Tuesday, May 20, 2014

Trung Cộng chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam? Quân trang, quân cụ, cùng quân đội được huy động gần biên giới giáp VN

Tàu Cộng đưa 60 000 quân + 200 tanks và hoả tiễn tiến về Lạng Sơn… + ngoài khơi 325 tàu chiến đang hướng về Biển Đông !

Troops, tanks, trucks, artillery, and armored personnel carriers of China’s military were seen heading to the Vietnamese border on May 16 and 17, according to photographs taken by by residents near the border.
Chinese netizens have been posting photographs of the large movement of the People’s Liberation Army, many of them showing Chinese troops in full combat gear heading to the local train station in Chongzuo, along with military vehicles. 
One netizen said the Chinese military was taking the train from the Chongzuo station to Pingxiang City, which shares a 60-mile border with Vietnam. The netizen said that the Huu Nghi Border Gate to Vietnam is also now closed.
One of the photos, taken from inside a passenger train, shows the Chinese military preparing artillery for transport on a train track. Others show Chinese troops and military vehicles traveling along dirt roads. 
Another photograph shows troops walking under the red-colored entrance to the Longzhou International Building Materials Market, on Provincial Road in the city of Chongzuo. 

"Conflict Between China And Vietnam Is Imminent" - China Piles Troops, Tanks, Artillery And APCs Near Vietnam Border

Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.
 
According to the latest news that we received from the analysts and U.S high ranking officials believing that China will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next month or within this Summer. The source confirmed that the information is reliable and expects the Vietnam government and its people be prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why China would imminently attack Vietnam after they repatriate their citizens and withdraw business out of Vietnam.
 
 
 
 

AI ĐỨNG ĐẰNG SAU GIẬT DÂY
Ngô Nhân Dụng
Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức.
Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả? Câu trả lời tự nhiên là: Họ không cần điều tra, vì họ biết đây không phải là những hành động tự phát. Ai ra lệnh cho cả guồng máy nói cùng một giọng nói dối như vậy?
Ðể trả lời những câu hỏi này, cần kiểm điểm coi các sự kiện đã diễn ra như thế nào.
Trước hết, có thể khẳng định rằng các cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương ngày Thứ Ba, 13 Tháng Năm, 2014, không do công nhân phát động mà họ đã bị sách động. Nhiều nguồn tin khác nhau trên mạng cung cấp các thông tin cho ta thấy điều đó. Chẳng hạn, một số chủ nhân người Trung Quốc đã cho công nhân được nghỉ làm việc trong buổi sáng hôm đó. Ðây là một chuyện bất thường, không có lý do nào cả. Cùng trong buổi sáng, một số người không phải công nhân đã vào các nhà máy kêu mọi người đi biểu tình. Công nhân hưởng ứng ngay vì trong lòng đã chứa sẵn uất ức; và họ nghĩ việc này không nguy hiểm vì được chính quyền khuyến khích. Tâm lý họ được chuẩn bị rồi, vì hai ngày trước đó ai cũng biết các báo, đài, loan tin về những vụ biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng, Huế, vân vân, mà không ai bị đàn áp.
Hai chi tiết trên chứng tỏ có đám người lợi dụng tình cảm uất ức của công nhân, kêu họ đi biểu tình. Lại thêm các chi tiết khác bất thường hơn nữa. Chẳng hạn, trên các con đường đám biểu tình đi qua cảnh sát công an hoàn toàn vắng mặt. Có blogger nhìn thấy “một chiếc xe Matiz bí ẩn” mang cờ đỏ “búa liềm và ngôi sao” dẫn đầu đoàn biểu tình. Cờ búa liềm là biểu tượng uy quyền của đảng Cộng sản, các công nhân càng yên tâm tiến bước. Nhiều blogger ghi nhận có đám đầu gấu dẫn đầu đi lật đổ nhiều chiếc xe và container của các công ty, rồi đốt cháy, nhưng chúng không cướp của; chứng tỏ chúng đang thi hành những mệnh lệnh quan trọng hơn, chỉ nhằm khích động đám đông đốt, phá. Một nhạc sĩ đã ghi lại: “...một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, phất tay liên tục,” hoặc “một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen” ra lệnh cho đám người mang “dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày.” Việc đốt phá không phân biệt các nhà máy là của người Trung Quốc, Ðài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc; chắc chắn do cố ý chứ không phải vô tình. Một chi tiết không biết xác thực tới đâu, cho biết: Những người chỉ huy “chạy trên các xe có biển số 36,” và trên xe mang theo “ống sắt, xà beng, cờ trống,” vân vân. Số xe 36 là của tỉnh Thanh Hóa.
Với các chi tiết được nhiều người quan sát đưa ra như trên, chúng ta có thể xác định: Công nhân đã được khích động đi biểu tình; nhưng các vụ cướp phá là do một đám khác cố ý gây ra, không phải do công nhân khởi xướng. Nhiều đồng bào trong nước cũng như ở hải ngoại đã kêu gọi các công nhân bình tĩnh, đừng đốt, đừng giết người Trung Quốc. Thực ra, không công nhân nào chủ mưu các hành động đó. Cho nên blogger Người Buôn Gió và Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã đặt câu hỏi: “Có ai đó đứng đàng sau giật dây cuộc bạo động.”
Họ có thể dễ dàng “đứng đàng sau giật dây,” thực hiện âm mưu của họ; vì họ biết dân Việt Nam đang sẵn sàng xuống đường chống Trung Cộng. Những kẻ giật dây đó là ai? Những người đó là ai? Âm mưu của họ nhắm mục đích nào?
Những kẻ chủ mưu phải là người có đủ uy thế hoặc quyền lực; có như vậy họ mới có thể yêu cầu các chủ nhân người Trung Quốc cho công nhân nghỉ làm việc. Hơn nữa, họ có khả năng sai khiến một đám quân đầu gấu chuyên nghiệp. Vì thế, có người tin rằng đám người “đứng đàng sau giật dây” thuộc hàng cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, từ trung ương hoặc địa phương.
Nhưng có người nào trong đảng Cộng sản muốn gây ra cảnh hỗn loạn như ở Bình Dương, lan ra Bắc đến tận Hà Tĩnh? Trong đám lãnh đạo cộng sản hiện nay có kẻ nào muốn gây loạn để lật đổ bọn nắm quyền, cho nhóm khác lên thay? Hoặc có người muốn gây loạn khiến quân đội phải can thiệp, sau đó quân đội sẽ lên nắm quyền? Chúng ta đã thấy đám côn đồ lợi dụng biểu tình đi đốt phá ở Bình Dương bị quân đội ngăn cản đã phải chuyển hướng qua Biên Hòa, chứng tỏ quân đội có khả năng dẹp loạn. Lần đầu tiên xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Sài Gòn kể từ năm 1975 khiến dân chúng ngạc nhiên. Hiện tượng đó có chuẩn bị cho một chế độ quân phiệt lên thay chế độ cộng sản hay không?
Nhưng giả thiết “phá trong nội bộ” trên đây ngầm hiểu rằng những kẻ “đứng đàng sau giật dây” muốn thay thế cả bộ máy thống trị bằng một nhóm khác, với đường hoàn toàn lối mới. Hơn nữa, theo giả thuyết này thì những kẻ chủ mưu chấp nhận nguy cơ không ai kiểm soát được cảnh hỗn loạn lan tràn, dẫn tới cảnh chế độ tan rã.
Trong đảng Cộng sản có người nào hiện nay sẵn sàng làm liều như thế hay chưa? Người ngoài khó biết được. Nếu có, thì số người này rất ít, và chắc họ không có đủ quyền thế để có khả năng sai khiến, chỉ huy nhiều tay sai đầu gấu như thế, trong lúc đám công an đứng ngoài không can thiệp. Trừ khi chính các tay trùm công an chủ mưu. Bọn chỉ huy công an đã quen sử dụng côn đồ đàn áp đồng bào từ hàng chục năm nay.
Khi xét lại giả thiết nội bộ phá lẫn nhau để giành quyền, chúng ta thấy một điều khó tin nhất, là dù ai chủ mưu thì họ cũng phải thấy nhiều mối rủi ro, nguy hiểm. Thứ nhất là các phe tranh quyền sẽ chịu chung số phận nếu các cuộc bạo loạn khiến cả chế độ tan rã. Thứ hai là kinh tế sẽ suy sụp dù ai lên nắm quyền thay đám lãnh tụ hiện nay. Lâu nay Cộng sản Việt Nam vẫn khoe chế độ của họ tạo được “ổn định chính trị.” Nay thì ai cũng biết một xã hội không thể nào ổn định khi trong dân chúng chất chứa bao nhiêu bất công, oan ức. Có người nào trong đám lãnh tụ cộng sản, cả các tay chỉ huy công an, sẵn sàng chấp nhận hai thứ rủi ro đó hay không? Có lẽ bản năng sinh tồn sẽ ngăn cản không cho người ta làm liều như vậy.
Cho nên nhiều người nghĩ rằng các cuộc bạo loạn vừa qua không do một phe nào trong đảng Cộng sản Việt Nam chủ mưu. Thay vào đó là giả thuyết chính hệ thống tình báo Trung Cộng đứng đằng sau giật dây các cuộc bạo động. Gián điệp Trung Cộng hiện đang len lỏi khắp nơi, hoạt động bên trong và bên ngoài chính quyền. Họ không cần ra mặt mà có thể đứng đàng sau giật dây cả đám công an, mật vụ và đầu gấu. Giả thiết này có vẻ đáng tin, khi chúng ta nhận ra rằng chính quyền Bắc Kinh rất có lợi khi các cuộc bạo loạn tuần qua xảy ra.
Tình báo Trung Cộng chắc chắn biết trước người Việt Nam sẽ sôi máu khi họ đưa giàn khoan dầu HD-981 vào chiếm biển nước ta. Một chứng cớ mới được tiết lộ cho thấy hai tháng trước đó, một xí nghiệp lớn của Trung Quốc đã được báo động. Chứng cớ này là một bản văn do công ty Hua Wei gửi cho các nhân viên của họ ở Việt Nam vào ngày 8 Tháng Ba năm 2014. Trong văn thư gửi qua Internet, ban giám đốc ra lệnh nhân viên của họ đang làm việc ở Việt Nam hãy về nước, và đưa gia đình ra khỏi Việt Nam để tránh nguy hiểm. Cuối văn thư còn ghi ba số điện thoại để liên lạc nếu cần cấp cứu.
Ðược hỏi về văn thư trên, ban giám đốc Hua Wei nói rằng việc họ báo động nhân viên là có thật, nhưng không liên can gì tới các biến cố HD-981, lúc đó chưa xảy ra. Nhưng tại sao họ lại biết những mối nguy hiểm từ hai tháng trước? Công ty Hua Wei mua bán trong 150 quốc gia khắp thế giới; cho nên họ phải nhận được những tin mật quan trọng mà các công nhỏ không biết. Người nào đưa tin cho họ, chắc phải thuộc hàng quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Hoa, biết trước kế hoạch HD-981. Họ có thể đoán rằng khi giàn khoan vào Biển Ðông thì người Việt sẽ phản đối mạnh mẽ.
Nhưng làm sao họ đoán trước được rằng cuộc chống sẽ đưa tới tình trạng đốt, phá các nhà máy và tìm giết người Trung Hoa. Mối hiểm nguy chết chóc là căn bản khiến Hua Wei gửi thư báo động. Chính quyền Bắc Kinh làm sao biết chắc sinh mạng người Trung Hoa sẽ bị đe dọa, trong khi kinh nghiệm cho họ thấy các cuộc biểu tình chống Trung Cộng trong hàng chục năm qua đều ôn hòa mà vẫn bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp, ngăn cấm.
Họ có thể biết trước được nếu chính họ chủ mưu gây ra cảnh hỗn loạn. Ðiều này có thể tin được khi chúng ta suy nghĩ theo lối nhà trinh thám đi tìm thủ phạm một vụ giết người. Ai được lợi nếu nạn nhân chết, những người đó được xếp vào loại tình nghi.
Tình trạng hỗn loạn ở Việt Nam rất lợi cho chính quyền Trung Cộng. Nếu biết trước dân Việt Nam sẽ chống đối giàn khoan HD-981, thì phản ứng tốt nhất của Bắc Kinh là vô hiệu hóa các cuộc chống đối này trước dư luận, làm sao cho cả thế giới thấy dân Việt chống Trung Quốc là một lũ người bạo động, kém văn minh, không tôn trọng các quy tắc pháp luật và đạo đức. Muốn vậy, hãy đẩy cho phong trào chống đối chuyển sang tình trạng vô kỷ luật, tham tàn, phi pháp, và phi đạo đức. Khi đó cả phong trào phản đối của nhân dân Việt Nam sẽ bị vô hiệu. Cả thế giới sẽ bỏ rơi dân Việt Nam, chính quyền Trung Cộng được tự do hành động ở Biển Ðông.
Nhưng Trung Cộng không chỉ nhắm mục tạo ra hình ảnh xấu xa nhất cho dân Việt Nam để họ chiếm cảm tình của thế giới loài người. Các cuộc bạo loạn còn có thể gây ảnh hưởng xa hơn, là phá hoại cả nền kinh tế Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã bị biến hóa thành những cuộc bạo động, cướp bóc và giết người. Nhưng nguy hiểm nhất là bọn chủ mưu đã đi tấn công cả các công ty không phải của người Trung Hoa trong lục địa. Một hệ quả thấy ngay, là chính quyền ở Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore đã phản đối và cảnh cáo dân chúng của họ không nên tới Việt Nam. Nếu giới đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, rút lui khỏi Việt Nam, thì không biết bao giờ kinh tế mới phát triển?
Công ty Formosa Plastics Group đang thiết lập một nhà máy thép hàng lớn nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, với số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la, là một công ty tư của Ðài Loan, không liên can đến Cộng sản Trung Quốc, nhưng vẫn bị đầu gấu tấn công và nhiều người bị giết. Làm sao các công ty khác tin tưởng được rằng họ chắc chắn tránh được tình cảnh đó?
Bây giờ chúng ta hiểu được một lời đe dọa trên một tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc; khi họ báo trước rằng Bắc Kinh sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” khác. Bài học mới này là đánh cả nước Việt Nam bằng đòn kinh tế, thay vì dùng vũ lực như năm 1979.
Giả thuyết tình báo Trung Cộng là bọn đứng đàng sau giật dây các vụ bạo động có cơ sở đáng tin hơn là giả thuyết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam phá lẫn nhau.
Nhưng giả thuyết Trung Cộng chủ mưu vẫn có một “lỗ hổng” cần giải thích: Tại sao Trung Cộng lại phá hoại cả hình ảnh “ổn định giả tạo” và làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam như vậy, mà không lo cả chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ tan vỡ? Nếu còn sống thì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành làm theo ý Bắc Kinh hơn bất cứ một chính phủ mới nào ở Việt Nam. Có lẽ nào Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh đám đàn em của họ, sau khi đã nuôi nấng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Thành Ðô năm 1990 đến nay?
Sự thật là Bắc Kinh không cần đến đảng Cộng sản Việt Nam nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ, như vứt một đôi giầy cũ nát. Họ đã đạt được nhiều lợi thế sau khi ký kết các bản hiệp định về biên giới, trên đất liền và trên biển. Họ có nhiều quyền lợi cao hơn là duy trì một chế độ mang tên cộng sản ở nước láng giềng. Ngay cả những việc như khai thác bô xít, buôn lậu qua biên giới, vân vân, cũng chỉ là những quyền lợi kinh tế nhỏ, so với những quyền lợi lớn khi làm chủ được nhiều phần Biển Ðông hơn.

Cho nên, để đánh phủ đầu phong trào biểu tình phản đối vụ HD-981, và đánh đòn chí tử vào triển vọng đầu tư, phát triển ở Việt Nam, Trung Cộng có thể đã chủ mưu sai khiến đám đàn em trong Cộng sản Việt Nam gây bạo động, giết người trong các cuộc biểu tình, từ Bình Dương đến Hà Tĩnh. Những người tham dự cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật, 18 Tháng 5 này phải hết sức bảo vệ trật tự, kỷ luật, và coi chừng đám đầu gấu sách động gây loạn./.




KẾ HOẠCH TQ TẤN CÔNG Việt Nam  Tiến chiếm toàn bộ VN trong 30 ngày, đã đăng trên một số blog bên Trung Quốc. 
 Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”   Bản dịch này được tìm thấy trên vài blog Việt Nam. Lưu ý: Chữ “ta” trong bài là của dân Trung Quốc nói với nhau.
Điều nghiên chiến lược: 
Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta (TQ), đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.
Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .
Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự.
Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.
Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông – Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.
Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.
Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.
Làm thế nào chế phục được Việt Nam “con rắn kỳ quái này?” Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.
Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.
Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc – Nam đều đi qua Thanh Hoá — mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn
Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội.
Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định.
Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây: 
1- Bố trí binh lực: 
Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vào phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam .
Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến. 
2 – Thực hiện tác chiến: Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày: 
a – Giai đoạn tiến công chiến lược:
* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạc chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định. 
b – Giai đoạn tiến công chiến thuật: 
* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Katusha tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch.
Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch.
Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan. 
c – Giai đoạn tác chiến trên mặt đất: 
* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam. Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địa trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam. 
Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này: 
Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh iraq năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.
Trước hết tính chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch.
Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.
Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.
Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam. Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”
Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vì vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.
Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.
Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.






No comments:

Post a Comment