Thursday, May 6, 2010

Từ di cư đến tỵ nạn. 1954-1975-2010


30-4 va con duong truoc mat
Nhìn lại Việt Nam 1973-2010
Tổng hợp bởi Triệu Phong   
27 tháng Giêng 1973: Hiệp Ðịnh Paris chấm dứt chiến tranh bắt đầu có hiệu lực.197329 tháng Ba: Ðợt quân Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.
01 tháng Tư: Tù binh Mỹ cuối cùng rời Bắc Việt.
197427 tháng Giêng: Sài Gòn loan báo, một năm sau Hiệp Ðịnh Paris, 13,788 quân chính phủ tử trận, 2,159 thường dân thiệt mạng, 45,057 quân Cộng Sản chết.

 
197505 tháng Ba: Bắc Việt tấn công cao nguyên Trung Phần.
26 tháng Ba: Huế rơi vào tay Bắc Việt.
29 tháng Ba: Ðà Nẵng thất thủ.
15 tháng Tư: An Lộc thất thủ.
21 tháng Tư: TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
28 tháng Tư: Dương Văn Minh nắm quyền Tổng Thống Nam Việt Nam.
30 tháng Tư: Bắc Việt vào Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
23 tháng Tám: Pathet Lào chiếm trọn nước Lào.
197625 tháng Tư: Hai miền Nam - Bắc chính thức thống nhất thành một nước Cộng Sản.
24 tháng Sáu: Việt Nam trở thành nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy Hà Nội làm thủ đô, Sài Gòn cải danh thành TP Hồ Chí Minh.
15 tháng Chín: Việt Nam trở thành thành viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
15 tháng Mười Một: Hoa Kỳ phủ quyết, không cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
29 tháng 12: Việt Nam tuyên bố 95% “ngụy quân ngụy quyền” được phục hồi quyền công dân.
197716 tháng Ba: Dân tỵ nạn thuật rằng, kháng chiến quân làm nổ kho đạn Long Bình.
30 tháng Sáu: Tổ Chức Liên Phòng Ðông Nam Á, SEATO giải tán. Báo cáo rằng hơn 700,000 dân Sài Gòn phải dời đi vùng kinh tế mới kể từ đầu năm.
18 tháng Bảy: Lào và Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị. Có 45,000 bộ đội đóng ở Lào.
Tháng Bảy: Quan hệ Việt Nam - Cambodia suy đồi, nhiều cuộc đụng độ xảy ra dọc biên giới.
Tháng Chín: Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc.
31 tháng 12: Việt Nam đánh qua Cambodia, ở Mỏ Vẹt.
19788 tháng Giêng: Việt Nam công bố 1,330,000 dân tái định cư ở vùng kinh tế mới trong năm 76-77.
3 tháng Ba: Việt Nam loan báo 90% người đi “học tập cải tạo” được thả về (ước lượng tổng cộng từ 40,000 đến 400,000).
20 tháng Sáu: Việt Nam trục xuất người Việt gốc Hoa về Trung Quốc (từ 30,000 đến 300,000).
Tháng Sáu và Bảy: Việt Nam và Trung Quốc đấu “võ mồm.” Trung Quốc đưa 15 sư đoàn xuống biên giới; Việt Nam tung 5 sư đoàn đối đầu.
Tháng Bảy: Tấn công quy mô Cambodia.
22 tháng 11: Malaysia loan báo có 37,947 người tỵ nạn Việt Nam tại đây.
29 tháng 11: Mỹ tuyên bố nhận gấp đôi số dân tỵ nạn. Malaysia nói số người tỵ nạn lên đến 42,500.
10 tháng 12: Tàu vận tải Panama vớt được 2,500 dân tị nạn, 200 tử nạn lúc trong lúc tranh nhau leo lên tàu.
12 tháng 12: Ðài Hà Nội loan tin Trung Quốc xâm nhập Cao Bằng.
25 tháng 12: Việt Nam tấn công toàn diện Cambodia.
27 tháng 12: Tờ Daily Telegraph viết về nỗi thống khổ của dân tị nạn và trách cứ “sự im lặng kỳ lạ” của những tiếng nói “nhân đạo” trước đây hô hào chấm dứt chiến tranh, khiến tạo nên một quốc gia ngục tù Cộng Sản.
19797 tháng Giêng: Ðài Hà Nội loan báo Nam Vang đã hoàn toàn được “giải phóng.” Vệ tinh Mỹ cho thấy Trung Quốc tập trung lực lượng ồ ạt dọc biên giới Việt - Trung.
29 tháng Giêng: Hà Nội loan tin quân Trung Quốc đánh vào Lạng Sơn.
15 tháng Hai: Phân tích gia Tây phương tin rằng Trung Quốc tập trung 19 sư đoàn (150 đến 160,000 quân) và hằng trăm máy bay cách biên giới 40 dặm.
16 tháng Hai: Phạm Văn Ðồng qua Nam Vang. Tây phương ước lượng Việt Nam có 180,000 dân quân với pháo binh và máy bay yểm trợ tập trung ở biên giới Trung Quốc. Ngoài ra, có 18 sư đoàn chính qui ở Cambodia.
17 tháng Hai: Tám sư đoàn Trung Quốc đánh qua biên giới ở 26 địa điểm khác nhau.
18 tháng Hai: Móng Cái rơi vào tay Trung Quốc.
19 tháng Hai: Hà Nội loan báo, đường tiến của Trung Quốc bị chận lại sau khi tiến sâu vào 3 dặm, 46 xe tăng bị tiêu diệt và “hàng trăm” quân bị giết. Liên Xô tập trung khoảng 44 sư đoàn dọc biên giới với Trung Quốc.
20 tháng Hai: Trung Quốc tuyên bố 30,000 quân tiến sâu 6 dặm vào bên trong Việt Nam và giết 10,000 quân Việt Nam. Phía Việt Nam nói Trung Quốc chiếm đất ở năm tỉnh dọc biên giới.
21 tháng Hai: Giao tranh ác liệt dọc biên giới dài 650 dặm, máy bay Trung Quốc tấn công các dàn phóng hỏa tiễn của Việt Nam. Bộ Quốc Phòng Nhật báo cáo tuần dương hạm 16,000 tấn của Liên Xô có khu trục hạm trang bị hỏa tiễn hộ tống tiến vào biển Ðông.
22 tháng Hai: Ước lượng 90,000 quân Trung Quốc đối đầu với 100,000 dân quân Việt Nam.
27 tháng Hai: Hải Quân Liên Xô tiếp tục dồn vào biển Ðông. Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Constellation cũng xuất hiện.
5 tháng Ba: Trung Quốc tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam.
29 tháng Ba: Việt Nam cho phép Liên Xô sử dụng quân cảng Cam Ranh.
2 tháng Tư: Khoảng 52,000 dân tị nạn Việt Nam có mặt ở Malaysia.
18 tháng Tư: Pen Sovan nói Polpot giết ba triệu người Khmer.
13 tháng Năm: Khoảng 4,000 thuyền nhân vào Malaysia mỗi tuần, trong đó 50% là người Việt Nam.
15 tháng Sáu: Malaysia cho phép bắn vào thuyền vượt biên để giảm bớt làn sóng tị nạn. Thủ tướng Malaysia lên tiếng cải chính.
16 tháng Sáu: 160,000 dân tị nạn Việt Nam trong 14 trại tị nạn ở Thái Lan.
19 tháng Sáu: Thống đốc Hồng Kông xác nhận có 54,000 dân tị nạn Việt Nam đã đến HK, và khoảng 170,000 đến 200,000 đang còn lênh đênh trên biển. Ông ước lượng 150,000 người sẽ cập bến vào cuối năm 1979, và số người bị mất trên biển có thể khoảng 50%.
198213 tháng 11: 100,000 cựu chiến binh chiến tranh VN về Washington để dự lễ khánh thành đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.1986Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí Thư Ðảng, ban hành chính sách “cởi mở kinh tế.”1989Bộ đội Việt Nam rút khỏi Cambodia.1994Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam.1995Việt Nam - Hoa Kỳ lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam trở thành hội viên ASEAN.1999Tướng Trần Ðộ, đảng viên cao cấp bị khai trừ khỏi đảng vì kêu gọi dân chủ và tự do tư tưởng.2000Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton ghé thăm Việt Nam ba ngày.2001Tháng Mười Hai: Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ mậu dịch.2002Nga trao trả căn cứ Cam Ranh.2003Tháng Mười Một: Tàu chiến Mỹ đầu tiên ghé Việt Nam tại Sài Gòn.2004Tháng Mười Hai: Chuyến bay hàng không đầu tiên của Mỹ đáp xuống Sài Gòn.
2005Tháng Sáu: Phan Văn Khải, thủ tướng CSVN đầu tiên ghé Hoa Kỳ.
2007Tháng Giêng: Việt Nam trở thành hội viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).
Tháng Sáu: Nguyễn Minh Triết, chủ tịch CSVN đầu tiên sang Hoa Kỳ.
2008
Tháng Giêng: Việt Nam vào ghế hội viên không thường trực Hội Ðồng Bảo An LHQ.
Tháng Mười: Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, hai nhà báo phanh phui vụ tham nhũng, bị kết án. Người sau được thả vì đã nhận tội. Dư luận thế giới phản đối.
Tháng Mười Hai: Việt Nam ban hành lệnh cấm blogger không được nêu những vấn đề “không phù hợp với chủ trương của chính phủ.”
2009Tháng Chín: Cơ quan nghiên cứu độc lập duy nhất, Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, tự giải tán để phản đối chính phủ hạn chế tự do nghiên cứu.
Tháng Mười: Sáu nhà hoạt động dân chủ thuộc Khối 8406 bị lãnh án đến sáu năm tù vì “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Tháng Mười Hai: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.9% trong đệ tứ tam cá nguyệt, được coi là nhanh nhất trong hai năm. Chương trình tái thiết và phát triển thuộc World Bank chấp thuận cho Việt Nam vay $500 triệu. Nhà hoạt động dân chủ Trần Anh Kim bị kết án 5 năm rưỡi về tội âm mưu lật đổ nhà nước, vì phổ biến tư tưởng cổ động dân chủ trên Internet.
2010Tháng Giêng: Bốn nhà hoạt động dân chủ, gồm luật sư nổi tiếng về nhân quyền Lê Công Ðịnh, bị tống giam vì “âm mưu lật đổ chính quyền.” Ông Trần Ðình Duy Thức bị án tù lâu nhất, đến 16 năm.


=============

TRƯỜNG PETRUS KÝ VÀ THỦ ĐÔ SÀI GÒN
                                                                                         Nguyễn Thanh Liêm
Tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ Tho. Thuở nhỏ học ở trường làng rồi lên trường tỉnh (trường Primaire Mỹ Tho) và vào Collège Le Myre de Vilers khi lên trung học. Tuy ở nhà quê nhưng ngay từ thuở nhỏ tôi đã nghe ông bà, cha mẹ, bà con ở nhà quê nói đến Sài Gòn, nói đến trường Petrus Ký. Và đối với tôi thuở đó những cai tên Petrus Ký và Sài Gòn là những cái gì rất văn minh, rất tốt đẹp, hết sức lý tưởng làm cho tôi luôn luôn mơ ước. Tôi mơ một ngày nào đó tôi được vào học ở trường Petrus Ký, một ngày nào đó tôi được sống ở xứ Sài Gòn rất mực văn minh. Mơ ước của tôi rồi cũng được thành. Khi học lên Tú Tài tôi được vào Petrus Ký, và sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm tôi được đi dạy ở Petrus Ký và sống ở Sài Gòn. Đối với gia đình tôi, từ ông bà cha mẹ, cho đến bà con, bạn bè, và cả con cái tôi nữa, thành phố Sài Gòn và trường Petrus Ký là những hình ảnh vô cùng quen thuộc không bao giờ phai mờ trong tâm khảm.  
Trước hết là Sài Gòn. . .
Từ đầu thế kỷ thứ XVII khi ông cha chúng ta từ Ngũ Quảng bắt đầu vào Nam khai phá vùng đất hoang vu ở Đồng Nai để mở màn cho công cuộc bành trướng quy mô về phương Nam của dân tộc Việt thì danh xưng Sài Gòn đã hiện hữu trong ngôn ngữ của người lưu dân từ thuở đó. Nguồn gốc của hai chữ này như thế nào thì cho đến giờ phút này chúng ta vẫn chưa có được giải đáp chắc chắn, chúng ta chỉ biết có những giả thuyết khác nhau về hai tiếng Sài Gòn như giả thuyết của các ông Aubaret và Garnier (người Pháp), của Petrus Trương Vĩnh Ký, của Vương Hồng Sển, v v . . . nhưng tất cả các giả thuyết đó đều chưa đủ xác tính để thuyết phục được các học giả trong công cuộc điều tra về nguồn gốc của địa danh đặc biệt này. Tuy nhiên điều chắc chắn là hai chữ viết (theo lối chữ tượng hình của Tàu), phát âm theo tiếng Hán Việt là “Sài Côn” hay phát âm theo tiếng Nôm là “Sài Gòn”, thì đã xuất hiện trong các tác phẩm khá xưa của Lê Quý Đôn (Phủ Biện Tập Lục) và Trịnh Hoài Đức (Gia Định Thành Thông Chí). Hai ông đều có dùng chữ Sài Gòn để chỉ danh vùng Sài Gòn Gia Định bây giờ. Điều này cũng nói được rằng danh xưng Sài Gòn đã có từ lâu, ngay từ thuở ông cha ta mới vào định cư sinh sống ở vùng đất Đồng Nai này. Nếu kể từ ngày công nương Ngọc Vạn về làm hoàng hậu xứ Cao Miên, mang theo cả một đoàn người Việt vào vùng đất mới hồi năm 1621, hoặc kể từ ngày Chúa Nguyễn đặt các đồn binh thu thuế ở Prei Nokor và Kas Krobei hồi năm 1623 thì Sài Gòn đã có trong lòng người dân Việt đã gần bốn trăm năm. Sau này người ta thường lấy năm Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thiết lập nền hành chánh đầu tiên ở xứ Đồng Nai hồi 1698 để làm năm chính thức ra đời của thành phố Sài Gòn, xem như Thủ Đô của cả Trấn Biên (tức Biên Hòa) và Phiên Trấn (tức Gia Định). Nhưng danh xưng Sài Gòn chắc chắn đã có trước đó khá lâu. Từ tiên bán thê kỷ XVII đến giờ, thành phố Sài Gòn mỗi ngày một phát triển thêm, tiến bộ theo đà tiến triển chung của Miền Nam và cả vùng Đông Nam Á, trỡ thành hòn ngọc Viễn Đông vào thế kỷ XX, hiểu theo nghĩa một thành phố quốc tế vừa đẹp đẽ vừa có giá trị của một hải cảng quan trọng mà cả thế giới đều biết và đều nhớ danh xưng quen thuộc của nó. “Sài Gòn đẹp lắm . . .Sài Gòn ơi” như lời ca của một bản nhạc quen thuộc.
Và . . .
Giữa Sài Gòn có ngôi trường hết sức quan trọng của Miền Nam : trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Lúc mới ra đời năm 1927 trường mang tên Collège de Cochinchine. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp, ông Hébrard de Villeneuve vẽ hồi nam 1925, và trường được khởi công xây cất một thời gian sau đó (từ 1926 đến 1927). Niên khóa đầu tiên được khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với 4 lớp học sinh chuyển từ trường Chasseloup Laubat sang. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường , biến trường này thành lycée (trường trung học Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành trường được đặt dưới sự chủ tọa của Thống Đốc Blanchard de la Brosse. Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký chính thức ra đời  từ đó. (hình 1 và 2). Từ đầu thập niên 1930 đến hiệp định Genève 1954, Petrus Ký là trường lớn nhất, quan trọng nhất của cả Nam Kỳ Lục Tỉnh. Đây là trường công lập duy nhất có đến bậc Tú Tài cho học sinh Việt Nam (trường Chasseloup Laubat là trường cho người Pháp, tuy cũng có một số ít người Việt học ở đó). Cho đến 1975 trường vẫn rất nỗi tiếng về nền nếp, kỷ luật, và học vấn của học sinh. 
[ Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký.  Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau:
TÚ TÀI II
Ban A : Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%.
Ban B : Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100%
Ban C : Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100%
Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.]
     
Thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Sài Gòn là Thủ Đô của Miền Nam Tự Do, đối đầu với Hà Nội, Thủ Đô của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Cộng Sản Bắc Việt). Nói đến Sài Gòn là nói đến chế độ chính trị tự do, đa nguyên, đa đảng ở Miền Nam, ngược lại với chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của chế độ Cộng Sản ở Miền Bắc. Nói đến Sài Gòn là nói đến nền văn minh tân tiến, nói đến xã hội rộng mở, đa dạng, khai phóng, hòa mình với thế giới tự do, trái hẵn với xã hội đóng kín, sau hàng rào sắt của Hà Nội theo kiểu các nước cộng sản Nga – Tàu. Nói đến Sài Gòn là nói đến nền giáo dục khoa học, nhân bản, khai phóng, hiện đại, khác hẳn nền giáo dục uốn nắn, nhồi sọ, theo tư tưởng Mác Lê, phát triển một chiều, chỉ cốt đào tạo những cán bộ trung kiên cho chủ nghĩa. Nói đến Sài Gòn là nói đến  nền văn hóa nhân bản, dân tộc trong đó căn bản đạo đức nhân nghĩa lễ trí tín ở con người được đề cao, sự tự do sáng tác của các nghệ sĩ được yêu chuộng tôn thờ khác hẵn văn hóa duy vật Mác Lê vô nhân, phân chia giai cấp, tố cáo, giết hại lẫn nhau, cùng những gò bó, bắt buộc phải chỉ sáng tác để ca ngợi đảng, nhà nước và những lãnh tụ cộng sản như Bác Hồ, Bác Mao, hay ông Lenin và ông Stalin bằng thứ nghệ thuật thẩm mỹ ấn định bởi xã hội chủ nghĩa. Nói đến Sài Gòn là nói đến đời sống dẽ dãi, thoải mái của đại đa số người dân, chớ không phải đời sống khốn khổ bị dòm ngó theo dõi từng ly từng tí, ăn con gà cũng phải xin phép của người dân Hà Nội. Tóm lại, Sài Gòn với căn cước quốc gia, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của dân chủ tự do, nhân bản, khai phóng, hiện đại, tân tiến. Hà Nội với căn cước cộng sản, cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của độc tài, đóng kín, kiềm kẹp. Nói chung, nếu so sánh văn hóa tự do, nhân bản, mở rộng của Sài Gòn với văn hóa xã hội chủ nghĩa khép kín của Hà Nội, người ta thấy văn hóa Sài Gòn vượt hẳn văn hóa Hà Nội về tất cả mọi mặt vào thời điểm 1975. Nếu so sánh đời sống của dân chúng ở Sài Gòn và Miền Nam tự do với đời sống của dân chúng ở Hà Nội và Miền Bắc cộng sản vào thời điểm 1975 thì đời sống của dân Sài Gòn và Miền Nam tự do nói chung sung túc, giàu có, thoải mái, tiến bộ hơn dân Hà Nội và Miền Bắc cộng sản rất nhiều.
Nhưng các lãnh tụ ở Hà Nội đã dùng mọi cách để phủ nhận hay che dấu sự thật phủ phàng đó. Họ phải tự ép họ phải tin rằng chỉ có cộng sản là đúng, là tốt đẹp, là có thể đưa nhân loại đến hạnh phúc thật sự, còn tư bản tự do là sai, là xấu xa, chỉ có thể đưa con người vào địa ngục trần gian. Họ chỉ được thấy và chỉ được nghĩ tới xã hội cộng sản và cách mạng vô sản Nga, Tàu, lấy đó làm mẫu mực, cho rằng Nga, Tàu là tột đỉnh văn minh nhân loại, còn văn minh Mỹ và các nước tự do Tây phương là thứ văn minh đồi trụy, sa đọa, mục nát, tội lỗi, đầy dẫy những tệ đoan, chỉ chờ ngày sụp đổ và phải bị đánh ngả sớm chừng nào tốt chừng nấy. Họ bắt cán bộ của họ phải học tập, thấm nhuần tư tưởng rằng Miền Bắc là ưu việt, Cộng Sản Hà Nội là số một, rằng Miền Nam nghèo khổ, tồi tệ, chậm tiến, phải chịu sự thống trị ác nghiệt của bọn tư bản xăm lăng Pháp, Mỹ. Bóp méo sự thật, thông tin sai lạc để tuyên truyền, bôi đen xã hội văn hóa Miền Nam, ca ngợi, đề cao sống sượng văn hóa cộng sản Bắc Việt, đó là chính sách hàng đầu của các lãnh tụ Cộng Sản Hà Nội song song với việc chuẩn bị đánh chiếm Miền Nam bằng võ lực hồi đầu thập niên 1970. Nhiều huyền thoại được các lãnh tụ cộng sản Hà Nội dựng lên để đề cao các anh hùng cộng sản Việt Nam cũng như các bậc đàn anh Nga, Tàu. Bác Hồ, bác Mao vĩ đại. Tội nghiệp cho một số người Nam tập kết ra Bắc tưởng là bà con của họ ở Miền Nam thật sự nghèo khổ lắm, đói khát đáng thương nên dù họ nghèo xơ nghèo xác cũng rán để dành cái chén, đôi đủa tồi tàn để ngày trở về quê viện trợ cho thân nhân. Tội nghiệp cho các cán binh cộng sản trên đường vào xăm chiếm Miền Nam cứ nghĩ rằng họ đã được sống trong thiên đàng xã hội chủ nghĩa và giờ đây họ phải đi giải phóng Miền Nam vì Miền Nam đang nghèo đói khổ sở trong địa ngục trần gian của Mỹ-Ngụy.  
Nhưng rồi sự thật cũng phải phơi bày khi quân Cộng Sản tiến vào được Sài Gòn. Cán bộ Cộng Sản các cấp phải chóa mắt trước cảnh rực rỡ huy hoàng của xã hôi Miền Nam: giàu hơn Hà Nội nhiều quá, tiến bộ, hiện đại hơn Hà Nội nhiều quá, có quá nhiều những tiện nghi tân tiến mà Hà Nội không có hay cũng chưa hề biết. Đối với những cán bộ cao cấp còn vậy huống hồ gì đối với những cán binh cộng sản chỉ biết có núi rừng và đời sống cam khổ trong các mật khu. Cái gì ở Sài Gòn cũng làm cho anh cán binh cộng sản thèm thuồng muốn có, vì trong đời anh, anh chưa hề được thấy hay được có nó bao giờ. Những người đi tập kết ra Bắc khi trở về Sài Gòn lại càng sáng mắt ra khi họ biết được sự thật, khi họ thấy rõ sự giàu có, thịnh vượng của bà con thân nhân họ nơi quê nhà. Đồng hồ, bút máy, đồ trang sức, quần áo đủ kiểu, đủ loại, thịt cá tôm cua đầy dẩy, trái cây đủ thứ, tiệm ăn, quán cà phê, rạp hát,  xe cộ, radio, vô tuyến truyền hình, tủ lạnh, máy giặt, phố xá, villa, nhà cửa sang trọng vô cùng, tất cả từng ấy thứ tràn ngập ở Sài Gòn. Hà Nội không được một mãy may nào của Sài Gòn. Đó là cái hiển nhiên, rất rõ ràng về vật chất. Cái khó thấy hơn là dân trí, là ý thức, là sự hiểu biết của người dân, là tín ngưởng và tư tưởng của họ ở đằng sau bề mặt văn minh vật chất đó. Cái đó thuộc lãnh vực tinh thần nhiều hơn, thuộc về văn hóa, hay văn minh tinh thần, rất khó đánh giá hay đo lường một cách vô tư công bằng bằng những cái nhìn nông cạn. Lẽ dĩ nhiên là người Cộng Sản phải phủ nhận giá trị văn hóa của Miền Nam, phải đánh giá thật thấp trình độ văn hóa Sài Gòn, để đề cao, ca tụng tính ưu việt của văn hóa Miền Bắc, hay văn hóa cộng sản Hà Nội.. Và điều này rất dễ làm (chỉ cần lên tiếng phủ nhận, lên tiếng nhận định, phán xét), dễ nói, vì chẳng có gì chứng minh được trong lúc đó. Nó chỉ được chứng minh dần dần theo thời gian, với những hậu quả xã hội mà việc làm của người cộng sản đã thể hiện trong nhiều địa hạt. Dần dần người ta thấy rõ hơn sự kém cỏi của cộng sản Hà Nội trong nhiều lãnh vực hết sức quan trọng như kinh tế, quản trị, giáo dục, y tế, công chánh,v v . . . Kinh tế lụn bại, kiệt quệ hẳn trong những năm vừa chiến thắng của cộng sản Hà Nội, khiến họ phải nhận thấy sự sai lầm và đành phải chấp nhận đổi mới dù phải cố vớt vát bằng những chữ gượng gạo như “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cách thức quản trị độc tài, không khoa học, lại thiếu hẳn chuyên viên, của cán bộ cộng sản làm cho công việc ở các cơ quan công quyền cũng như các công ty quốc doanh trở nên vô cùng lủng củng, vô hiệu năng. Ở địa hạt y tế tình trạng thật là thê thảm: thuốc men không có, bác sĩ có đủ khả năng chuyên môn thiếu thốn trầm trọng, phương tiện dụng cụ cũng không có gì cả, người ta phải quay qua các loại thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu, và các lối trị bệnh khác. Về giáo dục tất cả đều suy sụp từ trường sở đến sách giáo khoa, chương trình học, thi cử, giáo chức có đủ khả năng chuyên môn, không có gì còn giá trị nữa. Cả xã hội văn minh, tân tiến của Miền Nam tự do bị sụp đổ, phải đi giật lùi lại hằng nữa thế kỷ, trỡ lại tình trạng kém mở mang hồi các thập niên đầu của thế kỷ XX.  Vậy thì cái ưu việt của văn hóa xã hội cộng sản Bắc Việt mà các lãnh tụ đảng hết lòng ca ngợi đó nó nằm ở chổ nào? Dân chúng cũng như đa số cán bộ cộng sản bắt đầu thấy rõ dần sự rổng tuếch trong tính cách ưu việt của Miền Bắc mà đảng thường rêu rao. Các lãnh tụ cộng sản không thể không nhìn thấy sự thật trớ trêu đó. Mặc dù họ đã tiên liệu trước và đã đưa ra những biện pháp để cốt làm cho sự tuyên truyền của họ trỡ thành sự thật họ muốn, nhưng những biện pháp đưa ra vẫn không che dấu được sự thật đúng thật. Những biện pháp của họ đề ra lại hết sức thiển cận, gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, cho dân tộc, mà lịch sử sau này không thể nào không lên án được. Vừa chiến thắng, Cộng Sản Hà Nội cho thi hành ngay một số các biện pháp vô đạo đức, phi nhân bản, phản khoa học, phản dân tộc, độc ác không thua gì những biện pháp tàn nhẫn của Stalin và Mao Trạch Đông ở các nước Nga, Tàu. Những biện pháp đó là:
Thứ nhất : Xóa bỏ chế độ tự do của Sài Gòn bằng cách bắt đi tùcải tạo tất cả quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Tổ chức màn lưới công an dày đặc để kiểm soát chặt chẽ đời sống của người dân. Chính sách dùng người hẹp hòi, bao che, chỉ dùng đảng viên trong các chưc vụ điều hành, chỉ huy. (theo chủ trương hồng hơn chuyên). Dẹp bỏ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Cho ra rìa những người theo Cộng Sản mà không có gốc đảng viên cộng sản. Đám 30, đám người cơ hội thừa nước đục thả câu được cho ra ngoài, ra khỏi chánh quyền, hoặc ở những chưc vị ngồi chơi xơi nước. Chỉ dùng người của đảng dù là rất dốt về chuyên môn, với những bác sĩ, những kỷ sư, những ông tiến sĩ, rất kém khả năng chuyên môn, không có kiến thức gì cả trong ngành, thành ra tất cả các ngành đều đi đến chổ vô cùng tồi tệ trong những năm liền sau khi Cộng Sản Hà Nội chiếm được Sài Gòn. Những năm cai trị của Lê Duẫn là những năm tồi tệ nhất cho người dân và xã hội Miền Nam, tồi tệ chưa từng thấy trong lịch sử của vùng này từ ngày thành hình cho đến 1975.  Xóa bỏ tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do làm ăn buôn bán. Quốc doanh hóa tất cả các xí nghiệp. Nhà nước Cộng Sản dành độc quyền kinh tế. Người dân chỉ biết phải làm việc, sản xuất theo lệnh chính phủ, và chỉ được quyền ăn, mặc những gì chính quyền ấn định hay cho phép. Bắt dân học tập xã hội chủ nghĩa, học tập hệ thống giá trị mới của chế độ cộng sản. Làm thế nào tẩy nảo, bôi xóa hết tàn tích của chế độ tự do cũ trong đầu óc tù nhân và dân chúng Miền Nam tự do. Gây ở họ ấn tượng NGỤY QUÂN làm tay sai cho MỸ phản lại quyền lợi của dân tộc, gây ở họ măc cảm tội lỗi là phản dân, phản nước. Không cho họ còn được quyền nghĩ rằng họ có chánh nghĩa, họ đã từng hy sinh chiến đấu cho tự do dân chủ, cho sư phồn thịnh, tiến bộ của Miền Nam, của chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa. Sửa đổi lịch sử, sửa đổi quan niệm về chiến tranh ở Việt Nam, biến Cộng Sản Bắc Việt thành anh hùng yêu nước đánh quỵ bọn xăm lăng Pháp, Mỹ, biến các chiến sĩ quốc gia thành những kẻ Ngụy đánh giặc mướn cho Pháp và cho Mỹ. Chỉ có Cộng Sản mới có chính nghĩa còn tất cả những người có tinh thần quốc gia khác đều là những kẻ Ngụy. Vùng của Cộng Sản chiếm được gọi là vùng tự do, vùng tự do của quốc gia thì bị gọi là vùng tạm chiếm. Chiến tranh Việt Nam phải được quan niệm theo Hà Nội là chiến tranh giữa Cộng Sản Bắc Việt (đại diên cho nhân dân Việt Nam) và Mỹ chớ không phải chiến tranh giữa người Việt Cộng Sản (mà Hà Nội là đại diện) và người Việt Quốc Gia mà đại diện là Sài Gòn theo quan niệm của người Việt Quốc Gia hay người Việt Tự Do. Theo quan niệm đó của Cộng Sản thì người Việt Quốc Gia và chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa chỉ là công cụ của Mỹ. Lịch sử Việt Nam phải được viết lại theo đường hướng đó của Hà Nội dù có phải bóp méo sự thật.
Thứ hai : Tiếp tục nói láo. Cán bộ cộng sản Bắc Việt được học tập là xã hội cộng sản Bắc Việt (mà Hà Nội là trung tâm) hết sức văn minh, vô cùng giàu có, cái gì cũng hơn hẳn Sài Gòn, vượt hẵn Miền Nam. Thành ra phải nói láo, nói bừa mà thật sự chẳng biết gì cả. Lúc nào cũng khoe khoan là Hà Nội rất văn minh, tân tiến, Hà Nội ưu việt, tất cả cái gì của Hà Nội cũng đều hơn hẳn Sài Gòn. Vì thế mới có bao nhiêu những mẫu chuyện để người dân Sài Gòn mặc sức chế diểu những tên “cán ngố”, những kẻ dốt nát, láo khoét, cà chớn của đám thực dân mới do chế độ Hà Nội đưa vào. Người dân Sài Gòn có dịp cười cái ngáo của cán bộ cộng sản Hà Nội khi nghe họ lếu láo là “ở Hà Nội có thiếu gì cà lem, ăn không hết phải đem phơi khô”, hoặc “refrigerator thiếu gì ở Hà Nội, nó chạy đầy đường”, kể cả những xác định rằng “phi cơ Nga Sô đậu trên không trung”. 
            Thứ ba : Chở hết tài sản của chánh phủ Sài Gòn về Hà Nội. Tất cả những máy móc từ máy IBM đến các máy computer khác, máy đánh chử, máy tính, các loại máy móc về truyền tin, các dụng cụ trang bị văn phòng, kể cả bàn ghế, đều được chở hết về Hà Nội để trang bị cho các cơ sở ngoài đó để cho thấy Hà Nội văn minh hơn Sài Gòn. Cướp hết tài sản của dân Sài Gòn. Từ cách đổi tiền nhiều lần đến các lượt đánh phá tư sản mại bản, chánh quyền cộng sản đã cứơp hết tài sản của người dân Miền Nam. Lấy hết vàng của người dân khi họ tìm đường vượt biên ra nước ngoài. Bắt họ phải giao nhà cửa cho chánh quyền khi họ ra đi. Cốt để san bằng Sài Gòn, cho dân Sài Gòn trỡ thành vô sản, đói khổ, để cho thấy dân Hà Nội giàu có hơn dân Sài Gòn nhiều lắm.
Thứ tư : Xóa bỏ nền văn hóa Miền Nam, chủ trương đôc tài văn hóa. Ép buộc người dân Việt ở mọi nơi phải theo văn hóa Hà Nội, văn hóa Cộng Sản Bắc Việt. Với tinh thần văn hóa độc tôn, gần gần như tinh thần dân tộc đôc tôn (ethnocentrism), dưới chiêu bài “thống nhất đất nước” người cộng sản muốn thống nhất tất cả dưới một hệ thống văn hóa duy nhất là văn hóa Hà Nội. Người Việt ở khắp mọi nơi, mọi miền đều phải nói một thứ tiếng, viết một thứ chữ, học một thứ tư tưởng, tin một thứ giáo điều. Tân Sơn Nhứt trỡ thành Tân Sơn Nhất, Võ Tánh thành Vũ Tính, Ngô Tùng Châu phải đổi lại là Ngô Tòng Chu. Nhiều danh từ mới, rất lạ lùng, ngược ngạo, được đem ra xử dụng ở mọi nơi. Phải xóa hết những gì liên hệ tới văn hóa nhân bản, tự do của Miền Nam, mà Sài Gòn là biểu tượng. Phải xóa tên Sài Gòn, để tên Hồ Chí Minh vào. Các trường trung học lớn, nổi tiếng ở Miền Nam như Petrus Ký, Gia Long, Phan Thanh Giản đều bị thay bằng những tên cộng sản. Lấy tên Lê Hồng Phong thay cho Petrus Ký, và Nguyễn Thị Minh Khai thay cho Gia Long. [Chuyện tình tay ba giữa Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai với Lê Hồng Phong đã được nhiều người phanh phui, không có gì tốt đẹp đáng để được người đời ca trụng, chỉ đáng được chê bai]. Đem Hồ Chí Minh vào chổ Sài Gòn làm biểu tượng của nền văn hóa Miền Nam thì thật là một điều sĩ nhục cho dân miền này (chớ không phải là một danh dự như người Cộng Sản thường nói). Petrus Ký và Gia Long là hai trường trung học nổi tiếng xưa nay ở thủ đô Nam Kỳ Lục Tỉnh, nơi đào tạo không biết bao nhiều trí thức cho Miền Nam, bây giờ cũng bị bỏ đi để thay vào bằng những cái tên cộng sản mà người Miền Nam cảm thấy hoàn toàn xa lạ. Thật là đáng buồn, nhất là trường hợp của trường Petrus Ký. Hầu hết những người có chút học vấn, có chút hiểu biết ở Miền Nam, đều biết tiếng tăm của trường Petrus Ký cũng như con người của nhà bác học Petrus Ký. Nhà bác học Petrus Ký là người rất có công đối với nền văn học chữ Quốc Ngữ và nền văn hóa mới ở Miền Nam. Ông xứng đáng được đứng tên cho trường trung học lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Miền này. Từ xưa tới giờ chưa có chánh phủ nào lựa chọn đặt tên thành phố, trường học, đường sá một cách bừa bãi, sống sượng, thiếu suy tư như chánh quyền cộng sản Hà Nội. Nước Việt Nam từ xa xưa đến giờ có nhiều anh hùng có cả ông tổ bắt đầu dựng nước, vậy mà dân Việt Nam có bao giờ lấy tên họ đặt cho một thành phố lớn hay một thủ đô đâu. Có bao giờ ta đặt tên thành phố Hà Nội hay Thăng Long là thành phố Hùng Vương hay thành phố Trần Hưng Đạo, hoặc thành phố Quang Trung đâu. Địa danh là địa danh, ta không bắt chước cộng sản Nga lấy tên anh hùng cộng sản đặt tên cho một thành phố. Chỉ có Cộng Sản Hà Nội mới bắt chước một cách mù quáng cộng sản Nga Sô đem tên Hồ Chí Minh thay vào tên Sài Gòn, trong khi danh xưng Sài Gòn đã được người dân Nam yêu thương gắn bó từ bao thế kỷ. Cũng trong chính sách xóa bỏ văn hóa Miền Nam đó, Cộng Sản Bắc Việt tìm mọi cách hạ bệ những trí thức, những kẻ sĩ, những nhà văn hóa được người dân Miền Nam thương kính sùng bái, thờ phụng. Kết tội Phan Thanh Giản, kết tội Petrus Ký, bôi xóa tên các vua chúa nhà Nguyễn cùng các công thần trên các con đường thành phố. Tất cả tài sản văn hóa phong phú, đa dạng, nhân bản, khai phóng của Miền Nam bị thẳng tay tàn phá, hủy bỏ. Thay thế nền giáo dục nhân bản, khai phóng, hiện đại của Việt Nam Cộng Hòa bằng sự giáo dục nhồi sọ, gieo rắc hận thù, chậm tiến, không hiệu năng của chánh quyền Hà Nội. Đem cán bộ Cộng Sản tốt nghiệp từ các nước Cộng Sản Nga và Đông Âu, mà kiến thức chuyên môn rất yếu kém, thay thế các nhà trí thức, giáo sư có nhiều uy tín, học vấn uyên thâm của Miền Nam. Nhiều giáo sư giỏi, nhiều trí thức, học giả có tiếng của Miền Nam phải tìm mọi cách trốn ra khỏi Việt Nam. Chất xám thật sự của đất nước đã ra nước ngoài. Những người làm giáo dục sau 1975 chỉ là những người của đảng, có nhiều năm thâm niên với đảng hơn là có đủ kiến thức chuyên môn, tân tiến, để có thể tiếp nối công trình giáo dục nhân bản, khoa học và hiện đại của Miền Nam tự do. [Đó là lý do cho thấy tại sao giáo dục ở Việt Nam từ sau 1975 đã tụt hậu thê thảm trong mấy mươi năm qua, đến chổ gần như không còn giá trị gì nữa với sự lạm phát quá mức các loại  bằng cấp to với số người  mệnh danh là Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, của chế độ cộng sản Việt Nam hiện hữu.]  
Hậu quả là Miền Nam tự do, tân tiến, giàu có đã trở nên kiệt quệ,suy tàn, đổ nát, người dân khốn khổ trăm phần. Từ cảnh một thiền đàng bổng tụt xuống trỡ thành địa ngục, thành ra ai ai cũng phải tìm mọi cách ra đi để thoát khỏi địa ngục trần gian của Cộng Sản. Thậm chí người ta còn nói “nếu cây cột đèn mà đi được thì nó cũng ra đi” để diễn tả tình trạng khốn khổ không còn cách gì chịu nổi của người dân Miền Nam khi cộng sản Hà Nội nắm quyền cai trị ở đây. Dù chết trên biển cả hay trong rừng sâu, dù nguy hiểm cách nào họ cũng phải cố vượt qua để ra khỏi cảnh địa ngục trần gian mà Cộng Sản Hà Nội đã mang đến cho họ dưới cái danh nghĩa thật đẹp là “Giải Phóng Miền Nam” và “Thống Nhất Đất Nước.” Hãy đừng quên 10 năm vô vàn khốn khổ của người dân Miền Nam sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền này. Hãy đừng quên những câu ca dao thật mỉa mai này:
           
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
              Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.”
            “Đả đảo Thiệu Kỳ mua gì cũng có,
              Hoan hô Hồ Chí Minh mua cây đinh cũng chẳng còn.”
            “Đôi dép râu dẩm nát đời trai trẻ’
              Mũ tai bèo che khuất ánh tương lai.”
            Sau hơn một thập niên suy sụp đến tận cùng, và nhân cơ hội có những thay đổi lớn lao trong khối cộng sản, chánh quyền Hà Nội bắt đầu cho đổi mới. Nhưng sự đổi mới này không làm đổi mới được guồng máy cai trị chuyên chế, độc quyền, không đổi mới được những cơ cấu căn bản trong triết lý và hành động của bộ máy chính quyền đủ để hiện đại hóa xã hội, tân tiến và phồn thịnh hóa quốc gia. Sự đổi mới chỉ có một kết quả là làm giàu thật nhanh và thật to cho những người cầm quyền cùng tay chân bộ hạ. Sự đổi mới chỉ mở đường cho những thâm lạm công quỷ, những kết nối tham nhủng to tát chưa từng thấy trong cơ quan công quyền Việt Nam từ xưa đến giờ. Cán bộ cộng sản, ở cấp lãnh đạo, làm giàu nhanh không thể tả, tài sản vỉ đại, trong khi đó người dân đen nghèo khổ không biết đến đâu mà nói. Chưa bao giờ người dân Miền Nam phải gả bán con gái mình dến hàng mấy chục vạn người sang làm vợ đầy tớ cho người Đài Loan như hiện nay. Hãy đi về các vùng quê xa xôi nghèo khó, hãy đi vào các ngỏ hẻm hang cùng, hãy đi thăm các bệnh viện công xem như nhà thương thí để thấy cảnh thê thảm của người dân. Hãy nhìn vào con số thống kê, để biết lợi tức hàng năm của người dân Việt so với người dân các nước khác trong vùng. Đối với đa số dân nghèo Miền Nam, đổi mới là đi thụt lùi thê thảm. Đổi mới chỉ có lợi cho một số ít người có quyền thế trong tay, làm cho họ trở nên giáu có không biên giới, nhưng đổi mới không thay đổi được hướng đi xuống dốc của xã hội, văn hóa, chính trị và nhất là giáo dục.   
            Nhưng rồi cũng có một số khá đông người Việt Quốc Gia, người dân Miền Nam không cộng sản, đến được bờ tự do. Họ biết họ là những người tỵ nạn cộng sản. Họ biết họ là người Quốc Gia, mang căn cước người Việt Quốc Gia không cộng sản, với cờ vàng ba sọc đỏ, thắm nhuần văn hóa nhân bản, hiện đại, khai phóng của Sài Gòn. Họ không chấp nhận chế độ độc tài, duy vật hẹp hòi của Cộng Sản. Họ tìm cách chống đối chánh quyền Hà Nội  ở mọi nơi, ở bất cứ chổ nào Hà Nội với tay tới. Họ rất thành công hoặc có con cháu rất thành công trong các xã hội tự do, dân chủ, tân tiến trên thế giới. Người Cộng Sản bây giờ đã thấy rõ, và đã phải nhìn  nhận giá trị lớn lao (về vật chất lẫn tinh thần) của thành phần người Việt tỵ nạn này. Người Cộng Sản muốn ve vãn, muốn đem số người này về với chế độ. “Khúc ruột ngoài ngàn dặm” được xử dụng để chỉ danh đám người ngụy trước kia và con cháu họ đã trốn khỏi chế độ cộng sản. Chiêu bài mới được tung ra để thay cho những chiêu bài cũ. Vấn đề hòa hợp được đẩy mạnh củng cố bằng nghị quyết 36 thay cho những khẩu hiệu “giải phóng Miền Nam” và “thống nhất đất nước”.
[Nghị Quyết số 36 do Phan Diễn, Ủy Viên Bộ Chính Trị, ký ngày 26 tháng 3, 2004 gồm bốn phần: (1) phần thứ nhất là phần nhận định về công tác Việt Kiều vận trong thời gian qua, (2) phần thứ hai đề ra phương hướng công tác trong thời gian tới, (3) phần thứ ba nêu những nhiệm vụ chủ yếu của công tác Việt Kiều vận, và (4) phần thứ tư đề cập đến các tổ chức/cơ quan lãnh nhiệm vụ thực hiện công tác này.
Mở đầu phần một, bảng nghị quyết cho thấy chính quyền Cộng Sản đã nhìn về tập thể người Việt ở hải ngoại với cái nhìn khá đặc biệt. Trước nhất đây là một tập thể thành công lớn lao về phương diện học thức, cũng như về kinh tế, so với tập thể người Việt trong nước. Tập thể này có một tiềm năng hết sức lớn lao trong việc phát triển xứ sở. Nếu có thể thu hút được số người này về phụng sự cho quê hương đất nước thì chính quyền Cộng Sản hiện hữu sẽ gặt hái được nhửng thắng lợi to tát. Từ cái nhìn đặc biệt đó, nghị quyết viết: “Đảng và Nhà Nước luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc VN, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học – công nghệ, hoạt động văn hóa – nghệ thuật.” Để đạt được mục tiêu này các “công tác thông tin, văn hóa phục vụ cộng đồng từng bước được tăng cường, nhất là trong lãnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng internet.”]
Nhưng tập thể người Việt hải ngoại này mang “căn cước tinh thần” là người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản, với cờ vàng ba sọc đỏ, với văn hóa Sài Gòn chớ không mang căn cước cộng sản, với cờ đỏ sao vàng và văn hóa Hà Nội. Muốn có hòa hợp, hay đúng hơn, muốn cho sự hòa hợp thật sự có hiệu quả thì phải làm sao thay đổi cho được căn cước của người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản. Phải làm sao xóa bỏ căn cước tỵ nạn cộng sản, xóa bỏ cờ vàng ba sọc đỏ, xóa bỏ văn hóa Sài Gòn còn ở trong người họ đi, rồi tạo cho họ một căn cước mới với cờ đỏ sao vàng, với văn hóa Hà Nội và với tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội. Chương trình bôi xóa cái cũ làm lại cái mới đó được gọi là “tái xây dựng” (reconstructing) diện mạo (hay căn cước) và quê hương trong những người Việt hải ngoại. 
[Cách đây hơn năm năm, vào khoảng cuối năm 1998, các ông Nguyễn Bá Chung và tiến sĩ Bowen của Trung tâm Nghiên Cứu William Joiner Center trường đại học Massachusetts Boston (UMass Boston) có làm đề nghị xin tiền của cơ quan Rockefeller để thực hiện một công cuộc nghiên cứu mang tên “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora.”  (Tái tạo căn cước và quê hương trong nhóm người Việt Nam lưu vong). Đây là một công cuộc nghiên cứu thuộc lãnh vực văn hóa và tâm lý xã hội (socio-cultural psychology) nhằm tìm hiểu identity (nhân dạng hay căn cước) của người Việt Nam hải ngoại để từ đó tìm biện pháp sửa đổi identity đó làm cho nó trở thành identity của một người Việt Nam giống như những người Việt Nam hiện đang sống trong xã hội Việt Nam dưới chề độ cộng sản. Những người đặt tên cho chương trình này có thể nghĩ rằng cái identity của người Việt tỵ nạn cộng sản là một identity sai lạc cần phải tái tạo lại cho đúng cũng như cho họ có cái nhìn đúng hơn về quê hương của họ ở đâu để họ biết đúng nơi chốn mà phụng sự tổ quốc. Đây là một tiến trình thay đổi hết sức quan trọng về phương diện tâm lý xã hội làm nền tảng cho những thay đổi khác trong thái độ chính trị của người Việt tỵ nạn đối với chế độ hiện tại ở Việt Nam. Trong lãnh vực khoa học nhân văn, khi tôi nói identity của tôi là tôi muốn nói đến những đặc tính tâm lý xã hội nào đó của tôi, và những đặc tính tâm lý xã hội đó cho phép tôi nhận ra tôi, khác với những người khác ở chỗ nào. Tôi tạm gọi nó là “căn cước tinh thần” của tôi. Nó cũng như cái thẻ căn cước, về phương diện vật chất của tôi, cho phép người ta nhận ra hình dáng của người mang thẻ là tôi vậy. Các nhà khoa học nhân văn nhận thấy mỗi người có cái identity (tinh thần) của mình, gồm một số những đặc tính văn hóa, xã hội, chính trị nào đó. Người Việt Nam cộng sản mang căn cước cộng sản, gắn liền với chủ thuyết Mác Lê, với vô sản chuyên chính, với tư tưởng Hồ Chí Minh, với chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 1975. Họ được đồng hóa (identified) với một số những đặc tính văn hóa, xã hội, chính trị nào đó mà khi nhìn họ ta thấy họ mang nhãn hiệu cộng sản với bảng hiệu cờ đỏ sao vàng chẳng hạn. Ngược lại phần đông người Việt hải ngoại hiện nay mang những đặc tính văn hóa, xã hội, chính trị khác hơn người cộng sản. Họ mang identity (căn cước tinh thần) của người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản, với bảng hiệu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Họ được đồng hóa với tự do, dân chủ, đa nguyên, đa văn hóa, tiến bộ, không chấp nhận chế độ cộng sản, và có thể triệt để chống Cộng Sản Hà Nội. Mục tiêu của chương trình nghiên cứu của UMass Boston là giúp tìm giải pháp biến đổi căn cước tinh thần của người Quốc Gia làm cho nó trở thành căn cước của người Việt hải ngoại hội nhập vào xã hội Việt Nam hiện nay. Cái nhìn và hướng đi của những người đẻ ra chương trình này không khác cái nhìn và hướng đi của cộng sản Hà Nội trong chính sách hòa giải hòa hợp, đại đoàn kết quốc gia (theo đường hướng Cộng Sản) mà người cộng sản đã nghĩ tới từ lâu. Vì vậy nên ngay khi bắt đầu, Trung Tâm WJC đã tuyển ngay hai học giả cộng sản của Hà Nội vào làm công việc nghiên cứu này, và cũng vì thế mà một nhóm người Quốc Gia đã mạnh mẽ phản đối Trung Tâm WJC của trường đại học UMass về vụ này hồi mấy năm trước.]
Trước chủ trương biến đổi căn cước người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản thành người Việt của xã hội chủ nghĩa, phần đông người Việt Quốc Gia không cộng sản ở hải ngoại đều cương quyết bảo vệ căn cước của mình và duy trì căn cước đó ở nơi con cháu mình, không để mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Trong thời gian gần đây người Việt hải ngoại đã cho thấy họ bảo vệ căn cước Quốc Gia không cộng sản của họ bằng cách:
Vận động khắp nơi bảo vệ và nêu cao CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ,
bảo vệ và nêu cao danh xưng  SÀI GÒN, vì Sài Gòn là Thủ Đô của Miền Nam Tự Do, Sài Gòn là Thủ Đô văn hóa của người Việt Quốc Gia không cộng sản.
Xác nhận mình là người Việt tự do, tiến bộ, không chấp nhận độc tài đảng trị,  nhất là không chấp nhận việc lấy công quyền làm lợi cho cá nhân, không chấp nhận bao che bè đảng để tham nhũng, làm giàu trên xương máu của đồng bào (nhất là tình trạng hết sức bi đát của người dân Miền Nam hiện nay – chưa bao giờ người dân Miền Nam phải chịu cảnh nghèo khổ, dốt nát cùng cực nhất nước như hiện thời).
Quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên. 
Nêu cao tinh thần tự do trong nghệ thuật, trong tư tưởng, tín ngưởng, tôn giáo, trong truyền thông báo chí.
Ghi nhớ mình là người tỵ nạn cộng sản.
Đòi phải trả tên Sài Gòn lại cho thành phố Sài Gòn, trả tên trường Petrus Ký lại cho trường Petrus Ký, trả tên trường Gia Long lại cho trường Gia Long, trả tên trường Phan Thanh Giản lại cho trường Phan Thanh Giản, trả tên trường Lê Văn Duyệt lại cho trường Lê Văn Duyệt, v v . . .              
 [Trước chánh sách hòa hợp, trong kế hoạch kêu gọi người Việt quốc gia hải ngoại hãy quên đi chuyện cũ, để hướng đến tương lai dân tộc, hãy quên quá khứ chia rẻ thù hận để trỡ về quê hương đất nước góp phần xây dựng quốc gia, góp phần tân tiến/hiện đại hóa xã hội. . . chúng ta nghĩ thế nào và phải làm gì? Có lẽ, về phía người Việt ở hải ngoại, hầu hết những ai còn nghĩ đến quốc gia dân tộc
đều nhận thấy là cần phải quên đi quá khứ mới có thể xây dựng tương lai cho xã hội Việt Nam được hữu hiệu. Nhưng có điều là thực tế làm cho sự muốn quên ở đây không dễ dàng thực hiện. Lý do là vì trong khi chánh quyền cộng sản Hà Nội kêu gọi hòa giải hòa hợp, kêu gọi quên chuyện cũ, thì chính chánh quyền Hà Nội lại không quên dĩ vãng (tự cho là) vẽ vang, không quên bản chất cộng sản (thật sự không còn mà chỉ là tư bản đỏ), không quên mục tiêu hướng đến chủ nghĩa xã hội (như một cách dùng danh từ vậy thôi), của họ mà chỉ đòi hỏi người Việt hải ngoại đơn phương quên đi quá khứ thôi. Đó là điều không thể chấp nhận được. Người Việt hải ngoại đọc những sách báo viết về lịch sử, văn học, giáo dục, chính trị, v v . . . của cộng sản Hà Nội thấy đầy dẫy những danh từ Mỹ, Ngụy, bác Hồ vĩ đại, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh ngả quỵ bọn Mỹ Ngụy, vùng bị tạm chiếm, vùng tự do, chiến thắng Điện Biên Phủ, v v . . . biểu hiện rõ ràng sự kỳ thị, phân biệt, chia rẻ, thể hiện tinh thần cố chấp, chật hẹp, độc đoán, thiên lệch cố hữu của người cộng sản. Như vậy mà biểu người Việt hải ngoại quên là nghĩa làm sao? Người cộng sản hãy viết lại lịch sử cho đúng sự thật, đừng thêu dệt, đừng bóp méo, đừng cố biện minh cho mục đích của mình. Người cộng sản hãy nhìn nhận cái dỡ của mình, cái sai lầm đã qua, đừng thổi phòng chiến thắng, đừng quá đề cao cái vinh quang của mình trong quá khứ, đừng phỉ báng những người có chủ trương chính trị khác mình, có đường lối yêu nước khác hơn mình. Trong khi người cộng sản vẫn còn giử nguyên hình trạng cũ, vẫn còn ôm chặt căn cước cộng sản của họ thì người Việt hải ngoại đừng vội đơn phương quên chuyện cũ, đừng tự một mình mình làm công việc hòa hợp hòa giải với bên kia. Họ còn ôm chặt quá khứ là họ còn độc tài, độc đảng, còn kỳ thị, phân biệt, còn bao che, thiên lệch, thiếu công bằng và chân thật trong tinh thần hòa hợp.  Người Việt hải ngoại đừng vội buông bỏ căn cước quốc gia của mình, đừng vội quên đi cờ vàng ba sọc đỏ, đừng quên hai tiếng Sài Gòn. Hãy hảnh diện với văn hóa tự do của Miền Nam mà Sài Gòn là biểu tượng. Chỉ có nền văn hóa đó mới tiếp cận được với văn hóa khoa học tân tiến của thế giới. Người cộng sản Bắc Việt muốn thật sự hiện đại hóa nước nhà thì phải học văn hóa Sài Gòn chớ không phải ngược lại.] 
 

No comments:

Post a Comment