Thursday, March 3, 2011

Phạm Duy Nghĩa – Mối nguy cơ của chế độ

 

Mối nguy cơ của chế độ bây giờ chính là lạm phát, tiền mất giá nhanh, đẩy số đông dân chúng sống dưới mức nghèo đói mà họ có thể chịu đựng thêm được. Khi ấy bất bình nổi lên, cộng với sự căm ghét tham nhũng và những ngòi nổ kích động từ cả ngoài lẫn trong, những cuộc “đi dạo chiều chủ nhật” có thể là những nốt nhạc đầu tiên nhanh chóng dẫn đến động loạn toàn quốc.

Trong ảnh chắc là một chú phóng viên ngoại quốc đầu hàng công an chìm trong một tư thế không lấy gì làm hãnh diện cho lắm
Nhìn dân chúng khối Ả-rập nổi dậy (có khi hơi nổi loạn) người Tàu bề ngoài tỏ ra bình thản mà trong cuộc đã bắt đầu run. Những khu phố dự kiến có biểu tình (Spiegel đồn là khu mua bán Vương Phủ Tỉnh ở Bắc-Kinh, ở Thượng Hải) được công an chìm liên tục rửa bằng nước, sạch đến bất ngờ. Các “đối tượng chống phá” được công an mời đi uống chè hay cà-phê nhiều hơn lệ thường. Nhà báo nước ngoài bị kiểm soát hoặc bắt giữ khi có dấu hiệu nghi ngờ. Trong ảnh chắc là một chú phóng viên ngoại quốc đầu hàng công an chìm trong một tư thế không lấy gì làm hãnh diện cho lắm.
Nước ta đã nếm quá nhiều cuộc cách mạng, cầu mong đừng có thêm cuộc cách mạng nào nữa.
Muốn tránh động loạn, chắc là phải tăng quyền cho công dân, cho người dân quyền kiểm soát Chính phủ mạnh hơn, buộc Chính phủ phải minh bạch hơn, chịu trách nhiệm giải trình khắt khe hơn trước cử tri. Khi ấy ngòi nổ lại hóa thành động cơ cải cách nền quản trị quốc gia.
Thời loạn lạc, thế giới Internet thay đổi thật dữ dội mọi thước đo cũ. Cầu mong bình an.
Phạm Duy Nghĩa

Công an Hà Nội đánh dân trẹo cột sống

 
Chiều 28 tháng 2, một vụ xô xát giữa công an và dân xảy ra tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội dẫn tới kết quả: 1 người đàn ông nhập viện vì chứng chấn thương cột sống cổ.
Nạn nhân là ông Trịnh Xuân Tùng, cư dân Hà Nội, chiều 2 tháng 3 cho biết đã bị một số cán bộ công an cộng sản Việt Nam và dân phòng Hà Nội vây đánh chỉ vì ông chống lại lời cáo buộc “không đội nón an toàn.”
Theo báo Ðất Việt, ông Tùng ngồi xe ôm, vừa kịp gỡ nón an toàn ra khi xe dừng lại. Bị một cán bộ công an buộc tội không đội nón an toàn, ông Tùng kháng cự lại. Ông bị 7-8 người vây đánh loạn đả đến nỗi bất tỉnh, đến nỗi phải vào bệnh viện điều trị vì chứng chấn thương cột sống cổ.


Ông Trịnh Xuân Tùng trên giường bệnh. (Hình: báo Ðất Việt)

Người nhà của ông Tùng đang đòi phải sáng tỏ vụ công an đánh người mang thương tích trầm trọng.
Trong khi đó, theo bản tin của Dân Làm Báo, ngày 1 tháng 3, 2011, hàng trăm người dân xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ an đã kéo tới trụ sở công an phường Nghi Tân để phản đối việc công an đánh người dã man, đồng thời cương quyết đòi lại công lý cho nạn nhân.

Người dân bất bình kéo đến trụ sở công an phản đối, đồng thời hỗ trợ nạn nhân đòi lại công bằng
Theo nguồn tin, sáng ngày 1 tháng 3, 2011, anh Nguyễn Văn Hướng (là ngư dân, sống tại xã Nghi Quang-Nghi Lộc) đang trên đường đi mua sắm một số dụng cụ đi biển thì bị đội tuần tra công an Nghi Tân đuổi theo vì không đội mũ bảo hiểm. Khi vừa rẽ vào đường làng, lập tức anh Hướng bị hai công an bắt kịp và đánh đập hết sức tàn nhẫn.

Nạn nhân bị hai công an cầm dùi cui đánh túi bụi vào đầu, đổ rất nhiều máu. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo người dân tại phường Nghi Tân. Ngay lập tức, dân địa phương đã tri hô và kéo đến bảo vệ nạn nhân.
Sau đó, hàng trăm người đã cùng nạn nhân kéo đến trụ sở CA phường Nghi Tân để biểu tình phản đối, đòi cơ quan công an phải có trách nhiệm vì hành vi côn đồ của mình.

No comments:

Post a Comment