Tuesday, April 13, 2010

Chính trị là gì ? Thái độ chính trị và làm chính trị khác nhau ở chỗ nào ?


Người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phân biệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen.

Cách đây gần 2400 năm, nhà triết học Hy lạp Aristote ( 384-322 trước Tây lịch) đã nói : «Con người là một con vật chính trị» Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng,con người đã tự qui tụ lại,sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một tốt đẹp hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn; đó là chính trị.

Theo như Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền:
«Xét rằng sự xao nhãng và trà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm và lương tri của nhân loại ; và một thế giới mà trong đó, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi như ước vọng cao cả của nhân loại»
«Xét rằng quả là một điều cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo đảm bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áP bức, bóc lột ; trong trường hợp ngược lại, thì con người có quyền nổi lên chống lại độc tài, áp bức và bóc lột»

Cách hành xử đúng, những luật lệ, những cơ chế giúp cho đời sống con người thăng tiến về cả 2 phương diện vật chất và tinh thần, tất cả những việc đó đều liên quan đến chính trị. Vì vậy nên Aristote mớI nói con người là con vật chính trị.
Cũng có người cho rằng ở những xã hội nguyên thủy, không có chính trị, vì ở những xã hội này, không có những hình thức chính quyền, tổ chức nhân xã như chúng ta thấy ngày hôm nay. Nhưng nếu chúng ta hiểu chính trị là hình thức ứng xử tốt đẹp giữa con người và con người, thì ngay dù dưới bất cứ một xã hội nào, bắt đầu bằng xã hội 2 người là gia đình lúc ban đầu, thì cũng đã có chính trị.
Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ : chính và trị. Chính có nghĩa là ngay thẳng. Trị là cai trị. Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo, liên quan đế Chân, Thiện, Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng sự thật, trái lại với gian xảo, ăn gian nói dối, nói láo và tuyên truyền, như bản tính của người cộng sản, mà chính ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô đã từng tuyên bó: «Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo» Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương tri, trái lại cái gì là ác ôn, côn đồ, vô lương tâm, vô lương tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay thich và kính trọng, trái lại với cái gì xấu, mọi người chán ghét, chê cười, phỉ nhổ.
Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách khác đi là làm sao để đời sống của ngưòi bị trị mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật chất cũng như tinh thần ; về vật chất thì người dân , tối thiểu, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh, trái ngược với đời sống man dai, cầm thú, đời sống của người cộng sản, như lời bà Dương thu Hương đã nói : Tôi ở trong một đoàn quân chiến thắng ; nhưng tôi phải đau lòng mà nói lên rằng kẻ chiến thắng chính là kẻ man dại ; và ngược lại kẻ chiến bại chính là kẻ văn minh». Cũng như nhà thơ Vũ hoàng Chương đã than :


Từ độ người về, hỡi loài man dại !
Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau.
Tiếng thở dài vang tận đáy sông xâu,
Màu đỏ oan cừu hành hung phó chợ.

Chính trị theo nguyên nghĩa lúc đầu là con đường vương đạo, trái với bá đạo. Đó là quan niệm của những bậc hiền triết từ Đông sang Tây. Chính trị là con đường đại đạo, con đường dưa đến cái học lớn, như đức Khổng Tử, gốc người nước Tống, hiện là tỉnh Hà Nam bên Tàu, vào thế kỷ thứ V trước tây nguyên, khi ngài nói : «Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện» (Con đường dại học, đó là làm sáng cái đức sáng, làm mới người dân, ngừng lại chỗ tốt cao nhất» Đó cũng là quan niệm về tám cái chính (Bát Chính), của đức Phật, chính ở đây cũng có nghĩa là ngay, thẳng như trong chữ chính trị. Bát chính đó là :

1) Chính định là định cái chỗ mình hiện hữu, có mặt một cách đúng ;
2) Chính kiến là nhìn đúng :
3) Chính niệm là quan niệm đúng ;
4) Chính tư duy là suy nghĩ đúng ;
5) Chính ngôn là nói đúng ;
6) Chính nghiệp là hành động đúng ;
7) Chính tín là tin tưởng đúng ;
8) Chính mạng là số mạng đúng.

Theo Mạnh Tử ( 372-289 trước Tây Lịch), thì chính trị đó là đặt quyền lợi của dân lên trên hết, khi ngài nói : «Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh» có nghĩa là dân quí nhất, sau đó mới tới luật pháp và cuối cùng mới tới quan quyền.
Ở Việt Nam ta, đức Trần hưng Đạo, được ngừơi dân tự động coi như thánh nhân, chứ không phải bị bắt buộc như đối với Hồ chí Minh, ngày sinh của ngài không rõ, nhưng ngài chết vào ngày 3/9/1300. Trước khi chết ngài nói đến chính trị, con đường vương đạo, với vua Anh Tôn : «Khoan sức dân để làm kế xâu rễ, bền gốc, đó là cách giữ nước hay hơn cả !».
Nguyễn Trãi ( 1380-1442), quê ở huyện Thường Tính, tỉnh Hà Đông, cách chúng ta cả sáu bảy trăm năm cũng quan niệm chính trị là vương đạo, trái với bá đạo, khi ngài nói : «Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo …. Đem nhân nghĩ để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo» ( Bình Ngô Đại Cáo).
Ở Tây phương chữ chính trị (Politique) được định nghĩa là một khoa học hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất (La politique: science ou art de gouverner un Etat, qui montre une prudence calculée) (Larouuse) Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do (la politique est la science de la liberté), có nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.
Nhưng về sau này, người ta hiểu sai chữ chính trị, thay vì hiều nghĩa chính trị là chính đạo, vương đạo, thì họ hiểu chính trị là tà đạo, bá đạo, làm chính trị là có quyền dùng mọi phương tiện, thủ thuật, ngay dù vô luân lý, vô đạo đức, cướp của giết người, miễn là đạt được mục đích của mình. Trường phái này đuợc tăng cường với sự xuất hiện của 2 chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít vào thế kỷ 20. Staline đã từng đi ăn cướp để nuôi đảng. Trường Đông Phương ở bên Nga mà nhiều người lãnh tụ các nước cộng sản xuất thân là một trường dạy nói dối, đấu tranh bất hợp pháp, lén lút, khủng bố, cướp của, giết người, đó là phần học chính.
Cách làm chính trị của người cộng sản khác hẳn với quan niệm người xưa, đó là dùng bất cứ phương tiện nào để cướp chính quyền ; và một khi có chính quyền rồi, thì dùng bất cứ phương tiện nào, dù là chem giết, tù đày, để giữ chính quyền.
Theo người xưa, như theo Aristote (384-322 trước Tây lịch), cắt nghĩa trong quyển Chính Trị (La Politique) : «Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn»
Đó là định nghĩa chính trị theo trường phái chính đạo hay tà đạo. Và từ đó chúng ta cũng có thể định nghĩa thái độ chính trị theo 2 trường phái này. Nếu theo chính đạo, thì thái độ chính trị là thái độ lựa chọn dứt khoát Chiên, Thiện , My,õ chống lại thái độ lựa chọn cái dối trá, xảo quyệ, ác ôn, côn đồ, xấu xa, và cũng chống lại thái độ không lựa chọn, lừng khừng của trường phái tà trị. Thái độ này rất cần thiết cho mọi người, mọi công dân tốt, vì chỈ có thái độ chính trị tốt, thì con người và xã hội mới trở nên tốt.
Làm chính trị là một cái nghề như nghề bác sĩn kỹ sư. Đó là nghề của ông bộ trưởng, nghị sĩ, tổng thống, thủ tướng, nếu ở trong một nước dân chủ, thì là do dân bầu ra, và họ có nhiệm vụ và bổn phận phải áp dụng, thực hiện đường lối chánh đạo, có nghĩa là lo phúc lợi cho dân, nếu không dân có quyền truất phế hay không bầu vào nhiệm kỳ tới.
Người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phân biệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen, nhưng người dân không cần phải làm chính trị. Hiện nay chính quyền Việt Nam cố tình lẫn lộn thái độ chính trị và làm chính trị để vu khống những vị lãnh tụ tôn giáo. Những vị lãnh tụ tôn giáo, trước khi là tôn giáo họ cũng là người, người Việt Nam, hơn thế nữa là tôn giáo, là lãnh tụ, họ cần phải và có nhiệm vụ nói lên điều thiện, tố cáo điều ác, cổ võ diều chân, cái đẹp, kết án giả dối, chỉ trích cái xấu.
Một số trí thức Việt Nam, hoặc ngu độn chưa hiểu tói nơi tới chốn, hoặc hiểu, nhưng hèn hạ, cố tình bênh vực chính quyền, hô hào phân biệt thần quyền và thế quyền, bảo rằng những vị lãnh tụ tôn giáo Việt Nam như Hòa thượng Huyền quang, Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý và nhiều Vị khác nữa là làm chính trị. Không, quí vị đó không làm chính trị, mà chỉ có thái độ chính trị, thái độ về thiện và ác, về chân và giả, về một chính quyền độc đoán độc tài, buôn dân bán nước, làm khổ dân Việt.
Chúng ta đã hiểu chính trị theo quan niệm của trường phái vương đạo hay bá đạo. Nhưng làm thế nào để chính trị được hiểu và áp dụng như vương đạo ?
Không còn cách nào hơn là thực hiện dân chủ. Với dân chủ có sự phân biệt quyền hành rõ ràng, để tránh sự lạm dụng quyền hành của những kẻ độc tài. Thêm vào đó, với dân chủ, người dân có thể kiểm soát, bầu ra hay truất phế những người làm chính trị, mỗi khi có những cuộc bầu cử qua lá phiếu của mình. Nói như Churchill: “Dân chủ không phải là chế độ tốt đẹp nhất ; nhưng là chế độ tránh được nhiều cái xấu nhất”

Chu Chỉ Nam  
http://huyenthoai.org/ChuChiNam/Chinhtrilagi.html
- Theo Otto von Bismarck: “ Chính trị là nghệ thuật của khả năng thực hành được.”
- Theo Khổng Tử ( wikipedia.org ) chính trị gắn chặt với luân thường đạo lý và đạo đức con người.
- Trái nghĩa với chính.  ( http://youtu.be/LA0XeTo29EQ )
- Dạy làm điều phảichính đạo và ngược lại là tà đạo. nếu biết phân biệt phải trái, thiện ác là biết dến chính trị.
- Xem đoạn Video nầy ( Bé gái Yue Yue bị xe cán 2 lần
) mà không động lòng là không có Chính tâm.
- Hình ảnh ( Cha Nguyễn văn Lý bị bịt miệng ) chúng ta không lên tiếng
là không có Chính ngôn.
- Thấy ( dân chúng lầm than ) mà im lặng là không có chính kiến.
.
Tài Liêu nghiên cứu.
=>Chính trị là gì ?
=>http://vi.wikipedia.org/wiki/Chính trị
=>http://en.wikipedia.org/wiki/Politics

Chính trị nhập môn... ( Chuyện Vui nhưng rất thực tế ! )


Cậu bé nhờ bố giải thích rõ các từ chính trị và hệ thống hành chính nhà nước vừa học ở lớp. Ông bố là một Bí Thư Huyện Ủy, nói:

"Con hãy nhìn vào gia đình mình đây là một điển hình. Trong nhà nầy Bố là người lảnh đạo cao nhất, là bí thư của nhà nầy, vậy bố là Đảng. Mẹ quản lý số tiền thu vào nên mẹ là Nhà nước. Con được cha mẹ chăm lo đời sống hàng ngày  nên con là Nhân dân. Chị ôsin (đầy tớ) nhà ta dĩ nhiên là Giai cấp lao động, là giai cấp trung thành với Đảng, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là Tương lai đất nước. Con hiểu chưa? " Cậu bé hiểu mập mờ nhưng không hỏi thêm và lăn ra ngủ.
 
Nửa đêm cậu bé tỉnh dậy phần vì đói phần vì cậu em đã ị ra tã lót và khóc.  Cậu đi đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say nên không nghe tiếng. 
Cậu bèn đi đến phòng chị ôsin thì nhìn thấy bố đang ì xèo vật nhau với chị ta  trên giường. Cả hai đều rất "bận rộn" nên cũng không nghe thấy tiếng gõ cửa của cậu ta. Cậu chán nản đi về phòng và ngủ tiếp.
Sáng hôm sau trong lúc ăn sáng ông bố hỏi con trai xem cậu ta đã hiểu các từ mình đã giảng hôm qua chưa.

Cậu bé trả lời:    " Vâng bây giờ con đã hiểu rồi. Đảng thì đè đầu cưỡi cổ, tước đoạt hết quần áo Giai cấp lao động, trong khi Nhà nước ngủ say như chết. Nhân dân thì đói nhưng không biết kêu la với ai, còn Tương lai đất nước thì chèm nhẹp thúi hoắc ! "   
 

Thái độ đối với chính trị




Trích: Thư Ngỏ Gởi Tuổi Ðôi Mươi Tác giả:
Andre Maurois (viết năm 1966)
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê (dịch năm 1967)

Bạn sẽ làm chính trị không và làm dưới mặt nạ nào? Không làm chính trị là một cách làm chính trị. Là bảo: "Tôi không quan tâm gì tới châu thành của tôi, tới xứ sở của tôi, tới việc thế giới". Là tránh né gió ngược, mỗi lúc chỉ tùy theo tư lợi nhất thời của mình mà lựa chọn hoặc chẳng lựa chọn gì cả. Là hi sinh những quyền lợi lâu bền của mình để được một sự yên ổn mong manh, vì những việc của châu thành, của xứ sở, của thế giới đó là việc của bạn. Hoặc đó là chính sách của con chó chết bị dòng nước mạnh cuốn đi rồi một làn nước cuộn đánh táp vào chỗ nước tù. Nhưng bạn còn sống sờ sờ đấy mà; bạn sẽ lội; bạn sẽ tự lèo lái bạn; vậy bạn sẽ làm chính trị. Không nhất định là thứ chính trị hoạt động, chiến đấu. Tôi chỉ xin bạn thu thập những yếu tố cần thiết để phán đoán, tóm lại để làm cái nhiệm vụ công dân của bạn. (...)

Bạn có mong được quyền hành không nếu nó ở tầm tay bạn? Alain (thầy của Andre Maurois) có tài hùng biện, có ý tưởng, có lòng tin, mà quán tuyệt trường Ðại Học Bình Dân ở Rouen nhờ phép biện luận bóng bảy của ông, có thể ấp ủ và thực hiện mọi tham vọng được lắm chứ. Nhưng ông tự ngăn cấm mình điều đó. Trước hết ông muốn được là một người tự do. Ðược một đảng phái chỉ định, được một vị cầm đầu yêu mến nhất thì mất cả tự do, vì phải làm vui lòng đảng và vị cầm đầu, nên Alain không thích. Với lại ông nghĩ rằng cần có những công dân bình thường mà tinh thần sắc bén để giám thị các ông lớn. Và ông muốn làm hạng công dân đó. Cũng do tinh thần đó mà trong thế chiến 1418, khi tình nguyện đầu quân, ông từ chối mọi lon, trừ cái lon đội trưởng. Tôi (Andre Maurois) cũng như ông ta, đã từ chối tất cả các chức vụ chính phủ tặng tôi, mặc dầu nhiều chức vụ đã cao lại đẹp. Nhưng đó là những trường hợp riêng không thể nêu làm gương được; dân tộc nào cũng cần có những nhà chỉ huy hoạt động. Có lẽ bạn sẽ là một trong những nhà đó.

Nếu quả như vậy thì bạn nên theo sát những công việc thiết thực. Ðối với một người cai trị một thành thị, hoặc ngay cả một nước nữa, điều quan trọng không phải là những cái nhãn hiệu mà là những hành động. Ðường sá cho tốt, bệnh viện thì tối tân, nhà cửa có đủ cho dân chúng, có sân thể thao, một rạp hát linh động, bấy nhiêu đủ cho bạn thành một thị trưởng tốt. Sự quốc phòng được chu đáo, thích ứng, liên minh một cách khôn khéo, ngân sách không thiếu hụt, thuế má không quá nặng, có đủ trường tiểu học, trung học, đại học cho trẻ em và thanh niên trong tuổi đi học, một chính sách an ninh xã hội có hiệu quả mà không tai hại cho ngân sách, một sự công bằng cho mọi người ai cũng như ai, một sự bảo đảm những quyền của con người, như vậy đủ là chính thể tốt rồi. Bạn hỏi tôi: "Thế thì tôi ở phe hữu hay phe tả, điều đó không quan trọng ư?" Tôi đâu có bảo vậy. Nhưng tôi nghĩ rằng, ở Anh giữa một nhà bảo thủ cải cách và một nhà lao động ôn hòa, sự cách biệt không lớn lắm. Trong đảng phái nào (không kể những kẻ điên khùng và những quái vật) cũng có những tâm hồn cao thượng và những quân vô lại. Sự phân loại đó theo tôi quan trọng hơn là sự phân loại độc đoán thành dảng xã hội và đảng cấp tiến, đảng cộng hòa nhân dân và đảng cộng hòa độc lập, M.RP. và UNR (Những đảng phái của Pháp thời đó).

Bạn đừng làm con người của một bè phái. Quốc gia là một thực thể hợp nhất, sự thịnh vượng của mỗi người tùy thuộc sự thịnh vượng của toàn dân. Những con người cực đoan đã luôn luôn làm hại chính thể mà họ binh vực.

Thứ nhất bạn đừng nên có óc bè phái, có ác ý không chịu xét những thuyết đối lập, Bài xích những kẻ không suy nghĩ như ta, vẫn dễ hơn là đánh đổ chủ trương của họ. Say mê chủ trương chính trị của mình, điều đó tự nhiên. Do đời sống của bạn mà bạn sẽ thành một người bảo thủ hoặc một người phản kháng. Nhưng bạn nên giữ tinh thần sao cho có thể phân biệt được trong tư tưởng của bạn đâu là chân lí đâu là thành kiến. Tôi biết nhiều người cuồng nhiệt bênh vực một phương sách khi phương sách đó do đảng của mình đề nghị và tàn nhẫn bài xích những phương sách đó khi nó do đảng đối lập với mình đưa ra. Coi chừng đấỵ Sự điên khùng và lòng thù oán không tạo được một chính sách. "Chỉ là một đầu mút thôi thì làm sao tỏ rõ sự lớn lao của mình được, phải cùng một lúc rờ cả hai đầu và chiếm được cái khoảng ở giữa hai đầu đó nữa chứ". (Pascal)

Tôi đã biết một thời mà ở phương Tây, chính thể đại nghị không bị bài bác. Ở Pháp cho tới năm 1914, đại khái thì chính thể đó đã thành công. Ðệ tam Cộng Hòa đã dắt chúng ta tới bực cửa thế chiến thứ nhất với một quân đội ưu tú và những đồng minh mạnh mẽ. Một người trong chính thể đó đáng được nhận cái biệt hiệu là Cha của Chiến thắng. Rồi kế đó là một thời kém rực rỡ. Ở nhiều nước Âu châu sự hỗn loạn trong các quốc hội đã gây nên những chính sách phát xít, những sự độc đoán xây dựng trên sức mạnh và bất chấp mọi quyền tự do của con người. Trong lúc đó thì ở Nga người ta bắt dân chúng phải nhận một chính sách khác, cũng không kém độc tài. Những gương ngoại quốc đó đã phá sự thăng bằng bấp bênh của người Pháp. Một số người ở phe hữu thèm chính sách phát xít đương thắng lợi; một số người cực tả từ chính sách xã hội đại nghị nhảy qua chính sách cộng sản của Staline. Vì vậy mà nước Pháp bị chia rẽ, chia xé và tới đầu thế chiến thứ nhì suy nhược, mất tin tưởng. Sau chiến tranh, Ðệ Tứ Cộng Hòa (mặc dầu có vài nhà có giá trị) cho dân chúng thấy rằng nếu nước Pháp muốn có một chính quyền vững thì cần phải thay đổi hiến pháp. Hiến Pháp 1958 là để thỏa mãn nhu cầu đó. Cũng như mọi hiến pháp, người ta có thể giải thích nó đúng hay sai. Cứ như hiện nay thì tôi nghĩ nó là một phương tiện có thể dùng được. Nó tăng cường quyền hành pháp. Ðiều đó cần thiết. Các điều kiện kỹ thuật đã thay đổi. Sự tổ chức một quốc gia mỗi ngày mỗi phức tạp, nên cần có những kế hoạch dài hạn. Làm sao có thể thực hiện các kế hoạch được nếu các ông bộ trưởng luôn luôn bị uy hiếp, đổi từ bộ này qua bộ khác? Những chính thể dân chủ Tây phương của chúng ta vẫn còn mong rằng quốc hội giữ quyền kiểm soát; chúng ta muốn rằng một dân biểu vẫn còn là người liên lạc giữa dân và chính quyền, đôi khi là một người bênh vực dân nữa; chúng ta muốn rằng tự do tư tưởng và tự do ngôn luận được duy trì; chúng ta muốn rằng nếu dân chúng do những cuộc bầu cử tự do không còn tin cậy một chính thể nào nữa thì chính thể đó phải tuân ý dân; chúng ta muốn rằng mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt sang hèn, chủng tộc hay tín ngưỡng; chúng ta muốn rằng chính quyền nào không tôn trọng nguyện vọng của đa số có thể bị lật đổ một cách hợp pháp; nhưng chúng ta cũng muốn rằng cái quyền được lật đổ chính quyền phải được qui định một cách nghiêm khắc. Một đạo luật về sự li dị không thể cho phép hai bên vì một lúc tính tình bất thường mà phá một giao ước trang nghiêm, tức hôn nhân; một đạo luật hiến pháp cũng phải đừng nên để cho lưỡng viện bốc đồng lên mới được. (...)

Bạn sẽ muốn mị dân đấỵ Chính sách đó đánh vào những dục vọng của dân chúng và để thắng lợi, hứa tất cả những cái mà mọi người mong muốn, mặc dầu kẻ mị dân biết rằng không sao thực hiện được lời hứa của mình. Nói láo như vậy có thể thành công được nhất thời, nhưng rồi dân chúng bất bình bừng tỉnh dậy và gây ra hoặc một phản ứng (như ngày Thermidor, Brumaire(1)) hoặc nếu kẻ mị dân mặc dầu thất bại vẫn cố bám lấy quyền hành thì sẽ đưa tới một chính thể độc tài. Vậy bạn đừng ngạc nhiên rằng tôi khuyên bạn tránh lối mị dân. Ðôi khi nó tạo được những thành công cá nhân, nhưng không bền. "Cối xay của các vị thần xay chậm đấy nhưng xay cực mịn". Sớm muộn gì thì những lời hứa hão hẹn cũng gây sự bất bình và phản kháng. Xét cho cùng thì chỉ có sự thành thực là thắng lợi lâu bền.

Bạn sẽ thấy rằng sự hiệu quả và thuần chính (theo đúng theo lý thuyết, giáo điều) thường xung đột với nhau. Một nhà mác xít mà lòng thuần chính thì không chấp nhận chính sách nhương bộ của các người chỉ huy về kinh tế thị trường để cho có nhiều kết quả. Nhưng nếu không nhượng bộ thì tất cả chế độ sẽ sụp đổ. Những người thuần chính của Cách Mạng Pháp đã đẩy cách mạng vào tay Bonaparte. Vậy thì làm sao tìm được thế thăng bằng giữa hiệu quả và sự thuần chính? Tất nhiên, tất cả đều tùy thuộc hoàn cảnh, nhưng trước hết bạn phải phân biệt được thế nào là thuần chính thật và thuần chính giả.

Cứ nhất định tuân theo một học thuyết, bất chấp sự kiện, thì không phải là thuần chính nữa mà là bướng bỉnh. Marx, một người rất thông minh, đã suy luận về những sự thực về kinh tế ở thời ông ta mà dựng nên một chế độ. Nếu ông được biết những sự kiện mà hiện nay chúng ta thấy thì tất ông sẽ là người đầu tiên sửa lý thuyết của mình. Ngược lại, thuyết tự do thuần túy ngày nay không thể áp dụng được nữa, mà cũng không áp dụng nữa. Chủ quyền đất đai, chủ quyền thương mại đdã bị bài bác và sẽ phải tu chỉnh ngay cả trong nước gọi là "tự do kinh doanh". Cố bênh vực môt. chế độ mà chống với kinh nghiệm thì không phải là thuần chính mà là ngu ngốc.
Chú thích của Nguyễn Hiến Lê:

(1) Ngày Thermidoer: ngày 27-7-1794 Robespierre bị lật. Brumaire: Ngày 9-11-1799 Bonaparte (Napoleon) đảo chánh.

Tỵ Nạn chính trị lại muốn không làm chính trị...

Ngô Duy Tâm

Xin góp ý với tác giả Đỗ Văn Phúc là nếu có hội Cựu Quân Nhân VN tại hải ngoại nào không có thái độ và lập trường chính trị quốc gia chống Cộng thì nên dẹp đi. Chúng ta, những thành phần cựu tù nhân chính trị sang Mỹ được là vì chúng ta bị VC bỏ tù vì chính trị. Nếu không có tư cách "chính trị" đó và chỉ còn là tù hình sự thôi thì tự hỏi chính phủ Mỹ có bằng lòng đem chúng ta sang Hoa Kỳ định cư không?

Nói tóm lại chỉ có những hội Cựu Quân Nhân muốn làm ăn buôn bán với CSVN, làm công ty gửi tiền cho VC, hàng năm về VN thăm em gái hậu phương tại các hộp đêm, quán bia ôm, và lập phòng nhì, phòng ba mới không dám làm chính trị mà thôi. Như vậy xin quý ông đó hãy lập hội ái hữu và xin đừng mượn tên binh chủng cũ nào của VNCH để làm danh hiệu cho hội ái hữu phi chính trị của mình, hầu bớt ô uế, tủi nhục cho những đồng ngũ, cùng binh chủng đang tham gia làm chính trị chống Cộng Sản.

Không những là người cựu quân nhân đã bị VC bỏ tù, tất cả những người Việt-Nam xin định cư tại Mỹ với tư cách là tỵ nạn "chính trị" cũng phải làm "chính trị", nhất là những người đã trải qua những ngày lênh đênh trên biển cả, một sống 10 chết, trở thành những thuyền nhân; một cụm từ "boat people" mà cả thế giới đều ngưỡng mộ, để ý tới và mở rộng bàn tay cứu giúp.

Hãy nghe lại giòng nhạc của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng...

"Thank you Canada for your open arms,

Grand merci La France pour vos bras ouverts,

Thank you America, Thank you Australia".

Cả thế giới mủi lòng, cảm phục vì "boat people" liều mình ra đi tìm tự do vì lý do... không sống được với Cộng Sản...Vì vậy đã có những nhà thờ,những hội đoàn bác ái, những cá nhân, cộng đoàn người Việt hải ngoại đi trước, đứng ra trợ giúp, hướng dẫn đùm bọc đoàn "thuyền nhân"
trong những bước đầu định cư.

Than ôi! Ngày nay đa số "boat people" chỉ còn cái tên nhưng đã mất cái hồn. Đa số thuyền nhân đã mau quên đi cái tên cúng cơm "tỵ nạn Cộng Sản" của mình để trở về nơi - mà họ đã phải bỏ hết của cải, liều mạng sống để ra đi ngày nào- với áo gấm về làng, khoe mẽ, đem tiền về cống hiến cho đảng CSVN, tạo điều kiện cho chúng nó tồn tại đàn áp dân lành. Một số người Mỹ đã hỏi chúng tôi là họ thấy người Việt tỵ nạn ngày xưa về thăm quê hương Việt-Nam nhiều quá. Họ hỏi là tụi Cộng Sản chết cả rồi hay nước Việt-Nam đã đổi chính thể rồi hay sao? Biết trả lời sao đây để mà giữ tiếng tốt cho các thuyền nhân.

Và rồi đây cũng nhóm VK yêu nước đó sẽ rơi vào bẫy gài "miễn VISA" của CSVN đang chiêu dụ Việt Kiều. Thật đúng như câu ca dao tân thời bất hủ đang lưu turyền tại Việt-Nam :

"Việt Cộng, Việt Kiều, Việt Gian

Cả ba Việt đó làm tan nước nhà."

Và cũng có một số tu sĩ các tôn giáo cũng nói là tôn giáo không làm chính trị là sai, là đi ngược với lời khai xin làm tỵ nạn chính trị.
Phần đông những vị này cũng vượt biên, chạy trốn CS, bỏ lại giáo dân , phật tử, cũng xin tỵ nạn chính trị, nhưng có lẽ vì muốn được dễ dàng về thăm Việt-Nam nên không dám "làm chính trị".

Một vị tu hành cỡ lớn nhất thế giới là cố Giáo Chủ Công Giáo "Jean Paul II, đã thách thức Cộng Sản Balan là ông sẽ cởi bỏ mũ áo Giáo Hoàng để về chiến đấu chống Cộng Sản bên cạnh Công đoàn Đoàn Kết. Giáo Chủ Jean Paul II này đã bí mật liên hệ với cố Tổng Thống Reagan để xin Mỹ Quốc giúp viện trợ cho nhóm tranh đấu đòi dân chủ tự do trong nước của ông. Máy móc in ấn tài liệu, đài phát thanh, radio bỏ túi đã được CIA Mỹ bí mật chuyển vào Balan để phân phối cho dân chúng và đã tạo nên làn sóng phong trào rộng lớn đánh đổ chủ nghiã Cộng Sản trên đất nước Balan.

Nếu các giáo sĩ Công Giáo VN trong nước và hải ngoại hiện nay trách Linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, và linh mục Nguyễn Hữu Lễ làm chính trị thì xin cố gắng nhìn lại xem vị lãnh tụ lớn nhất Vatican hồi đó là vị Bạch Y Jean Paul II có làm chính trị hay không?

Nhìn lại những hàng giáo sĩ Việt-Nam như HY Trịnh Như Khuê, GM. Lê Hữu Từ, TGM Nguyễn Kim Điền là những anh hùng chống cộng sản sẽ lưu tiếng thơm muôn đời sau này, còn những giáo sĩ như Stanislaw Wielgus của Balan làm gián điệp hay nói sâu xa hơn làm giáo sỹ quốc doanh sẽ chịu sự sỉ nhục ngàn năm.

"Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ." là vậy đó.

Cộng Sản luôn luôn nói là tôn giáo là thuốc phiện rủ ngủ con người .
Bây giờ có thể là đúng vì ở Việt-Nam hiện nay tôn giáo đã là thuốc phiện ru ngủ rất nhiều người dân tín đồ của các tôn giáo, kể cả trí thức cũng như trí ngủ. Họ cam tâm im lặng trước mọi chuyện đòi hỏi dân chủ nhân quyền, họ ngậm tăm không hé răng một lời cho dân oan khiếu kiện. Họ giữ tình trạng "mũ ni che tai" chỉ biết đến gia đình mình, đạo giáo của mình mà quên hết những người anh em khác đng bị bách hại.
Đúng là tôn giáo là liều thuốc phiện ru ngủ được CSVN bồi thêm câu "tôn giáo không làm chính trị" làm cho phật tử giáo dân Công Giáo Tin Lành án binh bất động rơi đúng vào mưu mô xảo  quyệt của CS.

Sau 30 năm đảng cộng sản VN thành dã thú.

Dã thú không giết đồng loại, cộng sản còn tệ hơn loài cầm thú, công an đội lốt côn đồ đàn áp và giết chết những con dân yêu nước. 

Tự do dân chủ có hay không qua từng thời kỳ?



Nuon Chea là quân cờ của Trung Cộng


Hoa Kỳ: TS Định Nguyễn Chế tạo Free Electron Laser Diệt Hỏa Tiễn Đối Hạm của Tàu Cộng

Dưới đây là đoạn video cho tóm lược công trình nghiên cứu, TS Định Nguyễn ở phút thứ 3’29″:
Người Việt Giúp Hài Quân Mỹ Diệt Hoả Tiễn Đối Hạm

Wednesday, November 30, 2011


Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-30
Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu ra mắt vào đêm 29 tháng 11 tại quận Bình Thạnh vừa qua.

RFA file
Bấm bên dưới để nghe Ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát".

Tuesday, November 29, 2011


Làm thế nào để thua Trung Quốc thật nhanh? - VOA - Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc - Blog


" Con ác quỷ về cả đạo đức và tinh thần ".

Lana Peters, con gái độc nhất của cựu lãnh đạo Xô viết Josef Stalin, vừa qua đời tại bang Wisconsin, Mỹ, ở tuổi 85.
  
Khi tới Ấn Độ năm 1966 để rải tro chồng, thay vì quay về Liên Xô Svetlana Alliluyeva đã tới Đại sứ quán Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị. Bà đã đốt hộ chiếu Liên Xô, lên án cộng sản và cha mình, người mà bà gọi là " Con ác quỷ về cả đạo đức và tinh thần".
She denounced communism and her father and his policies, calling him "a moral and spiritual monster."

Tồi tệ hơn côn đồ


HỒN TỬ SĨ - Tiếng kêu từ lòng đất

Trả Thù 20.000 Tử Sĩ VNCH: Trận Đồ ‘Rừng Cây Xuyên Tâm’.
Đảng Cộng Sản VN đang trả thù các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa bằng cách trồng rừng ngay trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để rễ cây sẽ xuyên qua các quan tài và di cốt đang mục rã của gần 20.000 tử sĩ Miền Nam.

Cách trả thù tàn độc của CSVN khi biến nghĩa trang tử sĩ VNCH trở thành rừng cây xuyên tâm những người đã chết từ 4 thập niên? Lịch sử nhân loại đã có chế độ nào, đã có đảng nào tàn độc như thế chưa?
 
Thưa các Thầy, Cô,
Thưa các anh chị,
Cùng các bạn,

Bây giờ đang là tuần lễ cuối của tháng ba, và cũng sắp bước vào tháng Tư Đen, mùa Quốc Hận.
Đã 35 năm, nhưng cảm giác của những ngày này năm 1975 như vẫn còn đậm nét trong lòng TH. Không một chút phai mờ. Khỏang thời gian này, Sàigòn đầy cả người tỵ nạn từ mọi nơi ở cao nguyên và miền Trung đổ về, người chạy giặc sống đầy trên các vĩa hè ...Tại Ngân hàng quốc gia Việt Nam , người xếp hàng dài hàng mấy cây số để chờ lãnh tiền, và người khác thì xôn xao ở những cơ quan Mỹ ( usaid) hay tìm "tuy dô" để được "bốc" ...Nhưng vẫn có người bảo ..không sao, đừng hỏang sợ cuống cuồng theo tin đồn...vì nội các chính phủ vẫn còn... Rất nhiều người làm trong chính phủ , vẫn "tỉnh bơ" không biết một mảy may !!!!
Và trong tình trạng hỗn loạn đó...sự học hành, thi cử ... cũng xao nhãng...
TH còn nhớ, tin các tỉnh Cao nguyên và miền Trung thất thủ ...loan đi hàng ngày một !
Tâm tư thật rối bời ... vì tin ai đây ??? VN sắp mất , kiếm đường di tản !!! hay không có gì đâu, rồi sẽ thắng lại , như trận Mậu Thân, VNCH làm sao thua được ??? và bên ngọai quốc phone về thì hỏi ..trời ơi sao cả nhà còn chưa đi , mất nước tới nơi rồi ... Gia đình lại trấn an , không có gì đâu !!!
Thật sự TH đã sống khỏang thời gian này với tất cả những xao động đó....
và ... cả thế giới đã sụp đỗ khi nghe lời đầu hàng của TT Dương văn Minh !!!
Ngày 1.5 vào trường , nhìn bạn bè còn lại ngơ ngác, ôm vài đứa bạn thân mà mếu máo ... trời ơi , tưởng mày đi rồi !!!!
 TH còn nhớ được lệnh tập trung dự đêm không ngủ tổ chức tại ĐH Dược khoa ở đường Cường Để ...và...và... những chuổi ngày đau thương tuần tự quay lại như một đọan phim buồn, một cơn ác mộng !!!

Buồn quá, nhớ lại thật là buồn...

Xin  hãy dành tháng Tư thương đau quốc hận này mà tưởng niệm cho tất cả những hy sinh của bao người Quân Dân Cán Chính vị quốc vong thân, tù đày khốn khổ, bỏ thân trên biển cả trên đường tìm Tự Do.

Xin hãy chú tâm cầu nguyện cho người đã mất cũng như người còn sống.

Xin chúng ta hãy dành tất cả sự trang trọng  trong mùa Quốc Hận... gọi là chút tâm tư gửi cho tổ quốc quê hương , như là chiếc khăn tang trắng cho VNCH , những giọt lệ chưa bao giờ ngưng chảy !!! Xin hãy tiếp tay hổ trợ và phổ biến dồi dào những tin tức , thơ  văn , âm nhạc , phóng sự, tài liệu làm sống lại Việt Nam Cộng Hòa hoặc những gì phơi bày tội ác của quân xâm lược Cộng Sản ....

Xin mời xem lại một 
sưu tầm vô cùng quý báu của các hình ảnh đau thương của VN CH vào tháng 3 / 4.1975.

http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157621997665628/show/
 
Kính / Thân mến,
Túy Hương

No comments:

Post a Comment