.
" Live till the day you die and don’t die while you are still alive - hãy luôn sống cho đến khi ta chết, chứ đừng chết khi ta vẫn còn sống. "
Trong thời gian vừa qua vì công việc tôi đã có dịp trở lại một số nước ở Phi Châu như Uganda, Rwanda. Không đi thì thôi. Nhưng đã đi rồi thì tôi lại có một vài ý tưởng mới. Nhất là về cuộc sống và con người. Hình như đã làm người thì chúng ta ai cũng vậy. Đi xong một ngày đàng thì sẽ học được một sàng khôn. Ngay cả ở những nơi cùng khổ nhất. Như ở Rwanda hay ở Uganda.
Mà hình như hơn vậy nữa bạn ạ. Đó là càng khổ thì chúng ta lại càng nghiệm hơn được nhiều điều. Chứ nếu như ngày nào cũng sống trong hạnh phúc, cũng cảm thấy vui sướng, mãn nguyện thì chưa chắc mình đã học được gì nhiều. Vì sự hưởng thụ ít khi buộc chúng ta phải suy ngẫm. Không biết tôi nghĩ vậy có đúng không?
Như trong mấy tuần vừa qua ngày nào tôi cũng phải vô tận những làng xóm xa xôi nghèo khổ ở gần khu biên giới giữa Sudan và Uganda để xét nghiệm những giếng nước vừa mới được khoan. Không như ở Việt Nam, ở đây thường máy phải khoan đến 30, 40 mét mới có nước. Vì vậy nước là một cái gì đó tuy rất cơ bản, rất cần thiết nhưng lại rất ư là hiếm có ở những nơi này. Nó không đắt bằng vàng bạc tôi đoán thế nhưng đối với đại đa số dân làng ở đây, nó quan trọng hơn vàng bạc rất nhiều.
Không có nước sạch, mỗi năm có hàng trăm hàng vạn người chết vì bị buộc phải dùng nước dơ, nước đọng trong các ao tù, nhất là các em nhỏ.
Không có nước sạch ở gần nhà phần lớn các em bị buộc phải ở nhà để đi lấy nước từ xa thay vì được cho đi học. Đặc biệt là các em gái. Vì vậy việc đa số các em gái ở vùng Sub-Sahara bị thất học là chuyện đương nhiên.
Cũng vì vậy mà sau một thời gian lưu lại đây tôi lại nghĩ như thế này. Đó là câu nói ‘nếu cố gắng hết sức, chăm chỉ học hỏi hết mình thì chắc chắn sẽ thành công’ không hẳn thích hợp với những người ở tận cùng của sự thiếu thốn. Vì tôi biết họ đã và đang làm việc hết sức, hết mình. Hơn cả những gì tôi và các bạn đã và đang cố gắng làm. Nhưng cái khổ nó vẫn luôn quanh quẩn bên họ. Và cuộc sống của tôi và các bạn, xét cho cùng, vẫn sẽ luôn đầy đủ hơn họ.
Vì điều duy nhất mà họ cần là cơ hội. Một cơ hội đổi đời như những người Việt tỵ nạn ở hải ngoại. Nhưng rất tiếc không phải ai trong đời cũng sẽ được cho một cơ hội như thế. Để đổi đời. Để từ đó có dịp vươn lên, thoát khỏi nghèo khó, số phận.
Đó là lý do tại sao mỗi khi tôi đi xa, đặt chân đến những đất nước xa lạ tôi lại thấy câu nói ‘all men are created equal’ (ai sinh ra cũng bình đẳng) thật ra phải nên được sửa lại là ‘all men are created equal but some are created more equal than others!’ vì có rất nhiều người trước khi sinh ra đời đã được đối xử không bình đẳng. Vì nơi họ sinh ra sẽ là mẫu số chung quan trọng nhất định đoạt cả tương lai và số phận của họ. Bất kể là họ có thông minh đến đâu hay làm việc hăng say đến chừng nào.
Một điều khác tôi nghĩ là đôi khi câu nói ‘what doesn’t kill you makes you stronger’ (điều gì không giết nổi bạn sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn) cũng chưa hẳn đúng trong mọi trường hợp. Vì tôi đã chứng kiến rất nhiều lần và đối với rất nhiều người là ‘what doesn’t kill them makes them weaker’ – tuy họ đã thoát khỏi cảnh khó khăn, túng quẫn nhưng cũng vì vậy mà họ trở nên thụ động, lười biếng, yếu đuối hơn. Như những người dân tỵ nạn ở xứ này sau những ngày bôn ba chạy giặc, nay trở về lại làng đã không còn hiếu động, sẵn sàng gầy dựng lại cuộc sống như ngày xưa.
Tôi có hỏi tại sao họ không bắt đầu trồng trọt, xây dựng lại nhà cửa? Câu trả lời đơn giản là vì họ không biết khi nào thì phải chạy giặc tiếp.
Thì ra cái khó nó thường bó cái khôn như ông bà mình thường nói.
Tuy biết vậy nhưng tôi vẫn nghĩ nếu như chúng ta muốn có một cuộc sống có ý nghĩa thì tốt hơn hết chúng ta cần phải có hy vọng, cần phải luôn tin tưởng ở một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải vượt thoát khỏi sự sợ hãi của chính mình, bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, dèm pha để tiếp tục dấn thân, theo đuổi lý tưởng mà chúng ta từng ấp ủ.
Bởi lẽ đơn giản vì ai rồi cũng sẽ có một ngày phải nhắm mắt, xuôi tay. Và từ bây giờ cho đến lúc ấy sẽ không có một ai ngoài mình sẽ sống cho mình, sẽ thực hiện những hoài bảo của riêng mình.
Vì vậy trong những ngày sống ở đây, phải chịu cực khổ nhiều so với cuộc sống ở Mỹ, ở Úc, khi thiếu điện, lúc bị cúp nước, tôi lại thấy mình cần phải luôn tự nhắc nhở là nên: live till the day you die and don’t die while you are still alive - hãy luôn sống cho đến khi ta chết, chứ đừng chết khi ta vẫn còn sống.
Đây là câu nói mà tôi rất thích vừa được lồng vào clip video ‘Phải Lên Tiếng’ của một số bạn trẻ vừa được cho ra đời vào tuần trước mà các bạn có thể chọn xem ở đây:
Cũng có thể sẽ có một số người cho là tuổi trẻ là tuổi của sự bồng bột, không hiểu rõ sự đời, không biết điều gì có thể và không thể đạt được. Thế nhưng nếu như ai cũng nghĩ như thế thì chắc chắn là những biến chuyển lớn lao trên thế giới trong năm vừa qua sẽ không bao giờ xảy ra. Những nhà lãnh tụ độc tài, những chế độ phi nhân, phi nghĩa sẽ tiếp tục tồn tại. Và tạp chí Time đã không chọn ‘The Protester’ (Người Biểu Tình) là Nhân Vật Của Năm 2011 (Person of the Year).
Trong những ngày cuối năm trong tuần này, khi chúng ta may mắn được sống quây quần với gia đình, bạn bè , người thân, tôi mong là chúng ta sẽ nghĩ đến điều này. Đến những người không có cơ hội như chúng ta. Đến những thân phận hiện vẫn ở chốn tù đày chỉ vì họ đã dám lên tiếng.
Trước thềm năm mới, mong muốn lớn nhất của tôi là trong năm 2012 chúng ta sẽ mỗi người gióng lên tiếng nói của riêng mình. Để thế giới hiện tại, xã hội nơi chúng ta sinh ra và lớn lên ngày càng được phát triển, nhân bản và công bình hơn.
Trịnh Hội Blog - VOAKHÔNG ĐƯỢC QUYỀN YÊU NƯỚC!
Việt Nam Tôi Đâu
Từ bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” ra đời trên hệ thống Internet vào tháng 8/2011 đến bây giờ, số người nghe gần nữa triệu, lời nhạc và tiếng hát của Việt Khang đã đi vào lòng người. Việt Khang đã viết từ tận đáy lòng sâu thẳm của mình với nỗi đau ray rức…nỗi đau này không phải vì đói rét, cũng không phải vì vết thương bị cắt trên da thịt…mà nỗi đau của một người mất nước nỗi đau trăn trở hằng sâu trong tâm hồn người yêu nước.
Sống qua gần nữa đời người, anh đã thấm nghiệm được sự dối trá lừa đảo của chế độ độc tài đương quyền, tác giả “Việt Nam Tôi Đâu” đã mở đầu cất cao lời nhạc “Việt Nam ơi thời gian quá nữa đời người, và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói….”. Nữa cuộc đời, trải qua 36 năm từ ngày cả dân tộc Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản đến nay Việt Khang đã nhìn thấy xã hội muôn ngàn mãnh đời đổ vỡ, tàn tạ, bị áp bức, bóc lột, đói khát mà đáng ra bất cứ một quốc gia nào “sau tàn lửa khói” đều không thể lâm vào cảnh tượng đau đớn như Việt Nam.
Việt Khang đã tỏ tường trên thân thể gầy còm của đất “Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời, người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối dang” …Lời nhạc không mang tính hằn học thù hận nhưng mang tâm trạng đau nhói ở tâm can hoà với lời ca thống thiết nói lên sự cách biệt bất hạnh của hai giai cấp một bên là người dân đói khổ thật thà, bên kia là kẻ quyền uy giàu sang dối dang, mà kẻ quyền uy đó chính là thành phần tư bản đỏ của bạo quyền Cộng sản Việt nam hiện nay đang trấn lột đồng bào.
Còn tổ quốc Việt Nam thì sao? Việt Khang tự hỏi rằng “Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?” Nếu còn, tại sao nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại để cho “bọn giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta” mà cả một guồng máy khổng lồ của công an, bộ đội chỉ để phục vụ cho “đảng cầm quyền” mà không bảo vệ được ngư dân Việt Nam đến nỗi “Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu” ….
Tổ quốc đã không còn hiện hữu trước một bạo quyền chỉ biết hiếp đáp người dân, chỉ biết bóc lột giàu có dối gian, trong khi ngoại xâm đang thật sự hống hách trên quê mẹ Việt Nam…là một nhạc sĩ yêu nước Việt Khang dùng tiếng hát sâu xoáy của mình như tiếng kêu của con quốc quốc trong đêm thâu kêu gọi lòng yêu nước của mọi người “là một con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm, người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” . Đồng bào ơi! tổ quốc đang lâm nguy không phân biệt già trẻ trai gái hãy đoàn kết “ từng đoàn người đi chẳng nề chi, già trẻ gái trai hãy dơ cao tay….” đoàn kết sức mạnh dân tộc để “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.
Việt Khang-Võ Minh Trí đã cất cao giọng hát từ đáy lòng sâu thẳm của tâm hồn, lời ca cao vút của anh như những nhát dao cắt lòng những ai đang trăn trở trước nguy cơ của dân tộc, anh đã buông tiếng hát nói lên phần hồn của bản nhạc mà đó cũng là ước nguyện của đồng bào.
Nhạc sĩ Việt Khang là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước, trước khi anh bỏ hồn vào hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai” anh đã đoán rằng sự an ninh cá nhân của anh không được bảo đảm, nhưng đó là thứ vũ khí trong đấu tranh Diễn Biến Hoà Bình mà tài nghệ anh đang có là viết nhạc và lời ca, anh tận dụng sở trường của mình để cứu quê hương dân tộc. Tiếng hát của anh với bài “Việt Nam Tôi Đâu” là tiếng huy động lòng người, tiếng kèn thúc dục sự đứng lên của mọi giới, khi nghe tiếng hát của bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” người đang trùm chăn phải thức dậy, kẻ ươn hèn trở nên can đảm….Một người thanh niên yêu nước chân chính như thế mà vào lúc 7:00 giờ tối ngày 23-12-2011, Công An Cộng sản Việt nam đã vào bắt anh đi vào trại tù, đó có thể là sự tiên đoán của bản nhạc “Anh Là Ai” mà Việt Khang đã chuẩn bị cho mình để dấn thân làm một người trai yêu nước giữa chốn hám danh, hám lợi, đầy dối trá của bạo quyền.
Chúng em viết lên đây những lời chân tình của người đồng hành với anh, anh lâm nguy chúng em vẫn còn tiếp tục cuộc hành trình với lòng tin tưởng “kẻ bán nước không bao giờ được dân tộc tha thứ, và kẻ xâm lăng không bao giờ thành công trước sức mạnh đoàn kết của một dân tộc” – Ở chốn lao tù kia, xin anh vững tin vào chính nghĩa đã chọn.
Long Hải & Quốc Tuấn
Viết tại Việt Nam trước đêm giao thừa 2012
Tin tức trên mạng cho biết nhạc sĩ Việt Khang đã bị công an Mỹ Tho bắt đi trước lễ Noel. Lý do là vì nhạc sĩ Việt Khang là tác giả ca khúc “Việt Nam Tôi Đâu” do chính anh sáng tác. Bài hát ca ngợi tình yêu nước, chống Trung Cộng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của VN. Bài hát có đoạn: “Hoàng Sa, Trường Sa đã bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu” tiếp theo là lời kêu gọi đứng lên “chống giặc Tàu và những kẻ bán nước”
Phải nói trên khắp thế giới, chưa có nước nào có thể sánh nổi với nước Việt Nam thời xã nghĩa do đám hậu duệ của ông Hồ Chí Minh cai trị về “thành tích” kết án nhân dân của nước mình: “Yêu Tổ quốc là có tội!”
Qua những việc làm đối với người dân trong thời gian qua, rõ ràng Đảng và Nhà nuớc CSVN đã cấm người dân KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN YÊU NƯỚC!
“Thành tích” này Đảng và Nhà nước CSVN đã lập được qua 12 cuộc biểu tình từ tháng 6 tới tháng 11 trong năm 2011 khi nhân dân tự động xuống đường biểu tình ở 2 thành phố Hà Nội, Saigòn để bày tỏ lòng yêu nước trước sự hống hách, lộng quyền, chiếm đất lấn biển của bọn Trung Cộng (TC).
Đảng và Nhà nước đã dùng công an, dân phòng, thanh niên xung phong và thuê cả bọn lưu manh, du đảng (để phủi trách nhiệm trước công luận và quốc tế) để chống và giải tán biểu tình.
Theo dõi những hình ảnh ghi lại các cuộc biểu tình, chúng tôi xin đưa ra nghi vấn: Có thể có bàn tay của bọn Tình Báo Sở của TC nhúng vào và chỉ thị cho VC thi hành những việc làm khốn nạn này!
Càng ngày công cuộc đàn áp các cuộc biểu tình càng dã man và thô bạo.
Bức ảnh chụp được một thanh niên bị một tên “mật vụ” chìm kẹp ngang hông giống như một con diều hâu hai chân đang quắp một con gà con, đã được coi như là một bức ảnh lịch sử! Nhưng, so với bức ảnh 2 công an và 2 tên mặc thường phục “khiêng như khiêng heo” một người đi biểu tình trong cuộc biểu tình ngày 17-7 năm 2011 do hãng AP phổ biến mới thấy hết những sự dã man, tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ CSVN Hán gian khốn nạn.
Chưa hết! Hãy nghe chính một số người kể lại với các đài phát thanh ở hải ngoại về cuộc biểu tình này 17-7 vừa qua:
“Bắt đầu là hình ảnh 1 người tên Nguyễn Chí Đức (NCĐ) trong đoàn bị bắt lôi lên xe bus, ít nhất 5 tên CA mặc thường phục lẫn sắc phục, kẻ nắm tay, người nắm chân khiêng đi. Anh NĐT chỉ có thể phản ứng bằng những tiếng kêu cứu thảm thiết.
Lúc 08:57, người bị bắt bị CA lôi đến trước cửa chiếc xe bus chờ sẵn, 1 nhân viên an ninh chìm từ trên xe lạnh lùng bước xuống vài bậc, rồi bất ngờ nhấc chân đạp thẳng vào mặt, miệng nạn nhân, lúc này không thể phản kháng, Bị dính một cú trời giáng anh Đức la lên vài tiếng, lấy tay ôm mặt. Tên CA chìm cúi xuống, lôi nạn nhân lên xe. Trước khi biến mất, người đàn ông kịp kêu lên tiếng cầu cứu cuối cùng: “Bà con ơi, cứu tôi!”
Trời ơi! Có tiếng kêu cứu nào đầy bi thương, tuyệt vọng như tiếng kêu cứu của người thanh niên Việt Nam tên Nguyễn Chí Đức trong cuộc biểu tình ngày 17-7 năm 2011 – những thập niên đầu của thế kỷ 21?
Đây là tiếng kêu cứu bị thương và đầy tuyệt vọng của những con cừu (là 87 triệu người dân VN) giữa bầy lang sói (là Đảng CSVN cấu kết với đảng CS Trung Cộng)!
Chưa hết! Hãy nghe anh Vũ Quốc Ngữ kể:
“Hành động rất thô bạo và ngôn ngữ thô bỉ. Khi họ đẩy tôi lên xe tôi thấy họ xô ngã một chú 62 tuổi tôi phản đối chuyện đánh người già cả như thế một người cao gấp đôi tôi đấm vào ngực tôi”.
Cũng chưa hết! Hãy nghe một người dân oan từ Vũng Tàu ra Hà Nội khiếu kiện tham gia cuôc biểu tình là Hằng kể lại như sau:
“Họ dùng từ ngữ thô tục, họ kéo chân tôi và dùng những từ ngữ mà chỉ có côn đồ dùng mà thôi. Tôi không biết chúng tôi có sống trong một xã hội “gia đình có cha có mẹ không nữa”.
*
Chưa bao giờ mà thơ văn “hiện thực xã hội chủ nghĩa” lại “phát tiết tinh anh” như lúc này! Hãy nghe phiếm luận gia Caubay từ hải ngoại cảm hứng từ tấm ảnh chụp một thanh niên bị công an chìm, nổi “khiêng” đi như khiêng một con heo:
“Bởi vì còn Đảng còn mình
Theo Tàu Đảng mới quang vinh anh hùng
Cho nên có cảnh lạ lùng
Công an mà lại hành hung dân lành
(Lẽ nào lại hóa lưu manh)
[Đoạn thơ đầu này tác giả Caubay có ghi chú là góp ý trong blog của Mẹ Nấm, vì sợ Mẹ Nấm bị liên lụy nên tác giả chỉ làm tới đây mà thôi. Đoạn sau góp ý ở một trang điện báo ở hải ngoại tiếp theo như sau:]
Côn đồ thứ thiệt rành rành chớ ai
Một là của Đảng, thứ hai của Tàu
Bây giờ đã rõ vàng thau
Trông bầy lang khuyển mà đau đớn lòng
Nhắn bầy ôm bác chờ mong
Bùn nhơ đã khuấy, đục trong đã tường
Hỏi bầy ơn bác còn vương
Đứa nào bán nước dẫn đường Tàu qua?
Ngu vừa thôi chứ mấy… cha?
Chưa hết! Xin mời độc giả đọc “Nhật ký biểu tình” của ông Nguyễn Tường Thụy, một người tự xưng là “đi bộ đội từ thời chống Mỹ cứu nước đến khi về hưu” đã viết như sau:
“… Tôi đang khóc đấy các bạn ạ. Các bạn có tin không? Lúc này, bàn phím của tôi ướt nhiều hơn. Tôi khóc cho Tổ quốc tôi. Bây giờ là 2 giờ sáng. Gần trọn một ngày một đêm qua, gần như không ngủ, không ăn để hành động, để suy nghĩ. Tôi và các bạn yêu Tổ quốc của mình đến cháy bỏng mà người ta không cho bày tỏ.
Tôi đau đớn không chịu được nhục. Tại sao nước ta lại bị lép về, sợ hãi TQ đến như vậy? Tư thế của cha ông ta ngày xưa có bao giờ tới mức thảm hại như thế này đâu. Tôi xót xa cho đồng bào tôi, ra vùng biển thân thuộc của Tổ quốc đã bao đời, nay bị cướp bóc, bị xua đuổi, bị đánh đập như những con vật. Những kẻ đàn áp biểu tình hôm nay suy nghĩ sao khi thấy hình ảnh ngư dân mình phải vái lạy bọn cướp biển TQ?
Nhưng dù sao, nếu hôm nay tôi không đi biểu tình, để rồi bị bắt, chịu đói, chịu khát, chịu nắng hè cho đến gần kiệt sức thì tôi còn ân hận hơn nhiều. Ít nhất, tôi đã có thêm một việc làm vì Tổ quốc.
Tôi khóc vì cảm kích trước dũng khí và những tấm lòng. Nếu không đi biểu tình, không bị bắt thì làm sao tôi cảm nhận hết được lòng yêu nước của nhân dân ta, mãnh liệt đến thế”.
Đồng bào VN trong nước và cả hải ngoại rất là ứa gan và điên tiết trước thái độ hèn nhát của Đảng và Nhà Nước CSVN trong cái vụ phái “đặc sứ” Hồ Xuân Sơn sang Trung Nam Hải để nghe bọn “Chúa Chệt” vừa móc cứt mũi, vừa khịt mũi, vừa khạc nhổ, vừa ra lời phủ dụ, sai bảo bọn “bồi thần” VC đàn áp nhân dân VN biểu tình biểu lộ lòng yêu nước.
Đồng bào VN trong nước và cả hải ngoại lại càng ứa gan hơn khi tên Trung Tướng VC Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố sẽ không để những cuộc biểu tình tái diễn sau khi qua Trung Nam Hải chầu hầu bọn Thiên triều.
Nhà thơ Đả Cẩu Bổng đã “chơi” ngay một bài thơ gửi thằng “GOOF” Hồ Xuân Sơn như sau:
“Cái lũ Hồ phỉ chết non
Phí lời với chúng, chỉ còn cong tay
“Thôi sơn” một quả vào ngay
Tam tinh thằng quỷ Hồ này Xuân Sơn
Một thằng mặt mẹt trán trơn
Nhổ ra rồi lại nuốt luôn ngay vào
Khúm núm trước lũ Tàu Mao
Bảo sao làm vậy khác nào chó săn
Đồng tình với lũ xâm lăng
Nói gì với chúng hỡi thằng “goof” kia?” .
Thực ra thì nhà thơ Đả Cẩu Bổng có hơi nóng khi bảo thằng “Hán gian” Hồ Xuân Sơn này “ngu”.
Đảng và Nhà Nước CSVN không có thằng nào ngu đâu!
BỌN NÓ LÀ MỘT LŨ GIAN ÁC VÀ HÈN: gian ác lừa bịp, lưu manh, khốn nạn với đồng bào mình, nhân dân mình; trong lúc đó lại hèn nhát khúm đầu, qụy lụy thần phục bọn Tầu phù khốn nạn chỉ vì quyền lực và quyền lợi của bè lũ khốn nạn chúng nó!
Đồng bào trong nước và cả hải ngoại lại càng đau đớn, nhục nhã khi bọn CSVN cho “các cháu gái quàng khăn đỏ của Bác Hồ” vẫy “Lục Tinh Hồng Kỳ” chào mừng tên Hoàng Đế Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình khi đến thăm VN, trong khi lá cờ máu của nước này chỉ có 5 ngôi sao! Bị dư luận phản đối thì bọn lãnh đạo của đảng CSVN lại giở mững cũ đổ thừa là “bị lỗi kỹ thuật”!
*
Qua việc bắt giữ nhạc sĩ Việt Khang và nhiều người khác cho thấy mặc dù các cấp lãnh đạo của đảng CSVN vẫn xoen xoét cái miệng về chủ quyền biển, đảo để trấn an dư luận; song tình yêu nước vẫn bị kiểm duyệt khắc khe.
Những hành động “yêu nước tự phát”, ở các mức độ khác nhau, đều bị trấn áp. Những người mặc áo NO-U (có nghĩa nói không với đường lưỡi bò) đều bị làm khó, người biểu tình bị giải tán, bắt bớ tùy tiện.
Những việc làm này cho thấy rõ ràng Đảng và Nhà Nước CSVN CẤM NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN YÊU NƯỚC!
Bèn có thơ con cóc rằng:
“Không đâu như ở Việt Nam
Biểu tình yêu nước Công An chụp, vồ!
Giận thay cái lũ Cộng nô
Đem dâng Trung Cộng cơ đồ Việt Nam!
Mẹ cha mấy thằng gian tham
Mấy thằng Việt Cộng, Việt gian, Việt kiều!
Làm cho đất nước tiêu điều:
“Mấy thằng Việt Cộng, Việt kiều, Việt gian!”
Không đâu như ở Việt Nam
Yêu nước thì bị bắt giam vô tù!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Thủ tướng lấy bằng Cử nhân Luật ở đâu ra vậy?
http://ptdcvn.wordpress.comKami
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) được tổ chức tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang ngày 09/6/2010. Tại Hội nghi giữa kỳ này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lỡ phát biểu trái với đường lối chủ trương của đảng CSVN và điều 15 Hiến pháp khi nói rằng “Việt nam là Kinh tế thị trường” như báo SGTT ngày 09/10/2010 [1] đã đưa tin.
Không nói đến ý nghĩa về mặt chính trị và kỷ luật của đảng CSVN về việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương của đảng, ở đây chỉ xét về góc độ luật pháp thì phát biểu đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vi phạm Điều 15 – Chương II – Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt nam, luật pháp cao nhất của Nhà nước quy định “Chế độ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Điều nhầm lẫn này không cho phép một quan chức cao cấp giữ chức Thủ tướng có thể nhầm nhò linh tinh như vậy?
Đây không phải là lần đầu tiên và chắc cũng không phải là lần cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các phát biểu vi phạm Hiến pháp như vậy. Ngược dòng thời gian trở về ngày 09/02/2007 hẳn chúng ta còn nhớ, tại buổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân [2]. Khi trả lời câu hỏi của ông Phạm Dương Quốc Tuấn khi hỏi “Vì sao Thủ tướng lại ký chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức? Như vậy, có đi ngược lại mục tiêu tự do dân chủ mà Thủ tướng phấn đấu hay không?”, Thủ tướng đã hùng hồn nhấn mạnh “Trong chỉ thị tôi ký có nghiêm cấm không được tư nhân hóa báo chí với bất cứ hình thức nào và không được để bất cứ thế lực nào chi phối báo chí để phục vụ ý đồ riêng trái pháp luật, gây phương hại cho đất nước”.
Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong rất nhiều dẫn chứng về những phát biểu vi phạm Hiến pháp và luật pháp của người đứng đầu cơ quan Hành pháp của Việt nam. Ở đây những sai sót như vậy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể đổ lỗi cho các thư ký của Thủ tướng không kịp thời nhắc nhở và điều chỉnh vì đây là những phát biểu không dùng văn bản chuẩn bị trước, nói theo ngẫu và cảm hứng của các nhà lãnh đạo đôi khi quá đà mà không biết mình nói gì!? Nguyên nhân quan trọng gây ra những lỗi chết người như vậy là do việc thiếu kiến thức hiểu biết về mặt luật pháp và kiến thức chính trị về mặt quản lý nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Qua tìm hiểu Tóm tắt tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng [3], được biết trình độ về mặt học vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là (trích nguyên văn) “Trình độ học vấn: Cử nhân Luật . Lý luận chính trị cao cấp . Trung cấp Y tế . Bổ túc VH cấp 3″. Đọc xong mới té ngửa người vì biết rằng Thủ tướng kính mến của chúng ta tốt nghiệp rất nhiều bằng như Cử nhân Luật, Lý luận chính trị cao cấp, Trung cấp Y tế. Nhưng tiếc rằng những bằng cấp quan trọng ấy của Thủ tướng lại được xây dựng trên cái nền tảng tri thức Bổ túc văn hóa học trong R trong thời gian chống Mỹ.
Cũng là điều may cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng ở Việt nam là một đất nước vô luật pháp, khi mà đảng CSVN ngồi trên luật pháp và Hiến pháp, khi mà lãnh đạo của đảng là những “củ khoai”. Do đó nếu các lãnh đạo như Thủ tướng có nói nhăng nói cuội, nói không đúng hay phát biểu vi phạm Hiến pháp và pháp luật thì chả ai muốn mất công đi kiện như vụ ông Cù Huy Hà Vũ đã từng đi kiện “củ khoai” là một ví dụ. Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng mà làm Thủ tướng ở những quốc gia pháp trị, có luật pháp nghiêm minh, có Tòa Hiến pháp, thì có lẽ tốt nhất Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chuyển văn phòng Thủ tướng đến địa điểm sát cạnh Tòa Hiến pháp để đi lại hầu tòa thường xuyên hàng ngày cho tiện.
Tác giả không hề có ý nói xấu hay bôi bác trình độ học vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà chỉ có ý giải thích cho bạn đọc hiểu vì sao Thủ tướng của chúng ta hay phát biểu “phạm húy” như vậy. Hiểu rồi để thông cảm và để chúng ta hãy cùng động viên cho Thủ tướng làm việc với hết khả năng của mình để đưa đại Dự án Đường sắt cao tốc sẽ thành một chủ trương lớn của đảng (như Dự án Bauxite), cho các đại biểu Quốc hội nghị gật đang ra sức cản phá phải một lần nữa “im mồm” cho nhanh.
Nhưng chỉ có một băn khoăn và thắc mắc nhỏ muốn nhờ các bạn đọc nếu biết xin cho biết, đó là không hiểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đỗ Cử nhân Luật ở trường Đại học Luật nào vậy?
Chắc có bạn đọc sẽ thắc mắc rằng, hỏi để làm gì chuyện đó? Xin trả lời thẳng thắn là biết để tránh sau này có con hay cháu khỏi cho vào học ba cái trường Đại học Luật kiểu ấy. Vì học rồi, đỗ có bằng Cử nhân Luật mà chả biết cái cóc khô gì về luật như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mở mốm nói là vi phạm Hiến pháp và pháp luật thì học để làm gì cho tốn cơm.
Nếu như ngày trước Thủ tướng có lỡ không hề học Đại học Luật, nhưng có trường Đại học nào đó vẫn cấp bằng theo chỉ thị của đảng hoặc Thủ tướng ngày xưa chót mua bằng “dzỏm” thì cũng cứ nói thẳng cho đỡ mất danh tiếng của trường họ nói riêng và ảnh hưởng tới tiếng tăm chất lượng giảng dạy Đại học Luật ở Việt nam nói chung.
Vì Kinh tế thị trường (không có đuôi Định hướng XHCN) đòi hỏi họ phải bảo vệ uy tín trường của mình lắm. Hơn nữa, ngay từ bây giờ các cơ quan ban ngành giúp việc của Thủ tướng phải dành thời gian hợp lý hóa các tài liệu liên quan tới việc học như điểm các môn học, số giờ học và ngày giờ tham dự của từng môn v.v.. đặc biệt là phải bố trí một đội ngũ bạn học để làm chứng việc Thủ tướng có theo học. Điều quan trọng là nhắc Thủ tướng đừng quên bài học đắt giá của đồng chí TBT Đỗ Mười đã từng mắc phải, đó là chuyện có người tự xưng là bạn học của đồng chí Đỗ Mười, đã đến Văn phòng Tổng Bí thư xin được gặp riêng. Sau khi Thư ký riêng báo cáo chuyện này với đồng chí TBT, đồng chí Đỗ Mười đã gắt lên “Bố láo – Tôi có bao giờ đi học đâu mà có bạn học”(!?)
Johannesburg, 11/6/2010
http://ptdcvn.wordpress.com
Thân Mỹ, tại sao không? -- http://danluan.org
Phan Ngọc Uy Trong bối cảnh tình hình chính trị của khu vực và thế giới có nhiều biến động, thách thức, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, phải tìm kiếm cho mình liên minh đối tác chiến lược về quân sự để đảm bảo an ninh cho mình.
Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều diễn biến phức tạp về chính trị và quân sự, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh hải, do đó để đảm bảo và giữ vững quyền lợi của mình cũng như sự ổn định, Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung cần có một đối tác quân sự có “trọng lượng” lớn nhằm đối trọng với sự bành trướng ngày một quy mô và mạnh mẽ của Trung Quốc.
Trong số các cường quốc quân sự lớn mạnh trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp… thì Liên Xô (hậu thân là Nga) đã từng đóng quân trên đất nước ta. Chúng ta nhớ rằng, Liên Xô đã thuê cảng Cam Ranh từ 1978 đến 2002 và giữa Liên Xô với Việt Nam đã có kí Hiệp ước tương trợ lẫn nhau nhưng thực tế Liên Xô đã không trả cho chúng ta một xu nào tiền thuê (đúng ra Liên Xô phải trả 200 triệu USD mỗi năm, 25 năm vị chi là 5 tỷ USD) và trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Bắc, Liên Xô đã bỏ rơi Việt Nam. Các cường quốc còn lại như Đức, Pháp, Anh là những đế quốc đã hết thời, quá già cỗi, không còn đủ sức vươn cánh tay quyền lực tới vùng Viễn Đông xa xôi. Do đó, suy đi tính lại kỹ càng, Việt Nam chỉ có thể lựa chọn Mỹ để cân bằng quyền lực khu vực.
Quan hệ Việt-Mỹ: những cơ hội bị bỏ lỡ
Lịch sử nhà Nguyễn ghi nhận vào năm 1819 (cuối đời Gia Long), hai thương thuyền của Mỹ cập bến cảng Sài Gòn để mua đường. Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt đã tiếp đãi tử tế thuyền trưởng John White và dành mọi sự dễ dãi trong việc mua bán. Năm 1831 (đời Minh Mạng), tổng thống Mỹ Andrew Jackson dự định đặt đại diện ngoại giao tại vương quốc Đại Nam và cử ông Shilluber làm lãnh sự, nhưng vua Minh Mạng đã từ chối. Năm 1832, tàu Peacock chở phái đoàn sứ giả Mỹ, do hai ông Edmund Robert và Georges Thompson cầm đầu, cập bến Đà Nẵng xin trình quốc thư và thỉnh cầu được ký kết một hiệp ước thương mãi, nhưng vì quốc thư không ghi rõ danh hiệu của vua và quốc hiệu Đại Nam nên Minh Mạng không tiếp nhận. Vua chỉ truyền lệnh đón tiếp tử tế phái đoàn Mỹ ở Công quán và chỉ định cho họ chỗ đậu tàu là vụng Sơn Trà ở Đà Nẵng. Sau đó tàu Peacock nhổ neo rời Đại Nam đi Xiêm La. Năm 1836, tàu Peacock cũng với đặc sứ E. Robert trở lại Đà Nẵng với hi vọng ký một hiệp ước thương mại, nhưng ông E. Robert bị bệnh, tàu Peacock phải rời Đà Nẵng đi Macao đề cấp cứu; tàu cập bến Ma Cao thì ông E. Robert đã chết . Sau lần gặp gỡ bất thành này, quan hệ giữa Hoa Kì và Đại Nam bị gián đoạn trong gần bốn thập niên (1836-1873).Quá trình này được tiếp nối bởi Bùi Viện (1839-1878). Năm 1873, Bùi Viện một mình một thuyền long đong biển khơi muôn trùng sang Mỹ kêu gọi Mỹ viện trợ Việt Nam đánh đuổi Pháp. Bùi Viện đã diện kiến với tổng thống Mỹ thứ 18 lúc đó là Uylisses Grant (1869-1877). Tuy nhiên, do không mang theo quốc thư nên không đạt được thỏa thuận nào, ông đành quay trở về nước. Đến 1875, Bùi Viện lại một lần nữa sang Mỹ kêu gọi Mỹ giúp đỡ đánh đuổi Pháp nhưng chính phủ Mỹ đã cự tuyệt vì hoàn cảnh lúc bấy giờ ở Mỹ và Việt Nam đã có nhiều thay đổi, hơn nữa nước Mỹ lúc đó theo chủ nghĩa “biệt lập”, chưa đủ sức để bành trướng ra xa.
Từ đó quan hệ Việt-Mỹ bị gián đoạn trong một thời gian dài cho đến thập niên 1940. Trong thời gian 1941 đến 1946, mối quân hệ Viêt- Mỹ trải qua một thời kỳ nồng ấm đặc biệt. Tổ chức Việt Minh và Cơ quan tình báo quân sự Mỹ (OSS), tiền thân của Cục Tình báo Hoa Kỳ (CIA), đã có sự hỗ trợ lẫn nhau, Việt Minh cung cấp thông tin về phát xít Nhật cho OSS; OSS viện trợ cho Việt Minh nhiều phương tiện liên lạc, truyền tin, hỗ trợ đắc lực cho việc thông tin giữa các căn cứ cách mạng, làm cho chỉ thị và thông tin nhanh chóng và thông suốt…
Đến tháng 12/1946, Viêt Nam bước vào cuộc kháng chiến mười nghìn ngày với thực dân Pháp. Thực tế, người đứng đầu Mặt trận Việt Minh và sau này là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh rất coi trọng mối quan hệ Việt – Mỹ và cố gắng vun đắp mối quan hệ đó cho đến năm 1947, thời điểm mà Mỹ vẫn chưa dính líu với Pháp trong cuộc chiến này. Có lẽ, chính phủ Mỹ chưa hiểu những mong muốn của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Mối quan hệ này bị đóng băng rồi tan vỡ từ những năm 1949-1950 (bên trong chính phủ Mỹ bùng lên chủ nghĩa McCathy), Mỹ đổ tiền chi viện cho Pháp đánh Việt Nam rồi hất cẳng Pháp, dính líu ngày một sâu vào Việt Nam.
Quan hệ Việt-Mỹ bị khủng hoảng cho đến năm 1994 khi chính phủ Mỹ tuyên bố xóa bỏ cấm vận Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta vào năm sau đó. Qua đó, có thể nhận thấy rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có không ít cơ hội để quan hệ hợp tác, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà nhiều lúc chính phủ hai bên chưa có tiếng nói chung, làm cho mối quan hệ Việt-Mỹ gặp không ít sóng gió, trắc trở.
Quan hệ Việt-Mỹ ở thế kỷ XXI: cả hai đều có lợi
Lịch sử của người Việt Nam ta dạy rằng, kẻ luôn dụng tâm đồng hóa dân tộc ta, áp bức nhân dân ta, xâm lược, thôn tính đất nước ta là Trung Quốc. Trung Quốc gấp 30 lần chúng ta về diện tích, 16 lần về dân số, kinh tế thứ ba thế giới, tư duy bành trướng là bản tính của họ. Việc chung sống với nước láng giềng hùng mạnh như Trung Quốc là định mệnh nghiệt ngã nhất của dân tộc ta.Trong bối cảnh thế giới đa cực, phụ thuộc và tác động sâu sắc lẫn nhau, khó có một quốc gia đơn lẻ nào tạo ra sự đột biến mang tầm toàn cầu. Việt Nam phải sống bên cạnh nước lớn như Trung Quốc thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện nước lớn sẽ “chung sống hòa bình” với mình, cho dù là có chung ý thức hệ đi chăng nữa, tinh thần “16 chữ vàng” hay “bốn tốt” chẳng qua chỉ là trò bịp bợp, mị dân của nước lớn. Do đó, Việt Nam chỉ có thể chơi thân bạn ở xa để đề phòng kẻ thù gần, đó là kế “viễn giao cận công”. Có thể ta không “d” được thì ít nhất cũng làm cho kẻ thù phải e dè, kiêng nể. Muốn vậy, ta cần phải tự lực cánh sinh, dựa vào nội lực của mình là quyết định, ngoài ra cần có sự liên minh với một lực lượng quân sự đủ sức răn đe Trung Quốc. Ở đây, Việt Nam có thể liên minh với hai đối tượng: thứ nhất, các nước Đông Nam Á phải liên kết chặc chẽ với nhau, có chung tiếng nói và biết phối hợp với nhau đồng bộ, nếu không Trung Quốc sẽ “bẻ đũa từng chiếc”; điều này vấp phải một số khó khăn: Đông Nam Á là một khu vực ít có tính thuần nhất, là khu vực đa sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và chia cắt về lãnh thổ, giữa các nước cũng tồn tại tranh chấp lãnh hải; thứ hai: liên minh với Mỹ vì trên thế giới Mỹ là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn về mọi mặt, nhất là về sức mạnh quân sự.
Đề xuất: Để Trung Quốc e dè, nhã nhặn hơn trong cách hành xử ở vùng biển Đông, Việt Nam cần phải lôi kéo Mỹ có mặt ở đây.
Phương án 1: chính phủ Việt Nam nên cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Việc cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh có lợi ích kinh tế: tiền thuê cảng vài tỷ USD mỗi năm, tiếp thu công nghệ Mỹ, chính trị: răn đe Trung Quốc vì từ Cam Ranh đến Bắc Kinh chưa đầy 6000 km theo đường chim bay.
Phương án 2: chính phủ Việt Nam cho Mỹ thuê một hoặc một vài hòn đảo ở quần đảo Trường Sa với những lợi ích tương tự như ở vịnh Cam Ranh. Chính phủ khỏi lo chuyện Mỹ phớt cảng Cam Ranh hay đảo của Việt Nam vì cứ nhìn vào bài hoc Mỹ thuê vịnh Guantanamo của Cuba thì sẽ rõ.
Phan Ngọc Uy
Thừa Thiên Huế, 06/06/2010
No comments:
Post a Comment