« Les tyrans ne sont grands que parce que nous sommes à genoux. »
(Etienne de la Boétie)
Có một điều kỳ lạ, là rất nhiều người không hề biết coi trọng tự do. Họ không có khát vọng tự do trong tâm hồn, không ý thức được rằng tự do chính là một kho tàng quý báu, không quan niệm được là khi thiếu vắng tự do thì mọi sự xấu xa đều ồ ạt đổ xô đến và tất cả những gì có thể coi là tốt đẹp cho đời sống đều trở thành hư thối, đều bị đầu độc bởi trạng thái nô lệ. Vì sao những người ấy không coi trọng tự do ? Có lẽ vì ngay khi muốn tự do, thì họ liền được tự do. Như thể họ không coi trọng tự do chỉ vì tự do có thể có được một cách quá dễ dàng.
Hỡi những con người mù quáng, tự bịt mắt và đóng kín tâm hồn mình trước sự thật ! Các bạn để cho người ta tước đoạt đời sống của mình, cướp bóc công sức lao động của mình, tài sản cha ông mình để lại. Các bạn sống mà không thể nào nói được rằng mình sở hữu bất cứ gì ! Hạnh phúc của bạn chỉ là hãnh diện được làm người quản lý tất cả những gì bạn nghĩ mình có, kể cả gia đình và đời sống của bạn.
Điều trớ trêu là sự bất hạnh ấy không đến từ những người mà bạn coi là kẻ thù, mà từ những nhân vật được bạn tôn xưng làm lãnh tụ, những người ngồi được trên ngôi vị cao cả của họ nhờ vào công sức của chính bạn. Thậm chí bạn sẵn sàng hy sinh tính mạng để chiến đấu cho họ, sẵn sàng xô đẩy con em của bạn vào chỗ chết để bảo vệ cho quyền hành của họ.
Hãy nhìn xem : những người ấy, những kẻ có tất cả uy quyền trên bạn, cũng chỉ là những con người như bạn. Họ cũng chỉ có hai con mắt, hai bàn tay, đôi chân và một tấm thân như bạn. Tất cả những gì họ có thêm vào đó, và sử dụng chúng để nô lệ hóa bạn, đều do chính bạn dâng tặng cho họ. Thật vậy, những kẻ cai trị bạn lấy đâu ra muôn ngàn cặp mắt để theo dõi rình rập bạn, nếu không được bạn hiến dâng cho họ ? Họ lấy đâu ra muôn ngàn cánh tay để kềm chế, đánh đập bạn nếu không lấy những phương tiện ấy từ chính hàng ngũ của bạn ? Bàn chân họ dùng để đạp lên bạn, dẫm nát nhà cửa và gia đình bạn, đến từ đâu, nếu không phải do chính những người như bạn cống hiến ?
Bạo chúa lấy đâu ra sức mạnh và quyền hành nếu không phải từ chính bạn ? Kẻ cầm quyền làm sao nhiễu hại được bạn, nếu bạn không dung dưỡng hành vi cướp bóc của họ, nếu bạn không đồng lõa với việc làm sát nhân của họ, phản bội lại chính bạn và những người đồng cảnh ngộ ? Bạn gieo trồng để họ thu gặt lợi nhuận. Bạn xây dựng cửa nhà để họ chiếm đoạt. Bạn sanh thành những bé gái cho họ thỏa mãn dục tính, bạn dưỡng dục nuôi dạy những thanh thiếu niên để họ sử dụng trong các cuộc chinh chiến, hay như những công cụ sắt máu cho sự thống trị tàn bạo của họ. Bạn sát hại và bóc lột những người như bạn, để kẻ cầm quyền yên thân lặn ngụp trong xa hoa, lạc thú. Bạn tự làm cho mình yếu kém đi để tăng cường sức mạnh của kẻ thống trị, để họ xiết chặt hơn nữa những gông cùm trói buộc bạn.
Trước những áp bức mà ngay đến súc vật cũng không chịu nổi, bạn có thể thoát ra được nếu bạn thử làm một điều duy nhất. Điều ấy không phải là nỗ lực đấu tranh, mà chỉ là nghĩ đến sự giải thoát, là mong muốn nó. Khi bạn quyết định không là nô lệ, khi ấy, bạn có tự do ! Bạn không cần chống lại bạo chúa, không cần tấn công nó, hủy diệt nó. Bạn chỉ cần ngừng nâng đỡ nó, thì, bạn sẽ thấy : như một người khổng lồ bằng sắt thép nặng nề với đôi chân đất sét, nó sẽ tự động gãy đổ, ngã gục dưới sức nặng của chính nó, để tan tành vỡ nát trên mặt đất (...).
Ngay cả loài vật cũng biết kêu lên : « Tự Do muôn năm ». Nhiều giống thú biết tự để cho mình chết đi khi chẳng may bị bắt bớ cầm giữ. Nếu giữa các loài súc sinh có một sự phân chia đẳng cấp, thì chắc chắn những nòi giống biết chết vì Tự Do sẽ thuộc về đẳng cấp được tôn quý nhất. Những loài vật khác, từ lớn đến nhỏ, đều cố sức chống cự khi bị cầm giữ, bằng mọi phương cách, từ cào, cấu, cắn, đá ... với một năng lực và ý chí quyết tâm cực kỳ mạnh mẽ, như nhắc nhở mọi người trong chúng ta sự quý báu không thể đo lường được của tự do.
Hỡi mọi con người ! Bạo chúa chỉ có vẻ to lớn vĩ đại khi các bạn quỳ gối trước mặt nó. Hãy đứng lên ! Không quyền lực nào có thể thống trị được những con người Tự Do ...
Nguyễn Hoài Vân
Benghazi thành trì của phe nổi dậy Libya
AFP PHOTO/PATRICK BAZ
Ít người biết được cuộc cách mạng của người dân Libya vùng lên đòi lật đổ chế độ lại khởi phát từ vụ cảnh sát của chế độ độc tài Tripoli bắt giam Fathi Tirbil, một luật sư quả cảm luôn đứng về phía những người dân oan, đòi công lý và sự thật.
Cuộc nổi dậy tại Libya nổ ra từ Benghazi hôm 15/02/11, nhưng ít người biết được cuộc cách mạng của người dân Libya vùng lên đòi lật đổ chế độ Kadhafi lại khởi phát từ vụ cảnh sát bắt giam Fathi Tirbil, một luật sư quả cảm luôn đứng về phía những người dân oan, đòi công lý và sự thật. Đặc phái viên của báo Le Monde tại Libya đã trở lại với vị luật sư, người đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người dân Libya. Le Monde gọi ông là « người làm nên mùa xuân » Libya.
Tác giả bài báo kể lại, tất cả bắt đầu vào buổi chiều ngày 15 tháng hai vừa qua khi mà 23 nhân viên có vũ trang của lực lượng an ninh Libya ập đến nhà bắt vị luật sư Fathi Tirbil, 38 tuổi tại Benghazi. Trong vòng 18 tiếng đồng hồ sau đó, một số các đồng nghiệp và những nhà họat động nhân quyền biết tin đã kéo đến trụ sở cảnh sát, đòi phải giải thích về sự việc bắt giữ Fathi Tirbil.
Tiếp sau đó hàng trăm người dân khác cũng đổ về trước nơi giam giữ biểu thị tình đoàn kết với vị luật sư vì dân của mình. Họ đâu có biết rằng chính sự kiện Fathi Tirbil đó đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy lớn thứ ba ở Bắc Phi sau Ai Cập và Tunisia.
Với người dân ở Benghazi thì Fathi Tirbil là một trong những gương mặt hàng đầu của cuộc cách mạng tại Libya. Mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng từ nhiều năm qua luật sư Fathi Tirbil dành hết tâm huyết làm việc với một trong những hồ sơ nhạy cảm nhất của đất nước này. Đó là đi tìm sự thật, bảo vệ cho gia đình các nạn nhân của những người bị mất tích trong nhà tù Abou Salim ở Tripoli, nơi mà ngày 29 tháng 6 năm 1995, 1270 tù nhân, mà phần đông là tù chính trị, bị quân đội của chính quyền tàn sát trong vòng bốn tiếng đồng hồ. Lý do chỉ vì họ đòi cải thiện điều kiện giam giữ và quyền được chăm sóc thăm thân.
Cuộc nổi dậy tại Libya nổ ra từ Benghazi hôm 15/02/11, nhưng ít người biết được cuộc cách mạng của người dân Libya vùng lên đòi lật đổ chế độ Kadhafi lại khởi phát từ vụ cảnh sát bắt giam Fathi Tirbil, một luật sư quả cảm luôn đứng về phía những người dân oan, đòi công lý và sự thật. Đặc phái viên của báo Le Monde tại Libya đã trở lại với vị luật sư, người đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người dân Libya. Le Monde gọi ông là « người làm nên mùa xuân » Libya.
Tác giả bài báo kể lại, tất cả bắt đầu vào buổi chiều ngày 15 tháng hai vừa qua khi mà 23 nhân viên có vũ trang của lực lượng an ninh Libya ập đến nhà bắt vị luật sư Fathi Tirbil, 38 tuổi tại Benghazi. Trong vòng 18 tiếng đồng hồ sau đó, một số các đồng nghiệp và những nhà họat động nhân quyền biết tin đã kéo đến trụ sở cảnh sát, đòi phải giải thích về sự việc bắt giữ Fathi Tirbil.
Tiếp sau đó hàng trăm người dân khác cũng đổ về trước nơi giam giữ biểu thị tình đoàn kết với vị luật sư vì dân của mình. Họ đâu có biết rằng chính sự kiện Fathi Tirbil đó đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy lớn thứ ba ở Bắc Phi sau Ai Cập và Tunisia.
Với người dân ở Benghazi thì Fathi Tirbil là một trong những gương mặt hàng đầu của cuộc cách mạng tại Libya. Mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng từ nhiều năm qua luật sư Fathi Tirbil dành hết tâm huyết làm việc với một trong những hồ sơ nhạy cảm nhất của đất nước này. Đó là đi tìm sự thật, bảo vệ cho gia đình các nạn nhân của những người bị mất tích trong nhà tù Abou Salim ở Tripoli, nơi mà ngày 29 tháng 6 năm 1995, 1270 tù nhân, mà phần đông là tù chính trị, bị quân đội của chính quyền tàn sát trong vòng bốn tiếng đồng hồ. Lý do chỉ vì họ đòi cải thiện điều kiện giam giữ và quyền được chăm sóc thăm thân.
Không một thi thể người bị chết nào được trao lại cho gia đình. Không một ai bị buộc tội vì vụ thảm sát này. Gia đình các nạn nhân vẫn ngậm ngùi chịu nỗi bất công nghiệt ngã này trong nỗi sợ hãi cho đến khi luật sư Tirbil dám đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ.
Theo bài báo, chính vì kiếm chuyện trấn áp luật sự này nên Mouammar Kadhafi đã mở lại vết thương khơi dậy nỗi đau của những người dân oan bị chính quyền đè nén từ quá lâu nay.
Gặp gỡ với vị luật sư, tác giả bài viết nhận thấy ở anh một con người có lý tưởng, một người bình dị nuôi dưỡng bên trong một niềm khát khao vì công lý. Fathi Tirbil đã từng 5 lần bị cảnh sát Libya bắt và đánh đập. Anh suy nghĩ, cách duy nhất để đối mặt với chế độ độc tài này là bằng luật pháp.
Luật sư Tirbil bắt đầu tập hợp hồ sơ những tù nhân mất tích và theo đuổi vụ kiện chính quyền từ năm 2008 cho đến cái ngày 15 tháng 2 vừa qua thì bị bắt như trên đã đề cập đến.
Nhưng lần này, qua mạng Facebook, người dân đã kêu gọi tập hợp biểu tình toàn quốc. Chính quyền lo ngại và nghi ngờ anh là người xúi dục dân chúng, nên đã yêu cầu luật sư đứng ra kêu gọi dân chúng ngừng biểu tình. Đe dọa không thành và bị sức ép cuối cùng cảnh sát đành thả Fathi Tirbil vào ngày 16 tháng 2.
Ngày hôm sau đó phong trào bắt đầu lan rộng ra khắp cả nước Libya và kéo dài cho đến nay. Tác giả bài báo kết luận, Fathi Tirbil là người đã mở ra con đường mà theo đó phẩm giá của con người được trỗi dậy mạnh mẽ hơn là nỗi sợ hãi.
Theo bài báo, chính vì kiếm chuyện trấn áp luật sự này nên Mouammar Kadhafi đã mở lại vết thương khơi dậy nỗi đau của những người dân oan bị chính quyền đè nén từ quá lâu nay.
Gặp gỡ với vị luật sư, tác giả bài viết nhận thấy ở anh một con người có lý tưởng, một người bình dị nuôi dưỡng bên trong một niềm khát khao vì công lý. Fathi Tirbil đã từng 5 lần bị cảnh sát Libya bắt và đánh đập. Anh suy nghĩ, cách duy nhất để đối mặt với chế độ độc tài này là bằng luật pháp.
Luật sư Tirbil bắt đầu tập hợp hồ sơ những tù nhân mất tích và theo đuổi vụ kiện chính quyền từ năm 2008 cho đến cái ngày 15 tháng 2 vừa qua thì bị bắt như trên đã đề cập đến.
Nhưng lần này, qua mạng Facebook, người dân đã kêu gọi tập hợp biểu tình toàn quốc. Chính quyền lo ngại và nghi ngờ anh là người xúi dục dân chúng, nên đã yêu cầu luật sư đứng ra kêu gọi dân chúng ngừng biểu tình. Đe dọa không thành và bị sức ép cuối cùng cảnh sát đành thả Fathi Tirbil vào ngày 16 tháng 2.
Ngày hôm sau đó phong trào bắt đầu lan rộng ra khắp cả nước Libya và kéo dài cho đến nay. Tác giả bài báo kết luận, Fathi Tirbil là người đã mở ra con đường mà theo đó phẩm giá của con người được trỗi dậy mạnh mẽ hơn là nỗi sợ hãi.
Anh Vũ / Minh Anh
Theo Đại biểu Lê Quang Bình, đặc trách Uỷ ban An ninh-Quốc phòng của Quốc Hội thì trong mấy năm qua, chính phủ nỗ lực phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới việc giải quyết các vấn đề xã hội khiến tệ nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền gây bức xúc ngày càng đáng ngại cho dân chúng.
thua lỗ, nợ đến hàng ngàn tỷ đồng thì lại không ai bị kỷ luật gì cả.
Nhắc đến nợ nần hàng ngàn tỷ đồng có lẽ người ta khó bỏ qua vấn đề Vinashin. Theo Đại biểu Ngô Minh Hồng thì trong vụ Vinashin, báo cáo của chính phủ nhìn nhận có sai sót, có kiểm điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật thì “cử tri không bằng lòng”. Đại biểu này lưu ý là 1 tập đoàn nắm giữ tài sản nhà nước, tức tiền thuế của nhân dân rồi gây nợ nần hàng tỷ đô la, tái cấu trúc tốn kém để khoanh nợ, giản nợ…nên không thể đơn giản đến mức như vậy được.
Nhận xét về vấn đề này, Giáo sư Trần Khuê, một người luôn khắc khoải cho sự phế hưng của đất nước có ý kiến:
GS Trần Khuê: Chuyện chính phủ báo cáo trước Quốc Hội về vấn đề Vinashin là báo cáo chưa ổn. Sao lại nói suông rằng chính phủ, thủ tướng nghiêm túc nhận trách nhiệm? Nhận trách nhiệm thì phải như thế nào chứ.
Nhận trách nhiệm mà không sao cả là thế nào? Ngay con số họ cũng không nói chính thức là 86 ngàn tỷ hay là 120 ngàn tỷ ? Tôi thấy việc nhận trách nhiệm suông như vậy, nhân dân không thể chấp nhận được. Tôi cũng lấy làm lạ là tại sao có chuyện Uỷ ban Thanh tra của Trung ương Đảng nhảy vào vấn đề này? Thế rồi Bộ Chính trị cũng họp bỏ phiếu không đồng ý việc kỷ luật tập thể và cá nhân có liên quan đến Vinashin ? Và tôi cũng rất ngạc nhiên khi ông Trần Văn Truyền, Tổng Thanh tra Chính phủ, lại nói rằng “ là thành viên chính phủ, tôi không bình luận gì thêm về nội dung báo cáo trước Quốc Hội hôm
nay, cũng chưa thế tiết lộ kết quả cuộc thanh tra toàn diện Vinashin, vì chúng tôi chưa thể báo cáo thủ tướng và thủ tướng chưa cho ý kiến”.
Cho nên họ lúng túng trong chuyện này lắm. Mà tôi thấy những vụ như PMU18 rồi PCI…Tất cả các vụ họ đều cho chìm xuồng, làm việc tắc trách. Và vụ Vinashin là vụ “động trời, tầy trời” mà họ vẫn làm thế.
Trong khi đó, các đại biểu khác nêu lên nghi vấn về quyết tâm phòng chống tham nhũng của chính phủ, về vai trò của các cơ quan phòng chống tham nhũng, nhất là tình trạng giao cho chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong khi hành pháp là lãnh vực có điều kiện và nguy cơ tham nhũng nhiều nhất.
Nhận xét về quyết tâm của chính phủ bài trừ quốc nạn tham nhũng, GS Trần Khuê cho biết:
GS Nguyễn Thanh Giang: Đấy là một thực tế rất đau lòng của đất nước, xã hội vốn mang bao nhiêu kỳ vọng vào tương lai là phải sáng sủa tốt đẹp. Đất nước độc lập để làm gì ? Độc lập để xây dựng được một xã hội không bất công, không tham
nhũng, không áp bức, không có bóc lột và người dân được sống trong tự do, dân chủ. Nhưng bây giờ thực tế không như vậy! Điều trớ trêu là giới cầm quyền hứa mãi, nói mãi nhưng không làm.
Đảng bảo là Đảng sáng suốt anh minh thì phải giải quyết được các vấn đề của xã hội chứ ? Làm sao mà cứ để tình trạng tham nhũng càng ngày càng tệ hại. Không phải chỉ tệ hai bằng hoặc hơn xã hội phong kiến, xã hội VN hồi thời bị Pháp nô lệ, mà tệ hại hơn các nước khác trên thế giới thì làm sao không đau lòng được!
Đáng lẽ Đảng phải ăn năn, hối hận để bảo nhau là phải thực sự vì dân, vì nước mà vắt óc, moi tim nhằm giải quyết các yêu cầu của nhân dân, quần chúng và của các đại biểu Quốc Hội. Nhưng mà không. Đảng chỉ thích nghe những lời tán dương, ca ngợi. Còn ai không tán dương ca ngợi thì Đảng trừng trị người ta, vu khống người ta. Như vậy thì làm sao tiến bộ được?
GS Nguyễn Thanh Giang: Ở VN cái gì đẻ ra tham nhũng ? Chính chủ trương, đường lối chưa đúng đắn, các chính sách lớn không đúng đắn. Và ở VN nếu chỉ đặt vấn đề chống tham nhũng thì không thể nào tận diệt được tham nhũng. Muốn chống được tham nhũng ở VN thì phải chống cái đẻ ra tham nhũng, tức phải sửa sai sót của chủ trương, đường lối, phải sửa những vấn đề lớn của chính sách sai lầm.
Thí dụ về phương diện ruộng đất. Từ tình trạng mập mờ, không thừa nhận 5 thành phần kinh tế trong ruộng đất, khiến không cho người dân có quyền tư hữu ruộng đất trong khi xoá đi hết và chỉ thừa nhận Nhà nước được quyền ấy thì thực ra quyền tư hữu này nằm trong tay mấy ông đảng viên có chức có quyền.
Đường lối sai lầm, chủ trương mập mờ ấy, mà thực chất là do giới tư bản đỏ, địa chủ đỏ đặt ra như vậy, khiến đẻ ra tệ nạn tham nhũng cực kỳ lớn và cũng đẻ ra sự phân hoá xã hội giàu-nghèo cực kỳ tệ hại tại VN. Cho nên tôi cho rằng ở VN, vấn đề muốn cho thật tâm huyết, thật thấu đáo thì phải bàn nhau chống cho bằng được cái đẻ ra tham nhũng.
Một bản phúc trình của LHQ cách nay ít lâu cũng lưu ý rằng nạn hối lộ ở VN chưa giảm trong khi tham nhũng thì diễn ra ở mọi cấp trong đảng lẫn chính quyền.
Theo chuyên gia Martin Gainsborough thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Viện Đại học Bristol, Anh Quốc, tham nhũng là vấn đề lớn của hệ thống quyền lực VN.
Quốc nạn tham nhũng tiếp diễn trầm trọng khiến vị tướng lão thành khả kính luôn ưu tư cho vận nước cùng sự tồn vong của dân tộc, là Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã xúc cảnh… nhiễu nhương ấy thành bài thơ khai bút đầu năm như sau:
Hỏi những quan tham lại nhũng
làm giàu chết có mang đi?
Nhắc kẻ nắm quyền hống hách
Nhớ chăng quan chỉ một thì?
Nhắc kẻ độc tài độc đoán
Trên đời từng có Hít-le.
Nhắn kẻ ba hoa dối trá
Tô hồng dễ mấy ai nghe?!
Hà Nội động đất, tín hiệu cảnh báo này có làm rung động tình người không?
------------ooOoo------------
Quốc nạn tham nhũng
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-03-25
Quốc nạn tham nhũng cùng nhiều tệ nạn khác tiếp tục là những vấn đề gây nhiều chú ý cũng như đáng ngại tại VN, công luận, từ người dân tới các nhà lập pháp, bày tỏ quan ngại rằng những tệ nạn ấy đang trên đà phát triển mạnh trong chiều hướng phức tạp, tinh vi, thậm chí “xảo quyệt” hơn.Tham nhũng căn bệnh mãn tính
Trong khi các quan chức VN tự hào về nỗ lực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo dù tình hình thực tế khó có thể như cái nhìn qua “lăng kính màu hồng” ấy, thì nhiều đại biểu Quốc Hội lưu ý trong cuộc báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng mấy ngày qua rằng tình trạng tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, lãng phí…vẫn đáng ngại trong xã hội.Theo Đại biểu Lê Quang Bình, đặc trách Uỷ ban An ninh-Quốc phòng của Quốc Hội thì trong mấy năm qua, chính phủ nỗ lực phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới việc giải quyết các vấn đề xã hội khiến tệ nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền gây bức xúc ngày càng đáng ngại cho dân chúng.
chính phủ nỗ lực phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới việc giải quyết các vấn đề xã hội khiến tệ nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền gây bức xúc ngày càng đáng ngại cho dân chúng.Trong khi đại biểu Nguyễn Tấn Trịnh thuộc Quảng Nam đề nghị chính phủ cần nói thật cho người dân biết rằng có hay không tình trạng này, thì Đại biểu Nguyễn Lân Dũng lưu ý rằng Chính phủ đánh giá nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí “khá mờ nhạt”. Và ông nêu lên trường hợp cụ thể là những vụ như chỉ bắt trộm hai con vịt thôi đã bị phạt tù trong khi có những đơn vị
Đại biểu Lê Quang Bình
thua lỗ, nợ đến hàng ngàn tỷ đồng thì lại không ai bị kỷ luật gì cả.
Nhắc đến nợ nần hàng ngàn tỷ đồng có lẽ người ta khó bỏ qua vấn đề Vinashin. Theo Đại biểu Ngô Minh Hồng thì trong vụ Vinashin, báo cáo của chính phủ nhìn nhận có sai sót, có kiểm điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật thì “cử tri không bằng lòng”. Đại biểu này lưu ý là 1 tập đoàn nắm giữ tài sản nhà nước, tức tiền thuế của nhân dân rồi gây nợ nần hàng tỷ đô la, tái cấu trúc tốn kém để khoanh nợ, giản nợ…nên không thể đơn giản đến mức như vậy được.
bắt trộm hai con vịt thôi đã bị phạt tù trong khi có những đơn vị thua lỗ, nợ đến hàng ngàn tỷ đồng thì lại không ai bị kỷ luật gì cả.Đại biểu vừa nói lên tiếng sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, với tư cách là Trưởng Ban chỉ đạo tái cơ cấu tập đoàn Vinashin cho biết rằng căn cứ vào kết quả điều tra, kiểm điểm, Bộ Chính Trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các quan chức cấp điều hành có sai phạm.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng
Nhận xét về vấn đề này, Giáo sư Trần Khuê, một người luôn khắc khoải cho sự phế hưng của đất nước có ý kiến:
GS Trần Khuê: Chuyện chính phủ báo cáo trước Quốc Hội về vấn đề Vinashin là báo cáo chưa ổn. Sao lại nói suông rằng chính phủ, thủ tướng nghiêm túc nhận trách nhiệm? Nhận trách nhiệm thì phải như thế nào chứ.
Nhận trách nhiệm mà không sao cả là thế nào? Ngay con số họ cũng không nói chính thức là 86 ngàn tỷ hay là 120 ngàn tỷ ? Tôi thấy việc nhận trách nhiệm suông như vậy, nhân dân không thể chấp nhận được. Tôi cũng lấy làm lạ là tại sao có chuyện Uỷ ban Thanh tra của Trung ương Đảng nhảy vào vấn đề này? Thế rồi Bộ Chính trị cũng họp bỏ phiếu không đồng ý việc kỷ luật tập thể và cá nhân có liên quan đến Vinashin ? Và tôi cũng rất ngạc nhiên khi ông Trần Văn Truyền, Tổng Thanh tra Chính phủ, lại nói rằng “ là thành viên chính phủ, tôi không bình luận gì thêm về nội dung báo cáo trước Quốc Hội hôm
nay, cũng chưa thế tiết lộ kết quả cuộc thanh tra toàn diện Vinashin, vì chúng tôi chưa thể báo cáo thủ tướng và thủ tướng chưa cho ý kiến”.
Nhận trách nhiệm mà không sao cả là thế nào? Ngay con số họ cũng không nói chính thức là 86 ngàn tỷ hay là 120 ngàn tỷ ? Tôi thấy việc nhận trách nhiệm suông như vậy, nhân dân không thể chấp nhận được.Tại sao cho đến bây giờ còn nói tiết lộ với không tiết lộ cái gì ? Sao đến bây giờ lại chưa báo cáo thủ tướng và thủ tướng vẫn chưa cho ý kiến ? Và chưa cho ý kiến như vậy thì ra báo cáo với Quốc Hội thế nào được ?
Giáo sư Trần Khuê
Cho nên họ lúng túng trong chuyện này lắm. Mà tôi thấy những vụ như PMU18 rồi PCI…Tất cả các vụ họ đều cho chìm xuồng, làm việc tắc trách. Và vụ Vinashin là vụ “động trời, tầy trời” mà họ vẫn làm thế.
Trong khi đó, các đại biểu khác nêu lên nghi vấn về quyết tâm phòng chống tham nhũng của chính phủ, về vai trò của các cơ quan phòng chống tham nhũng, nhất là tình trạng giao cho chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong khi hành pháp là lãnh vực có điều kiện và nguy cơ tham nhũng nhiều nhất.
Nhận xét về quyết tâm của chính phủ bài trừ quốc nạn tham nhũng, GS Trần Khuê cho biết:
Vì thực ra có bao giờ họ muốn chống tham nhũng, vì bản thân họ tham nhũng thì còn chống ai nữa ? Chỉ có điều là họ tự trọng thì nên từ chức thôi.GS Trần Khuê: Vì thực ra có bao giờ họ muốn chống tham nhũng, vì bản thân họ tham nhũng thì còn chống ai nữa ? Chỉ có điều là họ tự trọng thì nên từ chức thôi.
Giáo sư Trần Khuê
Muốn chống tham nhũng phải chống cái đẻ ra tham nhũng
Theo nhận xét của GS Nguyễn Thanh Giang từng quan tâm đến vận nước, thì quốc nạn tham nhũng tiếp tục là thực trạng phũ phàng cho quê hương, dân tộc khi đảng tự hào là “anh minh, sáng suốt” lại để cho tham nhũng tràn lan:GS Nguyễn Thanh Giang: Đấy là một thực tế rất đau lòng của đất nước, xã hội vốn mang bao nhiêu kỳ vọng vào tương lai là phải sáng sủa tốt đẹp. Đất nước độc lập để làm gì ? Độc lập để xây dựng được một xã hội không bất công, không tham
nhũng, không áp bức, không có bóc lột và người dân được sống trong tự do, dân chủ. Nhưng bây giờ thực tế không như vậy! Điều trớ trêu là giới cầm quyền hứa mãi, nói mãi nhưng không làm.
Đảng bảo là Đảng sáng suốt anh minh thì phải giải quyết được các vấn đề của xã hội chứ ? Làm sao mà cứ để tình trạng tham nhũng càng ngày càng tệ hại. Không phải chỉ tệ hai bằng hoặc hơn xã hội phong kiến, xã hội VN hồi thời bị Pháp nô lệ, mà tệ hại hơn các nước khác trên thế giới thì làm sao không đau lòng được!
Đáng lẽ Đảng phải ăn năn, hối hận để bảo nhau là phải thực sự vì dân, vì nước mà vắt óc, moi tim nhằm giải quyết các yêu cầu của nhân dân, quần chúng và của các đại biểu Quốc Hội. Nhưng mà không. Đảng chỉ thích nghe những lời tán dương, ca ngợi. Còn ai không tán dương ca ngợi thì Đảng trừng trị người ta, vu khống người ta. Như vậy thì làm sao tiến bộ được?
Đảng phải ăn năn, hối hận để bảo nhau là phải thực sự vì dân, vì nước mà vắt óc, moi tim nhằm giải quyết các yêu cầu của nhân dân, quần chúng và của các đại biểu Quốc Hội. Nhưng mà không. Đảng chỉ thích nghe những lời tán dương, ca ngợi. Còn ai không tán dương ca ngợi thì Đảng trừng trị người ta, vu khống người taGiữa lúc tham nhũng trở thành quốc nạn ngày càng đáng ngại, GS Nguyễn Thanh Giang đề cập tới nguyên nhân phát sinh tham nhũng để từ đó có thể tìm cách diệt trừ tệ nạn này. Ông nêu lên nghi vấn:
GS Nguyễn Thanh Giang
GS Nguyễn Thanh Giang: Ở VN cái gì đẻ ra tham nhũng ? Chính chủ trương, đường lối chưa đúng đắn, các chính sách lớn không đúng đắn. Và ở VN nếu chỉ đặt vấn đề chống tham nhũng thì không thể nào tận diệt được tham nhũng. Muốn chống được tham nhũng ở VN thì phải chống cái đẻ ra tham nhũng, tức phải sửa sai sót của chủ trương, đường lối, phải sửa những vấn đề lớn của chính sách sai lầm.
Thí dụ về phương diện ruộng đất. Từ tình trạng mập mờ, không thừa nhận 5 thành phần kinh tế trong ruộng đất, khiến không cho người dân có quyền tư hữu ruộng đất trong khi xoá đi hết và chỉ thừa nhận Nhà nước được quyền ấy thì thực ra quyền tư hữu này nằm trong tay mấy ông đảng viên có chức có quyền.
Đường lối sai lầm, chủ trương mập mờ ấy, mà thực chất là do giới tư bản đỏ, địa chủ đỏ đặt ra như vậy, khiến đẻ ra tệ nạn tham nhũng cực kỳ lớn và cũng đẻ ra sự phân hoá xã hội giàu-nghèo cực kỳ tệ hại tại VN. Cho nên tôi cho rằng ở VN, vấn đề muốn cho thật tâm huyết, thật thấu đáo thì phải bàn nhau chống cho bằng được cái đẻ ra tham nhũng.
Đường lối sai lầm, chủ trương mập mờ ấy, mà thực chất là do giới tư bản đỏ, địa chủ đỏ đặt ra, khiến đẻ ra tệ nạn tham nhũng cực kỳ lớn và cũng đẻ ra sự phân hoá xã hội giàu-nghèo cực kỳ tệ hại tại VN. Cho nên ở VN, vấn đề muốn cho thật tâm huyết, thật thấu đáo thì phải bàn nhau chống cho bằng được cái đẻ ra tham nhũng.Lên tiếng cách nay không lâu, bà Samantha Grant, Điều Phối Viên Chương trình của Tổ chức Minh bạch Quốc Tế lưu ý rằng tệ nạn tham nhũng ở VN chưa giảm. Viên chức này trích dẫn lời các chuyên gia khẳng định rằng VN chưa có tiến bộ trong việc phòng chống tham nhũng.
GS Nguyễn Thanh Giang
Một bản phúc trình của LHQ cách nay ít lâu cũng lưu ý rằng nạn hối lộ ở VN chưa giảm trong khi tham nhũng thì diễn ra ở mọi cấp trong đảng lẫn chính quyền.
Theo chuyên gia Martin Gainsborough thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Viện Đại học Bristol, Anh Quốc, tham nhũng là vấn đề lớn của hệ thống quyền lực VN.
Quốc nạn tham nhũng tiếp diễn trầm trọng khiến vị tướng lão thành khả kính luôn ưu tư cho vận nước cùng sự tồn vong của dân tộc, là Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã xúc cảnh… nhiễu nhương ấy thành bài thơ khai bút đầu năm như sau:
Hỏi những quan tham lại nhũng
làm giàu chết có mang đi?
Nhắc kẻ nắm quyền hống hách
Nhớ chăng quan chỉ một thì?
Nhắc kẻ độc tài độc đoán
Trên đời từng có Hít-le.
Nhắn kẻ ba hoa dối trá
Tô hồng dễ mấy ai nghe?!
Theo dòng thời sự:
- Món nợ Vinashin?
- Tham nhũng bất tận tại Việt Nam
- LS Trần Đình Triển tố cáo một viên chức cao cấp tham nhũng
- Tham nhũng trong hệ thống quyền lực VN
- LHQ: hối lộ, tham nhũng ở Việt Nam không suy giảm
- Dựa vào dân để chống tham nhũng?
- Biểu tình tại Vinh tố cáo lãnh đạo Quân Khu 4 lừa đảo
- Khiếu kiện tập thể
- Chính phủ có đáp ứng kỳ vọng của dân?
No comments:
Post a Comment