Le Nguyen (Danlambao)
-
Trên chuyến bay đường dài xuyên lục địa, rất tình cờ tôi được xếp ngồi bên một phụ nữ người Á Đông. Trong đầu có ý nghĩ cô là người Việt Nam nhưng với bản tính dè dặt vốn có, tôi không mở lời gợi chuyện làm quen vì trên các đường bay quốc tế trong thời gian hiện tại, có thật nhiều người tóc đen đi làm ăn lẫn đi du lịch nước ngoài. Trong khối người đó không ít "đại gia" với các quan chức nhà nước đi công tác lẫn đi "du hí" nước ngoài. Lẽ khác, tôi muốn giữ khoảng cách và nguồn gốc Việt Nam để thuận lợi trong việc quan sát, nghe thấy, ghi nhận cảm nghĩ của người Việt trong nước lúc di chuyển và chờ đợi ở các trạm chuyển tiếp trong các phi trường quốc tế.
Trên chuyến bay đường dài xuyên lục địa, rất tình cờ tôi được xếp ngồi bên một phụ nữ người Á Đông. Trong đầu có ý nghĩ cô là người Việt Nam nhưng với bản tính dè dặt vốn có, tôi không mở lời gợi chuyện làm quen vì trên các đường bay quốc tế trong thời gian hiện tại, có thật nhiều người tóc đen đi làm ăn lẫn đi du lịch nước ngoài. Trong khối người đó không ít "đại gia" với các quan chức nhà nước đi công tác lẫn đi "du hí" nước ngoài. Lẽ khác, tôi muốn giữ khoảng cách và nguồn gốc Việt Nam để thuận lợi trong việc quan sát, nghe thấy, ghi nhận cảm nghĩ của người Việt trong nước lúc di chuyển và chờ đợi ở các trạm chuyển tiếp trong các phi trường quốc tế.
Quả đúng như tôi tiên đoán, người phụ nữ ngồi bên cạnh đúng là người
Việt Nam, cô đã chủ động hỏi tôi có phải là người Việt Nam không? Rồi từ
thái độ dửng dưng lúc ban đầu, qua trò chuyện chúng tôi dần thân thiện
với nhau lúc nào không hay.
Có thể nói cô chiếm được cảm tình của tôi bởi những điều cô nói về cô có
thể tin được. Cô là một doanh nhân thành đạt bằng chính sự chăm chỉ,
cần cù lao động của cả gia đình cô. Sự thành đạt của cô hiện tại có
nhiều may mắn, nó khởi đi từ chiếc xe cũ đưa rước khách nước ngoài của
chồng cô, một người đàn ông hiền lành, chân thật đã tạo được sự tin
tưởng của một doanh nhân Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội làm ăn thời mở
cửa, và sau đó nhiều doanh nhân khác qua sự giới thiệu về chồng cô của
ông này như là một địa chỉ đáng tin cậy nên các doanh nhân Hàn Quốc đến
sau đều tìm đến thuê mướn chồng cô đưa rước, đi đến trong lẫn ngoài
thành phố Saigon đã bị đổi tên, giúp đại gia đình cô có cuộc sống ổn
định so với số đông người dân Saigon còn lại thời đó.
Đến khi cơ sở sản xuất của các doanh nhân Hàn Quốc đưa vào hoạt động,
các thành viên trong gia đình cô lần lượt được nhận vào làm việc trong
các cơ sở này. Một lần nữa do sự cần cù chăm chỉ, tận tụy tận tâm với
công việc được giao phó, rồi nghề dạy nghề cô được đưa vào những vị trí
cao hơn và trách nhiệm nhiều hơn. Cuối cùng cơ hội đến với gia đình cô,
khi các ông chủ Hàn Quốc tín nhiệm giao khoán sản phẩm cho gia đình cô
tự thuê mướn người, tự tổ chức điều hành công việc độc lập, không xen
vào các quyết định thuộc công việc "nội bộ" của gia đình cô. Từ đó gia
đình cô vươn lên có của ăn của để và sự thành đạt như ngày hôm nay, theo
cô tưởng chừng như không thể tin được nhưng lại là sự thật.
Câu chuyện cô doanh nhân thành đạt qua tài năng trí tuệ trong cuộc hành
trình tìm kiếm thịnh vượng bằng chính đôi chân của chính mình, tôi được
nghe trên chuyến bay dài xuyên lục địa, nếu câu chuyện chỉ có thế thì
không có gì đặc biệt, đáng để kể ra ở đây.
Điểm đặc biệt ở cô không chỉ biết làm giàu lo cho bản thân và gia đình,
cô còn biết phẫn uất với bất công xã hội do các luật lệ kỳ quái của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa gây ra cho những người dân lao động nghèo
sống chung quanh cô. Có nhiều điều cô nói với giọng bức xúc như vẫn còn
văng vẳng bên tai tôi: "Tại sao bắt phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ
tiêu chuẩn khi tham gia giao thông mà không bắt người bán, người sản
xuất?... Tại sao lại đòi phạt người dân lấy lãi ngân hàng cao hơn mức
nhà nước qui định mà không bắt các ông ngân hàng trả lãi cao ngoài văn
bản để lôi kéo khách hàng?..."
Có lẽ bức bối dồn nén lâu ngày như quả bóng căng cứng không có dịp xả ra
nên giọng nói của cô càng lúc càng thêm gay gắt, cô làm như chính tôi
đại diện của nhà nước cộng sản Việt Nam không bằng: "Thử hỏi người dân
lao động đầu tắt mặt tối chạy ăn từng bửa, bao nhiêu người biết cái mũ
bảo hiểm nào tiêu chuẩn, cái nào không đủ tiêu chuẩn?... Là doanh nhân
gởi tiền vô ngân hàng, anh muốn có được lãi cao hay lãi thấp?... Luật lệ
gì như con nít làm luật!"
Câu chuyện của cô doanh nhân mà tôi gặp trên chuyến bay xuyên lục địa
chưa kết thúc nhưng tạm dừng lại ở đây, bởi trong chuyến đi dài ngày
này, tôi còn gặp ba "đại gia" trong nước do thân nhân của một trong ba
đại gia này sống ở nước ngoài giới thiệu. Một gia đình đại gia có nhiều
quán ăn, nhà hàng ở thành phố Sàigon, đang xây dựng khu nghỉ dưỡng cao
cấp một trăm năm mươi căn hộ ở Mũi Né, Phan Thiết trên mãnh đất rộng
nhiều mẫu tây, có con du học và có bất động sản ở nước ngoài. Một bà đại
gia khác làm chủ bệnh viện tư cùng một số nhà cửa ở nơi đắc địa nhất
Việt Nam là quận nhất Saigon và cũng có con du học thành tài trở về quản
trị bệnh viện tư của bà. Bà đại gia còn lại làm chủ khu nghỉ dưỡng cho
thuê kim làm chủ trang trại hoa tiếng tăm, cung cấp chính cho lễ hội hoa
Đà Lạt cùng nhiều lễ hội của nhà nước lẫn tư nhân, khắp cả nước.
Ở đây tôi không đi xa cũng như không đi sâu vào các thông tin ít ỏi có
được mà chỉ có vài nhận định chung về ba đại gia này. Cả ba đại gia có
điểm chung là ở nơi công cộng rất kín tiếng, nếu cần phải nói thì chỉ
nói những câu đại loại chung chung như: "Đất nước còn nhiều khó khăn...
nhà nước đang cổ phần hóa các công ty quốc doanh..." Những điều họ nói
không khác mấy với những gì tôi được nghe mấy chục năm nay trên các
phương tiện truyền thông của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Thế nhưng
ở nơi riêng tư, chỉ có tôi và riêng rẽ từng đại gia một thì nội dung
cuộc nói chuyện có khác, có phần tích cực dễ thông cảm, đáng tin hơn tuy
lời nói, cách diễn đạt của cả ba đại gia có khác nhưng có cùng một ý
chính: "Làm ăn ở Việt Nam phải quan hệ với quan chức nhà nước mới làm ăn
được... cái gì kiếm được mình chuyển ra ngoài... còn làm ăn được thì
làm, không được nữa thì chạy... nhà nước này tham ô từ trên xuống dưới,
kể cả cấp thấp nhất là phường, khóm... họ làm từng dự án riêng lẻ để xóa
dấu vết tiêu cực... sớm muộn nó phải sụp thôi!..."
Có thể nói trong chuyến đi dài ngày xuyên lục địa, tôi đã gặp và nghe
tâm tư rời rạc không đầu không đuôi của những người giàu mới nổi trong
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ cô doanh nhân đến các đại
gia. Tất cả họ bày tỏ thái độ đối với nhà nước cộng sản khác nhau, người
thì bảo "làm luật như con nít" kẻ thì nói "tham ô từ trên xuống dưới,
sớm muộn nó phải sụp thôi!"
Theo tôi, họ là thiểu số may mắn trong số đông kém may mắn trong nước
hiện nay nên họ không có nhu cầu dựng chuyện "nói xấu" hoặc mang lòng
thù hận như "ngụy quân, ngụy quyền; bọn phản động lưu vong; các thế lực
thù địch nước ngoài..." có âm mưu tuyên truyền chống phá chế độ như nhà
nước thường rêu rao, họ chỉ bày tỏ cảm nghĩ thật của mình đối với nhà
nước cộng sản này, một nhà nước làm luật như con nít, một nhà nước tham ô
từ trên xuống dưới, sớm muộn phải sụp thôi!...
Tất cả những người này đều không có "nợ máu" với nhân dân như những
người phải gạt nước mắt bỏ nước ra đi vào những ngày, tháng của năm 1975
thế kỷ trước. Thế nhưng tại sao trong tư tưởng của họ có ý nghĩ bỏ nước
ra đi, có toan tính tháo chạy khỏi thiên đường cộng sản Việt Nam nơi họ
sinh ra lớn lên với nhiều kỷ niệm "xã hội chủ nghĩa" gắn bó cả đời
người, nơi mà những kẻ giàu tiền lắm bạc như họ lên xe xuống ngựa có kẻ
hầu người hạ như ông hoàng bà chúa hơn hẳn các người giàu ở các xứ tư
bản giãy chết. Thế thì tại sao... tại sao họ lại toan tính bỏ nước ra
đi, còn là một câu hỏi khá nhức nhói cho ai còn lải nhải chế độ ta ưu
việt, tốt đẹp vạn lần hơn...?
Những tâm tình riêng tư của người Việt Nam cùng dòng máu đỏ da vàng mà
tôi gặp và nghe họ nói trong chuyến đi dài ngày, khiến cho lòng tôi len
nhẹ một niềm đau lẫn dậy sóng vui buồn lẫn lộn. Vui vì trong tất bật mưu
sinh nhiều may mắn họ vẫn còn thấy được, phân biệt được tốt xấu, hay dở
của một chính quyền làm luật như con nít, một chính quyền tham ô từ
trên xuống dưới sớm muộn phải sụp thôi! Buồn vì nhiều người tài giỏi,
lương thiện cứ toan tính bỏ nước ra đi thì lấy ai đấu tranh chống xấu
ác, chậm tiến lạc hậu cho đất nước tốt đẹp hơn, cho tương lai Việt Nam
sánh vai các nước tiên tiến và theo kịp thời đại?
Tuy thế, tôi rất thông cảm cho sự chọn lựa hướng đi có phần tiêu cực bởi
họ trưởng thành trong khuôn khổ xã hội chủ nghĩa, được dạy "vô gia
đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc" nên trong họ không còn một tổ quốc để
chết sống, để đi về, để "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" cũng như họ
được dạy yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, nên chi khi nhận thấy chủ
nghĩa xã hội hiển hiện trần trụi “xương trắng với da khô, với lúc nhúc
giòi bọ” không có gì đáng để yêu, thậm chí là đáng ghét nên họ sẵn sàng
ngoảnh mặt dứt áo ra đi không luyến tiếc, không có gì để trách họ, có
trách có giận chăng là những kẻ đã gây nên hậu quả này.
Hôm nay khi ngồi trước bàn phiếm ghi lại những cảm nghĩ rời rạc không ăn
nhập gì với nhau nhưng rất thật của những người đồng bào tôi đã gặp,
nghe họ tâm tình trong chuyến đi xuyên châu lục nhiều ngày và trong tôi
vẫn còn in đậm nét nhiều hình ảnh không hư cấu, ngụy tạo của những người
đồng bào không hẹn mà gặp trên xứ lạ quê người. Ôi, dân tộc tôi sao
khốn khổ thế! Đất nước tôi gần bốn mươi năm được người ta hả hê gọi là
thống nhất, chế độ của nước tôi được người ta ra rả ca ngợi tốt đẹp vạn
lần hơn... thế mà sao đến hôm nay hơn nửa thế kỷ, kể từ ngày cộng sản
cướp được Miền Bắc Việt Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn còn có rất
nhiều người toan tính bỏ nước ra đi. Tôi biết, đồng bào tôi biết còn rất
nhiều người có ý định “tháo chạy” không chỉ có những người tôi đi, gặp
và nghe nói mà có cả giòng tộc của những kẻ đang nắm giữ quyền lực, độc
quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam thu gom vơ vét, buôn quan bán chức, bán
cả giang sơn của tổ tiên nghìn đời để lại!
danlambaovn.blogspot.com
Phạm Viết Bằng (Danlambao) - Bản tin về ngày xét xử các thành viên CLBNBTD được loan tải trên internet sẽ là ngày 15/05/2012 thì một diễn biến mới lại xảy ra: Tòa án lập tức thu hồi quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Khoảng 04 giờ chiều nay, 04/05, cán bộ công an đích thân đến tận văn
phòng các luật sư để thu hồi lại quyết định đưa vụ án ra xét xử do thẩm
phán Vũ Phi Long ban hành trước đó. Lý do phía CA đưa ra rất đơn giản:
"Thay đổi ngày xét xử"! Cùng lúc đó thư ký tòa án là ông Hà Đình Lăng
thông báo với luật sư và thân nhân của các Blogger là "chưa biết chắc là
phiên xử sẽ diễn ra ngày nào".
Gia Minh (RFA) - Phiên
xử ba bloggers Điếu Cày- Nguyễn Văn Hải, Anh Ba Sài Gòn- Phan Thanh
Hải, và Tạ Phong Tần, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 5 tới đây, đã
bị hoãn lại.
---------------------------------------------
Đệ nhị VNCH: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Người Hà lội nói " Mấy thằng lảnh tụ của DCSVN bây giờ không đủ trình độ và tư cách để làm
tài xế cho Tổng Thống Thiệu. Còn lâu mới so sánh được với Tổng Thống
Thiệu."
Tom Trinh > Nghe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói tiếng Pháp và tiếng Anh lưu lóat, còn so sánh với mấy tên lãnh tụ CSVN nói tiếng Việt cũng không xong nhưng họ đều có bằng tiến sĩ hết dấy nhé !!!!
Người Hà lội nói " Mấy thằng lảnh tụ của DCSVN bây giờ không đủ trình độ và tư cách để làm
tài xế cho Tổng Thống Thiệu. Còn lâu mới so sánh được với Tổng Thống
Thiệu."
Tom Trinh > Nghe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói tiếng Pháp và tiếng Anh lưu lóat, còn so sánh với mấy tên lãnh tụ CSVN nói tiếng Việt cũng không xong nhưng họ đều có bằng tiến sĩ hết dấy nhé !!!!
--------------------------------
Những người đi lấy lại mùa xuân
Trần Quốc Việt (Danlambao)
- Man rợ là từ đúng nhất và duy nhất để tố cáo chế độ cộng sản ở Việt
Nam từ xưa đến nay. Dòng sông máu tội ác nhân danh ý thức hệ vô nhân ấy
luôn luôn chảy mạnh và sủi bọt không ngừng từ hậu bán thế kỷ hai mươi
sang đến thế kỷ hai mươi mốt.
Vài lời nhằn gửi tới Hằng
Nguyễn Hồng Phi (Danlambao)
- Chúng tôi đã nghe, đã thấy những gì bạn trải qua, dù là chỉ phần nào
trong chuỗi ngày 5 tháng ấy. Trói tay, cùm chân, quẳng lên sàn xe như
một con vật! Một người đàn bà chỉ bị đưa đi “phục hồi nhân phẩm” thôi mà
khiến họ phải dè chừng đến thế? Họ sợ điều gì?, sợ những người bạn của
Hằng, sợ công luận hay sợ cả những gì đang sục sôi trong người phụ nữ
ấy? Ấu trĩ, bệnh hoạn, càng hành xử vô nhân tính, tàn bạo bao nhiêu thì
những kẻ áp giải Hằng càng tỏ ra hèn nhác bấy nhiêu!
Đảng cộng sản trả công
Trần An Lộc (Danlambao)
- Thông thường, khi khát, được cho một ly nước, thì người ta cám ơn.
Khi đói, được cho ăn, thì người ta nhớ ơn. Khi đau ốm, hoạn nạn được đùm
bọc, cứu chữa thì người ta tri ơn. Những con người bình thường, những
người gọi là có văn hóa, kể cả những người ở trong các xã hội man dã,
ánh sáng văn minh cơ khí chưa đến với họ, thì người ta vẫn có cách hành
xử như vậy. Các tôn giáo đều dạy như vậy. Các nhà hiền triết, các danh
nhân của nhân loại cũng đều đã làm và sống như vậy.
Điều gì đằng sau quyết định hoãn phiên tòa các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do?
Tòa phúc thẩm và giấy triệu tập
Trịnh Kim Tiến -
"Thời gian trôi quá chậm đối với những ai đang chờ đợi, trôi nhanh đối
với ai sợ hãi, qúa dài đối với ai phiền não, qúa ngắn đối với ai hân
hoan". Trước những bất công và gian dối, tôi đã lớn dần theo thời gian.
Nhà báo Trương Minh Đức đã rời nhà tù Xuân Lộc
Nguyễn Bắc Truyển (Danlambao) - Sáng nay vào lúc 9 giờ sáng, ông Trương Minh Đức
đã rời phân trại số 4, trại giam Xuân Lộc. Đi đón ông Trương Minh Đức
có chị Thanh là hiền thê của ông Đức, hiện nay ông Đức đang trên đường
về nhà tại huyện Bến Cát, Bình Dương.
Ông phó chủ tịch huyện hành xử theo kiểu "xã hội đen"?
Thái Sinh (Nongnghiep.vn) - Nếu
sự việc diễn ra đúng như ông Sầm Văn Thủ đã tường trình, thì những việc
làm của ông Lê Trọng Khang: Gọi dân bằng mày, thu gỗ và máy móc chế
biến lâm sản theo kiểu "áp đáo tại gia" bất chấp các quy định của pháp
luật, lập biên bản vi phạm hành chính ở chợ, ký là người làm chứng… đủ
thấy ông Khang lộng quyền và chẳng coi pháp luật ra gì. Trong mắt của
người dân với cách hành xử đó, thì ông Phó chủ tịch huyện Mù Cang Chải
có khác gì băng trưởng băng nhóm xã hội đen?...
Hội nhà báo sẽ tìm hiểu 'vụ hành hung' phóng viên ở Văn Giang
BBC -
Một phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam vừa nói với BBC rằng Hội sẽ tìm
hiểu về vụ việc được cho là hai cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói
Việt Nam (VOV) bị hành hung ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong cuộc
cưỡng chế của chính quyền địa phương hôm 24/4/2012.
Bắc Kinh điên đầu với thế hệ tranh đấu bằng truyền thông điện tử
Tú Anh (RFI)
- Chính sách áp bức tại Hoa lục đang đụng phải một phong trào tranh đấu
mới với những Trần Quang Thành, Ngải Vị Vị, Hồ Giai.Thế hệ mới này là
những cao thủ về thông tin điện tử, bảo vệ chính nghĩa bằng phương tiện
truyền thông hiện đại làm cho chính quyền phải mất mặt và điên đầu vì
không thể ngăn chận được thông tin đa chiều.
Tổng thống Obama đề cập đến trường hợp Blogger Điếu Cày
Tổng thống Obama đề cập đến trường hợp Blogger Điếu Cày. http://www.rfatiengviet.net
Kết luận nguyên nhân cháy xe: Hòa cả làng!
Nhất Nam (CTV Phía Trước) - Thất
vọng, đó là tâm lý chung của người dân tại buổi họp thông báo
(26/4/2012) kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cháy xe xảy ra
ở một số địa phương thời gian qua.
Suy nghĩ của một cựu nông dân
Một Nông Dân (Danlambao)
- Tôi đã từng là một nông dân, bất đắc dĩ lắm mới phải viết vài dòng
suy nghĩ của mình trước vấn đề vô cùng nóng đó là RUỘNG ĐẤT. Lẽ ra viết
là sở trường của của nhà văn, nhà báo chứ nông dân như chúng tôi thì cày
cuốc thạo hơn viết văn. Hiện tượng Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng
hay Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên đã có nhiều bài viết với các góc nhìn,
phân tích rất hay. Nông dân tôi ít chữ cũng mạo muội góp tí chút hiểu
biết quê mùa mong bạn đọc bỏ qua nếu hiểu biết còn sơ sài nông cạn.
Đơn xin và đơn cho
Dân Pleiku (Danlambao)
- “Đơn” là cái từ quá quen thuộc với người dân Việt Nam, ai lớn lên đời
người cũng phải trải qua mấy bận “đơn”. Lúc nhỏ thì đơn xin đi học, lớn
lên thì đơn xin cấp phép nầy nọ. Nghèo đến mức đi ở trọ cũng phải làm
đơn xin tạm trú. Do cái cơ chế hiện nay, cho nên nói đến đơn người ta
nghĩ ngay đến chuyện dùng nó để đi xin xỏ.
Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân
Thụy My (RFI)
- Theo ông Lê Hiếu Đằng, thì việc trấn áp chỉ chứng tỏ rằng chính quyền
đang rất yếu và rất sợ dân, ông đề nghị chính phủ cần đối thoại công
khai, minh bạch trước dân. Lòng dân không an sẽ gây mất ổn định xã hội,
hơn nữa Việt Nam đang cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trước sự chèn
ép của Trung Quốc tại Biển Đông.
Chị Bùi Thị Minh Hằng tuyên bố sẽ tự thiêu vì dân oan
Trà Mi (VOA) -
Một phụ nữ được nhiều người biết đến từ các cuộc biểu tình chống Trung
Quốc xâm lược Trường Sa-Hoàng Sa, từ việc chị bị đưa vào trại giáo dục
phục hồi nhân phẩm sau những cuộc tuần hành ôn hòa ấy, từ báo đài cả
trong và ngoài nước, và từ thông cáo báo chí của tòa đại sứ Mỹ và giới
bảo vệ nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích chị. Chị Bùi Thị Minh
Hằng, người vừa được chính quyền Việt Nam trả tự do ngày 29/4 sau 5
tháng giam giữ tại trung tâm Thanh Hà về tội danh gây rối trật tự công
cộng, tuyên bố cương quyết tiếp tục đấu tranh cho lẽ phải và sẽ tự thiêu
vì dân oan.
Cập nhật: Tiếp tục hoãn phiên xử các Blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do?
Tin cập nhật lúc 21:37, 04/05, theo RFA: Việt Nam hoãn phiên xử blogger Điếu Cày
No comments:
Post a Comment