Saturday, December 4, 2010

Chưa bao giờ VN bị hại bởi Người Láng Giềng ‘Hữu Nghị’ như từ 1979 đến nay

Một góc nghĩa trang tại Hà Giang, chôn những người lính trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1984-1985. Ảnh: Phạm Viết Đào
Nguyễn Trọng Vĩnh
Việt Nam không hề khiêu khích và xâm phạm vào đất Trung Quốc. Thế mà năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết hại dân và tàn phá bốn tỉnh của Việt Nam; đánh chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên – Hà Giang của chúng ta; năm 1988, đánh đắm tàu hải quân, giết hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan và chiếm một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận.
Sau khi nêu ra phương châm 16 chữ và 4 tốt với lãnh đạo ta, họ đã nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương, vị trí chiến lược xung yếu của ta, khai thác Bốc-xít, di hậu họa cho hàng triệu đồng bào ta.
Các công ty của họ thuê rừng 50 năm để trồng cây bạch đàn, trước tiên là chặt cây phá rừng, tạo thêm nguyên nhân gây lũ lụt cho ta. Bạch đàn là cây ăn rất hại đất, hết hạn thuê, họ rút đi để lại cho ta hàng dãy hecta đất trống đồi trọc, vì không cây gì mọc được. Đây là một mưu kế rất thâm hiểm hại ta. Nguy hiểm hơn nữa là các công ty của họ thuê các khoảnh rừng trong đó ôm cả những đồi cao 600-700m tại các huyện Tràng Định, Bảo Lộc của Lạng Sơn và Tiên Yên của Quảng Ninh, có nơi chỉ cách biên giới Trung Quốc 700m. Họ phá rừng để trồng bạch đàn, phá rừng làm đường vào khu rừng họ thuê, họ làm đường xoáy trôn ốc lên đỉnh các đồi cao nói trên. 50 năm không ai kiểm soát được, họ có xây dựng công sự gì trên đỉnh các cao điểm ấy cũng không ai biết, liệu có để sau này sử dụng như cao điểm 1509 ở Vị Xuyên trước đây không?
Ngoài việc năm 1974, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, họ tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” rất phi pháp bao chiếm gần hết biển Đông của Việt Nam, khoanh vùng cấm ngư dân ta vào đánh cá trong hải phận của mình, bắn chết, bắt ngư dân ta, tịch thu tài sản, ngư cụ, giam giữ, phạt tiền, dùng “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân ta.
Cậy có hải quân mạnh, tập trận diễu võ dương oai ở Biển Đông, uy hiếp ta, luôn tuyên bố sẽ “thu hồi” Tây Sa, là Trường Sa của Việt Nam, mà họ to mồm nhận xí là của họ.
Họ thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng, nói là để xây dựng “khu vui chơi giải trí”, xây nhà máy điện nguyên tử chỉ cách biên giới tỉnh Quảng Ninh 60km, nếu rò rỉ phóng xạ thì bên ta mang họa.
Trên thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc xây một hệ thống đập trong đó có đập Tiểu Loan, chặn mất một khối nước vô cùng lớn. Nam Bộ của chúng ta ở cuối dòng sông, mùa khô đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước, liệu còn nuôi được cá tra, cá basa nữa không? Có đủ nước tưới cho các vùng cây trái không? Vựa lúa Nam Bộ có bị ảnh hưởng không? Sông cạn, nước mặn sẽ dâng sâu vào nội địa, triều cường càng dữ, nhân dân thành phố HCM các tỉnh liên quan sẽ sống ra sao? Trung Quốc chặn nguồn nước thượng lưu của một con sông quốc tế, thật là một kế hoạch ích kỷ, ác độ
Họ trúng thầu một loạt nhà máy nhiệt điện và một số công trình, họ tự do đưa ồ ạt lao động của họ vào. Thế là, trên khắp đất nước ta, từ “nóc nhà Đông Dương”, từ rừng núi tới đồng bằng, đến ven biển đã có hàng vạn người Trung Quốc rải ra, có là mối nguy tiềm ẩn không?
Từ những tình hình trên, rõ ràng Việt Nam ta bị hại đủ đường, và bị o ép tứ phía. Vì đâu nên nỗi này? Nhân dân ta nghĩ gì?

Nguyễn Trọng Vĩnh

ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC - Đảng CS Việt Gian đang câm lặng? 

Nội quy cơ quan hay luật rừng ?

So sánh hai chế độ độc đoán của Việt Nam và Trung Quốc

Xã hội dân sự và hiện tình Việt Nam

Tống Văn Công : Chúng ta đang khủng hoảng văn hóa

Đi chung cùng kẻ cướp!

Bài học vỡ lòng – mà trường cửu – về kinh tế

Đà Nẵng : “Không tham nhũng” và “cấm cửa” sinh viên hệ tại chức !

 

Mao Trạch Đông từng khinh thị Mỹ là cọp giấy nhưng cọp giấy đích là Tàu

Sieu van tai 5

Trung Quốc: Mãnh hổ của thợ mã (bằng giấy)?


George Friedman

Kinh tế Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng. Sự ổn định chính trị của quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, bởi thế còn bấp bênh hơn cả nền kinh tế – George Friedman viết.

“Trung Quốc – Mãnh hổ bằng giấy” trong cuốn sách “Một trăm năm tới” của tác giả George Friedman.
Bất kì cuộc thảo luận nào về tương lai cũng đều bắt đầu từ Trung Quốc. Có đến 1/4 thế giới đang sinh sống tại đây, và có nhiều quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu tương lai.
30 năm qua, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng rất đáng kể. Nhưng 30 năm tăng trưởng không có nghĩa là sẽ tăng trưởng bất tận. Điều này chỉ có nghĩa rằng có khả năng mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm dần. Trong trường hợp Trung Quốc, tăng trưởng chậm hơn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các vấn đề chính trị xã hội.
CHINA-XINJIANG/Tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường thế giới. Tôi còn chẳng tin rằng nước này có thể duy trì sự thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đúng là khi nói về tương lai thì không thể không nhắc đến Trung Quốc.
Có vẻ như địa lý lại chính là một điểm yếu của Trung Quốc. Điểm yếu này có thể bị lợi dụng khi có xung đột xảy ra. Kinh tế Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng. Sự ổn định chính trị của quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, bởi thế còn bấp bênh hơn cả nền kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn quan trọng bởi có vẻ như nước này sẽ là một thách thức đối với toàn cầu trong thời gian sắp tới, ít nhất là trong suy nghĩ của những nước khác.
Một lần nữa, bằng phương pháp địa chính trị, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đánh giá căn bản trước. Thứ nhất, Trung Quốc là một hòn đảo. Dù không bị nước bao quanh, nhưng quốc gia này bị cô lập bởi những khu vực địa hình không đi qua được và những vùng đất đai không sử dụng được. (xem bản đồ 1)
 Ban-do-100-nam-toi

Chính người châu Âu đã buộc khu vực ven biển của Trung Quốc tăng cường các hoạt động thương mại. Nhờ vậy, những vùng ven biển tham gia thương mại giàu lên nhanh chóng. Mặt khác điều này cũng khiến gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa những vùng ven biển và vùng nội lục, kéo theo việc gia tăng bất ổn và hỗn loạn. Các khu vực ven biển muốn quan hệ chặt chẽ và thậm chí muốn được đặt dưới sự kiểm soát của phương Tây.
Thời kỳ từ năm 1949 cho đến khi chủ tịch Mao qua đời, đất nước Trung Quốc thống nhất trong nghèo đói và cô lập.

Canh bạc của Trung Quốc

Khi Đặng Tiểu Bình lên kế nhiệm Mao Trạch Đông, ông hiểu rằng Trung Quốc khó mà an toàn nếu tiếp tục đóng cửa. Ông quyết định chơi canh bạc lớn là mở cửa biên giới, tham gia vào thương mại thế giới mà vẫn không bị chia cắt nội bộ.
Những vùng ven biển trở lại thịnh vượng và gắn kết chặt chẽ với những thế lực ngoại quốc. Hàng hóa giá rẻ và giao thương đã mang lại của cải dồi dào cho những thành phố lớn ven biển, như Thượng Hải, trong khi những khu vực nội địa vẫn nghèo khó. Căng thẳng giữa khu vực bờ biển và khu vực nội địa gia tăng, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn đang duy trì được thế cân bằng.(…)
Một câu hỏi mở là liệu có thể kiểm soát nổi những lực lượng nội bộ đang hình thành trong lòng Trung Quốc? Đây chính là điểm mà chúng tôi tiến hành các phân tích về Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến hệ thống toàn cầu thế kỷ 21. Liệu Trung Quốc có tiếp tục là một phần của hệ thống thương mại toàn cầu? Và nếu thế thì liệu nó có bị chia tách một lần nữa không?
Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đang đặt cược việc nó có thể duy trì được sự cân bằng vô hạn định. (…) Về cơ bản đây quả thực là một vấn đề nghiêm trọng và tiềm tàng nhiều nguy cơ. Trung Quốc có chế độ tư hữu, ngân hàng và những công cụ tư bản khác, song lại không thực sự là một nước tư bản bởi thị trường không tự điều phối vốn. Một kế hoạch kinh doanh tốt không đáng giá bằng những mối quan hệ bạn có. Kết quả là số nợ “xấu” của Trung Quốc ước tính được khoảng từ 600 – 900 triệu USD (trong khoảng 1/4-1/3 GDP cả nước) – một con số đáng kinh ngạc.
Những khoản nợ xấu này hiện vẫn được kiểm soát bởi tỉ lệ tăng trưởng cao nhờ chi phí xuất khẩu thấp. Thế giới đang có nhu cầu lớn với hàng xuất khẩu giá rẻ, và tiền mặt chảy về từ nguồn xuất khẩu giúp duy trì công việc kinh doanh với những món nợ nổi. Nhưng Trung Quốc càng bán giá rẻ thì lợi nhuận thu về càng thấp. Các doanh nghiệp bán sản phẩm với giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất, tất nhiên sẽ thu lại được một khoản tiền lớn, nhưng số tiền mất đi cũng nhanh không kém thu được. Đây là một vấn đề đang diễn ra ở Đông Á.
Nhật Bản có thể coi là một bài học. (…) Nhật Bản vào những năm 1980 đã được xem là siêu cường kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo quy định của chính phủ, các ngân hàng buộc phải trả lãi suất cực kỳ thấp. Điều này buộc người dân gửi tiền vào bưu điện (mức lãi suất gấp đôi so với ngân hàng). Chính phủ lại dùng tiền này cho các ngân hàng lớn của Nhật vay lại với mức lãi thấp hơn mức chung của quốc tế. Các ngân hàng lại cho các doanh nghiệp liên kết vay tiền. Người Nhật lúc bấy giờ chỉ có cách lên kế hoạch hưu trí bằng cách gửi tiết kiệm. Có thể nói, không có thị trường thực sự tồn tại. Tiền chảy vào chủ yếu thông qua các mối quan hệ. Chính điều này đã tạo ra những khoản nợ xấu.
Kinh tế tăng trưởng, nhưng tiềm ẩn mầm mống một cuộc khủng hoảng. Khi cơ cấu nợ tăng lên quá lớn, nó không thể dựa vào xuất khẩu được nữa. Các ngân hàng Nhật bắt đầu sụp đổ và được chính phủ lại giải cứu chúng. Thay vì để xảy ra một cuộc suy thoái lớn để có thể áp đặt trật tự, Nhật đã sử dụng rất nhiều cách để cứu vãn tình thế, đổi lại, tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục kéo dài. Tăng trưởng sụt giảm, thị trường sụt giảm. Thật thú vị là trong khi khủng hoảng nổ ra vào đầu những năm 90 thì cho đến tận những năm sau đó, nhiều người phương Tây mới nhận ra rằng nền kinh tế Nhật Bản đã xuống dốc. Giữa những năm 90, họ vẫn nói về sự thần kì của kinh tế Nhật Bản.
Điều này liên quan đến Trung Quốc như thế nào? Cả hai đều là những nước mà quan hệ xã hội có trọng lượng hơn những quy luật kinh tế. Cổ đông – những người cần lợi nhuận – không quan trọng bằng ngân hàng và nhà nước, những người có nhu cầu tiền mặt. Cả hai nền kinh tế này đều phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, cả hai đều có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và cả hai đều phải đối mặt với sự sụp đổ khi tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm đi. Theo ước tính của tôi, tỉ lệ nợ xấu của Nhật bản những năm 90 khoảng 25% GDP. Trong khi ước tính cẩn thận nhất thì nợ xấu của Trung Quốc chiếm khoảng 25% GDP – tôi thì cho rằng số nợ xấu là gần 40%. Nhưng ngay cả 25% thì cũng vẫn là quá cao.
Nhân tai - moisinh - nhamay Than da o Son TayKinh tế Trung Quốc thoạt nhìn rất lành mạnh và sôi động, và nếu bạn chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thì quả là nó rất ngoạn mục. Nhưng tăng trưởng chỉ là một yếu tố để đánh giá. Câu hỏi quan trọng hơn nhiều là liệu tăng trưởng như thế có mang lại lợi nhuận không. Phần lớn tăng trưởng ở Trung Quốc là thực chất, và nó tạo ra số tiền cần thiết thỏa mãn các ngân hàng. Song sự tăng trưởng này không làm cho nền kinh tế mạnh lên. Và nếu có vấn đề, ví dụ như có việc Hoa Kỳ suy thoái, thì toàn bộ hệ thống sẽ đổ sụp nhanh chóng.
Đây không phải là một câu chuyện mới ở Châu Á. Nhật Bản đã từng phát triển như vũ bão những năm 80. Nhiều người đánh giá nó sẽ sớm chôn vùi Mỹ. Nhưng thực tế, nền kinh tế Nhật phát triển rất nhanh nhưng tỉ lệ tăng trưởng không bền vững. Khi tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, Nhật Bản đã gặp phải một cuộc khủng hoảng ngân hàng khổng lồ mà gần hai mươi năm sau nước này vẫn chưa hoàn toàn hồi phục lại. Tương tự như thế, kinh tế Đông Á bùng nổ năm 1997 khiến rất nhiều người nhạc nhiên bởi các nền kinh tế phát triển quá nhanh. Trung Quốc đã phát triển đột phá trong 30 năm qua. Cho rằng tốc độ tăng trưởng như vậy có thể duy trì vô thời hạn là vi phạm những nguyên tắc kinh tế cơ bản. Ở một số điểm, chu kỳ kinh doanh cần phải triệt tiêu những kẻ kinh doanh kém. Ở  một số điểm khác, thiếu lao động có tay nghề cũng khiến tăng trưởng bị trì hoãn. Có những giới hạn cho cơ cấu tăng trưởng, và Trung Quốc đang tiến dần đến những giới hạn đó.

Khủng hoảng chính trị Trung Quốc

Nhật Bản giải quyết những vấn đề của nó bằng một thời kì tăng trưởng thấp và kỷ luật chính trị xã hội để làm được điều này mà không gặp phải tình trạng bất ổn. Đông Á giải quyết khủng hoảng bằng hai cách. Một số nước như Hàn Quốc và Đài Loan áp đặt những biện pháp đau đớn để thoát khỏi khủng hoảng còn mạnh mẽ hơn trước đó, nhưng biện pháp này chỉ có thể dùng khi họ đã là các quốc gia mạnh. Một số nước như Indonesia, đã không bao giờ có thể phục hồi được như trước.
Vấn đề của Trung Quốc thuộc về chính trị. Trung Quốc gắn kết với nhau không phải bởi ý thức hệ mà bằng tiền. Khi kinh tế suy thoái và tiền ngừng “chảy”, không chỉ ngân hàng co rút, mà toàn bộ xã hội Trung Quốc cũng bị rùng mình. Lòng trung thành ở Trung Quốc có được hoặc bằng tiền hoặc bởi cưỡng chế. Kinh doanh đình trệ có thể dẫn đến sự mất ổn định bởi chúng gây ra phá sản và thất nghiệp. Trong một đất nước mà nghèo đói và thất nghiệp tràn lan, nếu cộng thêm áp lực của suy thoái kinh tế thì tất yếu sẽ gây ra bất ổn chính trị.
Nhớ lại khi Trung Quốc chia cắt thành vùng ven biển và vùng nội địa dưới thời thực dân Anh đô hộ và chiến thắng của Mao Trạch Đông. Các doanh nghiệp ở vùng ven biển với lợi nhuận từ ngoại thương cố gắng thoát khỏi chính quyền trung ương. Họ đã lôi kéo những đế quốc phương Tây và Mỹ – những người có lợi ích kinh tế ở Trung Quốc vào. Tình trạng hiện nay cũng có khả năng trở nên giống như vậy. Một thương nhân Thượng Hải có cùng lợi ích với Los Angeles, New York và London.
Thực tế, anh ta kiếm được nhiều từ những mối quan hệ này hơn là mối quan hệ với Bắc Kinh. Khi bị Bắc Kinh cố gắng kiểm soát, anh ta sẽ không chỉ muốn thoát khỏi sự kiểm soát, mà còn cố gắng lôi kéo những thế lực ngoại quốc nhằm bảo vệ chính mình cũng như lợi ích của họ. Trong khi đó, những người dân nội địa càng nghèo thì lại càng cố di cư đến các thành phố ven biển, hoặc gây áp lực buộc Bắc Kinh đánh thuế các vùng ven biển và rót tiền về lại cho vùng nội địa. Bắc Kinh mắc kẹt ở giữa, suy yếu và mất kiểm soát hay bị kìm kẹp quá chặt khiến nó buộc phải quay lại chủ nghĩa bao vây cô lập như dưới thời Mao.
(…) Một tương lai thực sự cho Trung Quốc vào năm 2020 chính là lặp lại cơn ác mộng cũ – đất nước bị chia nhỏ bởi những lãnh đạo các khu vực cạnh tranh lẫn nhau, những thế lực ngoại quốc lợi dụng cơ hội thiết lập những khu vực họ có thể áp đặt những quy định kinh tế có lợi, và chính quyền trung ương vẫn cố gắng giữ đất nước thống nhất nhưng bất lực. Một khả năng thứ hai là một Trung Quốc theo chủ nghĩa Mao mới, tập trung vào chi phí phát triển kinh tế. Như mọi khi, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là tiếp tục kéo dài tình trạng hiện tại vô thời hạn.

Mai Dương lược dịch

Nguồn trích: thongtinberlin.de

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment