Monday, December 12, 2011

Hệ thống Quốc phòng và Kinh tế Việt Nam sẽ tê liệt ngay từ phút đầu nếu chiến tranh với Trung quốc.

Image: Smoke billows from Iraq Planning Ministry

Nguyên nhân:  Do VN quá lệ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc. ( Hơn 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu, ai có thể biết họ cài đặt những gì bên trong dự án nhiệt điện ??? )
Dẫn chứng: Chiến tranh Iraq vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 - Hệ thống phòng thủ và truyền thông Baghdad hoàn toàn tê liệt ngay từ phút đầu, chỉ vì một con chip nhỏ có Virus  được bí mật đưa vào bên trong printer đã phá tan hệ thống phòng không của Iraq.
...One printer, one virus, one disabled Iraqi air defence and Telecommunication... Secret agents inserted the virus in a printer shipped to an Iraqi air defense site...." The virus was "smuggled to Baghdad through Amman, Jordan" in chips inside a printer....
 

------------ooOoo-----------

Đâu chỉ là ăn quả đắng nhà thầu Trung Quốc

Dương Danh Dy                                                            boxitvn.blogspot.com
image Báo Tiền Phong số ra ngày thứ sáu 24-9-2010 đăng trên tr. 5 bài: “Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn quả đắng nhà thầu Trung Quốc”. Sau khi đọc xong bài viết, tôi nghĩ không phải chỉ là ăn quả đắng nhà đấu thầu, mà những hành vi, hành động của những người phụ trách chủ yếu của TKV – đương chức hoặc đã “an toàn hạ cánh” – phải khép vào tội “làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.
Tin cho biết “trong những năm vừa qua Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã triển khai đầu tư 6 dự án điện cho nhà thầu Trung Quốc (có ghi rõ tên và công suất của từng dự án, nhưng không biết vì sao tác giả lại không nói tổng công suất của các nhà máy đó, cho nên xin làm một phép cộng: có tổng công suất là 1380MW và làm một phép tính nhân với 5000 (số giờ tính trung bình cho một nhà máy điện chạy trong một năm) để ra sản lượng điện là 6,9 tỷ kwh trong một năm, một lượng điện không nhỏ.

Bài báo cho biết: việc thi công các dự án của TKV do các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đều bị chậm tiến độ từ 1 đến 2 năm, thậm chí chậm hơn; dự án chậm đã làm tăng chi phí; nhiều dự án bị đội mức đầu tư khá nhiều (sao không dám nói tới việc chậm đưa nhà máy vào sản xuất đã ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân ta như thế nào khi chúng ta đang căng thẳng về điện?); qua một số nhà máy còn thấy “chất lượng thiết bị xuất xứ Trung Quốc cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp hơn thiết bị của các nước châu Âu, G7”.
Tại sao trước những sự kiện động trời này những người có trách nhiện của TKV và cấp trên của TKV vẫn nhắm mắt làm ngơ?
Đáng chú ý bài báo đã trích ý kiến của giáo sư Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng: Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng.”
Đó là một ý kiến rất chính xác, nó cho thấy không chỉ “ăn quả đắng” như trên đâu, xin mỗi người dân yêu nước Việt Nam suy nghĩ để biết rõ những cái gì sẽ xảy ra khi chúng ta gặp nguy cơ mất an ninh năng lượng và không có cái gì làm đối trọng.
Trong bài viết “Đấu thầu” với Trung Quốc: Thua ngay trên sân nhà, nguyên nhân và hậu quả” đăng trên boxitvn gần đây, tôi đã buộc phải đặt câu hỏi: Sao họ có thể “khống chế dây dưa với chủ? Muốn làm gì thì làm? Phải chăng tay “nhiều ai đó” phía chúng ta đã nhúng chàm? Và nhúng chàm rất sâu rồi?
Sau khi đọc xong vài viết rất cụ thể trên báo Tiền Phong, tôi thấy kết tội những người có trách nhiệm trong việc gây ra những chuyện nói trên là tham ô là hủ bại là không phù hợp với tội ác của bọn chúng.
Phải nói rõ: đó là những hành vi, hành động phạm tội “làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.

Ngày 26/9/2010
D. D. D.

 ------------ooOoo-----------

Đấu thầu EPC (hợp đồng trọn gói) của Trung Quốc tại Việt Nam


Vũ Hoàng, phóng viên RFA2011-06-27Ngoài chuyện hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, Trung Quốc còn trúng thầu đến 90% những dự án đấu thầu trọn gói trên...
Đọc Tiếp

image Việt Nam ngày 25-9-2010
Kính gửi: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Tôi là công dân Nguyễn Xuân Tụ, tiến sĩ Sinh học, bút danh Hà Sĩ Phu, 71 tuổi, thường trú tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, Lâm Đồng, trân trọng gửi đến Chủ tịch một ý kiến ngắn liên quan đến việc tổ chức Đại lễ “1000 năm Thăng Long-Hà nội”.
Kỷ niệm 1000 năm ngày ra đời và phát triển thủ đô Thăng long-Hà nội là một sự kiện có ý nghĩa rất thiêng liêng trong suốt chặng đường dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ta, việc kỷ niệm long trọng là một chủ trương rất đúng.
Tuy vậy, Đại lễ này tiến hành trong tình hình đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức phức tạp: cả về xây dựng cũng như bảo vệ đất nước đều có hai mặt, mặt thành tựu đáng vui mừng và mặt yếu kém đáng lo âu. Mọi mặt đều có sự phân hóa theo hai đầu trái ngược.

Trong dịp diễn ra Lễ hội, không người Việt Nam yêu nước nào lại có thể mải vui mà quên tình trạng đất nước mình vẫn còn bị xếp hạng là một nước nghèo, số đông dân chúng vẫn còn phải kiếm sống rất chật vật, số đông vẫn chưa được hưởng quyền dân chủ để làm chủ đất nước.
Mối đe dọa bị xâm lấn và đồng hóa của nước láng giềng phương Bắc từ lịch sử 1000 năm đang hiện về rõ hơn lúc nào hết, và sự tự vệ, tự cường chủ quan của ta hiện nay nhiều mặt tỏ ra thua kém tổ tiên oai hùng thuở trước, trong khi điều kiện khách quan của thế giới hiện nay đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Mọi hiện tượng đã phơi bày trên báo chí khắp nơi, trong và ngoài nước, thiết tưởng không cần nhắc lại dài dòng.
Trong bối cảnh như vậy, tôi muốn bày tỏ 3 điều lo lắng cũng là ba đề nghị như sau:
1. Không thể khai mạc đại lễ vào ngày 1-10-2010. Ngày ấy không phải ngày vua Lý Công Uẩn thảo Chiếu dời đô, không phải ngày khởi sự dời đô (động thổ), nhưng lại là ngày Quốc khánh Trung Hoa!
Đã thế ngày kết thúc là 10 tháng 10 lại trúng Quốc khánh của Trung hoa dân quốc tại Đài Bắc! Một nhà nước biết tự trọng phải tránh sự trùng hợp ấy, nhất là trong tình trạng tranh chấp Việt Trung hiện nay. Đọc diễn văn trịnh trọng vào những ngày ấy khác nào lăng nhục từng người dân Việt, tránh sao khỏi miệng thế mỉa mai về thân phận của kẻ chư hầu? Riêng điều này sẽ làm cho Lễ kỷ niệm không nêu cao được truyền thống anh hùng chống ngoại xâm đáng tự hào của dân tộc, khiến kẻ thù phải kiêng nể, mà sẽ gây tác dụng ngược rất nguy hiểm.
2. Loại bỏ những hình thức hội hè, tuyên truyền quá tốn kém. Báo chí đã nêu chi phí Đại lễ khoảng 4,5 tỉ Mỹ kim, tức gần 1 phần 10 ngân sách quốc gia. Cần phải giảm bớt. Nhà nghèo không cứ phải khoe sang mới gây phấn khởi, trái lại sẽ là vết nhục trước cảnh bao nhiêu trường học còn đổ nát, học sinh phải đu dây qua sông đến trường, bệnh nhân không có giường nằm, bao nhiêu bé gái phải bán mình khắp năm châu làm nô lệ...
3. Không chiếu cuốn phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” trong đợt kỷ niệm 1000 năm này, vì cuốn phim chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, mắc những sai lầm ngay từ gốc, sẽ gây phản cảm rất bất lợi trong dân chúng, có hại cho việc bồi dưỡng lòng yêu nước và giữ gìn văn hóa dân tộc.
Thưa Chủ tịch, kỷ niệm 1000 năm xây dựng Thủ đô văn hiến và bất khuất là một việc lớn lao vô cùng thiêng liêng, động đến tâm khảm của mỗi con dân nước Việt, mỗi thành công hay sai sót đều khắc sâu dấu ấn vào lịch sử. Với tâm sự ấy tôi viết thư này (cá nhân tôi cũng được thành người Hà Nội từ năm 1949), nhờ báo chí chuyển đến Chủ tịch nước, mong được ông lưu ý. Công hay tội của thế hệ chúng ta sẽ được khắc vào bia đá, mà người khắc sẽ là muôn đời hậu thế, không phải chúng ta.
Kính chúc Chủ tịch sức khoẻ.
Xin gửi Chủ tịch lời trân trọng và thống thiết của một công dân.
Kính thư
Nguyễn Xuân Tụ, Ts. Sinh học
(Hà Sĩ Phu)


------------ooOoo-----------

ASEAN quyết phản đối chủ quyền biển của Trung Quốc

Reuter 24/09/2010
clip_image002 Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố Philippines và các nước thành viên ASEAN sẽ đồng lòng phản đối bất cứ động thái nào của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông của nước này.
Tuy nhiên, ông Aquino nói với các thành viên tham gia diễn đàn của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), cho đến nay, dường như không có bất kỳ chiều hướng nào cho thấy Trung Quốc gây sức ép về vấn đề này.
Các chủ đề phát sinh đầu năm nay khi Trung Quốc tuyên bố rằng Biển Đông là một phần trong các “quan tâm cốt lõi cấp quốc gia” của mình. Vùng biển này là “căn cứ địa” phát triển nghề cá quan trọng và phần lớn các mỏ dầu và khí đốt chưa được khai thác.
Các báo cáo cho biết tháng vừa qua, tàu ngầm của hải quân Trung Quốc đã cắm cờ dưới đáy của tuyến hàng hải sôi động nhất thế giới này – nơi mà Đài Loan và một số nước thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Nhắc đến ASEAN nghĩa là muốn đến 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

“Nếu Trung Quốc gây sức ép (về vấn đề tranh chấp Biển Đông), chúng tôi, các nước ASEAN sẽ đoàn kết thành một khối và phản đối điều đó”, ông Aquino nói. “Hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải gọi nó là Biển Nam Trung Hoa bởi vì nó không chỉ thuộc về họ''.
ASEAN đã kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết ranh giới ở Biển Đông nhưng Trung Quốc đã bác bỏ ý tưởng này. Trong tháng Bảy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói với Bộ trưởng ngoại giao các quốc gia ASEAN rằng Washington có một quan tâm đặc biệt đến việc giữ gìn các vùng nước mở cho tất cả.
Song, trên hết, nhà lãnh đạo Philippines vẫn hy vọng cho một “giải pháp hòa bình” về vấn đề tranh chấp lãnh thổ này.
Một tranh chấp hàng hải khác, giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong các quần đảo bỏ không ở biển Hoa Đông, cũng đã dấy lên những căng thẳng gần đây.
Hiện ông Aquino đang ở New York tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông trở thành tổng thống thứ 15 của Philippines hôm 30/6 vừa qua, sau khi chiến thắng với số phiếu tín nhiệm cao nhất trong lịch sử kể từ khi hiến pháp Philippines được phê chuẩn.
Quốc Ngọc dịch

------------ooOoo-----------

Trung Quốc đang nghĩ gì?

The Council on Foreign Relations (CFR)
23/9/2010
Joshua Kurlantzick
image Sau những tháng bất ổn gần đây trên Biển Đông và bây giờ là những căng thẳng với Nhật Bản, tôi có nhiều câu hỏi, mà quan trọng nhất là: Trung Quốc đang nghĩ gì?
Như tôi đã ghi chép trong cuốn Charm Offensive: How China's Soft Power Is Transforming the World [tạm dịch Chiêu thức quyến rũ: Quyền lực mềm của Trung Quốc đang biến đổi thế giới như thế nào?], từ cuối thập niên 1990 cho đến giữa những năm 2000, Bắc Kinh đã làm một công việc tuyệt vời: trình bày diện mạo của một “anh hàng xóm” tử tế, một “cầu thủ” tích cực trong các “đội hình” của khu vực, một “diễn viên” tài năng với cách hành xử hoà hợp đối với các quốc gia phát triển ở Đông Á, mà đặc biệt là Đông Nam Á. Thế nhưng, chỉ vài tháng qua, Bắc Kinh đã tự hủy hoại nhiều thành tựu ngoại giao mà phải mất cả một thập kỷ để tích lũy.

Việt Nam đã nhanh chân theo đuổi sự hợp tác với Hoa Kỳ. Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang thúc giục Washington trở lại khu vực và thậm chí cả Campuchia, nơi mà giới lãnh đạo vốn không ưa gì các cường quốc phương Tây, lại cũng đang hâm nóng quan hệ với Washington.
Vậy câu hỏi là tại sao? Chắc chắn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra các hành động leo thang gây hấn của họ ở Biển Đông và các vấn đề khác đã phá hủy ít nhiều uy tín. Dưới đây là 3 câu trả lời khả dĩ:
1. Canh bạc dài. Tôi nghĩ rằng các quan chức Hoa Kỳ, các chuyên gia, viện sĩ đôi khi đã trao cho Trung Quốc quá nhiều sự tin cậy trong việc hoạch định chính sách vĩ mô. Tom Friedman (tác giả Thế giới phẳng) đã viết quá nhiều cột báo ca ngợi các chiến lược năng lượng của Trung Quốc. Nhưng cũng có thể Bắc Kinh đang đi nước cờ mạo hiểm, mặc dù các hành động khiêu khích của họ đang nhất thời gây phản ứng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, bằng cách đặt cược vào các sức mạnh khác, qua thời gian các quan điểm sẽ chuyển biến theo cách đặt cược đó, sao cho Trung Quốc phải chi phối các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông và các vấn đề khác.
2. Tình cảm quốc gia. Nếu người Mỹ quá thường xuyên tâng bốc chiến lược tư duy của người Trung Hoa, họ lại cũng thường đánh giá chưa cao sức mạnh tình cảm quốc nội của người Trung Quốc. Mỹ gia tăng thăm dò tiềm năng dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông và các vùng khác, khiến giới học giả, văn sĩ theo chủ nghĩa dân tộc và quân đội Trung Quốc không thể làm ngơ, chính phủ Bắc Kinh đã phải phản ứng. Đặc biệt, nên nhớ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không có được sự tín nhiệm ở nơi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa so với các nhà lãnh đạo trước đó.
3. Đánh giá thấp sức mạnh của khu vực nhỏ hơn. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có một sự hiểu biết khá hơn về các quốc gia khác trong khu vực so với hai mươi năm trước, nhưng họ vẫn có xu hướng đánh giá thấp năng lực và tham vọng của các nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á có thể dám quay lại chống chính sách của Trung Quốc. Khinh suất này đặc biệt rất rõ ràng trong vấn đề Việt Nam – nơi có tinh thần chống Trung Quốc mạnh mẽ và ăn sâu trong tình cảm các nhà lãnh đạo cũng như toàn thể nhân dân. Ngược lại, không nhiều các vị lãnh đạo Trung Quốc hoặc người dân đại lục thường xuyên nghĩ về Việt Nam một chút nào.

Quốc Ngọc dịch

Bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản




Những Bài Liên Quan:

Ngỡ rằng đồ thật hoá đồ chơi!....

Con tầu đồng nát Varyag trước khi thành "tầu sân bay Thi Lang" của Trung Quốc

Một tháng sau khi biểu diễn khả năng cô hồn cao độ với việc uy hiếp Đông hải, Bắc Kinh quay ra hăm he Hoa Kỳ.
Chẳng là cuối tuần qua, sau khi họp với Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên lớp côn đồ: “có những quốc gia đang đùa với lửa” - xin phiên dịch rằng đó là Phi Luật Tân và Việt Nam. Sau đấy, Thứ trưởng họ Trương liếc qua phía Mỹ: “và tôi mong rằng Hoa Kỳ không bị phỏng tay vì chuyện đó”. Ngon!
Đã đành là ngon rồi, vì tuần tới Bắc Kinh sẽ cho hạ thủy “tầu sân bay” đầu tiên của mình. Gọi là chơi nổi để góp mặt với đời trên biển Đông.
Nhưng chưa ai biết là hàng không mẫu hạm này có… nổi không và việc thử nghiệm là gì. Thử máy xem có chạy không, hay là còn thử cho máy bay cất cánh và hạ cánh? 
Trong khi chờ đợi thì hãy nghĩ đến truyện… “hồn Trương Ba, da hàng thịt” với màu sắc Trung Hoa. Rất khôi hài ảm đạm!

***
Năm 1985, Liên Xô cho thiết kế một hàng không mẫu hạm, hạng Admiral Kuznetsov. 
Năm 1988, chiến hạm đó được khởi công và sau này đặt tên là Varyag. Đến năm 1992 thì mọi việc bỗng ngưng - vì Liên Xô sụp đổ. Chiến hạm có xác mà không hồn: trông thì rõ là hàng không mẫu hạm mà bên trong chưa có hệ thống điện tử! 
Khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang chia của cho các nước Cộng hoà tách khỏi liên bang, chiếc Varyag được gán cho Cộng hoà Ukraine - như một của nợ. Và được Ukraine kéo lên ụ làm thịt bên bờ Hắc hải! Ruột gan tanh bành, không có máy, chẳng có cánh quạt, chân vịt, hay hệ thống điều dụng. Nó trở thành khối thép vô dụng, được cho bán đấu giá năm 1998.
Đấy là lúc các đấng con trời đỏ xuất hiện. Dưới dạng con buôn Hong Kong, của một hãng lữ hành. 
Họ nhảy vào cò kè mặc cả và đấu giá rồi chi ra 20 triệu đô la để mua về cái vỏ tầu mà xứ Ukraine cho là đồ phế thải. Chẳng sao, năm đó Thiên triều đang chuẩn bị việc Macao “hồi quy cố quốc”. Cho nên lý do chính thức là kéo chiếc Varyag vô hồn này về làm sòng bạc nổi trên mặt nước! Mà nội một chuyện kéo cái vỏ tầu này qua mấy đại dương và eo biển về Hoa lục cũng mất gần hai năm. 
Họ phải thuê một hãng Hoà Lan với thủy thủ đoàn Phi Luật Tân chạy lòng vòng trong Hắc hải qua vịnh Bosphorus rồi xuyên kênh đào Suez không được – không ai cho một con tầu chết đi qua hải lộ hiểm yếu này – nên phải trở qua eo biển Gibraltar, xuống tận mũi Hảo Vọng của Phi Châu mới về đến Châu Á… Một cuộc hành trình lịch sử chỉ kết thúc vào cuối năm 2001, gây tốn kém hơn 30 triệu đô la và rất nhiều giấy mực của báo chí. 
Về đến nơi thì chiếc Varyag không ghé Macao mà lên thẳng Liêu Ninh, nằm ụ trong quân cảng Đại Liên.
Nơi đây, chiến hạm Varyag - sản phẩm thuộc diện đồng nát của Liên Xô thời tàn lụi, thuộc diện phế thài của xứ Ukraine thời khủng hoảng – bắt đầu thoát xác. Nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc với tên mới là Thi Lang, tên của viên Đô đốc đã “giải phóng” Đài Loan vào thời Mãn Thanh. Mất 10 năm tròn cho việc đỏ da thắm thịt này!
Bây giờ, Trung Quốc có đồ chơi mới, nên hăm Mỹ là coi chừng phỏng tay!
Nói về việc thành hình một hàng không mẫu hạm, người ta nhớ trước tiên đến chữ mẫu hạm. Một chiến hạm đầu đàn, chung quanh trên dưới còn rất nhiều võ khí quái dị khác để bảo vệ và khai trển sức mạnh. Khi ra khơi thì đó là một đội quân hoàn chỉnh ngoài đại dương. Sau đấy mới là một sân bay ngoài biển, để phóng ra và thu vào các chiến đấu cơ có cánh cố định – không phải cánh xoay như trực thăng. 
Một tập hợp như vậy đòi hỏi nhiều điều kiện phối hợp về tổ chức, kỹ thuật, liên lạc, kiểm soát rất phức tạp. Phải mất nhiều thế hệ thiết kế và huấn luyện mới xong.
Cho tới nay, những hình ảnh đầu tiên được tiết lộ về chiếc Thi Lang uy dũng này vẫn cho thấy nhiều của nợ ngổn ngang trên sàn bay. Còn việc máy bay lên xuống ra sao thì chưa ai biết… Dù sao, nếu cứ có động cơ để chạy ra chạy vào được vài cây số thì cũng đã là một thắng lợi vĩ đại.
Ngẫu nhiên sao, năm nay Hoa Kỳ lại kỷ niệm 100 năm ngày hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình! Và các hàng không mẫu hạm thời nay của Mỹ đều sử dụng năng lượng siêu hạng: hai chục năm mới phải một lần… xạc bình điện!
Phần mìmh, từ thời “lập quốc” cách nay một vòng hoa giáp 60 năm, quân đội Trung Quốc chủ yếu là một lực lượng lục quân. Chiến pháp xứ này là lấy lượng làm phẩm, lấy quân số làm ưu thế - để trấn áp bên trong! Lục quân Trung Quốc ngày nay vẫn có chừng một triệu 600 ngàn lính, có trang bị áo quần súng ống đầy đủ. Đông lắm, nuôi không xuể, nhưng vẫn hát khúc quân hành cho vui vì là một đội quân cổ điển với võ khí lỗi thời. Mà vẫn vô dụng, vì khi hữu sự bên trong, xứ này vẫn cần tới công an võ trang, cảnh sát đặc biệt, v.v… Hơn 700 ngàn nhân mạng chứ không ít. 
Việc ngân sách “nội an” cũng cao bằng ngân sách quốc phòng cho thấy ưu tiên của lãnh đạo: dẹp loạn bên trong hơn là bành trướng ra ngoài!
Không quân và Hải quân là những quân chủng mới chỉ được Bắc Kinh cho hiện đại hoá từ vài chục năm trở lại. Và hiện đại hóa với võ khí thụ đắc của Liên Xô trên đỉnh cao Xô viết, khi xứ này bắt đầu tan rã hơn hai chục năm trước! Binh đội của hai quân chủng này chưa tới 600 ngàn lính, còn thua lực lượng nội an. Siêu cường đại bá chưa có khả năng “giải phóng” – một định nghĩa khác của chữ “chiếm đóng” - bất cứ xứ nào nằm ngoài lãnh thổ cố hữu của họ. Muốn tái diễn một cuộc chiến tranh Triều Tiên với chiến thuật biển người thì chỉ can tội… sát sinh. Bắc Kinh rất hiểu từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 khi Hoa Kỳ không tập và diệt gọn các sư đoàn ưu binh của Saddam Hussein.
Nhưng sức mạnh nào chỉ có quân số vì còn phải nói đến võ khí và kỹ thuật chiến tranh nữa chứ? 
Thưa vâng: ngày nay, hơn 70% võ khí Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào đồ nghề cổ lỗ của Nga, phần còn lại là học lóm, là ăn cắp và đôi khi bị cấy sinh tử phù khi đi ăn cắp mà không biết! Cho đến nay, giấc mơ đại cường hải dương của xứ này mới chỉ thành hình với hai chiến hạm duy nhất có khả năng viễn duyên và quả nhiên là đã… dám đi tuần tra ngoài khơi Somalia để cùng thế giới tham gia tiễu trừ hải tặc.
Bây giờ lại có Thi Lang!
Chúng ta sẽ rất lầm khi dựa vào Hoa Kỳ để khiêu khích Trung Quốc, như Bắc Kinh ám chỉ. Nhưng Trung Quốc sẽ rất lầm nếu đòi dằn mặt nước Mỹ để thu gọn Đông Nam Á vào trong túi.
Hãy nói về tương quan hai xứ đó: Hoa Kỳ và Trung Quốc có lãnh thổ tương tự, gần 10 triệu cây số vuông. Nhưng, Trung Quốc hơn Mỹ nhờ dân số nên… phải nuôi nhiều hơn Mỹ khoảng một tỷ dân trên cùng một diện tích. Chỉ nội khái niệm “phải nuôi” ấy cũng là điều đáng kể. Hoa Kỳ có dân số hơn 300 triệu mà không bao giờ có chữ “nuôi dân”: người dân tự nuôi lấy mình và còn sản xuất dư thừa nông sản lương thực để nuôi xứ khác. Trung Quốc có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích tương đương mà đất khả canh thì hẹp và chưa bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Vặt mũi bỏ mồm là động tác truyền thống.
Làm sao đòi dọa nạt một quốc gia có truyền thống hải dương từ thời lập quốc và nay vẫn là siêu cường quân sự toàn cầu? 
Bây giờ, chuyện dẹp êm nội loạn chưa xong, Trung Quốc còn đòi chinh phục thiên hạ! Bắc Kinh chỉ có thể uy hiếp Hà Nội và mua chuộc đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Vì sao không kín đáo thi hành việc đó như họ đã từng làm từ hai chục năm nay? Vì sao lại hung hăng dọa nạt và còn muốn cho Hoa Kỳ phỏng tay? Vì ta sắp có tầu sân bay?
Đúng là dịp may hy hữu cho Việt Nam tỉnh ngộ.

-- NguyenManDat

---

No comments:

Post a Comment