- Các
cháu bác Hồ phải học tập, lao động, chiến đấu, noi theo gương đạo đức
của bác. Chiến đấu của các cháu ngoan luôn luôn ở vị thế bại trận, là
bao giờ cũng nằm dưới mấy thằng bần cố nông ngoại bang. Hơn nữa, theo
gương đạo đức của bác thì tiêu tùng, cháy túi. Các cháu ngoan bác Hồ đã
được giáo dục, tào tạo dưới mái trường XHCN, trau giồi lý tưởng Cộng
sản, thế mà còn phô trương thân thể để chạy thoát ra khỏi chế độ, dù
phải chịu nhục nhã, một liều, ba bảy cũng liều, thân gái 12 bến nước
toàn là bến dơ...
Cái nhục nhã nhất chưa từng có trong lịch sử VN bốn ngàn năm, là việc
các cô gái trần truồng đứng xếp hàng với hy vọng được chấm, và được về
làm dâu xứ người.
Không một người VN nào không thấy tủi nhục khi xem các
cô gái VN buộc phải khỏa thân để bọn thừa tiền lắm của lựa chọn để mua
như mua nô lệ thời trung cổ
1. Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc: “... chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí
còn bị sờ mó như một món hàng. Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi,
tôi nhịn nhục để được thay đổi cuộc đời, nhiều người cứ tưởng rằng cơ
thể của tôi thuộc về sở hữu của dân tộc VN. Thế nên, họ đùng đùng nổi
giận khi cơ thể của tôi bị người khác dòm ngó, chọn lựa... chúng tôi
được sống trong một môi trường văn hóa-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ
cũng không bao giờ thấy được”. (Trần Thị Nguyên)
Thật vậy, các cháu đã được giáo dục đào tạo dưới mái trường XHCN, trên cơ sở “học tập, lao động, chiến đấu theo gương đạo đức của bác Hồ vĩ đại”.
Chính các cháu thuộc thế hệ “quàng khăn đỏ”, đạt danh hiệu “Cháu Ngoan
Bác Hồ”, đã từng sinh hoạt trong đội, đoàn để rèn luyện lý tưởng Cộng
sản.
Thế là cả một phong trào vùng lên làm cuộc” cách mạng đổi đời”. Cuộc đổi
đời lần thứ nhất đưa đến cảnh đồng bào cả nước ăn bo bo dài dài nhai
đến trẹo quay hàm. Cuộc đổi đời lần nầy, với hàng trăm, hàng ngàn, hàng
chục ngàn cháu ngoan của bác, đã nhận chìm nhân phẩm của người phụ nữ
Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà Triệu, xuống tận bùn đen, dưới chân của
những thằng bần cố nông Đài Loan, Đại Hàn.
Đó là hình ảnh của từng đợt, hàng hàng lớp lớp thiếu nữ VN, hàng chục,
hàng trăm người trần truồng như nhộng, xếp hàng phô trương thân thể để
cho mấy thằng mạt rệp Đài Loan, Đại Hàn sờ mó, ngắm nghía, móc ngoặt để
chọn vợ như người ta lựa mua món đồ chơi hay mua nô lệ của những thế kỷ
trước.
Văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc là “nghèo cho sạch, rách cho thơm” thế mà thời đại Hồ Chí Minh chả còn cái gì là sạch, là thơm cả.
Cũng chả trách ai được, vì chính “bác” đã chà đạp nhân phẩm phụ nữ, xem
phụ nữ như một món đồ chơi để giải quyết sinh lý, chơi chán rồi chuyền
xuống cho đàn em hưởng xái nhì, trước khi đem thủ tiêu để chọn món đồ
chơi khác. Con rơi, con rớt cả đàn, thì còn trách được ai nữa?
2. Hôn nhân dị tính không có gì đáng trách cả
Hôn nhân phải được đặt trên cơ sở tình yêu, bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau và có mục đích chung là xây dựng hạnh phúc gia đình. Bất cứ người
Việt Nam nào, nam hay nữ, kết hôn với người khác chủng tộc như Đài Loan,
Đại Hàn, Trung Quốc, Mả Lai... nếu đặt trên cơ sở nầy, thì không có gì
đáng phiền trách cả.
Những người đàn ông Đài Loan, Đại Hàn đa số là nông dân, ít học, quá
lứa, nghèo rớt mồng tơi... không có khả năng cưới vợ bản xứ, cho nên đi
tìm đến thị trường rẻ tiền, ế hàng để làm vua, làm chúa, làm ông trời
con, đối với phụ nữ VN. Điều nầy tự bản chất của nó, đã hạ danh dự và
nhân phẩm của phụ nữ VN, một thứ đồ chơi rẻ tiền. Thanh niên VN phải
bưng khai trầu rượu, cung kính dâng lên cha mẹ vợ để xin cưới con gái,
trái lại, nông dân Đài Loan, Hàn quốc chỉ tung ra vài ba triệu đồng VN
để mua vợ. Cha mẹ vợ và chàng rễ chưa được gặp mặt nhau lần nào trước
khi đám cưới. Ngay cả vợ cũng chưa có đủ thời gian để nhớ rõ mặt mũi
chồng ra sao, trong đầu óc chỉ biết đến những con số về tiền bạc mà
thôi.
3. Những lý do đổ vở
Lý do thứ nhất là sự thất vọng.
Những đàn ông nước ngoài được các tổ chức và các ông mai bà mối giới
thiệu hàng, nào là gái VN có thân hình đẹp, siêng năng, chịu khó, chiều
chồng hết mực... Những thiếu nữ VN thì được cho biết là, chú rể là chủ
nông trại, chủ đồn điền, các bà vợ chỉ ở nhà xem phim Hàn quốc, làm đẹp,
mỗi tháng chồng cho 300 đô gởi về VN, tha hồ mà mua sắm quần áo hàng
hiệu...
Thực tế thì trái lại, làm thất vọng cả hai bên. Giấc mơ đổi đời tiêu tan
theo mây khói. Chàng rể thì nợ vay cưới vợ không trả nổi. Ngôn ngữ bất
đồng, phong tục tập quán khác nhau thì làm sao mà hiểu nhau để hợp nhau
mà tạo dựng hạnh phúc gia đình.
Ở không được, về VN không được, cho nên bi kịch xảy ra.
4. Đài Loan khó, Hàn Quốc dễ
4.1. Đài Loan khó
Theo số liệu của Đài Loan, thì từ thập niên 1990 đã có 100,000 cô dâu
VN. Đến năm 2004, chính phủ Đài Loan thắt chặt dịch vụ môi giới, sau
những loạt các ông chồng đánh đập, tra tấn và cầm tù các người vợ VN.
Quy chế mới bắt buộc những cặp Đài-Việt phải trình diện khi đăng ký kết
hôn và phải trải qua các vòng kiểm tra về ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa,
hiểu biết nhau, về chênh lệch tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
4.2. Hàn quốc dễ hơn
Cùng lúc đó, chính sách hôn nhân của Hàn quốc đã mở ra nhiều cơ hội tìm
vợ cho đàn ông nông thôn hoặc những người quá lứa, cao tuổi, mà không có
khả năng cưới vợ người Hàn quốc. Nắm lấy cơ hội nầy, những tổ chức và
cá nhân làm nghề môi giới VN đã chuyển sang thị trường Hàn quốc.
Từ năm 2004 đến 2006, số cặp hôn nhân của năm sau tăng gấp đôi năm
trước, cao điểm vào năm 2006, với 10130 cặp Hàn-Việt kết hôn.
Các cô gái VN chỉ cần biết OK bằng cách gật đầu là xong ngay. Đương
nhiên là phải có thông dịch viên để bàn các chi tiết của đám cưới, chủ
yếu là về tiền bạc.
Trước kia, Đài Loan yêu cầu các cô gái phải còn trinh, nhưng đàn ông Đại
Hàn thì không quan tâm nhiều đến cái ngàn vàng ấy. Vì không chú trọng
đến chữ trinh, cho nên nhiều người vợ trẻ VN đã bỏ chồng đi làm dâu xứ
củ sâm.
Thường thì báo chí chỉ đăng những vụ bố ráp bắt những tổ chức môi giới
bất hợp pháp và một vài trường hợp hy hữu về những thảm cảnh của cô dâu
VN ở xứ người, vì thế làn sóng gái Việt mơ có chồng Đại Hàn vẫn tiếp tục
gia tăng. Hàn quốc hiện có 137,000 cô dâu người nước ngoài.
Lớp học ngôn ngữ và nấu thức ăn của người Đại Hàn
5. Bi kịch ở Đài Loan
5.1. Vợ Việt bị hành hạ dã man
Đoàn Nhật Linh trong ngày cưới và lúc bị ném ra đường
Xem mắt, sờ mó, kiểm tra hôm trước, đám cưới hôm sau. Cha mẹ vợ chưa một
lần gặp mặt và biết tên chú rể. Thân gái 12 bến nước, toàn là bến dơ.
Theo bản tin của tờ báo Quả Táo, Đài Loan và tờ Newspaper (Singapore)
thì ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẫn nộ, mà nạn nhân bị hành
hạ, đọa đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man của thời đại các
bạo chúa ngày xưa.
Nạn nhân là một cô dâu VN tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.
Vào tháng 4 năm 2002, cô Linh theo chồng là Liu Cheng Chi (Lưu Chánh Kỳ)
39 tuổi, về Đài Loan với gương mặt tươi cười rạng rỡ vì gia đình được
nở mặt nở mày với bà con, láng giềng. Chú rể không những có nhiều tiền
mà còn bảnh trai nữa.
Cô không biết rằng chuyến đi định mệnh đó bắt đầu cho một cuộc sống tủi nhục và đau khổ của đời cô.
Thực tế thì, chồng của Nhật Linh vẫn còn sống chung với người vợ cũ tên
là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như) 34 tuổi. Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như đã có
một đứa con gái, nhưng vì Lệ Như không có thể sinh con được nữa, mà
Chánh Kỳ thì muốn có đứa con trai để nối dõi tông đường, cặp vợ chồng
nầy thực hiện một cuộc ly hôn giả, để Chánh Kỳ sang VN cưới vợ về, hy
vọng sẽ có con trai và có người giúp việc không công. Hàng đêm, Lưu cùng
2 vợ ngủ chung một giường. Ban ngày, Nhật Linh phải làm việc như một
Osin để phục vụ cho cả nhà. Đêm thì, Linh bị vợ chồng Lưu cưỡng bách
chơi trò dâm loạn ba người trên cùng một giường.
Ba tháng sau, vợ chồng Lưu bắt đầu hành hạ Nhật Linh bằng các cực hình.
Tất cả giấy tờ của Nhật Linh, từ hộ chiếu đến giấy cư trú bị Lưu cất giữ
và cấm không cho liên lạc với bất cứ ai. Bị giam trong phòng, mỗi ngày
một bữa ăn và một lần đi vệ sinh.
Vì ăn chơi trác táng, Lưu bị nhiễm trùng đường tiểu, hắn nghi ngờ Nhật
Linh lây bệnh cho hắn, nên vợ chồng thẳng tay dùng các hình thức tra tấn
dã man, cưỡng bức Nhật Linh phải ký giấy thú nhận đã từng làm gái mãi
dâm, đã bị bệnh và đã truyền bịnh cho hắn.
Linh thường bị trói, bị lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, rồi nhúng những
ngón tay rỉ máu vào nước muối. Hắn còn dùng gậy đánh đập dã man, dùng
dao chém vào lưng, rạch thành những vết thương ngang dọc. Thậm chí, còn
bắt cô nhắm mắt rồi lấy ná thun bắn vào mắt. Suốt 7 tháng liên tục bị
hành hạ, từ một cô gái thanh xuân tràn đầy sức sống, cô gầy gộc chỉ còn
da bọc xương, từ 48 kg còn 20 Kg.
Tháng 2 năm 2003, Nhật Linh không còn đi đứng nổi, trên người đầy vết
thương rướm máu, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết, cả hai khiêng cô
lên xe, chở đến một bãi vắng, thuộc khu nhà máy phát điện ở Đài Trung
(Đài Loan) rồi vất cô xuống.
Sức tàn lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất hận dồn nén, cô
lê lết đến một quán ăn gần đó để xin ăn. Cảnh sát được báo tin, đưa Linh
vào bịnh viện cấp cứu. Sau một năm điều trị và chăm sóc đặc biệt, Nhật
Linh đã bình phục.
Nhật Linh thuật lại:
“Sau 7 ngày liên tục, em bị bỏ đói, đến 11 giờ trưa hôm đó, ông ta
lấy kéo xởn tóc em, sau đó lôi em lên xe, chở đến một cánh đồng vắng, bỏ
em xuống và đưa em một chai thuốc và nói “Uống để chết nhanh, không
đau”, rồi hắn hái lá cây cho em ăn. Khoảng hai giờ sau, ông ta quay lại,
thấy em nằm im, tưởng em đã chết. Ông ấy lấy lá cây xóa dấu bánh xe rồi
bỏ đi. Em lết đến một quán ăn gần đó, xin cơm của một người phụ nữ rửa chén.
Bà ấy cho em một vắt mì, 2 trái quít một lon coca và một cái áo khoát
vào người. Em ngồi ăn ngoài đường, khách qua lại tưởng là người ăn xin,
họ cho em tất cả 50 đồng Đài Loan. Và em ngất xỉu. Khi tĩnh dậy thì mới
biết đang ở bịnh viện.”
Trước cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ phủ nhận hoàn toàn những
hành vi phạm tội, mà còn giả bịnh tâm thần để chạy tội. Công tố viện đã
khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội “ngược đãi người khác như nô
lệ” với bản án 7 năm tù.
Bà Võ Thị Nguyên, mẹ của Nhật Linh, đang sống ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng nói: “Tôi
hối hận lắm. Con đang học lớp 9, bắt con nghỉ học để lấy chồng ngoại,
tưởng vậy là thương con, nào ngờ, mẹ đã hại con. Ngày cưới, tôi thấy
trong giấy, chú rể ghi tiền cưới là 10 triệu, nhưng trong phong bì chỉ
còn có 4.4 triệu, trả tiền thuê xe, thì chỉ còn 4 triệu”. Rốt cuộc cũng chỉ vì tiền.
5.2. Giết vợ Việt để lãnh tiền bảo hiểm
Ngày 27-5-2007, tòa án Đài Loan đã kêu án tù chung thân Lý Thái An đã
cấu kết với em trai là Lý Song Toàn, giết người vợ VN là Trần Thị Hồng
Sâm để lấy tiền bảo hiểm nhân mạng.
Tóm tắt sự việc: Lý Thái An đã mua bảo hiểm nhân mạng cho vợ VN là Trần
Thị Hồng Sâm với giá là 75 triệu tệ Đài Loan (Hơn 2 triệu đôla Mỹ). Thái
An dàn cảnh đưa vợ đi bằng đường xe lửa và cho em trai là Lý Song Toàn
phá hoại làm cho xe lửa bị trật đường rầy, gây ra tai nạn.
Hồng Sâm được đưa vào bịnh viện Fan Liao vì bị thương nhẹ. Tại bịnh
viện, Lý Song Toàn đã bí mật chích một loại nọc rắn độc làm cho Hồng Sâm
bị xuất huyết nội và tử vong.
Dựa vào lời khai của y tá, vào những báo cáo của 4 viện Đại học y khoa,
của bác sĩ giảo nghiệm tử thi chuyên môn đã kết luận là Trần Thị Hồng
Sâm chết vì chất độc chớ không phải do tai nạn gây ra.
Y tá khai rằng Lý Song Toàn cứ lảng vảng bên cạnh bà Hồng Sâm, mặc dù y
tá đã yêu cầu anh ta đi ra ngoài. Một nhân chứng là Huang Fu Lai, khai
rằng Lý Thái An đã sửa soạn âm mưu từ 6 tháng trước và đã rủ ông tham
gia để chia tiền, nhưng ông từ chối.
Sau đó, Huang Fu Lai bị kết án 4 năm tù treo. Lý Song Toàn đã tự tử một
ngày sau khi bị truy tố chủ mưu giết người. Người vợ đầu tiên của Lý
Thái An cũng là cô dâu Việt Nam đã chết một cách mờ ám. Trần Thị Hồng
Sâm là vợ thứ ba.
5.3. Bị điên vì lấy chồng Đài Loan
Bẵng đi 2 năm không liên lạc, ngày nọ, gia đình chồng dẫn cô dâu về VN
trả lại cho nhà gái. Từ một cô gái xinh đẹp, Hà biến thành một người xấu
xí, già nua, không nói với ai một lời, cô co rúm vào một góc phòng nét
sợ hãi hiện trên nét mặt.
Ở làng quê, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, Hà được xem là cô
gái may mắn hơn những cô khác, là Hà được có tấm chồng ở Đài Bắc, thương
vợ hết mực, có cơ nghiệp ổn định.
Hà được đưa vào bịnh viện tâm thần Cần Thơ. Ở bịnh viện nầy, có không ít
những cô dâu có chồng ngoại cũng bị tâm thần như Hà. Trong đó, có cô
dâu tên Màu.
Bà mẹ Màu còn nhớ rõ, sau một đám cưới tập thể được tổ chức gấp rút ở
Sài Gòn, người môi giới đưa cho bà 1 triệu đồng là tiền của gia đình chú
rể, sau khi trừ đi các chi phí. 21 ngày sau, bà nhận được điện thoại
bảo lên sân bay Tân Sơn Nhất đón con. Lúc tỉnh táo, Màu còn nhớ, chồng
lớn hơn cô 20 tuổi, làm nghề gì không biết mà ra đi từ sáng sớm, tối mịt
mới về nhà.
Màu ở chung với mẹ chồng và người anh chồng làm nghề ăn xin, mình đầy
ghẻ lở. Mỗi bữa ăn, mẹ chồng buộc cô phải uống một thứ thuốc gì màu đen,
mùi hăng hắc. Cô không uống thì bị một trận đòn chí tử.
Người vợ cũng không thấy rõ mặt chồng mình. Cô bị nhốt suốt ngày trong
phòng. Màu sống 21 ngày như thế và đâm ra hoảng loạn, phát điên.
Gia đình trở nên nghèo túng hơn kể từ khi Màu trở về. Mỗi tháng phải mua 300,000 tiền thuốc cho Màu.
Năm 2003, tưởng rằng con gái hết bịnh, gia đình tháo dây xích buộc chân
cô. Một đêm, cô bỏ đi, bảo là lên Cần Thơ làm ăn. Sau đó, người nhà tìm
thấy Màu đi lạc ở Đồng Tháp. 8 tháng sau, Màu sanh ra một đứa con không
cha. Gia đình đã nghèo mà còn bị rách nát hơn. Đó là hậu quả của một
cuộc đổi đời. Biết trách ai đây?
Một ông Đài Loan cưới 2 vợ VN trong 4 ngày.
Hồi tháng tư năm 2004, một người Đài Loan tên Lin Ming Wei nhập cảnh VN
với lý do du lịch. Nhưng sau đó, ông nhờ người mai mối tên Huỳnh Thị
Nga, trong vòng 4 ngày đã nhanh chóng làm lễ cưới không hôn thú với 2 cô
gái VN, cả hai đều 21 tuổi ở huyện Phong Điền, Cần Thơ.
Bị phát hiện, ông Lin Ming Wei bị phạt 10 triệu đồng vì lý do có hành động không đúng với mục đích nhập cảnh.
Câu chuyện gái Việt lấy chồng ngoại kể hoài không hết được. Không hiểu
phụ nữ VN ở thế hệ nầy nghĩ gì về hôn nhân? Không hiểu các bậc cha mẹ ở
thời đại nầy nghĩ sao về hạnh phúc của con gái?
Đạo đức VN đã đến thời kỳ thật sự bị phá sản!
>
6. Bi kịch ở Hàn Quốc
6.1. Cái chết của Thạch Thị Hoàng Ngọc
Cô dâu Việt Nam Thạch Thị Hoàng Ngọc (xấu số) và chồng người Đại Hàn Yang Du Hyo.
Chuyện cô gái Việt lấy chồng ngoại không có gì lạ. Chuyện cô dâu Việt bị
hành hạ cũng không có gì lạ vì nó xảy ra hà rầm như cơm bữa.
Chuyện lạ ở đây là câu chuyện thương tâm của một cô gái Việt mới 20 tuổi.
Cuộc mặc cả xảy ra trong 30 phút và sau đó là cuộc hôn nhân vội vã mà
hai bên chưa kịp nhớ rõ mặt nhau, bất chấp quá khứ và hiện tại, cho dù
người chồng bị khuyết tật hay bịnh tâm thần cũng mặc.
Ngày 9-7-2010, cô dâu VN tên Thạch Thị Hoàng Ngọc, chỉ sau một tuần đặt
chân trên đất nhà chồng ở xứ Củ Sâm, thì một tin buồn bay đến tận vùng
quê hẻo lánh thuộc huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, tin buồn làm cho gia đình và
chòm xóm đều bàng hoàng không ít. Dân chúng huyện Cờ Đỏ xôn xao trước
cái chết của người con gái trẻ và ngoan hiền.
Ông Thạch Sang cho biết, Ngọc là đứa con hiếu thảo, vì gia đình quá
nghèo nên phải bấm bụng cho con đi, mong cho con được hạnh phúc.
Chị của Ngọc thì lấy chồng Đài Loan, em út thì đang làm thủ tục dể đi lấy chồng Đài.
Trước khi cưới, chú rể có đưa 3.8 triệu, nhưng trừ các chi phí chỉ còn
1.8 triệu. Và sau đó, chú rể Jang Du Hyo có đưa thêm 500 đô la Mỹ.
Tờ Korea Times đưa tin là sở cảnh sát cho biết một phụ nữ VN được tìm thấy đã chết trong nhà chồng vào ngày 8-7-2010.
Cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đến Đại Hàn vào ngày 1-7-2010, không biết tiếng
Hàn, cũng không biết ông chồng có tiền sử bịnh tâm thần. 5 ngày trước
khi đi VN để đón cô dâu, thì Jang đã phải vào bịnh viện. 5 năm trước,
Jang đã tấn công cha mẹ mình. Jang đã vào bịnh viện 57 lần để điều trị
bịnh tâm thần phân liệt của mình.
Cái chết của cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đã dấy lên nhiều nguồn dư luận khác nhau ở Hàn Quốc.
Khi ông bà Thạch Sang đến Hàn Quốc, thì một nghị sĩ là ông Han Sun Kyo đã cùng ông bà đưa xác cô Hoàng Ngọc về quê an táng.
Hội những người Hàn ở Sài Gòn quyên góp được số tiền 20,000 đô la để giúp đỡ gia đình nạn nhân.
Tờ Chosun Ilbo cho biết là gia đình cô Hoàng Ngọc được bồi thường 25,000 đô la.
Tổng thống Lee Myung-bak đã đích thân xin lỗi gia đình nạn nhân trong bài phát biểu trên đài phát thanh quốc gia.
Tòa án Busan đã kết án 12 năm tù cho chú rể Jang Du Hyo. 3 người môi giới bị phạt một năm tù giam.
Sau đó, Đại Hàn đã ban hành những luật lệ mới về việc hôn nhân với người ngoại quốc.
6.2. Cái chết của cô dâu Kim Đồng
“Chồng con lại đánh con nữa rồi, ba ơi!”
Ông Phạm Hữu Chí, tham tán ngoại giao ở Hàn quốc cho biết, thi thể của
cô Lê Thị Kim Đồng đã được hỏa táng. Không có bằng chứng pháp lý để truy
cứu hình sự. Và tòa Đại sứ VN ở Hàn Quốc yêu cầu cảnh sát mở cuộc điều
tra. Ngày giờ đưa tro cốt về VN chưa được xác định. Hội Hàn Kiều cũng đã
chuyển số tiền 88 triệu đồng VN quyên góp cho gia đình cô Kim Đồng ở
Cần Thơ. Cô Kim Đồng thiệt mạng sau một cuộc tẩu thoát ra khỏi nhà chồng
không thành.
Người dân giơ các tấm biển lên án vụ cô dâu Việt bị chồng Hàn tâm thần sát hại, trước cửa Ủy ban Nhân quyền quốc gia ở Seoul, hôm 20/7. Ảnh: Yonhap.
6.3. Cái chết của cô dâu Huỳnh Mai
Cô dâu H. Mai bị chồng hành hạ đến chết
Ngày 15-8-2007, cô Huỳnh Mai, 20 tuổi, đã bị chồng Đại Hàn đánh gảy 18
cái xương sườn, bỏ chết dưới hầm nhà chồng, đã làn chấn động dư luận ở
Hàn quốc và cả thế giới nữa.
Lễ trao hài cốt diễn ra tại Sài Gòn. Số tiền quyên góp ủng hộ gia đình
Huỳnh Mai gồm 5,000 đô la của tổ chức Thiện Nguyện Nam Hàn, 500 đôla của
các cô dâu Việt thương cảm người bạn xấu số. Hội Hàn Kiều ủng hộ 77
triệu đồng VN.
Đại diện hội Hàn Kiều cho biết, một dự án xây Nhà Văn Hóa Đại Hàn để
phục vụ các cô dâu lấy chồng Hàn, sẽ tập trung một tháng để đào tạo kiến
thức về văn hóa xã hội, phong tục tập quán Hàn quốc trước khi về nhà
chồng.
Cũng được biết là người chồng của Huỳnh Mai đã bị bắt và sẽ đưa ra toà, mà mức án giết người cao nhất là tù chung thân.
6.4. Cô dâu nhảy lầu tự tử
Trần Thị Lan, 22 tuổi, quê ở quận Cái Răng, Cần Thơ. Làm đám cưới với Ha
Jang Su, 36 tuổi. Lên máy bay về nhà chồng ngày 11-2-2008.
Lan ở nhà chồng chưa đầy một tháng. Cô đã nhảy từ từng lầu thứ 14 tự tử,
đúng vào buổi chiều 30 Tết. Nhà gái có nhận 2 triệu trong ngày cưới.
Trước đó cô Võ Thị Minh Phương kết hôn với người chồng Hàn Quốc tên Kim Yeong Hwa, 47 tuổi, hơn Minh Phương 20 tuổi.
Ngày 23-11-2011 cô ôm hai đứa con, đứa gái 7 tuổi, trai 3 tuổi, từ tầng lầu 18 nhảy xuống tự tử. Cả ba mẹ con đều thiệt mạng.
Chị Bùi Thị Huyền, chị dâu của Phương xót thương em dâu chỉ biết xem hình hai cháu.
7. Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc
Ngày 8-12-2010
“Tôi là một trong 40,000 cô dâu Việt trên xứ Hàn.
Dù trong hay ngoài nước, chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án
“Ô nhục”, “Món hàng mất giá” khinh rẻ, là những từ ngữ thường dùng để
nói về chúng tôi.
Tôi và nhiều cô dâu khác, không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng
chúng tôi cũng còn khá hơn những chàng trai trong làng. Tôi rất sợ hãi
khi nghĩ đến mình sẽ về sống chung với những thanh niên ít học, rượu
chè, cờ bạc, thô lỗ người VN... Tôi cũng không muốn gia đình tôi, với
thanh niên trong làng, mãi mãi là một túp lều mà cả đời lao động cũng
không có thể làm cho nó khang trang hơn được. Ai sẽ cứu vớt chúng tôi?
Lấy chồng Hàn quốc, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân
không tốt, nhưng trong thâm tâm của người chồng, người vợ đều mong muốn
được yêu thương.
Trước khi được chấm, chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí còn bị sờ mó như một món hàng.
Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi, tôi nhịn nhục để được thay
đổi cuộc đời. Nhưng trái lại, nhiều người cứ tưởng rằng cơ thể của tôi
thuộc về sở hữu của toàn thể dân tộc VN vậy. Thế nên, họ đùng đùng nổi
giận khi cơ thể của tôi bị người khác dòm ngó, chọn lựa.
Thế nhưng, nếu như khi cuộc đời của tôi bị vùi dập bởi thanh niên
đồng hương (rượu chè, cờ bạc, thô lỗ) thì mọi người xem đó là chuyện
bình thường.
Tôi nghĩ rằng chỉ có 10% cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp
nguy hiểm trong tổng số 150,000 lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan.
Người Hàn quốc hay Đài Loan không kỳ thị chúng tôi, con cái được no
ấm, học hành và có tương lai tươi sáng. Đặc biệt là chúng tôi được sống
trong một môi trường văn hóa-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không
bao giờ thấy được”. (Trần Thị Nguyên)
Biển quảng cáo của trung tâm môi giới về cô dâu Việt Nam
(Lấy vợ VN trẻ, từ 18 đến 26 tuổi, bảo đảm trinh tiết.
Nếu trong vòng 1 năm cô dâu bỏ chạy, sẽ đền cho cô dâu khác)
8. Những vụ tìm chồng vẫn tiếp diễn
Trong năm 2009, đã có 7,249 đám cưới Hàn-Việt xảy ra tại VN. Các cô gái vẫn chưa từ bỏ cái mộng làm dâu xứ Kim chi.
Ngày 19-7-2008
Tại khách sạn Diệu Quyên, Phường 9 quận Gò Vấp, 120 cô gái VN xếp hàng cho 7 hoàng tử Đại Hàn chọn vợ.
Ngày 8-12-2008
Ở Quận 8 Sài Gòn, 161 thiếu nữ và 7 đàn ông Đại Hàn bị cảnh sát ập vào bắt tại trận khi các cô đang mặc thời trang của bà Eva.
Ngày 12-2-2009
Tại một ngôi nhà ở quận Bình Chánh, 35 cô gái đang chào hàng cho một ông khách Nam Hàn tên Lee Won Ju, 38 tuổi chọn vợ.
Ngày 7-7-2009
51 cô gái Việt đang được ông tơ bà nguyệt xe duyên cho các hoàng tử
Nam Hàn, tại căn nhà số 479/21/11 Hương Lộ 2 Phường Bình Trị Đông, quận
Tân Bình thì bị bắt. Những cô gái được tái giáo dục rồi trả về địa
phương.
Ngày 26-8-2010
Tại khách sạn Tân Bình, 17 cô gái từ 18 đến 30 đang trình diễn cho các chú Củ Sâm chọn vợ.
9. Thị trường Serbia
Ngày 8-9-2008, ông Zeljko Vasiljevic, bộ trưởng Xã Hội Serbia thông báo
là hiện nay đang có 250,000 thanh niên độc thân tại các ngôi làng vùng
quê xa xôi hẻo lánh, họ là những nông dân nghèo, ít học, đang có nhu cầu
cưới vợ. Chính phủ đang tìm sức sống cho những vùng quê xa xôi nầy. Ông
muốn tìm vợ cho họ ở Cam Bốt và VN, bởi vì phụ nữ ở 2 nước nầy biết làm
ruộng.
Các ông tơ bà nguyệt VN đang ngắm nghía thị trường nầy.
10. Kết luận
Ai đã gây ra những thảm cảnh thương đau nầy cho những cô gái trẻ Việt
Nam? Chính là cộng sản VN! Trước hết, chương trình xuất khẩu cô dâu nầy
do đảng và nhà nước CSVN thực hiện để giải quyết nạn thất nghiệp, để xóa
đói giảm nghèo. Kế đến là nhà nước đã tạo ra cái hố khoảng cách giàu
nghèo quá to lớn, đưa nông dân đến tình trạng te tua rách nát, nghèo
đói. Bần cùng sanh đạo tặc.
Sau cùng là chế độ nầy đã làm cho đạo đức dân tộc bị suy đồi đến cùng cực, băng hoại và phá sản.
Đó là sự thất bại của chế độ giáo dục, nói rộng ra là thất bại của “sự
nghiệp xây dựng CNXH”. Bởi vì, muốn có CNXH, thì phải có con người XHCN.
Đó là những người làm chủ tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì
mình. Khắc phục khó khăn, phát huy sang kiến, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, nhưng ngoài Trung Cộng ra. Các cháu bác Hồ phải học tập, lao động, chiến đấu, noi theo gương đạo đức của bác.
Chiến đấu của các cháu ngoan luôn luôn ở vị thế bại trận, là bao giờ
cũng nằm dưới mấy thằng bần cố nông ngoại bang. Hơn nữa, theo gương đạo
đức của bác thì tiêu tùng, cháy túi.
Lời tâm sự của một cô dâu ngoại “Chúng tôi đang sống trong một môi trường văn hóa-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được” (Trần Thị Nguyên)
Một chứng minh cụ thể là các cháu ngoan bác Hồ đã được giáo dục, tào tạo
dưới mái trường XHCN, trau giồi lý tưởng Cộng sản, thế mà còn phô
trương thân thể để chạy thoát ra khỏi chế độ, dù phải chịu nhục nhã, một
liều, ba bảy cũng liều, thân gái 12 bến nước toàn là bến dơ.
danlambaovn.blogspot.com
Nếu xã hội VN dưới thời cs thực sự "tốt đẹp hơn vạn lần chế độ tư bản
thối nát" thì đàn bà con gái VN đâu có cần cưởi truồng ra cho bọn Tầu,
Đài loan, Đại hàn, Mã lai á... lựa chọn mua bán như một món hàng, để
thoả mãn "tham vọng bản thân" hay tìm mọi cách để thoát cái địa ngục
trần gian csvn. Còn hàng trăm ngàn nam nữ thanh niên VN thì phải xuất
khẩu lao động khắp nơi trên thế giới có nằm trong chủ trương của nhà nước csvn
hay không?
Trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm 2011, ông Lê Hồng Anh cùng
giới chóp bu cộng sản đã tiếp đón Tập Cận Bình bằng lá cờ 6 sao. Dư luận
khi ấy nhận định rằng đây là hành động biểu thị sự thần phục vô điều
kiện của đảng cộng sản VN đối với quan thầy Bắc Kinh.
*Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, từ trên xuống dưới toàn là một lủ cướp, cướp giữa ban ngày.
*Ngư dân hy sinh bám biển, bộ đội kiên quyết bám bờ, Đảng (ta) quyết tâm bám Tàu (cộng)
No comments:
Post a Comment