rồi! Tháng 3 vừa qua, Bắc Kinh đã thông báo cho Washington rằng họ coi vùng Biển Ðông nước ra thuộc loại quyền lợi thiết yếu của họ, và sau đó các nước Ðông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đã mở một chiến dịch vận động chính phủ Mỹ quan tâm về vấn đề này.
Chính phủ Obama đã đón nhận những “lời mời” đó, bằng cách từ từ bắn ra từng tín hiệu một, để thăm dò thái độ của Bắc Kinh. Ông Robert Sher, phụ tá ngoại trưởng Mỹ đã nói giống hệt như bà Clinton khi ông ra điều trần trước một ủy ban thẩm xét các liên lạc kinh tế và an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc. Tiếp theo, đầu tháng 6, ông Robert Gates, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lại nói ở Singapore rằng nước Mỹ phản đối tất cả các vụ dùng vũ lực xâm phạm đến quyền tự do đi lại trong vùng biển Ðông. Sau đó, phụ tá của ông Gates đến Hà Nội nhắc lại nguyên văn các ý kiến đó. Những lời tuyên bố này không hề được chính quyền Bắc Kinh nhắc đến dù để phản đối! Tại sao họ lại làm ồn lên về bà Clinton ?
Có thể vì họ bị bất ngờ, không nghĩ bà Clinton sẽ nhắc nhở đến vấn đề Biển Ðông ở ngay thủ đô Việt Nam . Giới quốc phòng nói thì hiểu được, nhưng bà ngoại trưởng lên tiếng thì lạ, vì cái hội nghị này xưa giờ vẫn chỉ là nơi giao tế ăn nhiều, nói nhẹ mà thôi. Việc bà Clinton nói tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng hơn ý kiến bà nói ra, vốn là một chính sách của tất cả các chính phủ Mỹ từ lâu rồi.
Hoặc đây là một giọt nước làm tràn ly, bà Clinton đổ thêm nước vào sau khi ông Gates bắt đầu. Chiến thuật tiến từng bước của chính phủ Mỹ làm họ lo ngại, thấy phải chặn ngay lại. Ngoại Trưởng Dương Thiết Trì đã phản đối chính phủ Mỹ là cố ý “quốc tế hóa” các tranh chấp trong vùng biển thuộc loại “ao nhà” của họ, để họ giải quyết với từng nước một; cũng như Nam Mỹ vốn vẫn bị coi là “sân sau” của Mỹ vậy. Nhưng rõ ràng chính phủ Obama không công nhận quyền bá chủ của Bắc Kinh trong vùng này.
Ðây là một cơ hội cho Việt Nam và các nước Ðông Nam Á khác. Phải thẳng thắn lên tiếng ủng hộ ý kiến của bà Clinton , trong khi vẫn đòi hỏi Trung Quốc phải tôn trọng các quyền lợi trên các đảo của mình.
Ðối với chính quyền Bắc Kinh, đã tới lúc phải tỏ ra cương quyết thì mới được họ kính trọng. Hải Quân Trung Quốc vẫn tiếp tục đánh phá các ngư phủ Việt Nam đánh cá gần Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam khi thấy bất cứ một người dân nào của nước mình bị tấn công và bắt cóc, hãy mạnh dạn phản đối. Hãy dọa sẽ xé bỏ những khẩu hiệu “16 chữ vàng” ngay lập tức, vì chính quyền Bắc Kinh không hề tôn trọng các giao ước giả dối đó!
Trong việc ngoại giao, có lúc phải biết sử cứng chứ không thể mềm mãi được. Hãy coi một công ty như Google, hay một hội như National Geographic, nếu không có người Việt Nam ồn ào phản đối thì bao giờ họ mới thay đổi bản đồ của họ?
No comments:
Post a Comment