Sunday, January 15, 2012

Hồ Chí Minh: Tội nào nặng nhất?

"Làm chết hàng triệu thanh niên vì một chủ nghĩa sai lầm, vì áp dụng một chế độ tàn ác, ngu dốt, và tham nhũng tràn ngập, đúng là một tội ác lớn. Nhưng nhiều người Việt ở trong nước bây giờ còn thấy một tội ác khác của ông Hồ, một tội lớn hơn nữa. Ðó là tội hủy hoại cả nền đạo lý của dân tộc. Bao nhiêu điều nhân nghĩa tổ tiên truyền lại đã bị xóa bỏ, thay thế tất cả các giá trị bằng một lòng trung thành với đảng, tức là trung thành mù quáng trước mệnh lệnh của bọn lãnh đạo đảng. Bọn này sống giả dối, chuyên dùng thủ đoạn gian dối, độc ác, gieo những hạt giống xấu cho cả xã hội. Ðó là di sản kinh hoàng nhất mà Hồ Chí Minh đã để lại trên đất nước ta. Chiến tranh chấm dứt, cảnh chết chóc có thể quên đi sau mười năm. Kinh tế suy sụp có thể phục hồi dần dần sau khi chịu thay đổi cho người dân sinh hoạt tự do hơn. Nhưng một nền đạo lý bị tàn phá thì phải vài thế hệ mới tái lập được. Ðó là tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam."

 

Ngô Nhân Dụng


Trong thời gian đi Nga và Ba Lan gần đây, tôi được nghe nhiều câu chuyện chế nhạo Hồ Chí Minh, mà những người Việt đã sống ở Hà Nội hay kể với nhau từ những năm 1950, 60 tới giờ. Tất nhiên người ta lén lút kể giữa những người thân và có thể tin cậy. Cấm kể cho trẻ em nghe, vì trẻ con không biết gì có khi kể lại với người ngoài thì cha mẹ chỉ có tù mút mùa. Những chuyện cười ở miền Bắc thường rất sâu, sâu và hiểm. Nhiều người gọi tên ông ta là Minh Râu, nghe mãi mới hiểu đó là ông Hồ. Có nhà văn kể chuyện một anh tên là Hinh, cứ ra đường ra chợ ngẩng mặt lên trời tìm cái gì đó, làm bao nhiêu người hùa theo cũng ra đường ngoảnh mặt lên trời tìm kiếm, mỗi ngày một đông hơn. Cuối cùng đám đông hỏi anh ta tìm cái gì, chính anh ta cũng không biết. Bài văn đăng lên báo, sau mới có người mách ra rằng, tên Hinh là do họ Hồ và tên Minh ghép lại, nhà văn và tờ báo đều mang họa!

Nhưng người miền Bắc đã ghét thì thường thù ghét Hồ Chí Minh thâm gan tím ruột, cho nên phần lớn các chuyện cười không có tinh thần hài hước rí rỏm như dân miền Nam. Một anh bạn đang định cư ở Phần Lan kể tôi nghe một câu chuyện cười nghe xong thì muốn khóc. Sau năm 1975, ở chợ Gạo, tỉnh Ðịnh Tường có một ông thợ hớt tóc treo tấm biển viết, “Không gì quý hơn cạo mặt, váy tai.” Váy, là đọc trại chữ “ngoáy,” theo lối người miền Nam. Ðó chỉ là một dòng quảng cáo. Nhưng khi công an nhìn thấy hàng chữ đó treo bên cạnh tấm hình ông Hồ thì họ hiểu. Sau đó anh thợ hớt tóc biến mất, đến bây giờ cũng chưa ai biết anh còn sống hay đã bị thủ tiêu từ hồi đó rồi. Vợ con anh ghi ngày anh bị bắt giữa đêm khuya làm ngày giỗ. Từ năm 1945 đến nay đã có biết bao nhiêu người bị thủ tiêu theo lối đó.

Ðã có bao nhiêu người vì Hồ Chí Minh mà chết? Khi gặp những người Việt ở Ðông Âu và Nga, nhiều người từng sống trong chế độ cộng sản ở miền Bắc Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Pháp cho tới ngày nay, người ta thường đặt câu hỏi đó. Không kể bà Nông Thị Xuân đã sinh con với Hồ Chí Minh rồi bị thủ tiêu, và em gái bà Xuân, thì con số trực tiếp hoặc gián tiếp chết vì Hồ Chí Minh lên đến nhiều triệu. Nhưng việc giết người thường không do bàn tay của ông Hồ dính vào, ông gây những tội ác nặng gấp ngàn lần tội sát nhân. Cho nên người ta cũng thi đố nhau: “Trong số những tội ác của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, tội nào nặng nhất?”

Nhiều người cho việc ông Hồ theo chủ nghĩa cộng sản là tội nặng nhất. Tất cả tai họa trùm lên nước Việt Nam suốt từ năm 1945 đến giờ đều chỉ vì có người đem chủ nghĩa cộng sản theo lối Stalin về áp dụng ở nước ta. Thực ra thì trong thập niên 1920-30, rất nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã bị chủ nghĩa cộng sản quyến rũ; trong số đó có nhiều người rất đáng kính trọng, từ Nguyễn Thế Truyền đến Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. Ông Truyền là người đã tổ chức cho nhiều thanh niên Việt Nam từ Pháp đi Nga, sau ông về nước và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Các ông Thâu và Hùm sau lãnh đạo nhóm Cộng Sản Ðệ Tứ ở Sài Gon. Họ đều là những nhà ái quốc nhiệt thành và hy sinh cả cuộc đời cho lý tưởng. Việc tin theo chủ nghĩa Marx-Lenin không nhất thiết gây nên tội ác nếu người ta giữ được lòng nhân. Vì vậy, nhiều người cho rằng, tội nặng nhất của Hồ Chí Minh không phải việc theo chủ nghĩa cộng sản mà là việc xin làm đồ đệ của Stalin, hoàn toàn tuân lệnh Cộng Sản Ðệ Tam.

Tội ác này rành rành, không cách nào bào chữa được. Vì trong những năm Hồ ở Nga, đầu thập niên 1920 và lần sau trong thập niên 1930, ông ta chắc chắn đã chứng kiến những thủ đoạn tàn ác của Chúa Ðỏ Stalin đối với những đối thủ chính trị của ông ta. Những đồng chí của Lenin như Rykov, Bukharin, Kamenev và Zinoview bị Stalin bắt bớ, hành hạ và đưa ra tòa rồi thủ tiêu cả mạng sống lẫn sự nghiệp chính trị của họ; tất cả Bộ Chính Trị thời Lenin đều lần lượt bị Stalin giết để ông ta nắm lấy độc quyền. Hồ Chí Minh chắc chắn phải chứng kiến những cảnh này, thời gian đó những người cộng sản đối lập với Stalin đã hô hoán cho cả thế giới biết. Nhưng Hồ đã chọn con đường theo Stalin và học tập những thủ đoạn của ông này, sau đem về áp dụng ở Việt Nam. Chính vì Hồ Chí Minh đóng vai một gián điệp trung thành của Stalin và Ðệ Tam Quốc Tế trong hơn 20 năm, cho nên đến năm 1945 chính phủ Mỹ không thể nào tin ông ta là người muốn giao hảo với một nước tư bản như nước Mỹ, dù ông ta đã xin nhiều lần.

Việc áp đặt chủ nghĩa cộng sản Xít-ta-lin-nít trên vận mạng dân tộc Việt Nam là một tội ác. Những người đã sống ở miền Bắc đã chứng kiến các thảm họa do chính sách tập thể hóa, đánh tư sản, đấu tố giết người do Hồ Chí Minh chủ trương. Nhưng nhiều người cả hai miền Nam-Bắc coi tội đó cũng còn nhẹ hơn tội gây ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn từ năm 1959 đến 1975, mà Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm. Những nước bị chia đôi trên thế giới cho hai khối tư bản và cộng sản, chỉ có Bắc Hàn là gây chiến, nhưng cuộc chiến đó ngắn ngủi. Trung Cộng cũng không dại dột tấn công Ðài Loan, dù Tưởng Giới Thạch lúc nào cũng hăm dọa “Quang phục lục địa!” Ðông và Tây Ðức sống bên nhau cho đến ngày chế độ cộng sản sụp đổ thì thống nhất. Hồ Chí Minh đã đẩy hàng triệu thanh niên vào một cuộc chiến tàn khốc chỉ vì tham vọng cộng sản hóa toàn thể dân tộc Việt và toàn thế giới, theo đúng những chỉ thị của Ðệ Tam Quốc Tế khi ông Hồ rời Nga về Trung Quốc cuối năm 1924. Nước Việt Nam đã thống nhất, nhưng thống nhất trong một chế độ vô học, bất lực, tàn nhẫn, khiến cuộc sống người dân cả hai miền Nam-Bắc thê thảm hơn, có lúc nạn đói đã giết hàng ngàn nông dân.

Làm chết hàng triệu thanh niên vì một chủ nghĩa sai lầm, vì áp dụng một chế độ tàn ác, ngu dốt, và tham nhũng tràn ngập, đúng là một tội ác lớn. Nhưng nhiều người Việt ở trong nước bây giờ còn thấy một tội ác khác của ông Hồ, một tội lớn hơn nữa. Ðó là tội hủy hoại cả nền đạo lý của dân tộc. Bao nhiêu điều nhân nghĩa tổ tiên truyền lại đã bị xóa bỏ, thay thế tất cả các giá trị bằng một lòng trung thành với đảng, tức là trung thành mù quáng trước mệnh lệnh của bọn lãnh đạo đảng. Bọn này sống giả dối, chuyên dùng thủ đoạn gian dối, độc ác, gieo những hạt giống xấu cho cả xã hội. Ðó là di sản kinh hoàng nhất mà Hồ Chí Minh đã để lại trên đất nước ta. Chiến tranh chấm dứt, cảnh chết chóc có thể quên đi sau mười năm. Kinh tế suy sụp có thể phục hồi dần dần sau khi chịu thay đổi cho người dân sinh hoạt tự do hơn. Nhưng một nền đạo lý bị tàn phá thì phải vài thế hệ mới tái lập được. Ðó là tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam.

Sở dĩ bữa nay đem kể chuyện những cuộc bàn luận về Hồ Chí Minh trong mục này, cũng vì vừa có một tờ báo ở khu Tiểu Sài Gòn đăng một bài trong đó tác giả ca ngợi Hồ Chí Minh một cách lố bịch mà người có trí khôn bình thường không thể nào viết được. Một người ký tên là Hà Văn Thủy viết “Bài học khó quên” trên tuần báo Việt Weekly đã viết một câu như sau: “...người Việt được sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới, một thánh nhân mang tầm vóc Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn!”

Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn là những nhân vật tưởng tượng trong huyền sử Trung Hoa. Ðem ví ông Hồ với hai nhân vật tưởng tượng đó, rõ ràng là chỉ có mục đích lừa bịp bằng huyền thoại hóa, thần thánh hóa. Những bạn trẻ mà tôi gặp ở Ðông Âu cũng nhiều người nói thẳng rằng, nếu nước Việt Nam mà không có ông Hồ Chí Minh “dẫn dắt” thì đâu đến nỗi bị cộng sản cai trị để rơi vào tình trạng nghèo đói bậc nhất trên thế giới trong mấy chục năm trước đây! Rồi bây giờ quay ngược đầu chạy theo tư bản nhưng vẫn cố bám lấy độc quyền, để nước ta đứng hạng chót trong số các nước Á Ðông - trừ Bắc Hàn!

Rõ ràng là tác giả Hà Văn Thủy chỉ viết một lời tán tụng như trên theo công thức, chỉ thị hoặc theo đơn đặt hàng. Vì sau khi ca tụng Hồ Chí Minh như vậy, ông ta lại viết những câu hoàn toàn trái ngược!

Trong một đoạn sau đó vài trăm chữ, Hà Văn Thủy muốn tỏ ra mình có tinh thần khách quan, đã viết, “Từng kinh qua thảm họa cải cách ruộng đất ở miền Bắc (do “thánh nhân” Hồ Chí Minh chủ trương) nên tôi tán thành cuộc cải cách điền địa ở miền Nam (dưới thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm)... Nông dân miền Nam đạt mức sống trung nông, là điều mà nông dân miền Bắc nằm mơ không thấy! Và quả là tôi thèm muốn tự do báo chí, ngôn luận, lập hội cùng những tự do khác mà thành thị miền Nam được hưởng!” Vậy những công trạng của ông thánh nhân, Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn đó chỉ là dùng một đảng độc tài cướp đoạt những quyền tự do căn bản của người dân hay sao?

Và di sản của cái ông Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn là gì? Ông Hà Văn Thủy nói ông ta hiểu tâm trạng của sử gia Keith Talor khi ông này viết rằng, đất nước Việt Nam đang “phải chịu đựng một cơ cấu cai trị chuyên chế, thối nát và (phải chịu cảnh) nghèo nàn.” Rồi ông Thủy thú nhận ngay rằng, “Ðúng là tình hình Việt Nam đang như thế.”

Biết nó như thế, tại sao không biết hỏi thêm rằng, ai đã dựng lên cái đảng Cộng Sản Việt Nam để họ đưa đất nước đến tình trạng chuyên chế, thối nát và nghèo nàn như vậy? Còn ai vào đó nữa nếu không là Hồ Chí Minh? Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn có mang tội như vậy hay không?

Xưng tụng Hồ Chí Minh một cách giả tạo, theo chỉ thị hoặc theo đơn đặt hàng, thì dễ lâm vào cảnh bất nhất, tự mình mâu thuẫn với mình. Nhưng ca ngợi Hồ Chí Minh bằng những lời giả dối đó, ở giữa một môi trường xã hội toàn những người đã từng là nạn nhân của chế độ cộng sản, bao nhiêu người đã liều chết vượt biển để thoát nạn cộng sản, họ chỉ thấy Hồ Chí Minh là quỷ ác hiện hình, thì đó là một hành động xúc phạm vô ý thức và vô liêm sỉ. Chính vì những người bán rẻ lương tâm vẫn còn ca tụng Hồ Chí Minh như thế mà trong mục này chúng ta phải tiếp tục vạch rõ những tội ác của Hồ Chí Minh, dù trong lòng không còn nuôi chút oán thù nào với một người đã qua đời gần 40 năm để cho xác chết còn bị đám đàn em lợi dụng cho đến bây giờ. Bao giờ bọn cường hào tham nhũng bất lương ngưng khai thác cái xác chết của ông Hồ, chắc lúc đó linh hồn ông ta mới được yên ổn.



Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61248&z=7







Xã hội đen trùm lên xã hội đỏ 
Ngô Nhân Dụng

Hai vụ bạo động diễn ra gần nhau ở Việt Nam. Một là vụ gia đình ông Ðoàn Văn Vươn ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng đã đặt mìn rồi nổ súng bắn chết một số công an Hải Phòng chống lại việc bị cưỡng chiếm đầm nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả của họ.
Hai là vụ đặt bom nổ tại nhà ông đại tá giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Hai vụ có nguyên ủy khác nhau, ý nghĩa khác nhau, nhưng cùng biểu hiện uy tín của ngành công an. Một là bị ghét, hai là bị khinh thường.
Công an là rường cột của chế độ cộng sản hiện nay. Nó bị khinh rẻ và oán ghét, chứng tỏ chế độ đang trên đường suy yếu.
Tiến sĩ Lê Bạch Dương, một vị viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận xét về vụ ông Ðoàn Văn Vươn: “Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát.” Người dân có đi biểu tình, có hô đả đảo, có chống cự khi bị đàn áp. Nhưng cố ý đặt mìn tính làm nổ một bình ga khi công an tới khu đầm nuôi cá, rồi từ trong nhà bắn súng ra nhắm vào toán công an đến tìm, thì chưa bao giờ có. Ông Nguyễn Học, ở Hà Nội đã nhớ lại cuộc đấu tranh của nông dân Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 1997, dùng hai câu tục ngữ: “Tức nước, vỡ bờ;” và “Con giun xéo lắm cũng quằn;” để nhận định: “...khi người nông dân đã kiên trì và nhẫn nại đến mức không thể chịu hơn được nữa thì họ phải đấu tranh.” Ông nghĩ rằng vụ này cho thấy “nó bắt đầu có tính chất của một sự phản kháng, một tinh thần nông dân phản kháng, theo truyền thống trong lịch sử dân Việt.” Một nhà làm blog khác nói thẳng: “...trước tình trạng bất công áp bức kéo dài thì sự việc chống trả của người dân cũng sẽ đến sớm muộn mà thôi, vì có áp bức thì có đấu tranh, và càng đè nén thì sức bộc phát sẽ khó lường.”
Vụ Ðoàn Văn Vươn cho thấy lòng người dân Việt Nam phẫn uất với chế độ. Còn vụ Thái Nguyên có thể biểu lộ một tình trạng suy yếu ngay trong guồng máy chính quyền. Ðại Tá Nguyễn Như Tuấn mới được bổ nhiệm làm giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên vài tháng, thì ngôi nhà của ông ở đường Lương Ngọc Quyến bị đặt bom nổ, phá tan khu vực tầng dưới, cửa sắt ngoài bị thổi tung. Một bản tin mô tả: “Các nhà hàng xóm trong bán kính 50m cũng bị sức ép của vụ nổ làm vỡ cửa kính; nhiều tấm bạt, biển quảng cáo, mái hiên di động các nhà xung quanh bị sức ép của vụ nổ thổi rách.”
Khi đọc tin này, nhiều vị độc giả đã phản ứng, coi đây cũng là một hành động phản kháng của người dân đối với guồng máy công an, và với cả chế độ. Nhưng ý kiến đó có vẻ vội vàng. Người dân Việt Nam nếu có phản kháng thì phải có lý do trực tiếp và cụ thể, như gia đình ông Ðoàn Văn Vươn đã hành động. Còn việc đặt bom phá nhà này không thấy dấu hiệu nào do những người dân phẫn uất chủ trương, vì không nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào cả.
Báo Dân Trí trong nước cho biết thêm: “Ðại Tá Tuấn nổi tiếng mạnh tay trong việc trấn áp tội phạm về trật tự xã hội như ma túy, mại dâm, nhà hàng vũ trường và cả những vụ đua xe, quậy phá của các băng nhóm giang hồ.” Chi tiết này có thể cho thấy một động cơ của vụ đặt bom: Cảnh cáo một viên chức công an đang quá mạnh tay trong việc bài trừ tội phạm trong vùng trách nhiệm của mình. Nhưng loại tội phạm nào có khả năng và có can đảm tổ chức nổ bom nhà của một ông giám đốc công an tỉnh? Những nhóm tổ chức mại dâm, vũ trường, những nhóm đua xe, quậy phá phố phường chắc không thuộc loại đó. Có một tổ chức nào cả gan “đụng tới công an?” Chỉ có những tổ chức buôn bán ma túy mới dám nghĩ tới và có khả năng thi hành một thủ đoạn như vậy. Cho nên có thể đặt ra giả thuyết rằng ông Nguyễn Như Tuấn đang bị xã hội đen hăm dọa. Những nhóm xã hội đen mạnh nhất chắc phải dính tới việc tổ chức buôn lậu lớn, trong đó có buôn bán ma túy. Thái Nguyên có thể là một cái chốt trên con đường vận chuyển và phân phối hàng lậu và ma túy.
Ma túy là một đại nạn xã hội của nước ta. Những người tôi quen biết ở miền Bắc Việt Nam đều đồng ý rằng gần một nửa thanh thiếu niên ở các thành phố đông dân đang bị ma túy tấn công hàng ngày. Tôi đã hỏi một sĩ quan công an: Tại sao guồng máy của các anh tỏa rộng khắp nơi, không có cái gì lọt khỏi mắt công an, mà tệ nạn ma túy lại hoành hành được như vậy? Ma túy đang hủy hoại tương lai của dân tộc. Chính công an các anh chịu trách nhiệm!
Người sĩ quan công an nghe tôi hỏi chỉ biết trả lời: “Chúng tôi đã cố gắng nhiều lắm.” Một câu trả lời không ai thấy thỏa đáng.
Vụ đặt bom nhà Ðại Tá Nguyễn Như Tuấn có thể trả lời cho câu hỏi trên. Nếu giả thuyết trên đây đúng, thì vụ nổ bom ở nhà ông giám đốc công an tỉnh do xã hội đen chủ trương cho thấy công an muốn chống cũng bất lực. Và bị khinh thường.
Ðặt bom nhà một giám đốc công an tỉnh không phải chuyện chơi, tổ chức xã hội đen nào có gan làm việc đó? Ðể xem cuộc điều tra của họ rồi sẽ đi tới đâu. Có ai bị đưa ra làm con dê tế thần hay không? Sau vụ này ông Nguyễn Như Tuấn sẽ làm gì? Ông còn hăng hái bài trừ các băng đảng buôn bán ma túy trong tỉnh Thái Nguyên hay không? Ông có dám yêu cầu cấp trên của ông làm cho rõ trắng đen hay không? Nếu cấp trên trong ngành công an muốn làm cho ra nhẽ, thế còn các ông bà trong Trung Ương Ðảng có đồng ý không? Còn các ông bà trong Bộ Chính Trị, họ ngồi trên đầu Trung Ương Ðảng họ nghĩ sao?
Một nhà văn hài hước người Ba Lan, SBawomir Mrożek đã kể một câu chuyện với hình ảnh “thằng ăn cắp này ngôi trên đầu thằng ăn cắp kia,” trong tập truyện Con Voi, xuất bản năm 1957 trong thời cộng sản. Cuốn này đã được Diễm Châu dịch và in ở Sài Gòn hồi 1970. Truyện ngắn “Trẻ em” tả một lũ trẻ đắp tuyết làm hình thằng người ở công viên. Thế rồi đám trẻ bị nhiều người lớn động lòng, cho là chúng cố ý ám chỉ, nói xấu chế độ. Một người lớn giải thích: Lũ trẻ đắp ba tảng tuyết chồng lên nhau, chúng có ý đồ gì? Có phải là chúng muốn nói một bọn ăn cắp ngồi trên đầu một bọn ăn cắp khác, rồi lại bị một bọn ăn cắp khác ngồi trên đầu chúng; có phải không nào?
Nhưng làm cách nào mà những lớp ăn cắp có thể ngồi trên đầu nhau, trong những hợp tác xã, cũng nhau trong cả chế độ cộng sản ở Ba Lan; trong khi mục đích được đảng cộng sản nêu lên là làm cách mạng giải phóng dân vô sản? Vì trong xã hội loài người có những quy luật, những người chọn đi vào một con đường nào thì phải chịu hậu quả của lựa chọn đó.
Khi một đảng chủ trương thành lập một chế độ độc tài để cai trị dân chúng, thì chính họ cũng sống theo quy tắc độc tài. Với lối sống tập trung quyền hành và bảo vệ bí mật của họ, những người khôn lanh nhất trong đảng sẽ tìm cách len lỏi theo hệ thống mà leo lên cao, leo lên cao mãi; cuối cùng guồng máy lãnh đạo đảng sẽ do một nhóm lưu manh nắm trọn. Một quy luật như vậy đã được nhà xã hội học người Ðức, Robert Michels mô tả, gọi tên là “Luật sắt của chế độ quả đầu” (The iron law of oligarchy), trong cuốn sách Ðảng Chính Trị in năm 1911. Michels nhận thấy rằng các đảng hoạt động bí mật cuối cùng sẽ rơi vào trong tay một nhóm nhỏ độc tài (gọi là quả đầu, oligarchy).
Tại sao một đảng cách mạng, một đảng cầm quyền chính trị, lại bị “quả đầu hóa” và “lưu manh hóa” như vậy? Michels thấy nguyên nhân là vì một đảng phải có những người lãnh đạo; mà nhóm người nào cũng vậy, cuối cùng họ phải tự lo cho quyền lợi của chính họ; ngoài ra, tính thụ động của các đảng viên khiến họ dần dần chỉ biết tôn thờ các lãnh tụ. Quy luật sắt của Michels đã được chứng minh qua lịch sử các đảng phát xít và cộng sản. Bất cứ đảng nào hoạt động chính trị với chủ trương sẽ thi hành chế độ độc tài đều đưa đến một hậu quả này: Chính cái đảng đó sẽ rơi vào tay một nhóm quả đầu. Và đảng càng sống lâu thì càng bị một bọn lưu manh thao túng. Vì chỉ bọn họ mới có quyết tâm trên con đường xây dựng sự nghiệp cá nhân mình bằng cách leo dần dần lên các cấp lãnh đạo! Họ biến thành một lũ mafia khai thác “sự nghiệp cách mạng” của các đảng viên để củng cố quyền hành, địa vị và tài sản của họ, bất chấp lợi ích chung của người dân.
Người dân khi biết tình trạng đó thì đã quá muộn màng. Như nhà văn Dương Thu Hương viết: “Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.” Ðó là một đảng cầm quyền hay một băng đảng ăn cướp? Như ông Ðoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng đã có kinh nghiệm. Nhưng ông làm gì được để bảo vệ các thành quả do công sức gia đình ông tạo nên, khi cả guồng máy hành chánh và công an cùng nhau cố ý đưa ông vào bước đường cùng? Nỗi phẫn uất của ông không biết trút vào đâu, cho nên mới sinh bạo động!
Vụ nổ bom nhà ông Nguyễn Như Tuấn không biết điều tra sẽ đưa tới kết quả nào hay không. Ai có can đảm làm cho rõ trắng đen? Trong khi chờ đợi chúng ta biết một sự thật, rằng xã hội đen mạnh lắm, táo bạo lắm; nó coi những thứ như đại tá công an không ra gì cả. Nó bạo và mạnh như vậy cho nên mới dám nổ bom dằn mặt một giám đốc công an tỉnh! Nó biết không ai dám tìm sự thật sau cùng; không ai dám làm cho ra nhẽ. Bởi vì sức mạnh của nó đã trùm lên trên cả những cấp chỉ huy công an, phủ lên đầu cả những người chỉ huy công an. Trên đầu các ông giám đốc công an tỉnh có Bộ Công An, trên đầu bộ này có Trung Ương Ðảng, trên đầu họ lại có Bộ Chính Trị. Giống như cái hình người tuyết trong truyện ngắn của SBawomir Mrożek có mấy tảng. Ở cấp nào cũng có bóng dáng xã hội đen len lỏi vô, chia chác và thao túng! Xã hội đen đã trùm lên trên xã hội đỏ! Không thể nào phân biệt được xã hội đen với xã hội đỏ nữa!
_____________________________________

Giữa Mỹ và Trung Quốc

Sự tranh giành ảnh hưởng trong khu vực giữa Mỹ và TQ khiến nhiều quốc gia vùng châu Á-Thái Bình Dương lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan
Toàn bài

Vợ ông Đoàn Văn Vươn kể lại những gì đã xảy ra trong vụ nổ súng ở Hải Phòng

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, bà Nguyễn Thị Thương - vợ ông Đoàn Văn Vươn, kể lại diễn tiến sự việc dẫn đến vụ nổ súng ở Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 5 tháng 1, cũng như tình cảnh gia đình bà hiện nay.


Photo courtesy of nld.com
Căn nhà 2 tầng của anh Vươn bị san bằng sau cưỡng chế


.

VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN

Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam noi gương Miến Điện

Hãng tin DPA hôm nay (17/1/2012) đưa tin, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam nên theo gương Miến Điện trong việc trả tự do cho các tù nhân chính trị. Hôm thứ Sáu, chính quyền Miến Điện đã phóng thích 302 tù chính trị, trong đó có nhiều nhà hoạt động đấu tranh nổi tiếng và lãnh tụ người thiểu số.
.

Vàng dân trữ không phải "tội đồ" lạm phát



=> Thực sự mất nước rồi đồng bào ơi !

=> CS Việt Nam lạy lục xin sát nhập vào Trung quốc !

No comments:

Post a Comment