Thursday, September 30, 2010

MỸ VÀ LIÊN ÂU TẤN CÔNG TRUNG QUỐC -- ( Thủ đoạn lưu manh của Trung quốc không tránh khỏi sự quan sát với khinh khi của nhóm G20 )


Tấn công tận
Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (OMC/WTO)



Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2008-09 vẫn chưa phục hồi cho Hoa kỳ và Liên Âu. Chính quyền OBAMA tiêu tốn tiền bạc cho những Chương trình Kích thích Kinh tế, nhưng hiệu quả không gặt hái được là bao. Liên Âu, dù với những Chương trình Kích thích của mỗi nước, nhưng lại rơi vào tình trạng Khủng hoảng Nợ Công khiến nước nào cũng phải ra chương trình thắt lưng buộc bụng khiến Dân chúng bất bình.
 
Vấn đề Thất nghiệp tại Hoa kỳ và Liên Âu trở thành thời sự nặng nề cho các Chính quyền.
 
Các Chính quyền nhìn thấy lý do chính, đó là sự gian giảo Thương Mại và Tiền Tệ từ Trung quốc. Hàng Trung quốc tràn lan, được hỗ trợ bởi một chính sách Tiền tệ hỗ trộ xuất cảng của Trung quốc. Hoa kỳ và Liên Âu trước đây phản ứng từ tốn vì còn hy vọng bán  hàng Kỹ nghệ cho Khối người khổng lồ Trung quốc. Trung quốc ỷ có khối người khổng lồ mà Mỹ và Liên Âu hy vọng tiêu thụ, nên luôn giữ thái độ ương ngạnh và hiếu chiến. Từ lâu, chúng tôi đã theo rõi  việc tràn lan Hàng hóa Trung quốc (Thương Mại) và việc giữ Tỉ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la (Tiền Tệ). Hai việc này ngày nay trở thành quan trọng gây hậu quả cho Kinh tế Hoa kỳ và Liên Âu, nhất là cho vấn đề Thất nghiệp mà các Chính phủ khó lòng giải quyết. Đã đến lúc phải mạnh tay giải quyết cho tính ương ngạnh, hiếu chiến của Trung quốc về hai vấn đề này.
 
=>       Thương Mại

 Trung quốc nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (OMC/WTO) năm 2001. Đợt đầu tiên ngay sau khi vào OMC/WTO là hàng May Mặc và hàng Da của Trung quốc tràn ngập Liên Âu và Hoa Kỳ khiến cho ngành nghiệp này bị thiệt hại tại Mỹ, nhất là tại Liên Âu (các quốc gia quanh vùng Địa Trung Hải). Năm 2003, Liên Âu phản ứng tăng thuế nhập hàng Da và hàng May Mặc từ Trung quốc, nhưng các nước Kỹ nghệ tại Liên Âu nhẹ tay vì  còn ham bán hàng Kỹ nghệ cho Trung quốc, nhất là ham nước này cho những Dự án Lò nguyên tử… Biết chỗ yếu ấy, Bộ trưởng Thương mại Trung quốc ung dung tuyên bố tại Bruxelles: “Để mua một chiếc Máy bay của Tây phương , chúng tôi phải bán bao nhiêu chục triệu áo Sơ mi !”
 
Nhưng cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới xẩy ra, các nước thuộc Liên Âu và Hoa kỳ hoảng sợ và phải  ngầm nghĩ đến những biện pháp chế tài thực sự đối với hàng hóa Trung quốc. Trung quốc ý thức sự nguy hiểm của con ma Che chở Kinh tế (Prtectionnisme/ Protectionism) thường hiện ra sau những cuộc Khủng hoảng. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nên sợ hãi con ma Che chở Kinh tế từ hai Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Âu.
 
=>       Tiền Tệ
 
Đồng Nhân Dân Tệ bám chặt lấy đồng Đo-la và được định giá cứng ngắc. Tỷ giá đồng Yuan được định thấp hẳn xuống đối với Đo-la. Độ cách thấp hẳn xuống này nhằm hỗ trợ cho việc xuất cảnh hàng hóa sản xuất từ Trung quốc đồng thời ngăn chặn việc nhập cảng hàng hóa nước ngoài được thanh trả bằng Đo-la.
 
Từ thời TT.BUSH, chủ trương lưu manh Tiền Tệ này của Trung quốc chỉ được cảnh cáo nhẹ nhàng. Nhưng trong cuộc Khủng hoảng 2008-09 và nhất là hậu quả lên tình trạng Thất nghiệp hiện nay và cho cán cân Mậu Dịch tại Hoa kỳ và Liên Âu, vấn đề gian manh Tiền Tệ phải được đặt ra và giải quyết dứt khóat.
 
Ngay trong cuộc Khủng hoảng 2008-09, lúc đầu Trung quốc tìm hết lý do đổ lỗi cho sự thống trị của đồng Đo-la, thậm chí kéo vây cánh nhằm lật Ngai vàng của “Impérialisme du Dollar” (Lờ kết tội của Staline sau Hội Nghị Bretton Woods 1944).
 
Từ đầu năm 2010, phong trào Dân biểu, Thượng nghị sĩ Hoa kỳ làm mạnh, đòi TT.OBAMA phải áp lực lên Bắc Kinh để nâng tỉ giá đồng Yuan.  Trung quốc vẫn lẩn tránh. Mỗi lần Hoa kỳ làm mạnh, thì Trung quốc nhích tỉ giá lên một chút. Cuối tháng 6/2010 vừa rồi, nhân Họp Thượng đỉnh về Nguyên Tử tại Mỹ, Hồ Cẩm Đào đã long trọng tuyên bố trực tiếp với OBAMA là sẽ cho thả lòng đồng Yuan. Nhưng rồi lời hứa này sau đó đã được gói ghém trong thủ đoạn lưu manh nhằm đánh lừa Hoa kỳ và Thế giới. Từ cuối tháng 6/2010 cho đến nay, vấn đề Tiền Tệ không được nhắc tới. Nhưng bắt đầu từ trung tuần tháng 9/2010 này, Quốc Hội Hoa kỳ lại nêu ra và đòi TT.OBAMA phải làm mạnh.
 
Hai vấn đề Thương Mại và Tiền Tệ gắn liền với nhau. Mua Bán Hàng hóa thì phải thanh trả, nghĩa là Hàng hóa trao đổi thì phải trả bằng Tiền.
 
Nếu Trung quốc còn lưu manh lẩn tránh để lừa đảo, thì Quốc Hội Hoa kỳ yêu cầu TT.OBAMA phải dùng đến những biện pháp chế tài Thương mại đối với Trung quốc. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nên phải xử dụng con ma Che Chổ Kinh tế (Protectionnisme/Protectionism) mà Trung quốc sợ sệt để hù dọa nước này thì may ra Bắc Kinh mới thay đổi chủ trương Tiền tệ lưu manh.

 
Tóm tắt tình trạng Mậu Dịch Thế giới và
chủ trương Tỷ giá đồng Yuan
 
Như trên đã nhắc tới, chúng tôi đã theo rõi hai vấn đề này và đã viết nhiều bài. Ơû đây, xin tóm tắt lại để độc giả thấy con ma Che Chở Kinh tế (Protectionnisme/Protectionism) đã hiện ra như thế nào đối với Mậu Dịch Thế giới và thấy sự ương ngạnh cũng như lưu manh của Trung quốc ra sao đối với Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ. 

Trung quốc sợ và
con ma Che Chổ Kinh tế đã hiện ra hiện ra thực 
WORLD ECONOMIC FORUM (WEF 39 Davos) đầu năm 2009 đã sống trong viễn tượng của một cuộc CHE CHỞ (Protectionnisme/ Protectionnism) về MẬU DỊCH quốc tế mà hai phái đòan Thủ tướng POUTINE của Nga và Thủ tướng ÔN GIA BẢO của Trung quốc đã phài dến hùng hậu tại WEF Davos để kêu nài từ ngày Khai mạc WEF 39 Davos 28.01.2009
 
Sang họp Hội Nghị WEF Davos 2009 cũng như đi họp những lần G20, Trung quốc chỉ xoay quanh vấn đề kêu gọi đừng Che Chở Mâu Dịch. Những Chính quyền rất dễ kêu gọi như Trung quốc, nhưng thực tế thì lại ngầm đưa những biện pháp Che Chở Kinh tế trá hình (Protectionnisme déguisé/ Hidden Protectionism)
 
Trong tình trạng Khủng hoảng Kinh tế, khi các Chính quyền phải vay mượn tiền bạc (Dân phải trả sau đó) để làm những Chương trình Kích thích Kinh tế, thì các Chính quyền ấy phải sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chính trong nước, chứ không thể đem tiền nhập cảng hàng hóa nước ngoài. Ông tổ của Lý thuyết Kích cầu Kinh tế, KEYNES, cũng day như vậy.
 
Ngày 11.02.2009, tờ THE WALL STREET JOURNAL đăng bài của Leila ABBOUD với tựa đề FRANCE’S CAR-BAILOUT PLAN IS CRITICIZED AS PROTECTIONIST. Thực vậy: “France unveiled a plan on Monday to give Euro.6 billion in low-interest loans to RENAULT SA. and PSA PEUGEOT-CITROEN in exchange for promises that they won’t close factories in France or lay off workers for duration of the loan.“ (page 4) (Nước Pháp tiết lộ cho biết hôm thứ Hai Chương trình Euro 6 tỉ cho RENAULT và PEUGEOT-CITROEN vay với lãi suất hạ với điều kiện là những Hãng này hứa sẽ không đóng cữa các cơ sở sản xuất trên đất Pháp hay không thải nhân công trong suốt thời gian vay vốn.).
 
Cũng vậy Chương trình Khởi động Kinh tế USD.738 tỉ của Hoa kỳ đi kèm theo khẩu hiệu từ Quốc Hội đến OBAMA rằng “BUY AMERICA“ mang tính cách CHE CHỞ KINH TẾ. Không thể mang tiền của Dân chúng Mỹ đi “BUY CHINA “ tạo công ăn việc làm cho Dân Trung quốc.
 
Bộ trưởng Kinh tế Anh quốc, Alistair DARLING, đã thực sự lên tiếng cảnh cáo hai chủ trương mang khía cạnh Che chở Kinh tế này: “Il attaque Barack OBAMA et sa campagne “Achetez américain“. Il tacle aussi Nicolas SARKOZY qui a déclaré que “si on donne de l’argent aux industries automobiles, ce n’est pas pour apprendre qu’une nouvelle usine va partir en République Tchèque“ (page 23) (Oâng tấn công Barack OBAMA và việc phổ biến câu “Hãy mua tại Hoa kỳ“. Oâng cũng chỉ trích Nicolas SARKOZY đã tuyên bố rằng nếu người ta cho tiền cho những Kỹ nghệ Xe hơi, thì không phải là sẽ nhận được tin rằng một Nhà máy mới sẽ được chuyển sang Cộng hòa Tcheque).
 
Mặc dầu sợ sệt Che Chở Mậu Dịch như vậy, nhưng từ sau cuộc Họp G20 tại Hoa Thịnh Đốn, Ngân Hàng Thế Giới đã xác nhận con ma Che Chở Kinh tế đã hiện ra:
 
La quasi-totalité des pays du G20 ont pris des mesures protectionnistes
mercredi 18 mars 2009 | Publié 09:54 | Actualisé 09:57
 
« La Chine s'inquiète du protectionnisme américain.
Au niveau mondial, la Banque mondiale a répertorié 66 mesures susceptibles d'affecter négativement les échanges, dont 47 ont déjà été mises en oeuvre. »
 
« Hầu như toàn thể các nước thuộc G20 đã lấy những biện pháp Che Chở Kinh tế. Trung quốc lo ngại việc Che Chở Kinh tế của Mỹ. Oû mức độ Thế giới, Ngân Hàng Thế Giới đã kiểm điểm có 66 biện pháp coi như ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại, trong đó 47 biện pháp đã được thực hiện thực sự « .
 
Ngay từ sau cuộc họp G20 này, chúng tôi đã viết về viễn tượng Mậu Dịch Thế Giới dựa trên những thương thảo hoặc trả đũa song phương (réprésailles bilatérales). Chúng tôi viết thời ấy như sau :
 
« Việc TỰ DO MẬU DỊCH trong những năm tới không thể được mọi người hồ hởi quyết định dễ dàng như trước, thời gian mà mỗi quốc gia chưa bị Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế đe dọa. Mậu Dịch Quốc tế, trong thời gian khó khăn Kinh tế, gồm những Thương Thảo Song Phương (Négociations Commerciales Bilatérales) trong đó mỗi phía rút ra được những lợi nhuận có thể chấp thuận được. Từ Sách Lược Che chở Kinh tế, có thể có những biện pháp trả đũa (Mesure de représaille). Từ đó có những thương thảo song phương một mặt để tránh việc trả đũa và mặt khác để chia nhau quyền lợi hỗ tương. »
 
Trong những tuần gần đây, Quốc Hội Hoa kỳ thúc đẩy OBAMA làm mạnh với Trung quốc về Tỷ giá đồng Yuan và nếu Bắc Kinh vẫn ương ngạnh gian manh lần hồi, thì xử dụng những biện pháp Che Chở Thương mại. Đó là sự thường tình để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. 
Ương ngạnh và lưu manh của Trung quốc
về Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ 
Lúc đầu của cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế, Chu Tiểu Xuyên , Thống Đốc Ngân Hàng Trung quốc tìm vây cánh muốn lật đổ Ngai vàng của Đế quốc Đo-la. Ông kêu gọi thay thế Đo-la bằng một thứ Tiền từ Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/ FMI) chẳng hạn. TT.SARKOZY và một số nước thuộc Khối G20 hồ hởi ủng hộ.
 
Nhưng việc không thành vì đồng Đo-la vẫn chiếm 80% thanh khoản Thế giới.
 
Nền Kinh tế Hoa kỳ đình trệ. Thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng. Vào tháng 3/2010, việc đòi hỏi của Hoa kỳ trở thành cấp bách vì có sự thúc đẩy của Quốc Hội Mỹ. Nhưng chính Bộ trưởng Geithner đã xin hòa hoãn để Oâng thương lượng với Tầu.
 
Thấy thái độ của Oân Gia Bảo trịch thượng, nhất là còn tấn công Hoa kỳ, Quốc Hội Hoa kỳ tiến thêm.
 
Đây là nội dung của Lá thư của các Nghị sĩ và một số Thượng nghị sĩ yêu cầu TT.Obama phải thi hành.
 
Ký giả Daniel DOMBEY từ Hoa Thịnh Đốn đã viết trên tờ Financial Times ngày 16.03.2010, trang 1, như sau:
 
“More than 100 memebers of the US Congress yesterday called on the Obama administration to label China a currency manipulator, in a move that highlighted the pressure on Washington to take a more confrontational stance towards Beijing” (Trên 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã yêu cầu Chính quyền Obama phải kêu Trung quốc là người xử dụng biến hóa tiền tệ, trong một phong trào nhấn mạnh áp lực lên Washington để lấy vị trì chạm trán mạnh hơn với Bắc Kinh)
 
Hai Thượng nghị sĩ Chuck SCHUMER, Dân chủ New York, và Lindsey GRAHAM, Cộng hòa South Carolina, cũng lên tiếng tố cáo:
 
“Beijing’s refusal to let its currency appreciate was damaging the US economic recovery and hurting American competitiviness”.
 
“China’s currency manipulation would be unacceptable even in good economic times. At a time of 10 per cent of unemployment, we will simply not stand for it.”
 
(Việc từ chối của Bắc Kinh không để tỷ do tiền của họ tăng đã làm hại việc phục hồi Kinh tế Hoa kỳ và làm tổn hại tính cạnh tranh của Mỹ)
 
(Việc uốn nặn điên đảo đồng tiền Trung quốc không thể chấp nhận được ngay cả trong thời nền kinh tế yên lành. Ơû thời điểm có 10% thất nghiệp, chúng ta không thể đứng khoanh tay như vậy được.) (Financial Times 17.03.2010, p.3)
 
Bộ trường Geithner trách nhiệm làm Bản Báo Cáo và phải đặt vào trong đó những chữ “Currency Manipulator” để gọi Trung quốc. Bản Báo Cáo phải ra ngày 15.04.2010. Nhưng Geithner đã xin gia hạn thêm.  Trung quốc tỏ ra vui mừng về việc gia hạn của Bản Báo Cáo này.
 
Nhân chuyến thăm Aán Độ ngày 07.04.2010, Bộ trưởng Geithner đã qua Trung quốc gặp Phó thủ tướng để sửa sọan cho cuộc gặp giữa Hồ Cẩm Đào và Obama trong dịp Họp Thượng đỉnh về An tòan Nguyên tử tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12.04.2010.
 
Tại Hoa Thịnh Đốn, Hồ Cẩm Đào đã tỏ ra hòa hõan và có những lời hứa sẽ tăng Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ đối với đồng Đo-la. Thái độ hòa hõan và những lời hứa này là thành thực hay đó chỉ là lùi một bước để tìm kế gian giảo lừa nữa.
 
Hai Ký giả Shen HONG và Aaron BACK từ Bắc Kinh đã viết đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 14.04.2010, trang 9:
 
“China President Hu Jintao indicated to U.S.President Barack Obama that Beijing remains committed to gradually changing its currency policy and helping to increase imports from U.S., according to the report Tuesday by the state-run Xinhua news agency.”
 
“Mr.Hu’s reaasurance, at the face-to-face meeting with the U.S.President on Monday, indicated an effort at conciliation and cooperation on an issue that has been a source of tension between two nations.”
 
“Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào đã khẳng định với Tổng thống Mỹ rằng Bắc Kinh hứa sẽ thay đổi dần dần chính sách tiền tệ của mình và giúp tăng nhập cảng từ Hoa kỳ, đó là theo báo cáo của Tân Hoa xã hôm thứ Ba.”
 
“Việc tái khẳng định của Oâng Hồ, trong cuộc họp đối mặt với Tổng thống Mỹ hôm thứ Hai, đã chứng tỏ sự cố gắng giảng hòa và hợp về một vấn đề đã khơi nguồn căng thẳng giữa hai nước.”
 
Đó chỉ là lời hừa và khi viết bài ngày 22.04.2010, chúng tôi nghĩ đây chỉ là cách hoãn binh. Thực vậy, cho đến nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn giữ ở giá hạ làm thủ thuật cạnh tranh hàng hóa Trung quốc xuất cảng ra các Thị trường.
 
Chờ mãi không thấy Trung quốc giữ lời hứa, Quốc Hội Hoa kỳ lại làm mạnh trong dịp tháng 6/2010, nhất nữa nhân dịp Họp G20 cuối tháng này tại Toronto.
 
Trước lời hứa không thi hành và nhất là gần đây, nhân việc Trung quốc tuyên bố xuất cảng của họ trong tháng Năm vừa rồi tăng 48.5% sánh với tháng Năm năm ngoái, Quốc Hội Hoa kỳ đã tức bực và làm mạnh, thúc đẩy TT.Obama và Bộ trưởng Geithner phải dứt khoát yêu cầu Trung quốc tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
 
Hai Ký giả Alan BEATTLE từ Hoa Thịnh Đốn và Geoff DYER từ Bắc Kinh, dưới đầu đề CHINA EXPORT SURGE ANGERS US (Làn sóng tăng xuất cảng Trung quốc làm Hoa kỳ bực tức), đã viết trên tờ Financial Times 11.06.2010, trang 1, như sau:
 
“A surge in Chinese exports and rising anger in the US Congress will put renewed pressure on China to allow its currency to rise against the US dollar.” (Làn sóng tăng xuất khẩu hàng Trung quốc và sự bực tức đang tăng của Quốc Hội Mỹ sẽ áp lực lại Trung quốc phải để tiền của họ tăng giá lên đối với đồng đo-la Mỹ.)
 
Việc áp lực Trung quốc tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ không phải chỉ từ phía Hoa kỳ mà còn từ phía những Quốc gia khác nữa, nhất là những Quốc gia đang muốn Công nghệ hóa nền Kinh tế của mình.
 
Cuộc họp G20 tại Toronto trong tháng này sẽ đặt ra vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Về cuộc Họp này, Ký giả Irwin STELZER đã viết trên tờ The Wall Street Journal 14.06.2010, trang 2, như sau: “The Leaders will agree: China’s insistence on pegging its currency to the dollar is causing serious imbalances in the world trade “ (Các Lãnh tụ sẽ đồng ý: việc cố thủ của Trung quốc móc cứng ngắc đồng tiền của họ vào đo-la đang gây ra những mất thăng bằng cán cân thương mại thề giới)
 
Quốc Hội Hoa kỳ nhất thiết đưa áp lực này cũng như cuộc Họp G20 , đó là cái họa vô đơn chí đến cho Trung quốc. Cái hoạ thứ nhất là những cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương, nghĩa là tăng giá thành sản xuất. Cái họa thứ hai là tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ cũng đi theo chiều hướng làm tăng giá hàng xuất cảng. Cả hai đánh vào chính hai thủ thuật độc tài Chính trị của Trung quốc can thiệp vào Kinh tế/Thương mại, nghĩa là làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Trung quốc. Hai cái họa này làm thành hai yếu tố đánh vào yếu huyệt của Kinh tế Trung quốc để đẩy đến Khủng hoảng cho chính Lãnh vực thực Kinh tế. Cuộc Khủng hoảng khi xẩy ra, đó là Lãnh vực Kinh tế thực, chứ không phải Lãnh vực Ngân Hàng và Tài chánh.
 
Một bước lùi kế hoạch
 
Thứ Bẩy 19.06.2010, một tuần trước ngày khai mạc Hội nghị G20 tại Toronto, Trung quốc Hồi âm qua Thông báo của Ngân Hàng Trung Ương. Thông báo của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc có thể coi như một sự chấm dứt chính sách tỷ giá để cho đồng nhân dân tệ bám chặt vào đồng đô la, nghĩa là để cho đồng Yuan lên xuống theo thời giá.
 
Phản ứng của Thế giới lạc quan, nhưng cũng có những dè dặt bởi lẽ tỉ giá đồng Yuan vẫn nằm dưới quyền quyết định độc tài và kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy Trung quốc có thể đưa ra những trường hợp hạn định một quyết định đã tuyên bố trước. Người ta cũng không quên rằng tỉ giá đồng Yuan là một yếu tố chính cho chủ trương Kinh tế xuất cảng của Trung quốc.
 
TT.  Obama gọi quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là một bước xây dựng , hoan nghênh loan báo hôm thứ Bảy của Trung Quốc sẽ để cho đồng tiền của họ có tỷ giá trao đổi linh hoạt hơn, gọi quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là một bước xây dựng, giúp cho kinh tế toàn cầu hồi phục.
 
Lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cũng hoan nghênh động thái của Trung Quốc sẽ để cho đồng Nhân dân tệ được định giá lại, sau gần hai năm giữ đồng tiền này ở mức khoảng 6,8 ăn một đôla Mỹ.
 
Tuy nhiên, theo một số quan sát viên về Tiền tệ, đây cũng chỉ là một bước lùi chiến thuật, một động tác mang tính biểu tượng, để làm giảm căng thẳng, tránh được những chỉ trích tại hội nghị thượng đỉnh G20, bởi vì Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc là cơ quan ấn định tỷ giá cơ bản và việc điều chỉnh tỷ giá được tiến hành từng bước do sự quyết định về biên độ giao động.
 
Theo ông Fred Bergsten, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, được AFP trích dẫn thì đương nhiên, Trung Quốc muốn chứng tỏ là đã làm một số việc trước hội nghị G20. Phản ứng của G20 trước sáng kiến Trung Quốc phụ thuộc vào mức độ dao động tỷ giá từ nay đến khi khai mạc hội nghị.
 
Ông Eswar Prasad, giáo sư đại học Cornell, New York, Hoa Kỳ nhận định rằng có nhiều chỉ số cho thấy việc tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ rất khiêm tốn, bởi vì trong thông báo, Ngân Hàng Trung Uơng Trung Quốc cho rằng kinh tế thế giới đang ổn định và dư thừa cán cân vãng lai của Trung Quốc đã giảm một cách đáng kể. Do vậy, nếu đồng nhân dân tệ không tăng giá nhanh và mạnh so với đô la thì cần phải tiếp tục làm áp lực chính trị đối với Bắc Kinh.
 
Công ty tư vấn kinh tế Anh Quốc Capital Economics thẩm định là từ nay đến cuối năm, giá trị đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ chỉ tăng khoảng 2%. 
 
Thay vì treo chặt đồng Yuan vào đồng Đo-la với tỉ giá cứng ngắc để Hoa kỳ và Thế giới có thể xử dụng những biện pháp chế tài Thương mại, Ngân Hàng Trung Ương Trung quốc tuyên bố một tỉ giá uyển chuyển, nhưng chỉ uyển chuyển trong biên độ được định bởi Ngân Hàng Trung ương. Hãy tưởng tượng con rắn đút vào một cái ống cứng ngắc không thể cựa quậy được. Ngày nay Trung quốc tuyên bố con rắn ấy có thể cựa quậy trong một cái ống có cỡ rộng hơn. Độ rộng của cái ống là do Ngân Hàng Trung ương quyết định nới rộng đường kính (biên độ).
 
Ngày 19.06.2010, tuyên bố để cho con rắn (tỉ giá đồng Yuan) di động, thì Hoa kỳ, G20 và Thế giới hoan hỉ, nhưng khi buộc con rắn phải chui vào cái ống, thì Thế giới phải nghĩ đến cái mưu tàng ẩn trong cái ống đó.
 
Chương trình tìm gian giảo của Trung quốc
(Un plan machiavelique)
 
Ký giả Marie De VERGES, ngày 24.06.2010, viết trên Le Monde, trang 13, và không ngần ngại gọi đây là UN PLAN MACHIAVELIQUE (MỘT CHƯƠNG TRÌNH LƯU MANH). Ký giả viết:
 
“Vraie concession ou simple manoeuvre ? Aux Etats-Unis comme en Europe l’enthousiasme le dispute à la méfiance et à l’incrédulité quant aux réelles motivations de Pékin, qui vient d’annoncer un assouplissement des règles  de fluctuation du Yuan. Avides d’y voir un peu plus clair sur les perpectives d’une réévaluation, investisseurs et analystes scrutent à la loupe les variations de la monnaie chinoise. La Banque populaire de Chine s’emploie consciencieusement à brouiller les pistes. Mercredi 23 Juin, elle a fixé le cours pivot du Yuan – ou Renminbi (RMB – en baisse de 0.18% par rapport à la veille, à 6.8102 yuans pour un dollar. Mardi, au contraire, la Banque Centrale avait laissé la devise signer sa plus forte appréciation depuis Juillet 2005: en hausse de 0.43% face au billet vert, à 6.69 yuans pour un dollar. Le RMB est autorisé à fluctuer quotidiennement dans un couloir de plus ou moins 0.5% autour de ce cours de référence.”
 
(Nhượng bộ thật hay chỉ là lèo lái tráo trở ? Tại Hoa kỳ cũng như ở Aâu châu, sự hăng hái biện luận về điều ấy với sự ngờ vực và khó tin vào những viện lý thực của Bắc Kinh, mà một sự giảm nhẹ đi những nguyên tắc lên xuống của đồng Yuan vừa mới tuyên bố. Ham muốn nhìn vào đó cho thấy rõ viễn tượng của việc nâng tỉ giá, những nhà đầu tư và những nhà phân tích rà soát với kính phóng lớn những thay đổi của tiền Tầu. Ngân Hàng Nhân dân Trung quốc đã chủ ý làm lộn xộn những dấu vết tìm kiếm. Thứ Tư 23.06, Ngân Hàng đã định giá trụ cốt của đồng Yuan – hay đồng Nhân Dân Tệ (RMB) – hạ cuống 0.18% đối với đêm trước, tức là 6.8102 yuan cho một đo-la. Thứ Ba, ngược lại, Ngân Hàng Trung Ương đã để cho đồng tiền tăng lên rất mạnh kể từ tháng Bẩy 2005: tăng 0.43% đối với giấy bạc xanh, tức là 6.69 yuan cho một đo-la. Đồng Nhân Dân Tệ được phép lên xuống hàng ngày trong một hành lang hơn kém 0.5% chung quang tỉ giá cột trụ)
 
Theo Ký giả Marie De VERGES, thủ đoạn lưu manh của Trung quốc không tránh khỏi  sự quan sát với khinh khi của nhóm G20. Việc tuyên bố một tuần trước ngày Họp G20, 25-27.06.2010, cho đồng Nhân Dân Tệ thay đổi theo thời giá chỉ là một thủ đoạn làm giảm những công kích có thể đi đến quyết định mạnh tại cuộc Họp đối với xuất cảng Trung quốc. Nó cũng được xử dụng như một cái cớ để Trung quốc lòng vòng bào chữa sự lưu manh thương mại của mình trong Hội Nghị.
 
Kinh tế gia trưởng của NATIXIS, Oâng Patrick ARTUS, cũng tuyên bố : “Certains (économistes ) ne sont pas loin de prêter aux chinois un “plan machiavélique “ (Một số người (Kinh tế gia) không xa việc gán cho người Tầu “một Chương trình lưu manh “ (Le Monde 24.06.2010, p.13).
 
Không lạ gì mà Quốc Hội Hoa kỳ đã thúc đẩy Bộ trưởng GEITHNER phải ghép cho Bắc Kinh danh hiệu “Giảo hoạt Tiền tệ “ (Currency Manipulator).
 
Sở dĩ Trung quốc phải giảo hoạt xử dụng độc tài để khống chế tỉ giá tiền tệ vì sự cạnh tranh hàng hóa Trung quốc không dựa trên phẩm chất hàng hóa, mà dựa trên giá cả liên quan mật thiết với đồng lương nhân công và tỉ giá đồng tiền chi tiêu ở quốc nội (Nhân Dân Tệ) và đồng tiền thu nhập vào từ nước ngoài (85% là đồng Đo-la).
 
Để kết luận bài viết, Ký giả Marie De VERGES nhắc đến thái độ của Quốc Hội Hoa kỳ:
 
“Les Sénateurs doutent que les modestes concessions de Pékin  puissent contribuer à réduire le colossal déficit commercial vis-à-vis de la Chine. Ils ne comptent pas renoncer à leur projet de loi visant à imposer des sanctions sur les importations chinoises”
 
(Các Thượng Nghị sĩ nghi ngờ rằng những nhượng bộ nhỏ bé của Bắc Kinh có thể đóng góp vào việc làm giảm sự mất cân bằng khổng lồ thương mại đối với Trung quốc. Những Thượng Nghị sĩ không từ bỏ Dự Luật của họ nhằm những chế tài trên những nhập cảng từ Trung quốc.) (Le Monde 24.06.2010, trang 13).
 
Từ cuối tháng 6/2010 cho đến trung tuần tháng 9/2010 này, Trung quốc đã yên lặng đánh lận con đen trong chương trình lưu manh của mình. Chúng tôi vẫn chờ đợi để viết tiếp về vấn đề Tỷ giá lưu manh của đồng Nhân Dân Tệ. 

Hoa kỳ và Liên Âu tấn công Trung quốc
tận Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (OMC/WTO)
GENEVE, 26 sept 2010:
LA POLITIQUE COMMERCIALE DE LA CHINE EN TETE DES PLAINTES A L'OMC 

Trong những tuần vừa qua tháng 9/2010 này, vấn đề Tỷ giá đồng Yuan và Chế tài Thương mại lại được đưa ra. Việc đòi hỏi tới tận Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, không phải chỉ bởi Hoa kỳ mà còn cả Liên Âu nữa (Theo Thông tấn AFP 260654 GMT SEP 10, GENEVE, 26 sept 2010: LA POLITIQUE COMMERCIALE DE LA CHINE EN TETE DES PLAINTES A L'OMC (Chính sách Thương Mại Trung quốc đứng hàng đầu cho những Khiếu nại tại OMC/WTO). Bộ trưởng Tim GEITHNER tường trình trước Quốc Hội về Tỷ giá đồng Yuan và hậu quả cán cân Thương Mại.
 
Phong trào đòi hỏi tại Mỹ
từ Chính quyền Obama và Quốc Hội
 
Từ Thượng Hải, ngày 14.09.2010, hai Ký giả Joy C.SHAW và Alex FRANGOS viết (The Wall Street Journal 14.09.2010, trang 19) :
 
« China has vowed repeatedly not to let foreign pressure influence its handling of the excange rate, but the recent movement come amid vocal frustration over the issue by the Obama administration, and the looming threat of possible legislation by the US Congress to punish Beijing for keeping the yuan’s value down. Critics argue that an undervalued yuan helps Chinese exporters by making their goods less expensive in dollar terms.”
 
(Trung quốc đã luôn thề rằng không để ảnh hưởng ép buộc ngoại quốc lên tỷ giá tiền của mình, nhưng phong trào phản ứng bực mình mới đây đến  từ chính lời nói Chính quyền Obama, đe dọa trừng phạt Bắc Kinh nếu cố thủ giữ đồng yuan thấp. Những công kích viện lý rằng đồng yuan hạ giá giúp những nhà xuất cảng Trung quốc bằng cách làm cho hàng hóa rẻ đi tính theo Đo-la).
 
Về phía những Nhà làm Luật, đại diện là Tim RYAN (Dân chủ) và Tim MURPHY (Cộng Hòa) đe dọa:
 
“US lawmakers have threatened to introduce legislation to allow the US to treat Chinese undervaluation as an illegal export  subsidy.” (Financial Times 16.09.2010, p.4)
 
(Những nhà làm luật Mỹ đã đe dọa đưa ra luật pháp cho phép Hoa Kỳ đối xử việc hạ giá tiền Trung quốc như một hỗ trợ bất hợp pháp cho xuất cảng.)
 
Trả lời cho phong trào bực tức tại Hoa kỳ này, Ôn Gia Bảo đã đánh trống lảng và ao ước tình hữu nghị giữa Hoa kỳ và Trung quốc, đồng thời khẳng định rằng hai nước không chấp nhận chủ trương Che Chở Mậu Dịch và mến chuộng tự do thương mại:
 
“Mr.Wen said that China and US should “rejectprotectionism” and “embrace free trade “, which is Beijing’s stock answer to  threats of punitive trade measures “ (The Wall Street Journal 23.09.2010, p.9).
 
(Ông Ôn Gia Bảo đã nói rằng Trung quốc và Hoa kỳ ước mong “từ bỏ Che chở mậu dịch “ và “ôm ấp tự do thương mại “, đó là câu trả lời cho những đe dọa của những biện pháp trừng phạt).
 
Nhân dịp Thủ tướng Trung quốc đến New York họp Hội Đồng Liên Hiệp quốc, TT. OBAMA gặp và nói thẳng về đòi hỏi này.
 
 
Tấn công tận
Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (OMC/WTO)
 
Phần này dựa trên Thông Tấn AFP, đánh đi từ Geneva ngày 26.09.2010. Theo Bản Tin của Thông Tấn, thì không phải chỉ nguyên Hoa kỳ, mà các nước khác cũng gửi đến Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới những Khiếu Nại Trung quốc về Thương mại. Bản tin ghi nhận những điểm sau đây:
 
1)         Trung quốc chiếm quán quân về những Đơn Khiếu Nại
 
Bản Tin viết Trung quốc là nuớc bị khiếu nại nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ sự căng thẳng mỗi ngày một tăng đối với chủ trương thương mại của Trung quốc được coi là quá tham lam, hung tợn (trop aggressive).
 
« Sur les douze plaintes déposées depuis janvier auprès de l'Organe de règlement des différends de l'Organisation mondiale du commerce, quatre impliquent la Chine dont trois l'accusent notamment de pratiquer des droits de douane prohibitifs restreignant l'accès à son marché aux exportateurs mondiaux. » (Trên 12 khiếu nại từ tháng giêng gửi tới Cơ quan giải quyết những sai biệt của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, thì có 4 liên hệ đến Trung quốc trong đó có 3 đơn tố cáo Trung quốc thi hành quan thuế nhằm cấm cản những nhà xuất cảng thế giới vào thị trường của nước này.)
 
2)         Hai đơn Khiếu nại của Hoa kỳ        
 
Hai đơn Khiếu Nại chót đến từ Hoa kỳ ngày 15.09.2010. Một đơn tố cáo Trung quốc đánh thuế trên thép điện và một đơn tố cáo Trung quốc đã kỳ thị với những nhà phát hành Mỹ cho những thẻ ngân hàng :
 
«Les deux derniers cas émanent des Etats-Unis qui ont dénoncé le 15 septembre l'imposition par Pékin de droits de douane sur de l'acier électrique et une discrimination contre les émetteurs de cartes bancaires américains »
 
3)         Đơn Khiếu nại của Liên Âu
 
Trước Hoa kỳ, Liên Âu cũng gửi một đơn Khiếu nại vào tháng 5/2010, tố cáo Trung quốc đã xử dụng một hệ thống thuế « bất chính «  (déloyal) chống phá giá (antidumping) trên những qui định Âu châu về thép và sắt
 
4)         Nhận xét của Joost Pauwelin, chuyên viên của Graduate Institut de Genève :
 
=>       Con số Khiếu Nại sẽ còn tăng lên. Thực vậy, hiện nay các nước đối tác chưa xử dụng những biện pháp bắt bẻ cứng rắn (mesures de rétorsions) đối với hàng hóa Trung quốc mà thôi, mà còn dùng những phương pháp êm dịu hơn (méthodes plus douces).
 
=>       Chiến tranh thương mại đối với Trung quốc còn chưa công khai tuyên bố, nhưng những quốc gia Hội viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới đã khuyến cáo Trung quốc vào tháng 6/2010 khi kiểm điểm về những chính sách thương mại, nhắc Trung quốc phải sáng tỏ trong những thực hành thương mại và phải duyệt xét lại những luật lệ hạn chế xuất cảng.
 
=>       Chuyên viên Joost Pauwelin cũng xác nhận rằng Trung quốc quả thực đã làm cho nhiều nước trở thành hoàn toàn điên lên (complètement fous) như Hoa kỳ, Liên Âu, Ấn Độ và Mễ Tây Cơ, rằng Quốc Hội Hoa kỳ có lý tiến tới những bước thứ nhất nhằm xử dụng những biện pháp bắt bẻ việc gian giảo xử dụng tiền tệ nâng đỡ xuất cảng hàng hóa.
 
=>       Chuyên viên cũng tố cáo Trung quốc không những xử dụng những biện pháp cấm cản nhập cảng mà còn xử dụng khối tiền dự trữ USD.2'450 tỉ với đồng tiền quốc gia hạ thấp tỉ giá xuống đối với Đo-la mà Trung quốc cố bám vào.
 
=>       Chuyên viên còn tố cáo Kinh tế Trung quốc là Kinh tế Tư bản Nhà nước (Capitalisme d’Etat)
 
5)         Ông Jean-Pierre LEHMANN, thuộc Tổ chức IMD Lausanne Thụy sĩ, nhận định « có chứng bệnh mờ ám đối với Trung quốc «., đánh lận con đen tráo trở.
 
 
Những bài báo Thời sự tài liệu
 
*          Financial Times, này 29.09.2010, trang 11 :
CURRENCY WARS IN AN ERA OF CHRONICALLY WEAK DEMAND
*          Thông tấn AFP AFP 260654 GMT SEP 10, GENEVE, 26 sept 2010:
LA POLITIQUE COMMERCIALE DE LA CHINE EN TETE DES PLAINTES A L'OMC
*          The Wall Street Journal, ngày 23.09.2010, trang 9:
WEN URGES IMPROVED CHINA, US RELATIONS
*          Financial Times, ngày 23.09.2010, trang 5:
OBAMA SET TO FOCUS SPOTLIGHT ON RENMINBI
*          Financial Times, ngày 21.09.2010, trang 11:
CHINA MUST HAVE THE COURAGE TO SAVE LESS
*          Financial Times, ngày 20.09.2010, trang 5:
SMALL STEPS ARE TAKEN TO HELP RESHAPE ROLE OF CHINA’S CURRENCY
*          Financial Times, ngày 20.09.2010, trang 5:
US WEIGHS OPTIONS FOR CHALLENGE
*          The Wall Street Journal, ngày 16.09.2010, trang 12 :
US EFFORT ON CHINA’S CURRENCY HAS A SHOT
*          Financial Times, ngày 16.09.2010, trang 4:
US LAWMAKERS POUR SCORE ON “TOO LITTLE, TOO LATE “RISE IN RENMINBI
*          The Wall Street Journal, ngày 14.09.2010, trang 19:
EU TO ROLL IN NEW TARIFFS
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,

  
 

Ðồng nguyên sụt giá sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật

Hôm nay, khung giá của chỉ tệ Trung Quốc hơi sụt giảm so với đồng đôla, sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ thông qua một dự luật mở đường cho các thuế biểu trừng phạt áp đặt cho các sản phẩm của Trung Quốc bán tại Hoa Kỳ. Từ Hong Kong, thông tín viên VOA Heda Bayron gửi về bài tường thuật sau đây.
Khung giá của chỉ tệ Trung Quốc hơi sụt giảm so với đồng đôla, sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ thông qua một dự luật nhắm làm áp lực buộc Bắc Kinh tăng giá đồng nguyên
Hình: AP
Khung giá của chỉ tệ Trung Quốc hơi sụt giảm so với đồng đôla, sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ thông qua một dự luật nhắm làm áp lực buộc Bắc Kinh tăng giá đồng nguyên

Ngân hàng trung ương Trung Quốc định mức tham chiếu hàng ngày của đồng nguyên là 6,7011 so với giá hôm thứ Tư là 6,6936. Quyết định này được đưa ra 1 ngày sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật nhắm làm áp lực buộc Bắc Kinh tăng giá đồng nguyên.

Giá đồng nguyên đã tăng khoảng 2 phần trăm kể từ khi Bắc Kinh chấm dứt việc gắn giá với đồng đôla hồi tháng 6. Nay Trung Quốc để cho đồng nguyên được xê xích một cách khiêm tốn trong khuôn khổ một mức tham chiếu được ấn định hàng ngày.

Nhưng hôm thứ Năm đã có một phản ứng nhẹ nhàng của thị trường trước dự luật mà nếu được Thượng viên thông qua sẽ cho phép Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp đặt thuế trừng phạt đối với các sản phẩm từ những nước thao túng hối đoái của họ. Các giới chức Hoa Kỳ nói Trung Quốc nằm trong số các nước này.

Ông Stephen Schwartz, một kinh tế gia tại ngân hàng Banco Bilboa Vizcaya Argentaria BBVA ở Hong Kong, dự báo ảnh hưởng kinh tế hạn chế ở Trung Quốc trong trường hợp dự luật được phê chuẩn thành luật.

Ông Schwartz nói: “Nếu dự luật này được thông qua và như tôi nói thì tôi nghĩ là không có nhiều phần chắc, nhưng giả tỷ như có thì nó sẽ bao gồm một số ít sản phẩm và một tỷ lệ nhỏ của mậu dịch Trung Quốc với Hoa Kỳ. Tôi không trông đợi, ít nhất trong giai đoạn sơ khởi, sẽ có tác động kinh tế đáng kể. Theo tôi, tác động sẽ có tính biểu tượng nhiều hơn, ở điểm là nó thay đổi bản chất và giọng điệu của cuộc tranh luận về thương mại và vấn đề chỉ tệ.”

Theo dự kiến, dự luật sẽ được đưa ra tranh luận tại Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

Trong tuần này, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đánh những sắc thuế cao hơn vào hàng hóa mà họ cho là phía bên kia đang cho phá giá trên thị trường của họ. Trung Quốc đã tăng thuế các sản phẩm thịt gà của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ cũng làm như thế với các ống đồng chế tạo tại Trung Quốc. Ông Schwartz của BBVA nói rằng chế độ bảo hộ mậu dịch sẽ gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế.

Các giới chức Hoa Kỳ lo ngại về mức thâm hụt mậu dịch lớn với Trung Quốc – có nghĩa là Hoa Kỳ mua nhiều hơn là bán cho Trung Quốc. Hồi tháng 7, thâm hụt đứng ở mức 25,9 tỷ đôla, con số trong tháng cao thứ nhì trong năm nay. Sự kiện này khiến Trung Quốc trở thành nước nắm cổ phiếu lớn nhất của Hoa Kỳ, ở mức khoảng 850 tỷ đôla.

Để điều chỉnh tình trạng mất quân bình này, các giới chức Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc xúc tiến nhanh việc tăng gia đồng nguyên, mà Washington cho rằng đã được định quá thấp và vì thế làm cho giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc thấp một cách bất công.

Nhưng Bắc Kinh nói sẽ chỉ để cho đồng nguyên tăng giá từ từ. Vào tháng 10, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ công bố một phúc trình có thể gán cho Trung Quốc nhãn hiệu nước thao túng chỉ tệ.

Chứng khoán tại Thượng Hải tăng trong ngày thứ Năm, nhưng các chuyên gia phân tích thị trường nói rằng đó là bởi vì người ta trông đợi chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp mới để khống chế giá hàng hoá.


*************************************


MỸ KHÔNG THỂ NGỒI YÊN KHOANH TAY:
ÔM THẤT NGHIỆP MÀ KHÓC RŨ RƯỢI


Kẻ thù của Thế giới nói chung và của Hoa kỳ/Liên Âu nói riêng là Trung quốc. Liên Âu với Nợ công chất chồng, Dân chúng xuống đường. Hoa kỳ, cũng với Nợ công chồng chất, mang thất nghiệp tăng quá 10% mà viễn tượng giảm xuống chưa ước tính được.

Kẻ thù của tình trạng này là Trung quốc  !

Công việc đưa cho Trung quốc làm để mình không những thất nghiệp không lương mà còn phải tiêu thụ hàng hóa đến từ Trung quốc hay sao ?

Dân Mỹ đóng thuế để có một Lực Lượng Quân Đội hùng hậu nhất Thế giới. Quân Đội là để bảo vệ Quốc gia, nhất là bảo vệ NỒI CƠM cho những công dân đóng thuế xây dựng quốc gia mình.

Chẳng lẽ TT.OBAMA, vì cái danh riêng “Giải Nobel Hòa Bình “, mà bắt những người lính Mỹ, dân Mỹ thất nghiệp NGỒI KHOANH TAY MÀ THAN MÀ KHÓC trước cảnh kẻ thù đến tận nhà mình cướp dựt NỒI CƠM hay sao.

Chúng tôi đã viết hai bài trong ý nghĩa Quốc Hội Hoa kỳ, Cộng Hòa hay Dân Chủ, bắt buộc Chính quyền Mỹ phải đứng lên, làm mạnh để bảo vệ NỒI CƠM cho Dân Mỹ mà kẻ thù đang cướp đi:

=>     Quyền Lợi Kinh tế Mỹ tại chính lãnh thổ của mình

Chúng tôi viết ngày hôm qua, 29.09.2010, Bài MỸ VÀ LIÊN ÂU TẤN CÔNG TRUNG QUỐC TẬN TỔ CHỨC MẬU DỊCH THẾ GIỚI (OMC/WTO). Mỹ không thể ngồi khoanh tay than khóc nữa, mà phải đứng dậy hành động. Một John WAYNE, một Clint EASTWOOD, một Charles BRONSON… không cần nói nhiều, mà đứng dậy bợp tai cho tóa hỏa kẻ đến cướp miếng Hamburger mà mình đang đói.

Liên Âu cũng gồm những nước thoát ra từ Cộng sản đói nghèo cũ. Dân chúng nghèo là nguồn nhân lực rẻ tiền như Trung quốc. Một số những Kỹ nghệ gia đã bắt đầu chuyển sản xuất từ Trung quốc về vùng Đông Âu. Cần phải làm như vậy để chiếm lại NỒI CƠM cho Dân nước mình.

=>     Quyền lợi Kinh tế Mỹ tại vùng Kinh tế Thái Bình Dương

Ngày 23.09.2010, chúng tôi viết Bài LÝ DO CHÍNH VIỆC HOA KỲ CAN THIỆP TẠI BIỂN ĐÔNG, trong đó chúng tôi nhấn mạnh Lý do chính mà Hoa kỳ can thiệp vào Biển Đông, đó là quyền lợi Kinh tế của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương gần kề và quan trọng này. Hoa kỳ bảo vệ NỒI CƠM của mình trong vùng trước cảnh Trung quốc bành trướng bóp cổ họng mình để chiếm miếng Hamburger. 3 Ký giả Jeremy PAGE, Patrick BARTA và Jay SOLOMON đã viết trên tờ The Wall Street Journal, ngày 23.09.2010, trang 9:

“President Barack Obama is due to discuss  the South China Sea—almost all of which claimed by China…

“Singapore Prime Minister Lee Hsien Loong tells Mr.Obama that the U.S. needs to maintain an activist presence in Asia to show it is “here and stay “ as a power in Pacific “.

(Tổng Thống Barack Obama phải thảo luận về Biển Đông—nhất là tất những điểm mà Trung quốc đòi dành cho mình…

(Thủ tướng Tân Gia Ba Lee Hsien Loong nói với Ông Obama rằng Hoa kỳ cần phải giữ một sự hiện diện tác động ở Á Châu để chứng tỏ rằng “ta ở đây và đóng cọc ở đây “ như một lực lượng trong vùng Thái Bình Dương “.

=>     Quyền lợi Kinh tế tại Phi Châu

Trung quốc tìm len lỏi xâm nhập Phi châu để xuất cảng hàng hóa và nhân lực thặng dư của mình. Trung quốc cũng nhằm khai thác tài nguyên thô dưới đất của Châu này. Nếu Mỹ muốn tránh đụng chạm quyền lợi, thì hãy khuyến khích Liên Âu bảo vệ những những tài nguyên thô của Phi châu. Châu Âu là lục địa cổ, đã cạn tài nguyên thô, cần Phi châu chưa khai thác.

=>     Quyền lợi Kinh tế Mỹ tại Trung Đông

Bỏ ngỏ Trung Đông là Mỹ để đất trống cho Trung quốc và Nga xâm nhập khai thác tài nguyên, nhất là Dầu Lửa và Khí đốt. Mỹ phải hiện diện để có quân bình trong vùng.

=>     Quyền lợi Kinh tế Mỹ tại Nam Mỹ

Trung quốc đang ký những Hộp đồng mua Tài nguyên của Ba Tây như Dầu Lửa và Đường. Những nguồn Tài nguyên thô của Nam Mỹ gần kề với Hoa kỳ. Nếu Âu châu nói với Mỹ là hãy để Phi châu cho chúng tôi, thì Mỹ cũng có lý nói với Âu châu rằng hãy để yên một mình Hoa kỳ đụng độ quyền lợi tại Nam Mỹ với Trung quốc. Trung quốc bành trướng tại Nam Mỹ, tức là động chạm trực tiếp quyền lợi Kinh tế với Mỹ trong vùng vẫn truyền thống dưới ảnh hưởng của Mỹ. Nếu Trung quốc làm quá đáng tại Nam Mỹ, thì một sự đụng độ trong vùng này khó có thể tránh.


No comments:

Post a Comment