Thursday, May 6, 2010

Từ người lính Mỹ trở thành vị linh mục

Thanh Trúc, phóng viên RFA -  http://www.rfa.org    -    2010-05-05

Khi được lệnh sang tham chiến tại Việt Nam năm 1966, một người lính trẻ Hoa Kỳ không bao giờ nghĩ mình có thể gắn bó với đất nước này đến nỗi xin ở lại để trở thành linh mục.

Photo courtesy of wikipedia
Một trực thăng chở quân UH-1D của Mỹ bắt đầu bay lên cao sau khi thả một toán bộ binh Mỹ có nhiệm vụ hành quân tìm và diệt trong thời chiến tranh VN

Trở thành bằng hữu

Sau ngày 30 tháng Tư, ông chỉ mong được chính quyền mới cho ở lại cùng giáo dân của mình. Tháng Mười năm  1975 ông bị đẩy lên máy bay qua Thái Lan mà không có một mảnh giấy tuỳ thân. Rồi cuộc đời đưa đẩy ông về làm linh mục tại tỉnh Udonthani miền Bắc Thái Lan từ ngày ấy đến giờ.
Cựu chiến binh John Thabor tức linh mục Dương Tấn Bằng, kể lại với Thanh Trúc câu chuyện từ người lính Mỹ đến người tu sĩ Công Giáo Việt Nam: “Tên của cha bằng tiếng Mỹ là John Thabor. Năm 1966, cha đi lính ở Việt Nam, rồi có một ông cha  đỡ đầu gọi là cha dưỡng phụ Nguyễn Lân Mẫn, bây giờ ngài đang làm giáo xứ đại chủng viện ở Huế của Xuân Bích, đổi tên John Thabor thành Dương Tấn Bằng. Họ Dương là người nước ngoài, Tấn là tiến tới, Bằng là bằng hữu. Dương tấn Bằng có ý nghĩa là một người nước ngoài đến để làm bạn.”
Thanh Trúc: Thưa cha, khi bắt đầu đi tu thì cha làm thế nào để ra khỏi quân đội?
LM Dương Tấn Bằng: “Lúc đầu rất rắc rối vì chính phủ Việt Nam đòi phải có giấy phép của chính phủ Mỹ, một thẻ lưu trú, một hộ chiếu. Thế mà Toà Đại Sứ  Mỹ ở Sài Gòn nói là nếu không có thẻ lưu trú của nước Việt  họ sẽ không cấp hộ chiếu.
Họ Dương là người nước ngoài, Tấn là tiến tới, Bằng là bằng hữu. Dương tấn Bằng có ý nghĩa là một người nước ngoài đến để làm bạn.
LM Dương Tấn Bằng

Bộ Nội Vụ của nước Việt Nam thì nói nếu không có hộ chiếu họ sẽ không cho thẻ lưu trú. Cho nên ban đầu coi như là không được. Nhưng mà các cha vận động bằng cách nào không hiểu mà đâu ra đấy cũng là ý Chúa. Cha được giải ngũ ra và bắt đầu vận áo dòng và học tiếng để sửa  soạn vào Đại Chủng Viện ở Sài Gòn”.
Thanh Trúc: Cha học  tiếng Việt như thể nào, có dễ học hay không?
LM Dương Tấn Bằng: “Khó như quỷ! Lúc đầu cha không biết những cái dấu, tiếng Việt Nam là độc âm, mỗi âm một tiếng khác nhau. Lúc đầu thấy  khó lắm mà sau một thời gian học với các chú tiểu chủng sinh ở chủng viện thánh Gioan 23 ở Đà Nẵng thì đã bắt đầu biết tiếng và nói được.”
Thanh Trúc: Từ một G.I trong quân đội Mỹ rồi trở thành một linh mục thì có cái khó khăn nào mà cha cần phải vượt qua?
LM Dương Tấn Bằng: “Cái khó khăn là tại tâm, vì chính cha tự hào cha là người tốt, cha là người biết mọi sự vì là người Mỹ. Cái  mặc cảm tự tôn cho rằng không ai có thể dạy cha. Ngay cả vấn đề sống và giữ đức tin, cha đã sống cuộc đời không phải là vị tha mà vị kỷ, sống đạo vì cha mẹ bắt đi lễ nhà thờ nhà thánh.
Mà khi sang Việt Nam thì thấy làm sao mà trong một nước có chiến tranh, trong sự đau khổ sự thiếu về vấn đề vật chất mà họ vẫn có đức tin mạnh như vậy. Điều đó làm cho cha bắt đầu nghĩ nhiều đến đời sống nội tâm của mình, nên khi bắt đầu tu cha có một sự phấn khởi, cảm thấy mình lĩnh hội và hiểu sâu xa về vấn đề đức tin hơn.”
Thanh Trúc: Đến năm nào thì cha thụ phong linh mục?
LM Dương Tấn Bằng: “Học xong chương trình Đại Chủng Viện năm 1974. Đáng lẽ ra chịu chức linh mục ở tại Việt Nam mà cha chịu chức sáu do Đức Cha Phạm Ngọc Tri ở Đà nẵng truyền chức cho cha. Vì mười năm trời không về nhà một lần thăm cha mẹ nên cha đã xin phép Đức Cha cho về Mỹ chịu chức ở bên Mỹ. Đức Cha đã viết thư trao quyền cho giám mục ở bên Mỹ truyền chức cho cha với mục đích sẽ tu cho địa phận Đà Nẵng.
Cha chịu chức ở bên Mỹ khi về thăm quê quán xong rồi trở lại Việt Nam năm 1974.”
Ký ức về 30 tháng 4

240px-1975-200
Bức tranh 1 nữ y tá Hoa Kỳ đang chăm sóc cho người dân tỵ nạn Việt Nam ở đảo Guam sau năm 1975. Photo courtesy of wikipedia
Thanh Trúc: Trong biến cố 30 tháng Tư 1975 thì  cha đang ở đâu?
LM Dương Tấn Bằng: “Lúc đầu cha làm cha phó trên một giáo xứ cách thành phố Đà Nẵng vài chục cây số. Thế rồi Đà Nẵng thất thủ, các “bác” ở ngoài Bắc vào và đã bắt cha. Họ để cha ở đó một thời gian và mỗi ngày cha phải đi từ trên núi xuống công an để trình diện và đối thoại với họ.
Sau đó Đức Cha Tri chuyển cha từ Phú Thượng ở trên núi xuống thánh phố mà ngài không xin phép nên chính phủ bắt lẽ là ngài không có quyền đổi nhân sự từ chỗ này đến chỗ khác.
Họ đã bắt cha giam một đêm và cho lính gác điệu cha từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi lên xe thì đi với một cán bộ nam và một cán bộ nữ. Trên xe đó họ đã nói với những người trong xe rằng người cán bộ nữ là vợ của cha. Cha nói cha độc thân, không phải vợ của cha đâu.
Khi tới Nha Trang phải nghỉ lại một đêm, họ muốn hai người ngủ trong phòng, cha nhất quyết không chịu. Thế rồi họ để cha trong phòng một mình. Cha lấy ghế chận vào cánh cửa vì ban đêm sợ họ đưa người đàn bà đó vào phòng của cha thì nguy.”
Thanh Trúc: Theo ý của cha thì tại sao họ làm như vậy?
LM Dương Tấn Bằng: “Họ muốn cha bị giảm giá trị linh mục. Họ không nhận cái vấn đề cha là linh mục mà họ muốn người ta nghĩ rằng cha là một người thường để mà có cái toà án nhân dân kết tội là làm cựu quân nhân đã giết người Việt Nam. Phạm tội đối với dân tộc Việt Nam thì họ trục xuất.”
Thanh Trúc: Rồi sau đó họ đưa cha về Sài Gòn?
Những người hữu trách đuổi ra khỏi phi cảng để cha đi đâu thì đi tại vì cha không có giấy tờ nhập quốc, không có một giấy tờ từ Việt Nam đến đây như là di dân hay là người bị vấn đề về chính trị.

LM Dương Tấn Bằng

LM Dương Tấn Bằng: “Sáng hôm sau lên xe đi về Sài Gòn. Lúc đầu họ đưa cha vào chỗ của các cha Dòng Tên, mà cha nói là cha đã từng học Đại Chủng Viện số 6 Cường Để. Người cán bộ nam nói là phải trả lại tiền vé xe, cha không có tiền, thế là cán bộ nam để cha tự do đi vào chủng viện số 6 Cường Để, vay tiền các cha mà hoàn lại cho anh ta.
Tới cái ngày họ muốn điệu cha ra phi cảng để ra khỏi Việt nam, họ đã đưa vào Bộ Nội Vụ, có một loại giấy tờ mà trong đó, câu thứ mười bảy hỏi tại sao ông muốn xuất cảnh. Cha nói cha đâu có muốn xuất cảnh, cha đã xin các ông đổi ý và cho cha ở nước Việt Nam luôn. Người cán bộ đưa giấy cho cha không biết làm sao, mới đưa cha lên lầu. Người ở trên lầu nói cha về để chờ xem xét chuyện này sau.
Thế nhưng về sau họ điệu cha ra phi cảng Tân Sơn Nhất, lên máy bay của hãng Pháp, đi qua phi trường Dong Muang ở Thái Lan tháng Mười năm 1975.
Những người hữu trách đuổi ra khỏi phi cảng để cha đi đâu thì đi tại vì cha không có giấy tờ nhập quốc, không có một giấy tờ từ Việt Nam đến đây như là di dân hay là người bị vấn đề về chính trị.
Thế rồi có một người đã lấy tiền ra cho cha đi tắc xi vào thành phố. Người đánh tắc xi hỏi đi đâu. Cha cứ làm dấu thánh giá và làm dấu hiệu đi đến một cái nhà thờ nào. Cuối cùng họ đưa tới một nhà dòng.”
Linh mục Dương Tấn Bằng, bị trục xuất từ Việt Nam sang Thái Lan năm 1975 vì là người Mỹ và chỉ muốn được ở lại với giáo dân Việt Nam. Đến thủ đô Bangkok không giấy tờ, không tiền bạc, không biết tiếng Thái, ông bị đuổi ra khỏi phi cảng quốc tế Dong Muang. Thế rồi hoàn cảnh đưa đẩy ông gặp được Đức Cha người Hoa Kỳ đang ở Udonthani miền Bắc Thái Lan, nơi ông về trú ngụ và làm việc từ đó đến giờ.
LM Dương Tấn Bằng kể rằng “lúc đầu thì học tiếng Thái ba bốn tháng, thế rồi Đức Cha người Hoa Kỳ qua nước Mỹ đi giảng để kiếm tiền giúp địa phận. Lúc đi ngài cho cha làm cha xứ của nhà thờ chính toà ở Udon đây. Một thời gian mấy tháng trời ở với Đức Cha thì mới đổi về một giáo xứ ở cách Udon độ hai trăm năm chục cây số.”
Thanh Trúc: Cha có bao giờ trở lại thăm Việt Nam ?
LM Dương Tấn Bằng: “Có một lần, năm 1991, mẹ ở bên Mỹ qua đây thăm, cha muốn mời mẹ qua Việt Nam để coi cái chỗ cha đã từng học và những người bạn cùng lớp làm cha xứ ở đó. Đã nộp đơn qua một công ty du lịch, đã chờ đợi  năm bảy ngày mà họ không trả lời, nghĩa là họ không cho phép”.

Hướng về Việt Nam

Thanh Trúc: Trong lòng cha thì cha nghĩ cha là người Mỹ, người Việt Nam hay là người Thái Lan?
LM Dương Tấn Bằng: “Thật ra không phải cha mất gốc mất rễ nhưng vì đã muốn dâng hiến cả đời cho giáo dân Việt Nam cho nên cái lòng trí của cha bao giờ cũng hướng về đó.
Hiện tại ở nước Thái, ở Udon, có nhiều người từ Trung Bộ, người Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, đến đây làm việc. Họ đến dự lễ ở nhà thờ mà cha đi làm lễ chiều này là thứ Bảy. Cứ Chúa Nhật cuối tháng là có cha người Việt Nam, cha Đức và cha Trực. Ba cha giảng bằng tiếng Việt Nam làm lễ bằng tiếng Việt Nam cho giáo dân người Việt Nam. Cho nên cũng do sự gần gũi và cũng ấm cúng trong lòng với người Việt Nam như xưa.”
Thanh Trúc: Nhắc về ngày 30 tháng tư năm 1975 ở Việt nam, kỷ niệm nào làm cho cha nhớ nhất?
LM Dương Tấn Bằng: “Tự vì cha đã ở trong chế độ mới với các “bác” những năm bảy tháng, nên cha cũng đủ biết những sự giả dối của họ. Có kỷ niệm là khi đó họ đưa dân lên khai thác ở trên núi và cha đã đi với họ.
Thế rồi buổi tối khi làm việc xong thì cha đã làm lễ ở ngoài trời và đã giảng về sự sống. Cha đã chơi chữ, nói đến ái quốc đến nước đến sự sống của con người bắt đầu ở trong nước ra. Cha đã phủ nhận giá trị của lý thuyết Marx Lenine. Hôm sau họ mời cha xuống núi, về giáo xứ Đà Nẵng, không cho ở với giáo dân nữa.”
Thanh Trúc: Đó là kỷ niệm mà cha nhớ nhất.
LM Dương Tấn Bằng: “Cha đã nói khi nào cha có thể mặc áo linh mục về Việt Nam thì cha sẽ về Việt Nam. Còn nếu họ bắt cha vận thường phục thì cha không về. Tại vì cha đã bị trục xuất với tư cách là linh mục thì cha sẽ về thăm với tư cách là linh mục. Thế thôi. Cha vẫn yêu nước Việt Nam.”
Thanh Trúc: Thưa linh mục Dương Tấn Bằng, xin cảm ơn tất cả những lời chia sẻ của linh mục. 

=============================

CHIẾT TỰ

Toại Khanh


Một anh Phật tử sau một tai nạn dập nát thân thể đã được ghép lại chiếc chân mới lấy từ di hài của một người hiến xác.
Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình và nghĩ đến người nằm dưới mộ.
Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại n
i sợ của mình.
Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:

- Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?

Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ng
ngon, hết sợ.
Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa.
Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.
Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.

Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ ch
ng biết trong hay ngoài nước.
Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hết bài, nhưng tôi không hiểu gì hết. Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nói chính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi. Nào phải chỉ có tình mới lỡ.
Có gì trên đời này lại không bị lỡ chứ.
Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như ch
ng gì là trọn vẹn hết.
Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.
Cả một quốc gia cũng thế.

Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.
Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.
Nhìn xa một chút, nước Tàu bây giờ có biết bao tỷ phú, nhưng ở một xã hội nghèo nàn nhân văn sau mấy chục năm Cộng Sản thì khó mà kiếm ra một người thật sự phú quý.
Dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như đấng sinh thành, nhưng đố họ dám bỏ ra một phần trăm số tiền đó để làm từ thiện.
Đáng ngại là ở Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều kẻ chỉ phú mà không quý như thế.
Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…


Rồi đến chữ An Lạc.
Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì được Lạc.
Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họ có được vui không.
Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị, không đắng không ngọt.


Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại của Trung Quốc và Việt Nam đang được xuất khẩu tứ tung thì càng thấm thía chữ Lỡ này.
Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà ch
ng lành.
Không phải món nào ngon thì cũng lành.
Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.
Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.

Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.
Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.
Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.
Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.
Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làm gì cũng biết nghĩ về kẻ khác.
Phúc thì ai cũng làm được, nhưng
Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.

Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này:
Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc  đại nhân  như thời trước.

*
Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm.
Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh, Giải nhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đã Sướng, nhưng thôi !

Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh của thầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay !


Toại Khanh (Assam, 4/20/10).

No comments:

Post a Comment