Wednesday, May 19, 2010

Bài Học Đài Loan và Tây Tạng

Đặng Tấn Hậu

Tôi rất bực mình khi có người nói đất nước VN "nhỏ" vì tinh thần này đưa tới tự ti mặc cảm, sợ sệt trước sức mạnh của ngoại bang. VN nhỏ làm sao được khi dân số VN đông hơn Tây Tạng gấp 14 lần (86 triệu : 6 triệu). VN nhỏ làm sao được khi diện tích VN lớn hơn Đài Loan gấp 9 lần (331,690km2 : 35,961 km2).Trung Cộng đã không những không dám đụng đến Đài Loan, lại còn run sợ trước sự đi lại của Đức Dalai Lama Tây Ta.ng. Trong khi đó, TC chưa đụng tới lổ chân lông của VN, nhà cầm quyền CSVN đã vội vã dâng đất và lãnh hải cho TC. Như vậy, quan niệm lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều tùy thuộc vào tinh thần của chúng ta.
Mục đích của bài viết này là thử tìm hiểu về Đài Loan và Tây Tạng để rút tỉa bài học của nước người mà ứng dụng vào Việt Nam. Bài chia ra làm ba phần. Phần đầu trình bày về Đài Loan, phần hai về Tây Tạng và phần ba về Việt Nam.

ĐÀI LOAN
Thế kỷ thứ 20 là thế kỷ tranh dành ảnh hưởng của hai phe tư bản tự do và cộng sản độc tài. Đại diện cho phe tự do là Hoa Kỳ và cho phe độc tài là Trung Cộng
và Liên Sô. Dù muốn dù không, các quốc gia khác đều bị ảnh hưởng ít nhiều từ hai nhóm trên. Cả ba nước Đài Loan, Tây Tạng và Việt Nam đều không thoát khỏi trường hợp này. Từ năm 1949 đến ngày hôm nay, lịch sử cận đại của Đài Loan có thể tạm phân chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ 1949 đến 1972): chính sách Domino của Hoa Kỳ
- Giai đoạn 2 (từ 1972 đến 1988): chính sách phản bội của Hoa Kỳ
- Giai đoạn 3 (từ 1988 đến 2008): chính sách độc lập của Đài Loan
- Giai đoạn 4 (từ 2008 đến ----- ): chính sách trung lập của Finland
 
Giai đoạn 1 (1949-1972)
Sau khi Trung Hoa Quốc Gia (THQG) bị Trung Cộng rượt chạy đến Đài Loan. Hoa Kỳ bắt buộc phải bảo vệ đồng minh của mình là THQG vì Hoa Kỳ sợ bàn cờ Domino đổ (mất Đài Loan) và sẽ làm sụp đổ thế giới tự do.
Hoa Kỳ tăng cường các hạm đội bảo vệ Đài Loan và ủng hộ THQG định cư tại Đài Loan (1). THQG là một trong năm cường quốc có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc nên Đài Loan được tiếp tục đại diện cho 1 tỷ người Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc (mặc dù dân số Đài Loan chỉ bằng ¼ của dân số VN trong năm 2009).
Tưởng Giới Thạch được bầu làm tổng thống trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp (50, 54, 60, 66) và lúc nào, ông cũng chủ trương chiếm lại lục địa để mang lại tự do cho người dân TQ. Phản ứng lại, mỗi ngày TC bắn hàng ngàn đại pháo vào Đài Loan để cảnh cáo mộng lấy lại lục địa của tổng thống Tưởng Giới Thạch và của con cọp giấy tư bản Hoa Kỳ (danh từ của TC).
Mao Trạch Đông áp dụng kinh tế tem phiếu, bao cấp và "bước nhảy vọt" đưa tới nạn đói cho TC. Tổng thống (tướng) Tưởng Giới Thạch áp dụng chính sách kinh tế thị trường đưa tới sự giàu có thịnh vượng cho Đài Loan. Giai đoạn 2 (1972-1988)
Năm 1972, tổng thống HK Nixon chủ trương phản bội đồng minh, ông vừa bắt tay với Mao Trạch Đông, vừa ký tờ cam kết bảo vệ Đài Loan (y như trường hợp VNCH) (2). HK bắt đầu kêu gọi các quốc gia trên thế giới đuổi Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và yểm trợ cho TC vào LHQ để thay thế chiếc ghế của Đài Loan tại nơi đây (3). Đứa con trai duy nhất của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc được bầu lên làm tổng thống trong thời điểm này. Ông Quốc lèo lái Đài Loan trong giai đoạn tự lực cánh sinh vì Đài Loan không còn có đại diện hay đặt sứ quán tại các quốc gia trên thế giới và vì Liên Hiệp Quốc không còn nhìn nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập như các quốc gia nhỏ khác trên thế giới. Đây là giai đoạn khó khăn nhất cho Đài Loan, nhất là Đài Loan nhìn thấy hình ảnh của miền nam VN bị CSVN cưỡng chiếm vào ngày 30.4.75. Đài Loan bị cô lập hoàn toàn vì sự phản bội của đồng minh HK, nhưng Đài Loan có lợi thế hơn VNCH là quốc gia giàu có, đầy đủ tài lực để trao đổi thương mại cùng với các quốc gia trên thế giới (mà phần nhiều sự buôn bán này do những người Đài Loan hải ngoại làm con kênh xuất nhập cảng cho Đài Loan).
Giai đoạn 3 (1988-2008)
Hai vị tổng thống kế tiếp là Lý Đăng Hùng và Trần Thủy Biển là người Đài Loan bản xứ, không tha thiết việc lấy lại lục địa TQ mà họ chỉ muốn Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập được quốc tế nhìn nhận như Tân Gia Ba với diện tích không bằng 2% của diện tích Đài Loan và 1/1000 của diện tích VN.
Lập trường của hai người này làm cho hai nhóm THQĐD tại Đài Loan và Trung Cộng ở Trung Hoa lục địa e ngại vì đi ngược lại chính sách "đất Đài Loan là đất của người Hán". TC hăm dọa tiến chiếm Đài Loan bằng quân sự nếu Đài Loan tuyên bố độc lập và THQĐD tuyên bố sẽ bắt tay với TC sau khi họ thắng cử. [ Sự kiện Lý Đăng Hùng và Trần Thủy Biển được bầu lên chức tổng thống đã nói lên ý muốn của người dân Đài Loan là không muốn sống dưới chế độ độc tài cộng sản. TC biết điểm này nên không dám đụng mạnh, sợ gặp phản ứng ngược lại mà khó nuốt Đài Loan trong tương lai ].

Giai đoạn 4 (2008- …)
Ông Mã Anh Cửu là người thuộc đảng THQĐD thắng cử vào năm 2008. Ông áp dụng con đường trung lập Finland (4), tuyên bố không đòi lại đất lục địa (tức là chấp nhận TC cầm quyền tại lục địa), không chủ trương Đài Loan độc lập tự trị (tức là Đài Loan là phần đất của TC), nhưng không muốn sinh sống dưới chế độ độc tài TC (vì muốn sống dưới bầu không khí tự do dân chủ). Lời tuyên bố của tổng thống Mã Anh Cửu vừa làm vừa lòng TC, vừa làm vừa lòng
người dân Đài Loan (tức là người dân Đài Loan gốc Phước Kiến, chứ không phải người dân bản xứ) vì những người này có liên hệ với những người Trung Hoa lục địa, nhưng muốn có đời sống tự do dân chủ.
TC nhượng bộ Đài Loan (vì lập trường của Mã Anh Cửu) bằng cách chấp thuận, cho phép Đài Loan có đại diện tại Liên Hiệp Quốc trong hai lãnh vực y tế (WHO) và thương mại (WTO). TC sợ Đài Loan theo Mỹ và cho phép tàu Mỹ cập bến tại Đài Loan để có thể theo dõi sự di chuyển của tàu ngầm TC hay quan sát sự đi lại của các chiến hạm TC tại Biển Đông.
TC không dám đụng chạm đến Đài Loan mặc dù gần đây, Đài Loan đã mua trên 6 tỷ mỹ kim các chiến đấu cơ và hỏa tiển liên lục địa của HK. Ngược lại, HK cần có Đài Loan đồng minh để có thể tiếp cận bờ biển của TC, nhất là Biển Đông mà TC đang độc quyền tác quái và gây khó khăn cho HK trong tương lai.
Tóm lại, Đài Loan là quốc gia nhỏ về diện tích (chỉ bằng 10%VN) và dân số (chỉ bằng ¼ VN) mà cả hai đại cường quốc TC và HK đều phải "nâng như trứng, hứng như hoa" vì nếu cả hai không khéo, "hoa héo nhụy tàn", cả hai anh đại cường quốc đều bị thiệt thòi.
Ngày nay, Đài Loan vẫn là quốc gia giàu có chính nhờ phần lớn người Đài Loan hải ngoại làm con kênh xuất nhập cảng buôn bán cho Đài Loan được phú cường. Người dân của hai quốc gia Đài Loan và TC vẫn thường xuyên qua lại, du lịch, buôn bán, đầu tư và không đụng chạm đến vấn đề tự trị của Đài Loan vì đây là phần nhạy cảm của cả hai bên (5).
TÂY TẠNG Năm 1950, TC xua quân xâm chiếm Tây Ta.ng. Vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị của Tây Tạng là Đức Dalai Lama phải bỏ nước ra đi và định cư tại Dharamsala, miền bắc nước Ấn vào năm 1959. Ngày nay, có khoảng 100,000 người Tây Tạng tỵ nạn trên thế giới và đa số sinh sống tại Ấn Độ. Ấn Độ sợ TC lấy cớ Tây Tạng để gây hấn vì Ấn Độ chấp thuận cho Đức Dalai Lama thành lập chính phủ lưu vong tại Ấn Độ. Do đó, chính phủ Ấn Độ phải cho di tản đa số người dân tỵ nạn Tây Tạng về miền nam nước Ấn để chứng tỏ thiện chí hòa bình của Ấn Độ. Dharamsala là thủ đô nhỏ Lhasa của Tây Tạng ở hải ngoại với dân số trên chục ngàn người.
Tây Tạng có khoảng 6 triệu dân và 4 triệu người dân Tây Tạng đã bị TC phân tán mỏng qua các tỉnh bang khác ở Trung Hoa lục địa, còn lại khoảng 2 triệu người Tây Tạng sinh sống tại Tây Ta.ng. Ngoài ra, TC đã cho di dân hơn 10 triệu người Tàu lên vùng đât Tây Ta.ng. Ngày nay, tổng số người sinh sống tại Tây Tạng có khoảng 12 triệu người mà người Tây Tạng chính thống chiếm không tới 17% dân số (2 triệu: 12 triệu). Nếu so sánh về dân số, VN đông hơn Tây Tạng gấp 14 lần (86 triệu: 6 triệu). Nếu so về dân số hải ngoại, người Việt hải ngoại đông hơn người dân Tây Tạng hải ngoại gấp 30 lần (3 triệu: 100 ngàn). Đã vậy, người dân Tây Tạng hải ngoại kém may mắn hơn người Việt hải ngoại vì đa số người Tây Tạng tỵ nạn sinh sống tại quốc gia nghèo Ấn Độ và đa số người Việt tỵ nạn sinh sống tại các quốc gia giàu có như Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Âu Châu.
Nếu so với TC, TC có dân số đông hơn Tây Tạng gấp 216 lần. Thế mà, mỗi khi nhắc tới Tây Tạng, nhà cầm quyền TC phải lên ruột vì sợ sự chống đối của người dân Tây Ta.ng. Nhìn lại đất nước VN, chúng ta thực sự lấy làm tủi nhục vì nhà cầm quyền TC chưa khẽ mỏ thì CSVN đã vội vã dâng đất và lãnh hải cho TC. Tại sao có sự khác biệt này? Vì người dân Tây Tạng đoàn kết? vì Đức Đalai Lama là thánh sống? vì người dân Tây Tạng can đảm hơn người dân VN?
Người dân Tây Tạng có đời sống du mục, làng xã cách nhau rất xa nên tinh thần địa phương của người dân Tây Tạng rất cao. Tín đồ Tây Tạng tu theo vị bổn sư "Guru" mà Phật giáo Tây Tạng có nhiều tông phái nên các tín đồ mật tông Tây Tạng thường có khuynh hướng "địa phương tính" hơn tín đồ người Viê.t.
Đức Dalai Lama là vị lãnh đạo tinh thần và chính trị ở trong nước trước năm 1959, nhưng khi ra hải ngoại, chức vụ của ngài chỉ có tính cách tượng trưng hơn là có quyền hành thực sự. Thí dụ,
- Về tôn giáo, mặc dù Đức Dalai Lama tu theo tông phái Gelupa, ngài phải làm cách nào hài hòa cả bốn tông phái mật tông: Gelupa (giới đức), Niynmapa (chính thống), Kagyupa (áo vải) và Sakyapa (mầu xám). Vấn đề này không phải đơn giản, chứng cớ là ngài đã gặp nhiều sự chống đối của một vài tăng sĩ Tây Tạng tại Ấn Độ và hải ngoa.i.
- Về dân sự, giới trẻ Tây Tạng chủ trương chống lại TC qua hình thức bạo động, khác với tinh thần bất bạo động của Đức Dalai Lama chấp nhận TC đô hộ Tây Tạng, nhưng đòi hỏi TC phải tôn trọng văn hóa và tôn giáo của Tây Ta.ng. Hai lập trường này vẫn thường xuyên xung đột trong cộng đồng Tây Tạng hải ngoa.i.
- Đó chưa kể, TC bắt các tu sĩ Tây Tạng phải đăng ký và gia nhập vào tôn giáo quốc doanh trong nước y như trường hợp CSVN bắt các tăng sĩ của Giáo Hội Phật
Giáo VN làm tay sai cho CSVN. (Ngày nay, chỉ có GHPGVNTN "Thống Nhất" còn giữ vững tinh thần độc lập tại VN mặc dù CSVN thường xuyên đe dọa và khủng bố những vị lãnh đạo trong gtiáo hội Thống Nhất).
Điều này chứng minh, nếu Đức Đalai Lama trở về Tây Tạng, ngài vẫn có thể bị chính người dân Tây Tạng theo nhóm quốc doanh biểu tình phản đối vì những người này chạy theo thế quyền và đã bị TC đồng hóa. Đó là chưa kể, dân số Tây Tạng đang sinh sống tại quốc gia của mình chỉ chiếm 17% dân số vì chính sách di dân của TC trong mấy thập niên qua.
Năm 2008, nhà cầm quyền TC bị rúng động khi thấy hàng triệu người trên thế giới biểu tình tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh vì lý do TC đàn áp người dân Tây Ta.ng. TC càng hoảng sợ hơn nữa khi nghe tin tổng thống Obama tiếp kiến Đức Dalai Lama tại Toà Bạch Ốc. Điều này cho thấy, quốc gia "nhỏ" hay "lớn" tùy thuộc vào việc làm hay hay dở của chúng ta.
Mặc dù Tây Tạng có nhiều yếu điểm hơn VN về dân số, chia rẽ v.v., nhưng Tây Tạng đã làm cho TC khiếp sợ vì ba điểm chính yếu như cơ chế tự do dân chủ, biết vận dụng quần chúng và biết tập trung lực lươ.ng.
- Chính phủ lưu vong Tây Tạng có quốc hội bầu cử tự do dân chủ tại Dharamsala, các dân biểu nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Chính phủ Tây Tạng hay những vị đại diện Tây Tạng là tiếng nói chính thức của người dân Tây Tạng (khác với các đảng phái VN hải ngoại chỉ đại diện cho phe nhóm của mình).
- Mặc dù Tây Tạng ít người, không có lãnh thổ (nhưng họ có mặt ở khắp năm châu). Họ có thể vận động quần chúng khắp nơi trên thế giới để lên tiếng bảo vệ chính nghĩa cho họ vì họ có đại diện, có tổ chức và có đường lối rõ ràng.
- Tây Tạng biết áp dụng chiến lược "lấy số ít, tập trung lại một điểm và đánh vào chổ yếu của đối phương", cộng thêm sự vận động quần chúng trên thế giới, tạo
thành làn sóng lớn làm cho Trung Cộng khiếp vía, mất ăn và mất ngủ. Ngày nay, đất nước Tây Tạng không còn, nhưng cả thế giới đều biết đến Tây Tạng, các đại học nổi tiếng trên thế giới đều có phân khoa dạy về ngôn ngữ Tây Tạng và Phật Giáo mật tông Tây Tạng chính nhờ người Tây Tạng còn biết gìn giữ, bảo tồn nguồn gốc và văn minh của mình.

VIỆT NAM
Như đã trình bày, VN là quốc gia lớn về dân số và diện tích. VN có nhiều vị anh hùng dân tộc đã từng đứng lên hy sinh vì quốc gia dân tộc. Ngày nay, một phần
đất nước VN đã lọt vào tay ngoại bang vì mấy tên thái thú CSVN đã dâng đất và lãnh hải cho TC. Đa số người dân VN đã bị CSVN khủng bố đe dọa làm mất đi tinh thần đấu tranh cho tự do dân chủ và độc lập cho đất nước VN. Trước họa mất nước, chúng ta học được bài học gì từ Đài Loan và Tây Tạng. Đài Loan bắt tay với Mỹ nếu TC xâm chiếm Đài Loan. Đài Loan sẽ bắt tay với TC nếu Mỹ không giúp Đài Loan. Chiến lược này giúp cho Đài Loan đứng ở thế trung lập và lợi thế trong thời gian qua.
Kết quả, Đài Loan được Mỹ bán 6 tỷ mỹ kim khí giới trong tháng qua, TC chỉ lên tiếng lấy lệ và không dám đụng tới Đài Loan. Dân chúng Đài Loan vừa sống trong nền tự do dân chủ, vừa mua bán qua lại với TC để làm giàu, chính nhờ chính sách khôn ngoan của các chính trị gia Đài Loan. Trước 75, CSVN đã đu dây giữa TC và Liên Sô nên được cả hai quốc gia này viện trợ khí giới chống Mỹ. Bây giờ, Liên Sô đã tan rã, CSVN chỉ còn con đường chạy theo TC. Bất chiến tự nhiên thành, TC tự nhiên được mấy tên bán nước CSVN dâng đất và lãnh hải cho họ.
Nếu bây giờ CSVN theo HK, đảng CSVN sẽ bị giải thể là điều mà CSVN không muốn (TC hiểu được nhược điểm này) thành ra CSVN không thể áp dụng chiến lược Finland của Đài Loan. Đó là họa mất nước của dân tộc VN. Muốn cứu nước, chúng ta chỉ có con đường giải thể CSVN và chọn giải pháp Finland để bảo vệ toàn thể lãnh thổ đất nước VN trong tương lai.
Bây giờ, chúng ta thử bàn về người Việt hải ngoại,. Dựa trên bài học Tây Tạng, thứ nhất, chúng ta cần có cuộc bầu cử tự do dân chủ thực sự để thành lập một chính phủ lưu vong. Chính phủ này có nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt xã hội, tôn giáo, giáo dục, chính trị cho cộng đồng người Việt hải ngoa.i.
Thứ hai, chính phủ lưu vong phân phối người đại diện đi khắp năm châu để vận động quần chúng địa phương ủng hộ lập trường chính nghĩa của người Việt yêu chuộng tự do.
Thứ ba, chính phủ đưa ra kế hoạch dùng nhân lực ít, đánh vào thế yếu của đối phương nhằm giải thể chế độ độc tài của ba nhóm Mafia đỏ (cộng ản), đen (xã hội đen) và xanh (tư bản) tại VN.
Thứ tư, tân chính phủ tại VN áp dụng đường lối Finland đu dây giữa TC và HK để đòi lại một phần đất nước VN đã bị CSVN dâng cho Tàu Cô.ng. Nếu TC không trả lại thì chúng ta ngả hẳn theo HK và tổ chức Hội Nghị Diên Hồng đánh một trận sống chết với TC để dành lại đất đai của cha ông chúng ta.
Ai là người có thể kêu gọi tổ chức bầu cử tự do dân chủ? Đây là công việc chung của chúng ta. Chúng ta cần dứt bỏ lòng tỵ hiềm cá nhân mà ngồi lại với nhau để
tìm ra phương thức cứu nguy cho đất nước VN.

KẾT LUẬN
Người Tây Tạng có tinh thần địa phương tính hơn người VN vì tất cả người VN đều do do một mẹ sanh ra (trăm con). Nhưng người Tây Tạng đoàn kết hơn người VN vì có bầu cử tự do, có người đại diện cho tiếng nói và trình bày ước vọng chung của cộng đồng.
Đài Loan có ít dân số và diện tích hơn VN, nhưng họ không bị mất đất, lãnh hải cho TC vì họ đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi của cá nhân và của đảng. Do đó, Đài Loan mới có thể áp dụng thế trung lập Finland. CSVN không thể đu dây giữa HK và TC vì theo HK là mất đảng nên CSVN chỉ có con đường làm tay sai và chư hầu cho TC.  Người Việt trong và ngoài nước thấy họa mất nước, họ chỉ có con đường duy nhất là giải thể chế độ CSVN và tổ chức Hội Nghị Diên Hồng để tranh đấu dành lại đất đai của tiền nhân. Trong khi chờ đợi, người Việt hải ngoại phải gấp rút tổ chức bầu cử tự do dân chủ, chọn người lãnh đạo và cử đại diện đi khắp nơi để lên tiếng cho chính nghĩa của chúng ta.

Đặng Tấn Hậu (1.4.2010)

Ghi chú:
1. Cựu tổng thống Trần Thủy Biển đang bị nhóm THQĐD truy tố về tội tham nhũng khi ông đang tại chức. Ông Biển cho lời kết tội này có tính cách chính trị nên
ông lấy luật của Đài Loan nằm dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ vào năm 1949. Ông yêu cầu tòa án Hoa Kỳ xét xử tội trạng cho ông thay vì để cho tòa án Đài Loan xét
xử. Lẽ tất nhiên HK từ chối nhiệm vụ này.
2. Lời cam kết giữa VNCH với HK là tờ giấy lộn, lời hứa lèo của tổng thống Hoa Kỳ (Nixon), còn lời cam kết giữa Đài Loan và HK là tờ giấy được quốc hội HK phê chuẩn "Taiwan Relations Act" vào năm 1979 cho phép HK bán khí giới cho Đài Loan và viện trợ cho Đài Loan khi cần đến.
3. Có 69% các quốc gia ủng hộ đề nghị của Hoa Kỳ đưa TC vào LHQ nhằm thay thế Đài Loan. Theo quốc tế công pháp, quyền phủ quyết (droit de veto) không có giá trị gì hết vì đây là luật của kẽ ma.nh.
4. Finland đã ký hiệp ước với Liên Sô vào năm 1948 là không theo HK chống lại Liên Sô, cũng như không theo Liên Sô chống lại HK. Do đó, xứ Finland được độc lập, sống trong tự do dân chủ dưới thời chiến trạnh lạnh giữa hai khối tư bản tự do và cộng sản độc tài.
5. Mỗi ngày có trên 3,000 người TC lục địa sang thăm viếng Đài Loan và mỗi tuần có trên 300 chuyến bay thẳng từ TC đến Đài Loan.

No comments:

Post a Comment