Sunday, December 4, 2011

Giới lãnh đạo Việt Nam có trình độ cao nhất thế giới !!!

Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?

Về phương diện trí thức, giới lãnh đạo Việt Nam có hai đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, trên danh nghĩa, ai cũng có bằng cấp thật cao. Năm ngoái, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, ở Úc, có làm một thống kê về bằng cấp của chính phủ Việt Nam trong tương quan so sánh với chính phủ Úc và Mỹ và đi đến kết luận: Việt Nam có trình độ cao nhất! Ở Úc, trong số 28 thành viên chính phủ, chỉ có một người duy nhất có bằng tiến sĩ, 5 người có bằng thạc sĩ, còn lại là cử nhân. Ở Mỹ, trong nội các của Tổng thống Barack Obama gồm 23 thành viên, có 7 tiến sĩ, 8 thạc sĩ và 8 cử nhân. Việt Nam, ngược lại, trong 26 thành viên chính phủ khóa trước, có 13 tiến sĩ, 3 thạc sĩ và 10 cử nhân. Nguyễn Văn Tuấn làm bảng đối chiếu:
Trong danh sách 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng được công bố vào đầu tháng 8 năm  2011, tỉ lệ những người có bằng tiến sĩ vẫn y nguyên: 13, tức chiếm 50%; tỉ lệ thạc sĩ tăng thêm một và cử nhân giảm một:

Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
Phó thủ tướng (4 người) 1 2 1
Bộ trưởng (22 người) 8 2 12
Tổng cộng 9 4 13
Tỉ lệ 35% 15% 50%
Như vậy, nếu năm 2010, trình độ học vấn của nội các chính phủ Việt Nam đã cao hơn Úc và Mỹ thì năm 2011 này, khoảng cách ấy lại càng xa thêm nữa. Nếu năm 2010, nói theo Nguyễn Văn Tuấn, “Con số 50% bộ trưởng có bằng tiến sĩ cho thấy nước ta đúng là nước có trình độ học vấn cao, có lẽ cao nhất thế giới” thì năm 2011 này, cái vị trí “cao nhất” ấy lại càng được củng cố thêm nữa.
Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt.
Mặt khác, cũng về phương diện trí thức, giới lãnh đạo Việt Nam lại có thêm đặc điểm thứ hai này: Dốt.
Xin nói ngay chữ “dốt” ấy không phải là của tôi. Đó là ý kiến chung của rất nhiều trí thức ở trong nước. Cứ vào các blog ở trong nước, chúng ta sẽ thấy ngay có vô số bài viết bàn về “dân trí” và “quan trí”, ở đó, hầu như ai cũng có một nhận định chung: vấn đề mà Việt Nam đang đối điện hiện nay không phải là dân trí thấp. Mà là quan trí thấp. Thấp đến đáng kinh ngạc. Nghe những lời phát biểu của các ông nghị trong Quốc Hội cũng như của nhiều bộ trưởng và thứ trưởng, không ai không thấy nghẹn ngào. Rồi nhìn vào các chính sách của họ lâu nay lại càng thấy nghẹn ngào hơn nữa: Nếu chúng không quái gở thì cũng hoàn toàn vô hiệu.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng nghịch lý như thế? Tại sao một chính phủ có nhiều người có bằng cấp cao nhất thế giới mà lại bị chê là dốt nát và bất lực như thế?

Thật ra, câu hỏi không có gì khó. Thứ nhất, nên nhớ đến nạn bằng giả và câu “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” ở Việt Nam. Thứ hai, ngay cả bằng cấp, ở một số người, là thật và đúng chất lượng thì điều đó cũng không giải thích được gì cả: bằng cấp, dù là tiến sĩ, chỉ là một bảo đảm về khả năng nghiên cứu. Mà nhà lãnh đạo thì lại không cần những khả năng đó. Đó là khả năng của các chuyên gia và chuyên viên, những người phụ giúp cho các nhà lãnh đạo.
Một nhà lãnh đạo cần những khả năng khác.
Mới đây, trên huffingtonpost.com, Gary Hart, cựu nghị sĩ (từ 1975 đến 1987) và cựu ứng viên Tổng thống Mỹ năm 1984 và 1988, giáo sư tại một số trường đại học lớn như Oxford và Yale, tác giả của 19 cuốn sách về chính trị và luật pháp, có viết một bài bình luận ngắn nhưng khá sâu sắc về khả năng của người lãnh đạo: “Một tổng thống có cần thông minh?” (Should a President Be Intelligent)
Theo Hart, ngày nay công việc lãnh đạo càng ngày càng khó khăn. Họ phải đối diện với vô số vấn đề. Mà vấn đề nào cũng phức tạp. Chuyện kinh tế, chẳng hạn, không giới hạn trong nước, mà mở rộng gần như toàn cầu. Chuyện an ninh cũng vậy. Nó không phải chỉ là vấn đề số máy bay, vũ khí, ngân sách hay quân số. Mà bao gồm mọi biến động chính trị ở khắp nơi. Không có một nhà lãnh đạo nào, dù thông minh đến mấy, có thể biết hết những điều đó được. Cho nên điều cần nhất ở nhà lãnh đạo là khả năng phán đoán tốt và khả năng lựa chọn những người giỏi và thích hợp nhất để lắng nghe ý kiến. Dĩ nhiên, để làm được những điều có vẻ đơn giản như thế, nhà lãnh đạo phải có nhiều lịch duyệt, đi nhiều và biết nhiều. Gary cũng nhắc: cả Franklin Roosevelt, Harry Truman và John Kennedy đều không phải là những đại trí thức. Nhưng họ vẫn đóng góp được thật nhiều và được xem là những tổng thống vĩ đại.
Trong bài “Dumb, dumber, dumbest?” đăng trên Politico.com ngày 22/10/2011, Roger Simon cũng nhấn mạnh một sự thật lịch sử quan trọng: Adlai Stevenson (1900-1965), chính trị gia cuối cùng tự nhận và được nhìn nhận là trí thức đã thất cử trước Dwight Eisenhower một cách thảm hại. Trong các tổng thống sau đó, có khá nhiều người bị xem là thiếu trí thức (dĩ nhiên là theo tiêu chuẩn của Mỹ!) nhưng họ lại rất thành công. Nổi bật nhất là Tổng thống Ronald Reagan, người, nếu thiếu cố vấn, có thể vấp hết nhầm lẫn này sang nhầm lẫn khác. Goerge W. Bush cũng vậy. Tên ông, Bushism, trở thành tiêu biểu cho việc nói nhịu và nói những câu chữ vô nghĩa. Lúc ông chưa thắng cử, các đối thủ của ông thường nhìn ông một cách diễu cợt. Khi ông trở thành tổng thống rồi, nhiều đối tác của ông trên thế giới cũng tiếp tục nhìn ông, từ sau lưng, một cách diễu cợt. Thế nhưng, cuối cùng, ông lại trở thành Tổng thống Mỹ trong suốt hai nhiệm kỳ, điều mà bố ông, Tổng thống George H.W. Bush, không làm được. Và cũng là điều Tổng thống Barack Obama hiện nay, một người vốn nổi tiếng thông minh và uyên bác, cũng chưa chắc đã làm được.
Không cần trí thức và cũng không cần quá thông minh, một nhà lãnh đạo cần gì nhất? Hart Gary kết luận bài viết ngắn của mình bằng nhận định: Một nhà lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa hơn hầu hết những người khác, khả năng làm nảy sinh những ý tưởng và chính sách mới và sáng tạo để đối phó với những thử thách mới và cần có khả năng thuyết phục mọi người chấp nhận những ý tưởng và chính sách ấy.
Nói như thế thì còn quá sơ lược. Nhưng bàn kỹ hơn thì lại dài quá.
Thôi, để dịp khác. Từ từ.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc Blog 

Một chế độ và xã hội vô cảm!!!


TÂN ĐẠI SỨ MỸ LÀM QUAN CHỨC TRUNG CỘNG CHẠM THẦN KINH




Nguyên Hải
Báo Tia Sáng 

Ông Gary Locke, tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, đã tạo ra cơn sốt trong dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.
Vì sao có chuyện như vậy?
Hôm 13/8, Gary Locke, một người gốc Hoa 100% đem theo vợ con đến Bắc Kinh nhậm chức. Trang mạng Chính Nghĩa hôm ấy đưa tin: Khi ông ra khỏi sân bay, người ta thấy vợ chồng ông cùng 3 người con, trừ cô út 6 tuổi ra, tất cả đều khệ nệ tay xách nách mang hành lý, chẳng thấy nhân viên nào xách giúp. Tới bãi đỗ xe, ông dẫn cả nhà lên chiếc xe 7 chỗ, chứ không lên chiếc xe con có cắm cờ Mỹ dành riêng cho Đại sứ.
Dăm ngày sau, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức đến thăm Trung Quốc. Trưa hôm 18/8, sau khi hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc xong, ông Biden cùng cô cháu gái được Đại sứ Gary Locke dẫn đến ăn trưa tại một cửa hàng ngoài phố. Ông Biden từ chối lời mời vào phòng ăn riêng mà ngồi lẫn với các thực khách Trung Quốc tại phòng lớn. 5 vị khách Mỹ gọi 5 bát mỳ (45 Nhân dân tệ, 1 NDT đổi hơn 0,15 USD hoặc hơn 3.000 VNĐ), 10 bánh bao (10 NDT), một đĩa dưa chuột (6 NDT), 1 đĩa sơn dược trộn đường (8 NDT), 1 đĩa khoai tây chiên (6 NDT) và 2 chai Coca-cola (4 NDT), tất cả hết 79 NDT. Họ vừa ăn vừa thoải mái trò chuyện với các thực khách người Trung Quốc ngồi gần. Ăn xong, ông Biden rút ví lấy tờ 100 NDT (300.000 VNĐ) trả ông chủ, và không lấy tiền thừa, coi đó là tiền thưởng theo thói quen của người Mỹ. Ông còn xin lỗi các thực khách Trung Quốc và xin lỗi chủ cửa hàng là đã làm phiền họ (vì khiến nhiều người qua đường tò mò xúm vào xem).
Một số người Trung Quốc đã lấy điện thoại di động ra chụp ảnh cảnh bữa ăn và tung ảnh kèm thực đơn lên mạng. Lập tức hàng chục nghìn người truy cập tin này và tiếp tay truyền đi. Người ta đua nhau bình luận và không quên liên hệ với thói quan dạng, kênh kiệu, xa hoa lãng phí của các quan chức nước mình.
Phản ứng của giới chức Trung Quốc
Sự việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc tham gia dàn hợp xướng ca ngợi tác phong “giản dị, liêm khiết, gần dân” của vị Đại sứ Mỹ, đồng thời chê trách giới quan chức bản xứ đã làm cho không ít vị khó chịu tới giận dữ. Và khi không chịu được nữa, giới quan chức đã lên tiếng trên hai tờ báo lớn.
Ba ngày sau khi Gary Locke đến Bắc Kinh, bản điện tử Quang Minh Nhật Báo (báo lớn thứ hai ở nước này) hôm 16/8 đăng bài Cảnh giác với chủ nghĩa thực dân mới do Gary Locke đem lại. Bài báo gọi tác phong thanh liêm của Locke là “chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ”, và tỏ ý e ngại quan chức Mỹ sẽ “cướp mất” lòng dân Trung Quốc, lên án Mỹ có dụng ý bỉ ổi “lấy người Hoa trị người Hoa”, kích động sự rối loạn chính trị ở Trung Quốc. Nhưng cuối cùng bài báo lại than thở: “Nếu Đảng CSTQ không thể chủ động tự giác diệt trừ vi-rút quan liêu để giữ cho mình khỏe mạnh, thế thì chẳng khác gì để Gary Locke cướp mất lòng dân ta!”
Thời báo Hoàn Cầu (phụ trương của Nhân dân Nhật báo) ngày 22/9 đăng xã luận dưới tít Mong Gary Locke làm tốt (nhiệm vụ) Đại sứ  ở Trung Quốc, cảnh cáo không chút khách sáo: “Sự quan tâm mà Gary Locke nhận được (từ dư luận Trung Quốc) đã vượt xa vai trò một Đại sứ nên có”, chỉ trích ông dùng cách trình diễn bộ mặt liêm khiết để can thiệp dư luận Trung Quốc, làm tăng sự hiểu lầm và nghi ngờ giữa hai nước. Tác giả nhắc nhở: cái giá bảo đảm an ninh cho Phó Tổng thống Mỹ Biden ăn bữa mỳ ở một quán ăn đầu đường xó chợ Bắc Kinh còn cao hơn nhiều lần khi ông chén các món sơn hào hải vị trong nhà khách chính phủ. Bài báo còn răn dạy các cơ quan truyền thông Trung Quốc “nên có thái độ tự trọng” khi đưa tin về sự liêm khiết của Gary Locke.
Dư luận xã hội
Có điều không ngờ là hai bài báo trên đã gây phản tác dụng tai hại. Dư luận nước này nhao nhao hỏi: Vì sao tác phong của quan chức Mỹ lại “chạm thần kinh” quan chức Trung Quốc?
Một nhà báo viết: Phó Tổng thống cùng Đại sứ người ta cả đoàn 5 người ăn bữa trưa hết có 79 NDT, trong lúc mấy vị “đày tớ dân” cỡ tép riu của Hội Hồng Thập Tự chúng ta nhậu một bữa trưa hết hơn chục nghìn NDT thì được coi là chuyện bình thường. Thử hỏi ai sai ai đúng mà Thời báo Hoàn Cầu đổi trắng thay đen viết bài như vậy? Khó lắm mới có một vị Đại sứ huyết thống Trung Quốc đến nước ta, lại có tác phong liêm khiết như thế, điều đó đáng quý lắm chứ, cớ sao chúng tôi không xúc động?
Một luật sư Bắc Kinh nói bài xã luận ấy phản ánh lối tư duy của quan trường Trung Quốc. Tác phong bình dân của Gary Locke vốn dĩ là chuyện cực kỳ bình thường ở nước Mỹ, nhưng ở Trung Quốc lại trở thành lạc loài (ling lei). “Quan chức chính phủ Mỹ hoặc Trung Quốc đều sống bằng tiền đóng thuế của dân, lẽ ra phải gần dân, phải bình dân hóa chứ” – ông này nói. Trong cuộc họp báo hôm 13/9 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (họp ở Đại Liên, Trung Quốc), Gary Locke cũng nói đi máy bay hạng ghế phổ thông là quy chế chung từ năm 2010 của quan chức Mỹ, kể cả thành viên chính phủ.      
Trước sức ép dư luận, bài viết trên mạng Quang Minh Nhật Báo đăng được vài hôm đã phải gỡ xuống.
Nhân dịp này truyền thông Trung Quốc moi móc ra lắm chuyện kỳ quặc về tác phong của quan chức nước này.
Tạp chí Tân Thế kỷ đưa tin một huyện nghèo ở tỉnh Hồ Bắc bỏ ra 800.000 NDT (120.000 USD hoặc 2,4 tỷ VNĐ) để thết đãi mấy quan chức cấp tỉnh về huyện làm việc 20 ngày. Một người kể: một quan chức cấp Sở tỉnh Tứ Xuyên đến thăm nơi xảy động đất ở huyện Vấn Xuyên, trước khi đến cảnh sát phải dọn sạch hiện trường!
Mạng Đông Phương cho biết mới đây Cục Kiểm toán thành phố Hải Môn cử 24 cán bộ tiếp 15 quan chức Tứ Xuyên đến công tác 2 ngày 2 đêm, thời gian làm việc hết có 4 tiếng đồng hồ, còn lại là ăn nhậu, chơi bời, quà cáp, tốn hơn 100.000 NDT (300 triệu VNĐ).
Báo chí nước ngoài cũng lấy làm lạ trước phản ứng của dân Trung Quốc đối với tác phong sinh hoạt của Gary Locke. Báo The Christian Science Monitor đăng bài dưới tít Vì sao người Trung Quốc say mê Đại sứ Mỹ Gary Locke như vậy? (Why China seems so fascinated by US Ambassador Gary Locke?) Bài báo cho biết Tuần báo Kinh tế Trung Quốc đưa tin ông Gary Locke cùng gia đình xếp hàng như mọi người khác, chờ hơn 1 giờ để lên xe cáp treo thăm Vạn Lý Trường Thành mà không đòi hỏi ưu đãi nào. Và nhà bình luận của báo này nói công chúng Trung Quốc say sưa bàn chuyện ấy chủ yếu vì vị Đại sứ này tuy có khuôn mặt người Trung Quốc nhưng cách hành xử lại rất “không Trung Quốc”. Bài báo viết: Tại Trung Quốc, nơi dân chúng bức xúc vì “quan chức tham nhũng thành bệnh kinh niên”, hành vi khiêm nhường giống hệt một người bình thường của Gary Locke như làn gió mát giúp ông khi vừa tới Bắc Kinh đã được công chúng khen ngợi.
Dù ai nói gì đi nữa, Gary Locke với diện mạo một người Hoa chính cống, da vàng, tóc đen, mắt đen đã trở thành vị Đại sứ Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc. Hình ảnh Gary Locke vai đeo ba lô, tay xách túi laptop, điện thoại di động giắt ngoài quần, dùng phiếu mua hàng giảm giá xếp hàng mua cà phê đã làm dân Trung Quốc hả hê khoái chí ca ngợi, tạo ra cơn sốt dư luận chưa từng thấy. 
Nguyên Hải

Những Bản Hùng Ca

 

No comments:

Post a Comment