Thursday, July 14, 2011

Học cách giết người của Mao



Ngô Nhân Dụng
Nói đến văn hóa, chúng ta thường nghĩ tới những điều lớn lao như tư tưởng, triết học, cách giáo dục, cách tổ chức xã hội, vân vân. Nhưng đời sống văn hóa hai dân tộc khác nhau được thể hiện trong cách sống hàng ngày, cách người ta chào hỏi nhau, ăn uống với nhau, chúc mừng, biếu xén nhau, vân vân. Văn hóa khác nhau, trong cách sống, cách chết, ngay cả cách giết người cũng khác nhau.
Văn hóa Việt Nam xưa nay biểu lộ những quan niệm về sống, chết khác hẳn người Trung Hoa. Nhưng phải thú nhận phong cách giết người của nước mình rất thô sơ, chưa bao giờ nhiều sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc. Tiểu thuyết Ðàn Hương Hình của Mặc Ngôn cho rất nhiều thí dụ về các kỹ thuật độc đáo của người Trung Hoa trong việc tra tấn người đến chết. Trong lịch sử còn ghi những chuyện thật, không hư cấu. Ðời Võ Hậu nhà Ðường, Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh. Không có tài liệu mô tả các hình cụ đó thế nào, nhưng các quan trong triều chỉ nghe thấy đã rùng mình. Nguyên tắc của hình quan là hễ bắt một người thì phải làm sao cho hắn phải khai ra hàng chục người khác để trị tội. Tố Nguyên Lễ đã dùng phương pháp dây chuyền này xử tử hình cả nghìn người. Một người kế vị ông ta là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết nhiều người hơn nữa. Khi tên này bị Thái Bình Công Chúa phản công bắt giết, kẻ thù khắp nơi mừng rỡ. Họ chờ sẵn để được băm vằm cái xác hắn ta rồi “tranh nhau róc thịt, chốc lát thi thể chẳng còn gì nữa.” “Chốc lát!” Chỉ có sử gia Trung Quốc mới có hai chữ thần tình như thế. Việt Nam không có những viên quan giết nhiều người bằng các phương pháp độc đáo để dân phải oán hận như vậy, vì văn hóa nước mình khác.
Cái nguy bị nhiễm “văn hóa giết người” bắt đầu từ khi Hồ Chí Minh mời các cố vấn Trung Quốc Vĩ Ðại vào nước ta thực hiện chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Giữa thế kỷ 20, người Việt Nam mình cũng học và áp dụng cách giết người rất tàn bạo nhờ học các cố vấn Tầu. Thí dụ, trong cuộc cải cách ruộng đất, người Việt chôn sống đồng bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cày đi qua lại nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi. Thi sĩ Hữu Loan, tác giả Mầu Tím Hoa Sim đã kể chuyện này, nếu không chắc nhiều người không tin cảnh đó có thật. Chính song thân bà vợ của Hữu Loan đã bị giết như thế. Hai cụ từng được phong làm địa chủ cứu quốc; nhiều lần đã chở gạo nuôi bộ đội Sư Ðoàn 304 của ông, cho nên thi sĩ biết ơn. Khi hai cụ bị giết, Hữu Loan đã cưu mang người con gái của họ, nếu không chắc cô ta sẽ chết đói. Sau ông lấy cô làm vợ mặc dù lấy con địa chủ thì phải ra khỏi đảng, bị mất hết các quyền lợi của đảng viên.


Những cách giết người mới mẻ, như chôn người ta xuống giết bằng lưỡi cày, chắc là do các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai nẩy ra được những sáng kiến như thế. Cũng như người mình phải học trong sách Tầu mới biết những món ăn, như múc óc khỉ còn sống ra, ăn ngay trên bàn. Người mình không ai nỡ đối xử với loài vật hay với con người ác độc như vậy. Giết một mạng người cũng là ác quá rồi; chớ đừng nói trước khi giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cày!
Ở bên Tầu thì khác. Họ là một quốc gia rộng lớn, vĩ đại, đông dân; người vùng này có khi coi người vùng kia như là dân khác giống. Mao Trạch Ðông đã nói nếu chiến tranh làm chết mất một nửa thì dân số Trung Hoa cũng vẫn còn đông nhất thế giới. Ðối với Mao, nhân dân chỉ là một con số, giết một mạng người đâu nghĩa lý gì. Các vua quan Việt Nam có đời nào nghĩ về dân, nói về dân mình như thế hay không? Trước thời cộng sản, chưa thấy có.
Việc nhập cảng một phương pháp giết người, số người bị giết không quan trọng bằng hậu quả, là hành động giết người tàn nhẫn đã thay đổi quan niệm của dân. Cách người ta nhìn giá trị một con người, về mạng sống một cá nhân đã thay đổi sau khi được chứng kiến các cảnh giết chóc mới. Nó thay đổi đến cách chúng ta nhìn vào mặt nhau, như những con người, như đồng bào. Chúng ta đã thấy xã hội mình có thay đổi thật sau khi được huấn luyện nuôi lòng căm thù, theo chủ trương của Mao.
Lòng căm thù phải được thổi lên và nuôi dưỡng bao nhiêu lâu mới khiến con người trở thành lạnh lùng, sẵn sàng giết đồng bào và chứng kiến cảnh giết người như thế? Cái tâm của người Việt đã thay đổi đến mức nào thì mới tổ chức được những cuộc giết người độc đáo y như bên Trung Quốc vậy?
Cứ nhìn các phương pháp giết người mới, Tâm con người phải thay đổi. Con người nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, những hàng xóm, anh em. Họ được huấn luyện chỉ còn nhìn thấy đó là những đối tượng đấu tranh, căm thù.
Bởi vậy, học giết người theo lối Trung Cộng, người Việt sẽ dần dần cũng bị đồng hóa theo nếp sống, nếp suy nghĩ và nếp tình cảm của cán bộ Trung Cộng. Cuộc đồng hóa diễn ra theo một quá trình được hoạch định rất quy mô, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ được lệnh làm thơ dạy bảo người Việt Nam “chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi.
Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Chỉ vì người lớn đã chấp nhận nô lệ về văn hóa từ hơn nửa thế kỷ trước. Học tập Mao chủ tịch trong cách giết người của văn hóa Trung Hoa là nô lệ văn hóa nước bạn láng giềng. Nó khiến người Việt Nam nhìn nhau theo lối người Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều lúc họ phải nhìn nhau như thù địch, như súc vật. Vì những điều kiện địa lý, kinh tế của họ khác hẳn hoàn cảnh nước mình.
Trong lịch sử Trung Quốc có những vụ giết người “vĩ đại” không thể nào xảy ra ở Việt Nam được. Thí dụ như Tướng Bạch Khởi nước Tần, tỉnh Thiểm Tây bây giờ. Chủ trương quân sự của Bạch Khởi (không rõ năm sanh, chết năm 257 trước Công nguyên), là châm ngôn “Tận địch vi thượng” trong Chu Ngữ. Câu này nghĩa là “Giết hết quân địch là mưu lược cao nhất.” Trong cuộc đời chiến tranh 37 năm, Bạch Khởi đã chỉ huy 10 chiến dịch lớn, chiếm 70 thành trì, san bằng các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Sở, mở rộng biên giới nước Tần, chuẩn bị cho việc thống nhất nước Trung Hoa.
Năm 293 (trước Công nguyên), Bạch Khởi đem quân đánh liên quân Hàn và Ngụy. Tuy số quân bên địch đông gấp đôi, Bạch Khởi biết nhược điểm của họ là chia rẽ. Ông đánh quân Ngụy trước rồi đánh Hàn sau, giết chết 240,000 binh sĩ địch. Nhưng trận đánh tàn bạo nhất là trận Trường Bình (Chang Ping), năm 260 ở nước Triệu. Quân Tần vây thành Thượng Ðẳng ba năm không đánh được, đã dùng kế ly gián khiến vua Triệu cách chức tướng giỏi Liêm Pha, đưa tướng dốt Triệu Quát ra chỉ huy. Bạch Khởi được bí mật đưa tới mặt trận, đã dùng kế dụ cho Triệu Quát khinh địch tấn công trước. Rồi hai cánh quân Tần xông ra cắt ngang quân Triệu. Quân Triệu phải kép lên cao cố thủ, Bạch Khởi ra lệnh quân Tần “chỉ vây mà không đánh.” Quân Triệu bị vây hãm 46 ngày, hết lương thực, hết nước uống, ăn thịt, uống máu lẫn nhau. Triệu Quát liều mạng phá vòng vây, bị trúng tên chết trong đám loạn quân. Toàn bộ quân Triệu phải đầu hàng. Bạch Khởi đã chọn 240 trẻ vị thành niên trong đám hàng binh, thả cho về nước để gieo kinh hoảng. Số còn lại, tất cả bị chôn sống. Trong trận này quân Triệu thiệt hại tổng cộng 450,000 người, quân Tần chết khoảng trăm ngàn. Ðó là chủ trương “Tận địch vi thượng.”
Làm sao một người có thể quyết định chôn sống hàng trăm ngàn hàng binh trong một đêm? Muốn đang tâm làm việc đó, phải là những kẻ không coi các “đối tượng” là những con người giống như mình nữa. Chắc phải “đối tượng hóa,” nhìn người ta như là dê, cừu, gà, lợn, hay thấp hơn cả súc vật. Khi Ðặng Tiểu Bình ra lệnh xe tăng tiến vào Thiên An Môn bắn chết các sinh viên tay không đi biểu tình năm 1989, ông ta cũng phải có tấm lòng sắt đá lạnh lùng như Bạch Khởi. Cả hai đều có trong tay một bộ máy giết người để sử dụng, đám quân sẵn sàng tuân lệnh, không suy nghĩ.
Hạng Vũ khi vào kinh đô Hàm Dương nước Tần (206 trước Công nguyên). Muốn trả mối thù ngày xưa đã tới đây bán cơ bắp kiếm việc làm và bị sỉ nhục, Vũ bắt quan, dân, lính tráng, cung phi nước Tần làm nô lệ cho đám lính người Sở của mình. Nghe đồn dân Tần oán thoán, sợ chúng nổi loạn, Hạng Vũ ra lệnh giết 200 ngàn hàng binh, trừ hậu hoạn, đốt sạch kinh thành. Người nước Tần với người Sở nói tiếng khác nhau, y phục khác nhau, điệu hát cũng khác nhau; khi lòng thù hận nổi lên thì không những họ coi nhau như kẻ thù mà còn có thể nhìn người nước kia không khác gì cầm thú. Giết mà không ớn tay. Các lãnh tụ tài giỏi biết khích động lòng căm thù trong đám quần chúng theo mình, thì dễ thành công trong chiến trận.
Những kẻ giết người đều có lý do để tự biện minh. Nhưng trên căn bản, họ phải là những kẻ coi khinh mạng sống, coi khinh nhân loại. Mạng người rẻ quá, có lẽ vì họ vẫn nhìn chung quanh, thấy đông người quá. Cứ vài thế hệ nước Trung Hoa lại bị một trận mất mùa đói kém chết hàng loạt. Bọn vua quan không bị đói bao giờ cho nên không lo ngăn ngừa trước để dân tránh nạn đói. Nhiều miệng ăn mà thực phẩm thì có giới hạn, thức ăn có khi quý hơn mạng người. Giết người để cướp một nắm cơm cũng phải giết. Ðời Ðường, thành Thương châu bị vây hãm. Một đấu gạo giá 3 vạn quan tiền. Giết được một tên địch, cắt đầu đem nộp thì được thưởng một vạn quan. Ba cái đầu mới đong được một đấu gạo. Sống mãi như vậy thành quen, chết như vậy mãi cũng thành quen. Suốt dọc lịch sử nước Trung Hoa có những cuộc tàn sát vô lý mà người Việt Nam không thể nào hiểu nổi. Chắc chắn không ai bắt chước làm như họ được, trừ khi cứ nhắm mắt nghe theo lời cố vấn vĩ đại.
Ðời Ðường, Hoàng Sào đi thi không đậu, đi bán muối lậu bị bắt phải hối lộ bọn tham quan mới thoát chết. Nổi lên làm loạn, khi Hoàng Sào chiếm kinh đô Trường An năm 880, đã tàn sát hết bọn tôn thất họ Lý của nhà Ðường, và gia tộc tất cả các quan lại. Lòng thù hận ghê gớm như thế. Cuối đời Minh chế độ sắp tan, Trương Hiến Trung đánh thành Lục An mãi không thắng, giận lắm. Ðến khi chiếm được thành (năm 1642) ông ra lệnh giết hết dân chúng. Dân kêu oan, vì họ đã bị cưỡng bách phải giữ thành chứ họ không muốn chống cự. Hiến Trung giảm tội cho, ra lệnh chặt tay tất cả, đàn ông chặt tay trái, đàn bà chặt tay phải. Cả thành phố Lục An toàn người cụt tay. Năm sau, Trương Hiến Trung tấn công chiếm Vũ Xương. Tất cả những người dân còn sống được tập họp ở bờ sông, sai lính cưỡi ngựa xua đẩy dân xuống sông Trường Giang, cho chết đuối hết. Xác người lềnh bềnh, suốt mấy tháng trời không ai dám ăn cá
Tất nhiên mỗi lần muốn giết 100 ngàn người thì kỹ thuật thời đó đòi hỏi phải có hàng chục ngàn người đồng tình tham dự việc giết chóc mà không gớm tay. Kỳ Ngạn Thần, kể lại chuyện này trong cuốn “Người Trung Quốc, những hiểu lầm lịch sử” đã nhận xét là vụ tàn sát cả thành phố Vũ Xương này còn kinh khủng hơn cuộc đại thảm sát do quân Nhật gây ra ở Nam Kinh vào thế kỷ 20. Mà ở Vũ Xương lại là người Trung Hoa giết người Trung Hoa đấy.
Trong thế kỷ 20, người Trung Hoa vẫn giữ được thói quen giết người tập thể. Tác giả Giải Tư Trung, trong cuốn viết về “Sự khủng hoảng của tố chất quốc dân” kể lại rằng trong thời Ðại Cách Mạng Văn Hóa, tháng 8 năm 1966 ở huyện Ðại Hưng, bên ngoài thành phố Bắc Kinh, có 325 người đã bị chôn sống giữa ban ngày, gồm những người được gán nhãn hiệu “phần tử loại bốn” cùng với thân nhân; tổng cộng 22 gia đình; người già nhất 80 tuổi, trẻ nhất là một em bé mới ra đời được 38 ngày! Ở huyện Ðạo tỉnh Hồ Nam, trong 2 tháng có 4,193 người bị giết oan, do “hành động tự phát” của “quần chúng cách mạng.” Người Việt mình chịu thua.
Chúng ta không thể vì những vụ tàn sát kể trên mà nói rằng người Trung Hoa tàn ác hơn người Việt; cũng như không thể nói người Ðức đều ác độc căn cứ vào những vụ Ðức Quốc Xã tàn sát người Do Thái. Ðiều mà chúng ta có thể nhìn nhận là các bạo chúa, ở Ðức hay ở Trung Quốc, đều biết kích thích lòng hận thù của đám đông, thúc đẩy cho thú tính nổi dậy, gây ra tội ác tập thể. Một điều có thể nhận thấy nữa, là trong lịch sử Trung Quốc xảy ra nhiều vụ thảm sát; có lẽ bởi vì nước họ đông người quá, người cùng nước nhưng ở xa nhau là khác cả ngôn ngữ, văn hóa, quyền lợi, khó thông cảm với nhau. Nói chung họ không quý mạng sống của đồng bào như người Việt mình.
Một trong những tội nặng của đảng Cộng Sản Việt Nam là đã nhập cảng phương cách giết người của Cộng Sản Trung Hoa vào nước ta, không biết rằng nó ảnh hưởng xấu đến cả đạo lý một thế hệ, sau này sẽ còn mất nhiều thời gian gột rửa. Tuy nhiên, văn hóa một dân tộc được xây dựng trên những điều kiện địa dư, những lưu thông, trao đổi suốt lịch sử, đã được nung nấu hàng ngàn năm. Văn hóa, phong tục có bị thay đổi một thời gian ngắn thì cũng sẽ trở về nguồn gốc. Khi nào nước ta chấm dứt được cảnh lệ thuộc chủ nghĩa Mao và lối cai trị dân theo kiểu Cộng Sản Trung Hoa, người Việt sẽ xây dựng lại nền nếp thuần hậu của dân tộc mình.

CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẦU CỘNG VỚI DIỄN BIẾN TRẬN THẾ TẠI BIỂN ĐÔNG

Các cuộc xuống đường biểu tình của thanh niên sinh viên và dân chúng Việtnam “Chống Tầucộng Xâm Lược” tại Hànội và Saigòn, do các trang mạng tự do phát động, dù cho đây là sự cố ý dàn dựng bởi một phe cánh nào của nhà cầm quyền Hànội, Continue reading

Sự thoái trào của Cộng sản Việt Nam

Hội nghị lần thứ 2 Trung ương đảng khóa XI của đảng Cộng sản Việt Nam vừa nhóm họp 1 tuần từ ngày 4 đến 10 tháng 7 tại Hà Nội. Theo như Thông báo của Ban bí thư và qua bài diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng, thì Hội nghị xoay quanh 4 vấn đề: Continue reading 

Tù chính trị ở Việt Nam

Cách đây mấy ngày, trên BBC, VOA, RFA, Dân làm báo…có đưa tin, bài về người tù chính trị Nguyễn Văn Trại đã qua đời vào ngày 11.7 tại nhà tù Z30A – Xuân Lộc Đồng Nai, hưởng thọ 74 tuổi, khi chỉ còn 5 tháng nữa là được trả tự do sau khi thụ án 15 năm trời. Continue reading

NHÀ NƯỚC VÔ THẦN – XÃ HỘI VÔ NHÂN ĐẠO

Trong các chế độ cộng sản độc tài toàn trị , Tôn giáo là cái gai trong mắt họ điển hình nhất là Trung cộng và Việt cộng tất cả đều chung một mục đích là truy diệt mọi Tôn giáo . Không làm được điều này bởi họ quá bé nhỏ yếu hèn so với sự Tín ngưỡng tuyệt đối của Tín đồ Continue reading

LÁNG GIỀNG KHỐN NẠN! NHÀ CẦM QUYỀN KHỐN NẠN!

Đến nay thì ai ai cũng thấy rõ cái gọi là “16 chữ vàng” và “4 tốt” của bọn Tàu phù Trung Cộng (TC) là những cái vòng kim cô “niệt” trên đầu bọn Việt gian bán nước Việt Công (VC).
Sau 36 năm cai trị đất như một đoàn quân ngoại nhập, gây bao đau thương, Continue reading 

BỘ NGOẠI GIAO KHÔNG CHỈ KHÔNG NGOẠI GIAO...


V.T.X Quyết định khinh suất của BNG không đối thoại với các nhân sỹ trí thức là động thái không ngoại...

Philippines chỉ trích TQ không đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án Quốc tế


Philippines nói việc Trung Quốc từ chối đưa tuyên bố chủ quyền tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông...

Sự thật mối quan hệ Việt-Trung


Thanh Quang, phóng viên RFA2011-07-13TQ ngày càng kiên quyết áp đặt “đường lưỡi bò” ở Biển...

Cuộc gặp giữa Bộ ngoại giao và các nhân sĩ bất thành



Gia Minh, biên tập viên2011-07-13Theo kế hoạch hôm nay 13-7, đại diện Bộ Ngọai giao sẽ có cuộc gặp với các nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Bộ Ngọai giao cung cấp thông tin về quan...

Suy nghĩ từ bài phỏng vấn "Liên minh quân sự nên chăng?" của RFA với ông TS Vũ Cao Phan


Nguyễn Bắc Truyển Lòng yêu nước: để tuyên truyền cho hệ tư tưởng cộng sản, người ta đánh đồng...

Chưa thực hiện được cuộc gặp với Bộ Ngoại Giao - Tiếp Tục Xuống Đường 17/7 Chống Tàu



 Theo Blog TS Nguyễn Xuân Diện - Thưa chư vị, Từ 07h30 sáng nay thứ Tư (13.07.2011), các vị nhân sĩ trí thức có bản Kiến nghị “Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với...

Đến phiên báo lề đảng sang chầu thiên quốc



Dân Làm Báo - Sau chuyến đi đầu khấu của đồng chí Hồ Xuân Sơn tại Bắc Kinh để dẫn đến lời phán của Thứ trưởng Ngoại giao Hồng Lỗi: cả 2 nước (chính xác phải là 2 đảng) phản đối những thế lực...

Ám ảnh chết người



Phan Văn Tú - Ngày 16.3.2011, mỏ bauxite Tân Rai công bố khai thác mẻ quặng đầu tiên. Bản tin “thành tích” ấy đã làm cho không ít người dân Lâm Đồng, Đồng Nai – và cả chính quyền các địa...

7/13/2011


Tù chính trị ở Việt Nam



TNCT Nguyễn Văn Trại những ngày cuối cùng với mong ước được về ra đi trong vòng tay người thân Song Chi - Cách đây mấy ngày, trên BBC, VOA, RFA, Dân làm báo…có đưa tin, bài về người tù chính...

Sự thật mối quan hệ Việt-Trung

TQ ngày càng kiên quyết áp đặt “đường lưỡi bò” ở Biển Đông bằng mọi cách mà VN là một mục tiêu chủ chốt.

Hy vọng gì ở Biển Đông?

Tình hình Biển Đông trở nên phức tạp khi Trung Quốc ngày càng có hành động tùy tiện và gây hấn đáng ngại trong khu vực, nhất là đối với VN.

Biển Đông và Nhật Bản

Vào ngày 9 tháng 7 vừa qua, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc có cuộc tập trận chung trên biển Đông giữa lúc những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Việt nam và Philippines vẫn tiếp tục gia tăng trong khu vực.

Hoài nghi

Bùi Tín - Mọi người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến thời cuộc đều biết rằng hiện đang lưu truyền trong xã hội mối hoài nghi dai dẳng về nội dung chuyến đi Bắc Kinh của Thứ tưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25-6-2011 vừa qua.


Bí thư xã bị tố dùng bằng của người chết để thăng tiến

(VTC News) - Điều đáng nói anh Quang mất năm 2001, đến năm 2010 vẫn có đơn và chữ ký gửi Sở GD-ĐT xin cấp lại bằng theo yêu cầu… một cách kỳ quái.


Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh, tịch thu tài sản - Bộ Ngoại Giao chưa lên tiếng

Khoảng 10 giờ ngày 5-7, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa, thuyền trưởng tàu QNG-98868 TS, và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng  biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc.


Cần chỉ rõ sự mơ hồ

Nguyễn Quang A - Cách nói mơ hồ được phía Trung Quốc sử dụng khiến dư luận Trung Quốc và thế giới hiểu lầm. Báo chí Việt Nam nhiều khi chưa để ý và nhắc lại cách nói đó mà không chỉ ra sự thật.


Việt Nam từ chối thỉnh cầu của tù nhân chính trị xin được chết tại nhà

VOA - Thân nhân một người tù chính trị bị Việt Nam giam cầm từ năm 1996 và mắc bệnh ung thư cho biết chính quyền đã khước từ thỉnh nguyện của ông xin được về với gia đình trước khi trút hơi thở cuối cùng.


Luật bị nhạo

Lê Dũng - Lâu nay chúng ta thường nghe nhiều đến những phát ngôn tưởng chừng như "đúng rồi" của các vị trong vai trò điều hành và thực thi pháp luật. Hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, từ cửa miệng của các vị có học hàm học vị, quan to quan bé cho đến những anh cán bộ tép diu liên quan đến quản lý, thực thi pháp luật.


Đảo của VNCH, nguyên tắc estoppel và công hàm của TT Đồng

Vũ Quí Hạo Nhiên Mình kể câu chuyện này cho mọi người nghe. Ở xóm kia có 3 người láng giềng. Ở giữa là Đồng. Một bên Đồng là Nam. Bên kia là Trung. Nhà Nam có cái xe. Xưa nay Đồng biết xe đó là của Nam. Đồng cũng ước ao một ngày nào đó chiếc xe đó trở thành của mình.


Tù chính trị ở Việt Nam

Song Chi Cách đây mấy ngày, trên BBC, VOA, RFA, Dân làm báo…có đưa tin, bài về người tù chính trị Nguyễn Văn Trại đã qua đời vào ngày 11.7 tại nhà tù Z30A - Xuân Lộc Đồng Nai, hưởng thọ 74 tuổi, khi chỉ còn 5 tháng nữa là được trả tự do sau khi thụ án 15 năm trời.


Kinh hoàng món ăn, thuốc bổ sản xuất từ Trung Quốc


Nếu muốn sống thêm dăm mười năm thì xin quý vị chớ nên rớ vào những mặt hàng mà TQ sản xuất dưới đây.
tm,bqkimdinh.

Cập nhật lúc 21/08/2011 03:15:00 PM (GMT+7)
Click vào link
 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/36228/kinh-hoang-mon-an--thuoc-bo-made-in-tq.html


Mới đây Giới y tế Trung Quốc (TQ) thực sự sốc khi có thông tin bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm mua trẻ sơ sinh chết non và nhau thai để chế tạo thuốc bổ. Cùng với hàng loạt công nghệ chế biến thực phẩm bẩn bị phát hiện, phanh phui trong thời gian qua, khi nói đến thực phẩm TQ, không ít người hoang mang, rùng mình. TIN BÀI KHÁC

Xin điểm lại một số sự vụ nổi cộm suốt thời gian qua khiến người dân Trung Quốc bất bình, các cơ quan chức trách phải vào cuộc điều tra và hàng vạn người tiêu dùng thế giới lên tiếng “tẩy chay”. Công nghệ chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh Từ câu chuyện phong phanh về việc mua bán thai nhi, với mong muốn tìm ra cách bào chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh, nhóm phóng viên đài truyền hình SBS TV của Hàn Quốc đã đi sâu tìm hiểu quy trình để làm ra những viên 'thuốc bổ' từ thịt trẻ em chết này. Từ đó, phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô. Giai đoạn đầu của cuộc điều tra, phóng viên tìm đến một bệnh viện lớn chuyên bán di hài cho các công ty dược phẩm. Tại đây họ phát hiện ra một luật ngầm, nếu có ca sơ sinh nào tử vong, công ty dược sẽ được gọi đến đểgiải quyết. Nhóm SBS TV cũng tìm thấy nhiều bằng chứng của việc sản xuất "thần dược" này.
Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô (Ảnh minh họa)
Sau khi sấy khô, xác được nghiền ra và trộn với thuốc bột trước khi đóng vào con nhộng. Theo Deng Haihua, phát ngôn viên Bộ Y tế Trung Quốc, Trung Quốc quản lý chặt chẽ việc vứt bỏ trẻ em, bào thai và nhau thai. "Bất cứ hànhđộng nào nhằm giữ lại những thứ trên như rác thải y tế đều bị nghiêm cấm".

Theo quy định của TQ, các tổ chức y tế và nhân viên bị cấm buôn bán xác chết. Còn theo ông Jia Qian, người đứng đầu dự án nghiên cứu chiến lược của Viện y học cổ truyền Trung Quốc thì nhau thai từ lâu được sử dụng để bào chế thuốc trong Trung y nhưng Trung y chưa bao giờ dùng bào thai hay trẻ sơ sinh chết non để bào chế thuốc”. Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm... từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác.
Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác.
Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Các trang mạng TQ thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểuđường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong.
Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tâyđóng vỉ này chỉ làtừ... thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sauđó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ. Thuốc y học cổ truyền TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TQ là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo PillHuo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sửdụng.
Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin.
Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide
Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TQ.

Đặc sản kinh khủng: Gà chết Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TQ lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến. Đột nhập lò chế biến gà tại TQ, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu. Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản.
Những con gà chết chuẩn bị được "hô biến" thành thịt gà ngon.
Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam, “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách. Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”. Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được“khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon.
Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà.
Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TQ không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm "tập kết"ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN.
"Một kg gà TQ giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng" - Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. "Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 - 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TQ vẫn bán được 55.000 - 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng". Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.

Dầu ăn chế biến từ nước 'cống rãnh'

Cơ quan thông tấn Trung Quốc vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầuđã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.
Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.

Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải. Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu. Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế,sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường. Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây. Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp. Nội tạng lợn, bò phế thải TQ đổ về Việt Nam
Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam.
Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà... ướp hóa chất độc hại, dân TQ "không dám động đến" nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách. "Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ;riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch" - đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PV khi nghe hỏi về nội tạngđộng vật tươi sống. Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi chứ không dám ăn vì... kinh lắm. Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TQ để bán cho khách hàng. Từng vào sâu nội địa TQ để "săn" hàng, Tuyến kể: "Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất". Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng "lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!". Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TQ. Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn.

Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TQ

Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên…

Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.
Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới.
Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị.
Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút.
Công ty này đã dùng đường hóa học để thay thế đường kính, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.”Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.

Rùng mình thịt lợn bẩn Sau bánh bao bẩn, khiến người TQ phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn "rùng rùng" chuyển động trên các ô tô tải.
Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng.
Người dân TQ không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TQ), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã vàđang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua.

Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TQ tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kích thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kích thích tăng nạc này.

Theo cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kích thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh. Rau TQ nhiễm độc nặng
Năm 2010, 2011, TQ liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung Quốc, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

"Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổbiến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được" - Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.
Trung Quốc phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng.

Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông tin: iốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc. Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam. Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg. Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần. Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từTrung Quốc mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ. (Theo GDVN)

Click vào link
Trong khi Tết Trung thu gần kề, 33 nước cấm Bánh Trung Thu của Trung Hoa



Tác giả: Eye on China-EET

Tết Trung Thu của Trung Hoa đang nhanh chóng đến gần vào ngày 12 tháng 9, nhưng năm nay, rất có thể bạn sẽ không thể thưởng thức bánh trung thu Trung Hoa.
Mặc dù cần phải có món ăn thưởng thức vào dịp lễ này, bánh trung thu Trung Hoa sẽ bị mắc ứ đọng khá nhiều ở Trung Quốc: Ba mươi ba (33) quốc gia, gồm Hoa Kỳ, Canada, và Anh Quốc, đã cấm các bánh ngọt nhân có lòng đỏ trứng gà nếu chúng được gữi từ Trung Quốc, do sự lo ngại về an toàn thực phẩm [food safety concerns], theo China News
Dù cho có nhiều người thực sự khao khát dịp lễ này, họ có thể nhận được bánh trung thu gửi qua đường bưu điện từ Trung Quốc. Nhưng ngay cả những hạn chế còn tùy thuộc vào bạn đang ở đâu. Những hạn chế gửi thư như sau đây, theo Thời báo Đại Kỷ Nguyên, phiên bản tiếng Trung:
-Hoa Kỳ: Bất kỳ sản phẩm nào có thịt, gia cầm, hoặc trứng phải qua sự khám xét của các cơ quan kiểm tra Hoa kỳ. hoặc có một cơ quan quản lý thực phẩm quốc tế được chấp thuận, giám sát việc sản xuất. Người nhận các sản phẩm phải xuất trình một giấy chứng nhận vệ sinh và phải chịu sự kiểm tra việc nhận nhân [bánh trung thu].
-Canada: Gửi bánh trung thu qua bưu điện phải có kèm theo thông tin và tài liệu. Lọai nhân bánh trung thu nhập khẩu không thể chứa lòng đỏ hay thịt.
-Anh: [bánh trung thu qua bưu điện] phải qua kiểm tra bởi các cơ quan y tế địa phương. Gửi bánh trung thu qua bưu điện phải có kèm với thông tin và tài liệu. Một khoản phí kiểm tra 60 pound cho mỗi gói thư.
-Úc: [bánh trung thu] chỉ có thể được gửi như quà tặng vào kỳ nghỉ và không được chứa lòng đỏ trứng, thịt, hoa quả khô, bưởi, trái cây, và taros.

No comments:

Post a Comment