Tổng Hợp Tin Tức ngày 23-6-2010 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Ngày 11-7-1995, Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng Hòa XHCNVN. Ngay sau đó, Mỹ sốt sắng mở đường quan hệ mậu dịch song phương với VN, nhưng Tàu không cho phép VGCS “đi bước trước”, nên Đỗ Mười đã hùng dũng nói “không” với Mỹ. Ngày 11-12-2001, Mỹ đưa Tàu vào WTO, trong khi VGCS cắm đầu “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, y hệt Bắc Triều Tiên. Năm 2004, VGCS bị Mỹ đưa vào danh sách CPC, chuẩn bị chịu sức ép mọi mặt. Chịu không thấu cảnh “dép râu nón cối, ăn lông ở lỗ”, được Tàu cho phép “đổi mới hay là chết”, VGCS noi gương Tàu “ngậm thẻ qua sông”, đưa “kép” Hoàng Minh Chính lên sân khấu đóng kịch “dân chủ cuội”,cốt khỉ “xã hội đen” VGCS đi vào kinh tế thị trường với cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, những tưởng ai cũng tin được chuyện ngược đời : loài khỉ, cứ chặt đuôi đi là có thể “nên người”. Từ 2007 đến 2010, giới đầu tư quốc tế coi 3 năm mậu dịch song phương giữa Mỹ và VGCS là “ba năm trăng mật”; dù cho VGCS thường xuyên “co giựt”, cố bám độc quyền độc đảng, đàn áp dân oan, xúc phạm tôn giáo, bóp chẹt thông tin, vẫn được Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi nhận là “có tiến bộ”. Tình hình Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền ở VN chưa bao giờ tồi tệ như bây giờ. và được Mỹ lấy ra khỏi danh sách CPC. Ngày 11-1-2007, VGCS vào WTO, 6 năm sau Tàu. Bọn
Suốt năm 2009 bước sang 2010, trong nỗ lực ổn định trật tự toàn cầu, các chiến lược gia Mỹ nhận chân được rằng hiểm họa “cộng sản sống sót” được kích thích bởi “chủ nghĩa bành trướng Hán tộc” đáng ngại và khó đối phó hơn “chủ nghĩa khủng bố” Hổi giáo quá khích. Do đó, chính quyền mới của nước Mỹ, từ đầu năm 2009 đã thay đổi ưu tiên chiến lược, sắp xếp lại khả năng và phương hướng hành động, đại khái là : dùng cường lực “cứng” – hard power – với khủng bố Hồi giáo quá khích; dùng cường lực “mềm” – soft power – tranh thủ bạn và giữ vững “đồng minh”; dùng cường lực “khôn” – smart power – xử lý bọn cộng sản sống sót bu quanh Tàu Cộng bành trướng; linh hoạt hoán chuyển các khả năng tùy theo tình hình. Các năm 2008-2009, do tư bản tài phiệt bất chấp cảnh báo (hạn chế lòng tham) của Fukuyama, tạo nên khủng hoảng toàn cầu, được đánh giá là trầm trọng hơn cả Đại Khủng hoảng 1929-1930, bọn cộng sản sống sót tưởng đâu tư bản giẫy chết đến nơi, hè nhau “thôi ngậm thẻ”, qua Olympic Bắc Kinh, muốn phất cờ tiến lên làm chủ thế giới. Ở VN, bọn Tàu cộng nằm vùng trắng trợn đàn áp sinh viên chống Thế Vận BK, tung ra một loạt bắt bớ đàn áp Dân Oan, Giáo Oan, trí thức phản kháng … đồng thời chỉ thẳng mặt Mỹ mà tố cáo là “âm mưu diễn biến hoà bình”, đứng sau mọi phản kháng… Mỹ tiếp tục kiên nhẫn, nỗ lực phục hồi “cường lực mềm”, triển khai “cường lực cứng”, điều chỉnh “cường lực khôn”, lấy lại thế chủ động toàn cầu. Sang năm 2010, Mỹ liên tiếp khi mềm, khi cứng, khi “khôn”, dồn Tàu cộng về thế bị động. Bề ngoài, Tàu đã lỡ “thôi ngậm thẻ” nên cứ phải diễu võ giương oai, nhưng trong thực tế thì lùi “từng bước”. Trong thực tế, quan hệ Mỹ/Tàu đã từ đối tác “chuyển sang” đối đầu, khiến cho VGCS lâm cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”. Trong khi vừa kỷ niệm 60 năm “đồng minh truyền thống” với Tàu, vẫn phải kỷ niệm 15 năm “quan hệ giai đoạn” với Mỹ, và dù ấp úng, VGCS không thể không minh bạch: “thế lực thù địch nước ngoài” bây giờ là ai ? Cả Tàu lẫn Mỹ bây giờ đã minh bạch đối đầu ở 3 “mặt trận” chủ yếu : Đài Loan, Tây Tạng, Biển Đông VN. Trong thế kẹt, VGCS đã được Tàu cho phép “lùi trong chừng mực”, đu giây đúng “trung bình điểm” đề giữ quân bình. Khổ nỗi, qua vụ Biển Đông, kèm theo vụ Bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn, “làng Tàu” quanh các khu chế xuất, nhất là xâm thực Tàu trong cơ chế đảng và nhà-nước VGCS, sức ép của chủ nghĩa yêu nước VN đang sống lại từ trong đảng ra toàn dân, không cho phép VGCS ngoan cố với manh tâm “thà mất nước chứ không mất đảng”. Đã mấy chục năm ăn cà-rốt Mỹ, trở thành tư bản đỏ với tài sản và trương mục “mật” ở ngoải tầm thao túng của Tàu cộng, VGCS không thể không lùi vào vòng hội nhập có rào giậutư bản đỏ, nhưng bản chất “xã hội đen” vẫn còn đó, chúng sẽ lại “lùi vào quỹ đạo Mỹ” với kịch bản “dân chủ cuội” như trước năm 2005. Chính trị con buôn Mỹ có thể lầm mưu VGCS, nhưng quốc dân VN với chủ nghĩa yêu nước bấy lâu bị đè chìm đang quật khởi lại, quyết không lầm. của Mỹ. Tình hình VN đang trở lại giống như hồi 2005-2006, nhưng lần này VGCS tuy đã thành
Xin mời nghe bài Tổng Hợp Tin Tức ứng khẩu mới đây của LS Đinh Thạch Bích.
Quê nhà Stalin dẹp tượng của ông
Nhà chức trách tại Gruzia đã cho hạ một bức tượng của nhà độc tài Joseph Stalin ngay tại quảng trường trung tâm của thị trấn Gori quê ông.
Bức tượng đồng cao sáu mét đã được đưa đi bất ngờ vào giữa đêm, theo tin tức từ địa phương.
Tượng sẽ được chuyển đến một bảo tàng ở Gori dành riêng cho Stalin, theo lời chủ tịch hội đồng thành phố, Zviad Khmaladze.
Nhưng chắc rằng tranh cãi sẽ không chấm dứt ở đây.
Theo ông Khmaladze, tại nơi có tượng Stalin, người Gruzia nắm chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Liên Xô, nay người ta sẽ dựng một đài tưởng niệm.
Đài tưởng niệm này sẽ dành cho cho các nạn nhân "cuộc xâm lăng của Nga", chiến cuộc giữa hai bên hồi 2008 vốn vẫn chia rẽ dư luận hai nước.
Joseph Stalin, sinh năm 1879 ở Gori và chết tại Moscow năm 1953.
Tên thật là Iosif Vissarionovich Dzhugashvili, ông tham gia cách mạng và trở thành "một trong những nhà độc tài "quyền uy và đẫm máu nhất trong lịch sử" theo đánh giá của trang BBC History.
'Công và tội'
Trong vòng một phần tư thế kỷ, Stalin là lãnh tụ tối cao của Liên Xô. Chế độ khủng bố của Stalin làm hàng chục triệu người chết.
Nhưng mặt khác, Stalin cũng xây dựng một bộ máy chiến tranh lớn, đóng vait trò cốt tử trong việc đánh bại chủ nghĩa phát-xít.
Dù là người Gruzia, ông cũng bị cáo buộc đã trấn áp Giáo hội Chính thống ở quê nhà và hành hạ, giết hại nhiều trí thức Gruzia.
Và dù nói tiếng Nga với giọng Gruzia, ông lại là nhân vật lịch sử người Nga coi là của họ.
Cho đến ngày nay, chính giới, các sử gia và dư luận Nga vẫn còn tranh cãi về "công và tội" của Stalin.
Có vẻ như giữa Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev cũng có cách nhìn khác biệt.
Ông Putin từng chia sẻ quan điểm rằng Stalin là "nhà quản trị tài ba", nói về giai đoạn tái thiết Liên Xô sau chiến tranh.
Nhưng gần đây nhất, ông Medvedev đã công khai lên án các tội ác thời Stalin.
Nhưng với không ít cựu binh Liên Xô, ông Stalin vẫn là nhân vật đem lại vinh quang cho tổ quốc Xô Viết trong Đệ nhị Thế chiến.
Các nước Đông Âu thì có quan điểm ngược hẳn.
Những người cộng sản ở Ba Lan, Czech, và Hungary cũng đều cho rằng thời kỳ Stalin cầm quyền là giai đoạn đen t̀ối.
Tại các nước cộng sản châu Á đã cải tổ như Trung Quốc và Việt Nam, vai trò của Stalin vẫn là đề tài bị né tránh thảo luận công khai.
No comments:
Post a Comment