Thursday, March 15, 2012

Trí thức - Blog Trịnh Hội

VOA - Blog Trịnh Hội
.
Tôi về lại Việt Nam lần đầu tiên vào khoảng giữa năm 1996 để thăm một số bạn bè tôi quen lúc còn ở các trại tỵ nạn ở Hồng Kông. Lúc ấy họ vừa bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam. Sau đó tôi được một công ty luật của Úc chuyển về Hà Nội làm việc cho văn phòng của họ ở Phố Chân Cầm nằm cạnh Hàng Bông không xa Hồ Gươm quá là bao.
Từ đó cho đến cuối năm 2008 tôi đã về Việt Nam rất nhiều lần. Khi đi chơi để thăm gia đình bên nội, ngoại. Lúc lại phải về để phỏng vấn các nhạc sĩ, ca sĩ, hoặc làm công việc chuyên môn về luật của mình cho công ty kiểm toán tư vấn Ernst & Young của Mỹ có văn phòng ở Sài Gòn.
Vì thế có thể nói tôi đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội hiện tại ở Việt Nam. Từ Sài Gòn ra đến Hà Nội. Đặc biệt là thành phần trí thức trẻ, có học, có đọc và vì vậy ít nhiều cũng hiểu biết đôi chút về hiện trạng đất nước và những quyền lợi căn bản mà chính họ cũng không được tận hưởng: quyền được tìm hiểu và tiếp cận với tất cả mọi thông tin, quyền được bày tỏ những ý kiến đối lập trên các phương tiện đại chúng, v.v…
Nhìn chung có thể nói hầu hết ai cũng phản đối những chính sách và hành động phản dân chủ của nhà nước Việt Nam. Ai cũng bực mình vì bị cấm không cho đọc, không cho phát biểu thẳng thắn những ý kiến của mình về những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Nhưng nhìn chung tuyệt đại đa số thành phần trí thức hiện tại ở Việt Nam đều chỉ biết phản đối ngầm hoặc chia xẻ với các bạn bè thân thiết. Không những họ không chủ động tự đi tìm cho mình một giải pháp tốt đẹp hơn bất kể nhà nước có đồng ý hay không mà ngay cả đối với những ai họ cho là quá ‘bạo’, họ lại càng có vẻ e dè, ngại tiếp xúc. Những cái tên như Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, hoặc Lê Công Định đều được nhắc đến một cách rất cẩn trọng và trong một tình trạng hoàn toàn… không thoải mái. Cho cả người nghe lẫn người nhắc!
Tôi thông cảm với điều này. Nếu tôi là họ tôi cũng chỉ có thể làm đến thế. Gia đình, việc làm, cuộc sống, v.v… tất cả đều sẽ bị ảnh hưởng rất sâu đậm và nặng nề một khi họ quyết định chuyển tư duy sang hành động. Không những chính họ sẽ bị trừng phạt mà ngay cả đối với những người thân ở gần họ cũng sẽ bị vạ lây.
Sự sợ hãi vì thế làm tê liệt mọi ý chí kháng cự.
Kể cả những vấn đề chẳng liên quan gì đến tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Như việc trong những tháng gần đây có nhiều ngư dân Việt Nam bị Hải Quân Trung Quốc bắt giam vì họ bị cho là đã xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa, Hoàng Sa.
Như đã nói ở trên, tôi hiện vẫn còn quen khá nhiều người thuộc tầng lớp trí thức ở Việt Nam đặc biệt là các luật sư cùng trang lứa. Sau khi biết được những thông tin trên, trong thời gian qua tôi đã chủ động liên lạc với một số bạn bè luật sư ở Việt Nam với ý định hỏi thử xem trong nhóm có ai muốn cùng tôi lập hồ sơ để… kiện việc Trung Quốc bắt giam ngư dân Việt Nam trái phép hay không.
Tôi cần sự giúp đỡ của các luật sư từ trong nước vì ngoài vấn đề liên lạc với gia đình của các nạn nhân ngư dân ở các vùng sâu, vùng xa, tôi cũng không biết gì nhiều về luật hàng hải hoặc những tin tức chính thức từ trong nước về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Tôi chỉ nghĩ đơn giản nếu như chúng ta cùng chung sức làm việc thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm được một giải pháp tốt đẹp như câu nói ‘when there’s a will, there’s a way’ trong tiếng Anh.
Tôi cũng nghĩ có thể đây là một việc tuy có phần hơi tế nhị trên phương diện ngoại giao giữa hai nước nhưng nó hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và vì vậy sẽ có nhiều luật sư sẵn sàng cùng tôi hợp tác để giúp những gia đình ngư dân đang gặp cảnh tù tội.
Thế vậy mà tôi lầm đấy bạn ạ. Trong tất cả các thư email mà tôi gửi đi, tôi chẳng nhận được một hồi âm nào cho biết là họ khả dĩ có thể cùng tôi hợp tác. Người thì hoàn toàn ‘lơ’ đi chẳng đá động gì đến câu hỏi của tôi, người khác lại cho là việc làm này rất khó thực hiện. Hoặc thậm chí có người chẳng buồn trả lời email cho tôi mặc dù chúng tôi cũng đã quen thân từ mấy năm trước.
Có thể nói tôi không quá buồn vì những điều trên vì nếu so ra nó cũng không phải là một điều làm cho chúng ta hoàn toàn ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Cho là tôi thất vọng thì đúng hơn. Thực trạng của đất nước Việt Nam thì ra là vậy. Đã và đang có một thành phần trí thức lớn được hình thành. Nhưng họ chỉ được sử dụng trí mà hoàn toàn không được thức. Cho dù là thức đối với những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hai chữ Việt Nam.
Ai không đồng ý với tôi và sẵn lòng cùng hợp tác xin liên lạc thẳng với tôi qua email: hoitrinh@hotmail.com.
Chúc tất cả các bạn có một tuần đầy ý nghĩa.
.

*  Những viên Đạn Hợp Âm



.
=>Ngo Bao Chau's homepage
.
Minh Trí
Đúng rồi bạn ! Cha ông ta nói đó là người hiền tài. Chú Châu mang cái giải thưởng về “bổ đề ” trên mây xanh ấy cũng là vinh cho người VN ta. Nhưng cũng phải đến năm 4000 may ra Việt Nam và nhân loại mới áp dụng được cái “bổ đề” đó. Nhưng có người bảo Châu là con cừu láu cá và gian manh cũng có phần đúng đấy. Chú Châu đã ngộ nhận mình là trí thức – đó là sự ngu xuẩn của anh chàng giỏi toán này. Từ có chút kiến thức về môn toán đến trở thành người trí thức chân chính còn với xa lắm chú nhóc ơi!

Hyvọngmongmanh
Châu à! 2 tỷ căn hộ bố mẹ Châu đang ở, Chi phí hơn 600 tỷ mà người ta hứa cho Châu hoạt động Viện toán do Châu làm giám đốc là tiền thuế của dân đấy, không phải tiền cá nhân kẻ nào ban ơn cho Châu đâu, Ở đời oán có đầu, nợ có chủ, đừng nhìn thấy tiền mà lú lẫn kẻo hối không kịp mà còn mang tiếng nhục cho cả dòng họ nhà cháu đấy!

CÁO ĐỘI LỐT CỪU
Giải thưởng toán quốc tế của NBC cũng chỉ có 15 ngàn đô Úc, nay nhà nước VN tặng ngay cho 600 ngàn đô Mỹ ngôi nhà cho bố mẹ, 650 tỷ ( 32 triệu đô) muốn làm gì thì làm , có lẽ không có một quốc gia nào kể cả Mỹ, nếu thậm chí trúng giải NOBeL cũng không được chính phủ cho một xu, anh đoạt giải anh đã có thưởng đó là thành quả, muốn có tiền tiếp anh phải làm gì cho chính phủ, cho công ty, đó là lương. Việt nam hiện nay chính là thiên đường của chủ nghĩa cộng sản cho NBC người duy nhất trên trái đất này được hưởng, làm theo năng lực,hưởng thoải mái: nhà, tiền, quyền. Việc cho nhà, trao tiền cho NBC không nằm trong bất kỳ một qui định nào bằng văn bản pháp luật hiện hành, không hiểu NBC cho mình là trí thức có tìm hiểu xem tại sao họ ưu đãi mình, việc ưu đãi này dựa vào đâu, văn bản nào đã qui định, nhất là đây là tiền thuế của nhân dân, không phải là tiền tuý của cá nhân trao tặng
Xin nói thật thế này. Kể các đời Thủ tướng ở VN từ trước tới nay thì 3D là Thủ tướng dốt nát nhất, điều này không có gì ngạc nhiên bởi trình độ lớp 3 trường làng học chưa xong. Con đường tiến thân của 3D chính là nhờ xuất thân là con hoang rực rỡ (con chửa hoang của một cán bộ cao cấp) và thủ đoạn
Những ai đã tiếp xúc với 3D trước đây đều biết rằng, đến một phát biểu trước hội nghị, 3D cũng không thể nói ra đầu ra đuôi và chỉ biết đọc nguyên văn tài liệu thư ký viết sẵn cho mình. Đây là con người không có khả năng đưa ra được chủ kiến riêng trước nhiều vấn đề, hoàn toàn dựa dẫm vào ý kiến của các quân sư mách nước. Một con người thích hợp cho vai trò Thủ tướng bù nhìn dưới sự giật dây sau lưng của bóng tối
Một con người như vậy không thể tạo ra một cuộc CM về thể chế. Nên cũng không ngạc nhiên khi vụ Tiên lãng sảy ra, cùng một lúc kiêm hai vai TT và Đại biểu QH tại địa phương nhưng 3D nín hơn nghe ngóng chờ phút chót mới ra mặt   Chắc chắn một điều. Mọi quyết định xử lý 3D không thể quyết định một mình. Quyết định đó trước hết vì lợi ích của đảng và tất nhiên nó đối lập với lợi ích của người dân. Chừng nào VN chỉ có đảng chủ, không có dân chủ thì chừng đó chúng ta đừng hy vọng gì vào một tương lai tốt đẹp. Mọi hy vọng, hay lời hứa hẹn chỉ là ảo tưởng


Lao Động Trí Óc…

Trí thức là gì? Là những ai? Và giá trị trí thức là gì? Có vẻ như cuộc tranh luận về trí thức mấy tuần qua không chỉ đơn giản như những cuộc tranh luận như tại Hoa Kỳ, nơi những người trí thức cũng ưa tranh cãi còn hơn là dân Quảng Nam, nếu chúng ta tin vào thành ngữ “Quảng Nam hay cãi…”
Điều gì làm cho cuộc tranh cãi tại Việt Nam khác hơn? Về mức độ, thực ra tranh cãi tại Hoa Kỳ, nếu loại bỏ yếu tố thuần túy học thuật, có khi còn gay gắt, dữ dội hơn cuộc tranh cãi về chữ “trí thức” tại VN mới đây… nếu chuyện liên hệ tới các chủ đề nhạy cảm như sắc tộc, tôn giáo (hay vô thần), đồng tính (bẩm sinh hay không?), lập trường (bảo thủ hay cấp tiến), đảng phái (Cộng Hòa hay Dân Chủ), và vân vân.  Thí dụ, buổi tối, bạn chỉ cần mở đài truyền hình Fox News sẽ nghe đủ thứ lý luận la mắng Tổng Thống Barack Obama, và khi xem đài MSNBC sẽ nghe đủ thứ lý luận bênh vực Obama.
Nhưng đó là chuyện bình thường ở Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, tất nhiên, bạn chỉ nghe có một giọng tung hô Đảng CSVN trên các đài truyền hình, dù ở Hà Nội hay Sài Gòn. Do vậy, một cách chính thức, thực sự là không có những cuộc tranh biện trên các cơ quan truyền thông lề phải tại VN. Và ngay cả khi tranh luận về một đề tài quan trọng như “trí thức,” nhiều người phản biện đành phải viết trên blog riêng hay là gửi bài cho các cơ quan truyền thông chọn lề trái. Ngay tự thân trò chơi tranh luận này ở VN đã thấy là bệnh hoạn rồi, nếu chúng ta không muốn xếp hàng theo thứ tự để tung hô Đảng CSVN.
Duyên khởi cuộc tranh luận là một cuộc phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ, Giáo Sư Ngô Bảo Châu nói: “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”? Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”
Ngôn ngữ của GS Ngô Bảo Châu có vẻ như chế giễu những người ‘thi đua’ để được phong hàm trí thức… và Giaó Sư khẳng định rằng “trí thức là người lao động trí thức… và giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra…”
Ai đang thi đua để được phong hàm tri thức? Và đang thi đua những gì? Ai chấm điểm cuộc thi đua này? Và ai có quyền phong hàm trí thức? Giáo Sư Ngô Bảo Châu không nói rõ nơi này. Thực tế, không ai dám nói rằng, Giáo Sư Toán Học chỉ là một thợ làm toán cao cấp, và cần phải thi đua để được phong hàm trí thức… Bởi vì vị trí, tài năng, và các giảỉ thưởng toán học của GS Ngô Bảo Châu đã vượt qua mọi tranh cãi. Nhưng còn những trường hợp khác? Hình như là chưa ai nói là cần thi đua gì, và phong hàm thì ai phong hàm? Ngôn ngữ của GS Ngô Bảo Châu kém minh bạch, cho nên gây sóng gió là phải.
Thêm nữa, nâng lên chuyện ‘thi đua’ và xin ‘phong hàm’…. để rồi sau đó là bàn chuyện ‘vai trò phản biện xã hội’, có vẻ như chủ điểm là chuyện ‘phản biện xã hội…’ Nếu như thế, Giáo Sư Ngô Bảo Châu đang ám chỉ những người ‘phản biện xã hội’ nào, và có phải Giáo Sư hàm ý rằng có rất nhiều trí thức ưa phản biện xã hội như giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra không có gì ghê gớm?
Để hiểu cho chính xác ngôn ngữ người Hà Nội, chúng ta có thể dò tìm và thấy rằng ‘lao động trí óc’ là nhóm chữ dùng cho rất nhiều nghề. Trên mạng Rongbay.com, trên chuyên mục ‘Lao động trí óc,’ có những nghề sau đây đăng rao vặt: Sinh viên làm thêm, Gia sư, Giáo viên, Kế toán/Sổ sách, Nhân viên văn phòng, Nhân viên kỹ thuật, Khác (các nghề khác).
Trong chuyên mục đó, không hề nói gì tới nhóm chữ ‘phản biện xã hội,’ nghĩa là phản biện xã hội không tạo ra được giá trị sản phẩm nào, theo mong đợi của người đăng rao vặt…
Dĩ nhiên, những trang web đó không bàn chuyện phức tạp, nhưng có vẻ như Giáo Sư Ngô Bảo Châu muốn trả lời những người hối thúc (hay mong đợi) Giáo Sư đóng vai phản biện xã hội (hay muốn cùng đi biểu tình chống Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển?).
Một biện hộ khác, và ngôn ngữ minh bạch hơn, được Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cựu Thành viên Ban cố vấn của Chính phủ dưới thời các Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với BBC là:
“Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào, đó là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ…
“Nếu ai cũng bỏ nước ra đi, rồi đứng ở bên ngoài nói, để không bị một ràng buộc gì cả, thì đất nước này sẽ thế nào đây?
“Tôi thì khác, tôi bám trụ tại đây. Tôi vẫn ở trong Đảng này, tôi vẫn là người ở trong chế độ này, nhưng tôi muốn góp phần một cách công khai và minh bạch thúc đẩy những bước phát triển để Đảng có thể tự chấn chỉnh, tự đổi mới.
“Và tôi tin rằng những điều đó có thể làm được vì những người nhận thức được, những người yêu nước không ít đâu.”(hết trích)
Như thế, chúng ta có thể đoán rằng, Giáo Sư Ngô Bảo Châu và Giáo Sư Tương Lai đang muốn trả lời những người hối thúc trí thức trong nước hãy phản biện xã hội, hãy xuống đường biểu tình chống TQ, hãy vân vân… Nhưng ngôn ngữ Giáo Sư Ngô Bảo Châu mang tính mỉa mai, khi xài chữ ‘thi đua… để được phong hàm trí thức…” và ám chỉ rằng giá trị sản phẩm lao động trí óc của nhiều vị trí thức chẳng có gì cả.
Thực ra, chúng ta cũng không nên hối thúc hay mong đợi những ‘người lao động trí óc’ trong nước phải phản biện xã hội hay phải làm gì  quá  sức hay không thích nghi với hoàn cảnh của họ.
Tuyệt vời trí thức như Nguyễn Hộ và Tướng Trần Độ, như Luật Sư Lê Công Định, như kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, như Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ… còn bị vùi dập bằng mọi thủ đoạn phi pháp, phi nhân. Chúng ta không thể đòi hỏi trí thức nào cũng phải lên tiếng như thế, hay cùng một phương cách như thế.
Dù vậy, đất nước vẫn luôn luôn có những người sẵn sàng lên tiếng để bênh vực những người không có cơ hội nói.
Một bài của Thượng Tọa Tuệ Sỹ nhiều năm trước, có nhan đề “Trí Thức Phải Nói,” đã viết nơi đoạn cuối:
“…Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.
Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.”(hết trích)
Cũng cần nhắc rằng, Thượng Tọa Tuệ Sỹ ra khỏi tù vào ngày 2 tháng 9 năm 1998, sau 14 năm khổ sai. Và Thượng Tọa không hề đặt vấn đề gì về thế nào là trí thức, kể cả vấn đề gì về thi đua để được phong hàm.
Dù vậy, Thượng Tọa Tuệ Sỹ vẫn bày tỏ tấm lòng lân mẫn với các Thầy khác trong những lựa chọn thái độ tùy vào hoàn cảnh riêng, và đã từ bi với tất cả mọi người khác trên thế gian này bởi vì tất cả đều cũng chung một số phận bị xô đẩy vào một ‘thế gian trường huyết hận’.
.
.

Tâm thức và lễ hội

Hành Khất (danlambao) Khi con người tiến hóa, phần tâm thức cũng được mở rộng hơn, và theo thời gian nhân bản cũng thay đổi qua cách hành xử đối với thiên nhiên bao gồm sinh động vật khi đời sống vật chất khá đầy đủ hơn xưa. Những niềm tin dựa vào phong tục xưa cũ cũng được thay đổi hay hủy bỏ vì chúng là bước cản cho sự trưởng thành tư tưởng của một dân tộc theo đà thúc đẩy tiến bộ của nhân loại. Đó hiệu quả của những của những học thuyết khai mở tâm thức mà tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong thực tiển song song với xã hội.
-
-
-

Âm mưu của Thủ tướng

Vũ Đông Hà (danlambao) - Không có gì đắc sách bằng cách xuất hiện và hành xử như một minh quân khi mà lòng dân bất mãn cùng cực và có sẵn vài con tốt nhỏ đang bị dư luận căm phẫn để đem ra trảm. Tham nhũng - nếu không dẹp được tôi sẽ từ chức; Vinashin - cú đấm thép chìm tàu với số nợ phải chạy làng; lạm phát đụng trần nhà; biển Đông dậy sóng và lòng người bất mãn đến nỗi phải đem hải quân VNCH ra để vuốt... Uy tín của ông Thủ tướng xuống dốc từ trong nhà ra đến sân. Tiên Lãng là cơ hội ngàn vàng cho Thủ tướng và ông đã biết nắm bắt vụ việc từ đầu để biến thành một kế hoạch. Một tháng im lặng là một sự im lặng có tính toán, có chủ mưu.

Ba DŨng, từ cống Rộc đến cống Sirte?

Xuân Bình - Cả ngày hóng tin Hải Phòng. 3h15, Hà Nội nắng hửng. Có tiếng trực thăng phành phạch. Chẳng biết có phải Ba DŨng muộn màng thị sát Tiên Lãng?

Theo đường chim bay từ chỗ Ba DŨng ngồi gần hồ Xác Cáo đến Cống Rộc khoảng 99 km, nếu dùng trực thăng, thời gian bay mất gần 30 phút.


Khoảng cách này bằng một phần mười quãng đường tới làng Ô Khảm nơi vừa thổi bùng lên sự nghiệp... đòi đất vỹ đại của những người nông dân Trung Quốc. Một cuộc quyết đấu của dân quyền với sói lang Trung cộng.


Bi kịch Việt Nam

Phạm Đình Trọng
NHỮNG TẤM LÒNG BAO DUNG


Nhận được những câu hỏi của nhà văn Phạm Thị Hoài tôi cứ nghĩ ngợi vân vi. Không phải nghĩ về câu trả lời mà nghĩ về chính câu hỏi. Đó là những câu hỏi mà mọi người Việt Nam đang quan tâm đến vận mệnh đất nước hôm nay vẫn thường tự hỏi. Bao giờ dân tộc Việt Nam thoát khỏi họa Cộng sản để lại trở về với chính mình, lại trở về với hồn cốt tinh hoa Việt Nam. Nhưng nhà văn không hỏi gay gắt như vậy. Câu hỏi của nhà văn thật nhẹ nhàng, bao dung.

Mẹ Paulus Lê Sơn có thể qua đời trong vài ngày tới

VRNs (07.02.2012) - Thanh Hoá – Cậu ruột của Paulus Lê Sơn vừa cho VRNs biết, theo bác sĩ, bà Đỗ Thị Tần, mẹ của anh Sơn đang trong tình trạng hấp hối và không thể kéo dài sự sống hơn 30 ngày.

Ngày sinh của giả dối

Trần Quốc Việt (danlambao) Tám mươi hai năm ngày sinh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có thể không biết ngày sinh của cha mẹ mình, nhưng ngày sinh của đảng chúng ta không thể nào không nhớ khi hàng năm ngày sinh ấy được các phương tiện truyền thông loan báo rầm rộ với bao nhiêu hoạt động chào mừng cùng với biết bao nhiêu biểu ngữ giăng trên khắp đường phố trong cả nước. 

Chỉ trừ khi chúng ta mù và điếc bẩm sinh hay mới chập chững bước đi những bước đầu tiên trong đời chúng ta mới không biết đến ngày sinh ấy.

-
___________________

___________________

No comments:

Post a Comment