Sunday, March 6, 2011

Dân Đà Nẵng còn khổ đến bao giờ

“Kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi!”

Đó là lời của anh Phạm Thành Sơn nói với ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên: “Lúc đầu khi chuyện xảy ra, gia đình anh Sơn phản ứng rất mạnh, họ lên án là chính quyền ăn cướp đất của gia đình họ, khiến con họ phải làm như thế. Họ không chịu chôn anh Sơn, họ để trước sân nhà, nhưng sau đó, chính quyền và công an dùng biện pháp không cho ai liên hệ với gia đình và họ dàn xếp với gia đình bằng cách bồi thường tiền (?) nên gia đình im lặng rồi tổ chức chôn anh Sơn“.

Dân Đà Nẵng còn khổ đến bao giờ

Việt Hùng, thông tín viên RFA - Vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn trước Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng để phản đối trước những oan trái, “phẫn uất” khi diện tích nhà ở bị nằm trong diện giải tỏa, hiện vẫn được sự quan tâm của đông đảo cư dân tại Đà Nẵng, cho dù các cấp chính quyền và công an luôn “kèm tỏa” người dân khi nói về việc này.
Source Danlambao
Trưa ngày 17/02, trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng) bất ngờ xuất hiện một chiếc xe máy bốc cháy dữ dội, bên cạnh là thi thể nạn nhân đã cháy đen.
Do đâu mà các cấp chính quyền quan ngại? Phải chăng việc anh Phạm Thành Sơn tự thiêu phản đối vào hôm (17-02-2011) vừa qua là lời cảnh báo về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong khi “đảng phải là đầy tớ của nhân dân”.  Việt Hùng của Ban Việt Ngữ có bài ghi nhận.
Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự “khiếp sợ” với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn

Đảng viện liệt sĩ cũng chẳng tha

Ông Đỗ Xuân Hiền: Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì…
Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu “ kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…”.
Trường hợp đất mất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…
Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
Khi được hỏi, bằng sự trải nghiệm trong thời gian còn là huyện ủy viên, Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, ghi nhận phản ứng của những cán bộ lão thành, ông Đỗ Xuân Hiền cho biết.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Mấy ngày nay các cụ lão thành đến nhà tôi rất nhiều, các cụ phản ứng và bức xúc chuyện đó. Phản ứng thì có, nhưng ở đây họ sợ không dám nói ra. Nói thẳng ra thì bị chụp mũ, họ cho là nói không đúng sự thật, họ chụp là vu khống rồi gây chuyện.
Các cụ đến nhà tôi trao đổi việc đó rất nhiều. Nhưng khó ở đây là bản thân gia đình họ không chịu làm đơn tố cáo. Lúc đầu khi chuyện xảy ra, gia đình anh Sơn phản ứng rất mạnh, họ lên án là chính quyền ăn cướp đất của gia đình họ, khiến con họ phải làm như thế. Họ không chịu chôn anh Sơn, họ để trước sân nhà, nhưng sau đó, chính quyền và công an dùng biện pháp không cho ai liên hệ với gia đình và họ dàn xếp với gia đình bằng cách bồi thường tiền (?) nên gia đình im lặng rồi tổ chức chôn anh Sơn.
Dân kéo đến đông, nhưng công an đến đàn áp, bao vây không cho dân tiếp cận. Nói chung việc đã rõ như ban ngày rồi, nhưng giờ thì có ai là người đứng ra tố cáo việc này, hoặc là có ai đến để mà điều tra? Chuyện này giờ chúng tôi đang định ra Hà Nội để…
Chuyện khiếu kiện của người dân vì mất nhà, mất đất ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”, nhưng với Đà Nẵng thì chuyện giải tỏa, thu hồi đất của người dân luôn là điểm nóng cho dù trong quá khứ báo chí trong nước đã viết nhiều đến những vụ tham nhũng đất đai ở Đà Nẵng.
Điển hình là trường hợp nguyên giám đốc công an Đà Nẵng, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm có hệ thống về tham nhũng đất đai, liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng. Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng Văn phòng đại diện báo Công An thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước”.
Câu hỏi đặt ra, nguyên do nào mà Đà Nẵng luôn là điểm nóng về những vụ thu hồi, giải tỏa và khiếu kiện của người dân. Ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng nhận định.

Ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ

Ông Đỗ Xuân Hiền: Chính bản thân tôi đây cũng bị trù dập, bị công an triệu tập đến cả gần 70 lần. Họ đến nhà tra hỏi tôi, hạch sách đủ mọi đường, tịch thu điện thoại di động. Họ đến nhà tôi họ khám, tất cả mọi giấy tờ khiếu nại họ lập biên bản tịch thu hết.
Tướng công an Trần Văn Thanh nằm bệnh viện còn thở oxy vẫn bị khiêng ra tòa.

Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress.(Tướng công an Trần Văn Thanh nằm bệnh viện còn thở oxy vẫn bị khiêng ra tòa.)
Đến hiện nay có ý kiến từ Quốc Hội yêu cầu họ trả nhưng họ không trả. Ý kiến của Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Công An, đề nghị Chánh án Tòa án Tối cao phải đền bù danh dự cho tôi, trả lại hết những gì đã tịch thu của tôi, nhưng họ vẫn làm ngơ. Văn bản của bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội ký gởi về cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, gởi về cho Bộ trưởng Bộ Công an, gởi cho Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị giải quyết vụ khiếu nại của tôi nhưng họ vẫn làm ngơ.
Ý kiến chỉ đạo của Trung ương về nhưng họ không giải quyết.
Liên quan từ Trung ương và thành phố Đà Nẵng, theo ghi nhận, trước Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao là ông Trần Quốc Vượng đề nghị vô tội, miễn truy tố với tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An bị khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm hại đến lợi ích quốc gia”.
Điều gì khiến “động thái” này được đưa ra vào thời điểm trước khi Đại hội XI đảng CSVN (tháng Giêng 2011) diễn ra. Phải chăng, vào thời điểm đó vấn đề nhân sự được dư luận biết đến khi ông Nguyễn Bá Thanh không có tên trong danh sách Bộ Chính trị? Nói về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong vụ án tướng công an Trần Văn Thanh, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên huyện uỷ viên Đà Nẵng kể lại.
 
Ông Đỗ Xuân Hiền: Về vụ án đó tôi rất khổ sở, tôi chỉ có quen biết ông Trần Văn Thanh thế mà họ đến nhà tôi họ lục soát, họ quy chụp tôi liên quan đến vụ án đó. Họ xét nhà tôi, nói xin lỗi, họ lục không còn mảnh rẻ rách, họ lục nát nhà tôi hết. Họ bắt gia đình tôi đứng im hết, lục đã đời rồi họ chở hết đồ của tôi về công an thành phố. Tôi đến đó tôi viết đơn gởi cho Quốc Hội, gởi cho Bộ Công An.
Phiên tòa xử Trần Văn Thanh, họ không cho tôi nói một tiếng. Họ đem xe đến tịch thu đồ của tôi, tôi yêu cầu họ trả, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả cho tôi, họ làm ngơ đi, vậy ông nghĩ giờ thì làm sao bây giờ. Người dân kêu tới ai bây giờ? Kêu đến Quốc Hội rồi, kêu đến Bộ Công an rồi, kêu đến Viện Kiểm sát Tối cao rồi, đến Chủ tịch nước rồi. Ở trên bảo họ giải quyết nhưng Đà Nẵng họ không giải quyết.
Trở lại vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn, câu hỏi mà dư luận tại Đà Nẵng đặt ra, không biết do đâu mà dưới thời của ông
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa tái đắc cử chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa tái đắc cử chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trong phiên đại hội bầu trực tiếp bí thư, nhiệm kỳ 2010-2015 với số phiếu bầu 298/299, tức chỉ thiếu một phiếu là 100%
Bí thư thành uỷ Đà Nẵng bây giờ lại xảy ra nhiều chuyện khiến người dân ở đây bức xúc, ông Đỗ Xuân Hiền cho rằng.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Nói chung sự bức xúc của người dân Đà Nẵng rất đông, có những người bây giờ đang ngậm bồ hòn làm ngọt, có người phải chịu đói, chịu khát vì nhà cửa của họ bị tịch thu hết, nhưng họ sợ bị trù dập nên không dám đi khiếu nại. Họ sợ đi khiếu nại rồi bị chính quyền đối xử như tôi thì người dân sợ lắm. Những người dám ra khiếu nại tố cáo thì bị trù dập đến cùng, họ dùng công an đến nhà bao vây, bắt đi, nên dân người ta sợ. Người dân bị oan ức lắm nhưng họ không dám nói. Biết bao người mất đất, mất nhà, nên họ đâu có dám nói đâu. Chính quyền Đà Nẵng hành xử rất mạnh tay.
Nếu nhìn vào những gì hiện đang diễn ra Đà Nẵng mà người dân đang phải gánh chịu từ những người đầy tớ của nhân dân thì thật là  luật vua thua lệ làng. Ông Đỗ Xuân Hiền đưa ra lời kết.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Đúng rồi, “trên bảo dưới không nghe” như việc của tôi đó. Trung ương nói, Uỷ ban Tư Pháp Quốc Hội nói mà họ có nghe đâu? Như tôi, nói thật với ông hơn 30 năm đi theo cuộc kháng chiến này, nhưng do đi khiếu nại tố cáo nên họ cắt sạch không cho hưởng cái gì hết. Phải xin bạn bè mà sống, đất đai họ cũng tịch thu, tài sản cũng tịch thu, quyền lợi cũng tịch thu. Bản thân gia đình tôi, mẹ tôi là Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có 4 người tham gia cuộc kháng chiến.
Nhưng do đấu tranh đi tố cáo tham nhũng nên họ cắt hết. Tôi bị chính quyền gạt hết, ăn cướp hết, ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ. Nhiều văn bản họ nói nghe ngon lành lắm, họ bảo tôi muốn giải quyết thì đừng khiếu nại tố cáo nữa thì họ giải quyết cho. Nhưng tôi không thể ngồi yên được, có gì nói đấy, nói trung thực, nói cho lẽ phải, nói vì mục đích bảo vệ dân, bảo vệ cho lẽ phải.

No comments:

Post a Comment