Wednesday, June 16, 2010

Yêu nước lén lút buôn người công khai -- http://www.nguoi-viet.com


Ngô Nhân Dụng



Trên diễn đàn Bô Xít Việt Nam (boxitvn) một bạn trẻ than rằng anh đang phải “yêu nước lén lút.” Yêu nước, vì anh tham gia một phong trào nhắc nhở đồng bào về chủ quyền của nước ta trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lén lút, vì yêu nước mà không dám đứng dậy công khai bầy tỏ lòng yêu nước trước mặt mọi người!
Các bạn trẻ trong phong trào lén lút yêu nước đi viết khẩu hiệu trên tường, ở rất nhiều nơi trong nước Việt Nam. Khẩu hiệu chỉ có sáu chữ viết tắt, “HS - TS - VN!” Ai cũng hiểu 6 chữ đó nói gì: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!
Khi viết khẩu hiệu là muốn hô hào cho người khác nghe hoặc thấy ý kiến của mình. Và muốn kêu gọi mọi người đồng ý đồng tình với mình, cùng phổ biến lại ý kiến đó cho nhiêu người biết! Khẩu hiệu mà phải viết tắt, không dám viết đầy đủ, cũng giống như muốn nói một điều gì nhưng miệng câm, hoặc bị bịt miệng, không nói lên được. Do đó, phải khua tay chân, làm dáng điệu, nháy mắt, lúc lắc cái đầu, cho người khác hiểu. Cả nước Việt Nam đang bị bịt miệng không được nói lớn tiếng một câu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của nước chúng ta!” Vì vậy, các bạn trẻ Việt Nam phải viết tắt, phải dùng ngôn ngữ của những người câm!
Người viết đưa tin lên mạng boxitvn tên là Trịnh Hưng. Anh gửi lên mạng nhiều tấm hình chụp các bức tường, những cây cột chân cầu đã viết khẩu hiệu “HS - TS - VN!” bằng chữ lớn, xuất hiện ở thành phố Nam Ðịnh. Anh hãnh diện báo tin người dân trong tỉnh anh đã nhập cuộc, tham dự phong trào viết khẩu hiệu này. Nhờ các thanh niên yêu nước lén lút đó, từ nay, Nam Ðịnh có thể đứng ngang với các tỉnh đi trước như Ðồng Nai, Bình Dương, Sa Ðéc, Trà Vinh, Cần Thơ, Bình Thuận, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, và Ninh Bình.
Nhưng các bạn trẻ ở thành phố Nam Ðịnh, cũng như nơi khác, đều phải đi viết các khẩu hiệu “HS - TS - VN!” vào ban đêm! Tại sao không dám viết công khai giữa ban ngày? Ðúng là muốn yêu nước cũng phải yêu lén lút; giống như các cô cậu nhân tình trẻ đang bị cha mẹ cấm đoán! Cha mẹ nào cấm đoán không cho các thanh niên được tỏ lòng yêu nước?
Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam! Vì bản chất của các chế độ Cộng Sản là độc quyền. Ngay khi cướp được chính quyền, đảng đã nắm giữ các độc quyền kinh tế, độc quyền chính trị, viết vào hiến pháp rằng đảng độc quyền lãnh đạo cả nhà nước lẫn xã hội. Cho nên đảng cũng chiếm độc quyền yêu nước. Thời 1945 bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã bị đảng Cộng Sản giết, vì họ sợ mất độc quyền! Các thanh niên Việt Nam bây giờ không dám yêu nước, cũng vì sợ vi phạm độc quyền của đảng, nếu không mất mạng thì cũng mất việc làm! Trịnh Hưng thú nhận ai cũng bị con “vi rút sợ hãi” nó nhập trong người, yêu nước cũng không dám nói công khai “nếu không được nhà nước cho phép!” Trịnh Hưng viết: “...Phần lớn mọi người còn ngần ngại nếu không nói là e sợ, không dám bày tỏ lòng yêu nước của mình vì những mối đe dọa lúc nào cũng quanh quẩn ở bên ta.”
Ai đe dọa? Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đang nắm toàn quyền cai trị! Tại sao đảng Cộng Sản lại cấm người ta bầy tỏ lòng yêu nước? Vì họ sợ dụng tới Trung Cộng, một chế độ “vừa là đồng chí lại là anh em” của đảng Cộng Sản!
Trong cuốn tự truyện Ðêm Giữa Ban Ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên kể chuyện thi sĩ Chế Lan Viên làm thơ lúc nào cũng đúng lập trường mà các lãnh tụ đảng đã phát biểu. Ông nêu thí dụ một câu nói của Lê Duẩn, trong một bài học tập nội bộ: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa...” (Văn Nghệ xuất bản, năm 1997 trang 422). Các thanh niên Việt Nam bây giờ không nhớ bài học đó, quên mất rằng cha, mẹ, anh, chị họ đã từng đổ máu cho Liên Xô, Trung Quốc. Nay nước Cộng Sản Liên Xô biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại nước Cộng Hòa Nga. Nhưng Trung Quốc thì vẫn còn chế độ Cộng Sản, vẫn là đồng chí, anh em với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam! Cho nên, họ cấm người Việt Nam không được hô lớn công khai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!”
Các bạn thanh niên Việt Nam phải bày tỏ lòng yêu nước một cách lén lút; nhưng nhà nước Cộng Sản thì lại công khai làm một công việc khác mà đáng lẽ ai biết liêm sỉ thì cũng tránh không làm. Ðó là việc buôn người.
Bộ Ngoại Giao Mỹ mới công bố bản phúc trình về nạn buôn người trên thế giới, vẫn xếp nhà nước Việt Nam vào “loại 2” tức là thuộc loại những nước cần được theo dõi. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã được xếp trong danh sách này từ 4 năm qua. Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ xác nhận nhiều người lao động Việt Nam được các công ty môi giới đưa ra nước ngoài đã phải làm việc như các nô lệ. Nhiều phụ nữ Việt Nam, trong đó có cả các em gái vị thành niên vẫn được đưa qua các ổ mãi dâm ở các nước như Cam Phu Chia, Trung Quốc và Lào; sau đó nhiều người lại bị bán lại lần nữa qua Mã lai Á, Thái Lan, vân vân.
Nhưng Dân Biểu Chris Smith, Cộng Hòa, tiểu bang New Jersey, đã lên tiếng chỉ trích Bộ Ngoại Giao Mỹ còn sai lầm, khi xếp ba nước Việt Nam, Ấn Ðộ và Trung Quốc vào “loại 2” (Tier 2) trong khi đáng lẽ phải xếp các nước này vào Loại 3 (Tier 3), vì chính quyền ở các nước đó chưa có những luật lệ nghiêm ngặt để đề phòng, ngăn chặn nạn buôn người và bảo vệ các nạn nhân.
Ông Chris Smith là một tác giả của đạo Luật Chống Nạn Buôn Người mà Quốc Hội Mỹ thông qua năm năm 2000, sau đó ông lại đề nghị thêm 2 đạo luật khác để thi hành đạo luật trên. Hai đạo luật này nhắm giúp thúc đẩy việc truy tố các thủ phạm buôn người, và nhắm bảo vệ các nạn nhân không bị trả thù khi họ đứng ra tố cáo. Vị dân biểu nổi tiếng về các đạo luật dân quyền và nhân quyền này nói rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đáng thuộc “Loại 2” để “theo dõi đặc biệt” vì “Chúng ta có chứng cớ vững chắc cho thấy xứ này là một nguồn gốc của công việc buôn người.”
Ông Smith tố cáo chính quyền Cộng Sản Việt Nam là chủ nhân chính thức hoặc bán chính thức các công ty đưa người Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài, mà trong đó có những người bị bắt làm việc như nô lệ, cũng như các phụ nữ bị buộc phải làm nghề bán thân. Ngoài ra, ông tố cáo chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã bị tòa án ở nhiều nước kết tội trong nhiều vụ kiện do các nạn nhân bị buôn người khởi xướng, hoặc do các tổ chức vô vị lợi giúp họ; nhưng chính quyền Cộng Sản không bao giờ chịu nộp tiền phạt. Trong số những tổ chức đó có Boat People SOS và tổ chức Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam; đã hoạt động có hiệu quả trong nhiều vụ ở Trung Ðông và Malaysia, để bênh vực và bảo vệ các nạn nhân bị Cộng Sản Việt Nam đem bán cho các chủ nhân nước ngoài.
Ông Smith nói cho công chúng và báo chí Mỹ nghe những điều mà người Việt Nam đã biết từ lâu. Ðằng sau các tổ chức gọi là xuất khẩu lao động, đằng sau các công ty làm môi giới cho phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc, đều là những cán bộ Cộng Sản. Có thể nói công việc “buôn người” để lấy vàng và đô la Mỹ đã bắt đầu từ ngay sau năm 1975! Khi đó, các cán bộ Cộng Sản tổ chức cho nhiều người vượt biên, đặc biệt là các người Việt gốc Hoa giàu có. Mỗi một mạng người muốn trốn thoát chế độ Cộng Sản phải chịu một cái giá trả bằng vàng, sau trả bằng đô la vì đồng tiền Mỹ nhẹ, dễ cất giấu hơn! Cả một phong trào vượt biên bán chính thức là một chiến dịch buôn người khổng lồ! Chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm nên tài sản lớn đầu tiên nhờ các dịch vụ buôn người đó. Ðảng Cộng Sản tiếp tục tổ chức cho người Việt ra ngoài làm lao động hay lấy chồng ngoại quốc để kiếm lời, đó cũng chỉ là tiếp nối công tác kinh doanh người vượt biển ngày xưa.
Công việc kinh doanh buôn người của đảng Cộng Sản thực hiện được, kiếm tiền đáng kể, từ năm 1975 đến nay đều nhờ vào chế độ giành độc quyền chính trị cho đảng Cộng Sản. Nếu không chiếm “độc quyền lãnh đạo” thì không chính quyền nào trên thế giới có thể kinh doanh buôn người kiếm lợi trên quy mô to lớn trong nhiều năm trời như vậy. Cho nên dù ông Dân Biểu Smith hoặc Bộ Ngoại Giao Mỹ có chỉ trích mạnh mẽ tới đâu, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không thể nhả món lời to lớn đó ra khỏi miệng được! Trừ khi chính người Việt Nam đứng lên gây một phong trào chống nạn buôn người ngay trong đất nước mình. Nếu một phong trào như thế được gây nên, chắc chắn cả thế giới sẽ hỗ trợ, và người Việt Nam ở nước ngoài sẽ hết lòng hỗ trợ. Vì tình máu mủ đồng bào, không ai không cảm thấy xấu hổ trước cảnh các công nhân Việt Nam bị bạc đãi ở Mã Lai Á, Ðài Loan; hay các phụ nữ Việt Nam bị đem bầy hàng bán ở Thái Lan, Singapore!
Khi nào rất nhiều người dân Việt Nam ý thức được nỗi tủi hổ đó, chính chúng ta sẽ cùng nhau chấm dứt nạn buôn người ở nước ta. Cũng như khi các bạn thanh niên cảm thấy tủi hổ vì không được bầy tỏ lòng yêu nước. Trên mạng lưới boxit.vn, Trịnh Hưng bấy tỏ lòng thán phục với những người bạn trẻ khác đã lén lút viết những chữ “HS - TS - VN” trên khắp nước. Anh vinh dự báo tin tỉnh Nam Ðịnh đã tham gia phong trào này, nhưng anh thú nhận: “Tôi nghe các bạn nói là phải ‘yêu nước lén lút’ mà cảm thấy tủi hổ!”
Không lẽ dân tộc Việt Nam cứ chấp nhận chịu sống trong tủi hổ mãi như vậy?

==============

“Tàu lạ” lại đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam

2010-06-15
Hôm 12/6 vừa qua, một tàu của ngư dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khi đang trên đường về sau chuyến đánh bắt hải sâm được cho là trúng, đã bị một tàu lạ đâm chìm rồi bỏ chạy mất.

Photo courtesy of Tienphong
Tàu cá QNg 96516 TS của Ông Dương Thành Phú bị “tàu lạ” đâm chìm hôm 9/3/2010.
Đây là một tai nạn mới đối với ngư dân Quảng Ngãi. Vậy cơ quan chức năng địa phương tiếp nhận thông tin đó thế nào? Đã có cứu cấp cho các nạn nhân ra sao? Còn ngư dân có ý kiến ra sao về những biện pháp từ phía chính quyền? Gia Minh trình bày trong phần sau.

May mắn thoát chết

Truyền thông trong nước loan tin việc chiếc tàu của ông Võ Xuân Tiền, ngụ tại xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi bị nạn.
Vào sáng 14 tháng sáu, chủ tịch xã An Hải, ông Nguyễn Dự thông tin về tình hình của những người bị nạn như sau:
Họ về xã hồi 10 giờ sáng ngày 13 tháng 6, chỉ có 15 người về, còn hai người ở lại chăm sóc cho người bị thương gãy tay phải giải phẫu ghép xương.
Ông Nguyễn Dự
“Họ về xã hồi 10 giờ sáng ngày 13 tháng 6, chỉ có 15 người về, còn hai người ở lại chăm sóc cho người bị thương gãy tay phải giải phẫu ghép xương. Theo báo cáo của họ: khi trên đường về từ cách Cù Lao Xanh vào sáng sớm ngày 12 bị một tàu lạ lớn đi phía sau đâm vào. Những người đang ngủ phải gạt nước ra cửa cabin để ra ngoài. Tất cả bám vào một thúng còn lại. Trong tàu có mười mấy điện thoại di động nhưng chỉ còn máy chiếc bọc trong bao nylon cho khỏi ướt. Họ sử dụng máy này gọi về gia đình. Sau khi nhận được tin tàu cứu nạn ra tìm, nhưng cả mấy giờ vẫn chưa tìm được; đến khi có một tàu đi ngang và có máy định vị cho biết rõ vị trí, tàu cứu nạn đến cứu họ và đưa về Qui Nhơn.”
Mới hồi ngày 26 tháng 5 vừa qua, phó đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến của Việt Nam, bên lề quốc hội lên tiếng rất mạnh mẽ hải quân Việt Nam sẽ tuần tra để bảo vệ ngư dân.
Tướng tư lệnh quân đội Việt Nam, Phùng Quang Thanh sau cuộc họp an ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore về cũng lên tiếng cho rằng tình hình ở Biển Đông yên tĩnh, và quân đội Việt Nam đang hoạt động bình thường tại đó.
Tuy nhiên, một ngư dân Quảng Ngãi cho biết thực tế hiện nay trên các vùng biển mà ngư dân này từng hành nghề:
“Chúng tôi đi làm nghề mà bị Trung Quốc bắt nộp tiền chuộc thì tự mình chịu thôi. Còn đi làm trên biển thì một năm chỉ gặp tàu hải quân Việt Nam có mấy lần. Trong tình hình khó khăn hiện nay vẫn chưa thấy có gì hơn.”

















Các ngư dân Lý Sơn, nạn nhân trong một vụ “tàu lạ” đâm chìm tàu đánh cá vào tháng 7/2009. Photo courtesy of Tienphong.
Các ngư dân Lý Sơn, nạn nhân trong một vụ “tàu lạ” đâm chìm tàu đánh cá vào tháng 7/2009. Photo courtesy of Tienphong.

Chính phủ hỗ trợ?

Sau khi ngư dân gặp nạn may mắn sống sót trở về, họ được cơ quan chức năng hỗ trợ ra sao?
Ông Nguyễn Dự, chủ tịch xã An Hải cho biết:
“Chỉ có Bảo hiểm Bình Định có hỗ trợ tiền ăn hôm về Qui Nhơn. Nay thì đang làm thủ tục lên trên xin trợ cấp.”
Chúng tôi đi làm nghề mà bị Trung Quốc bắt nộp tiền chuộc thì tự mình chịu thôi. Còn đi làm trên biển thì một năm chỉ gặp tàu hải quân Việt Nam có mấy lần.
Ngư dân Quảng Ngãi
Vừa qua, truyền thông trong nước có loan tin vào tháng năm năm nay ngư dân tại Quảng Ngãi đứng ra thành lập đội tự quản để ra khơi làm nghề, về vấn đề này, ông Nguyễn Dự cho hay:
“Họ chỉ lo an ninh trật tự tại bến bãi, trong âu thuyền thôi, còn khi ra khơi đi làm mỗi người mỗi đường; đến khi về có hẹn nhau cùng về thôi.”
Trong kỳ họp quốc hội cuối năm 2009, ông Lê Quang Bình, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An Ninh Quốc hội lên tiếng cho cần thiết phải tăng ngân sách mua sắm vũ khí cho quân đội, công an. Một trong những mục tiêu nhằm tăng cường bảo vệ chủ quyền đất nước, lợi ích của ngư dân đi đánh bắt cá trên biển. Thế rồi tại diễn đàn quốc hội lại có ý kiến cần thành lập đội dân quân tự vệ biển để; tuy vậy ý kiến này gặp sự phản đối trong giới luật gia, cũng như nhiều người quan tâm đến vấn đề Biển Đông.
Trong khi các cơ quan chức năng từ quốc hội cho đến chính phủ, quân đội lên tiếng về những biện pháp bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân chúng, thì ngư dân Việt Nam tiếp tục gặp bất công khi đi đánh bắt hải sản trong vùng biển quê nhà. Mọi thiệt hại về vật chất, tinh thần và cả nhân mạng tiếp tục là nổi lo cho ngư dân khi phải ra khơi kiếm sống.  

Dám hay không dám bàn thảo về Luật Biển Việt Nam

2010-06-09
Luật biển của Việt Nam không được đưa ra bàn thảo trong kế hoạch làm luật của quốc hội. Điều này khiến nhiều vị đại biểu băn khoăn. Vậy những băn khoăn đó là gì? Và tầm quan trọng của một Luật Biển ra sao trong tình thế hiện nay?

Photo: RFA
Lãnh hải Việt Nam

Luật biển, nhạy cảm nhưng phải làm

Mạng VietnamNet hồi ngày 4 tháng sáu vừa qua có bài trình bày lại ý kiến các đại biểu quốc hội về việc rút dự án Luật Biển của Việt Nam ra khỏi chương trình nghị sự.
Băn khoăn đầu tiên được trình bày là của chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, ông Ngô Quang Xuân. Theo ông này thì đừng vì những vấn đề nhạy cảm mà để ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc.
Đại biểu Đặng Thuần Phong của tỉnh ven biển Bến Tre cũng cho rằng Luật Biển là một dự án luật khẳng định tính độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cho nên không vì lý do nhạy cảm mà không cương quyết thông qua.
Luật Biển là một dự án luật khẳng định tính độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cho nên không vì lý do nhạy cảm mà không cương quyết thông qua.
Đại biểu Đặng Thuần Phong

Vậy tầm quan trọng của một luật biển thế nào?
Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phát biểu:
Luật biển là luật rất quan trọng nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế biển và bảo vệ biển. Theo tôi hiểu trong thời gian vừa qua luật này đã được soạn thảo nhưng chưa hoàn chỉnh cho nên rút lại trong kỳ họp này. Dầu vậy, trong kỳ họp này, các đại biểu quốc hội trong quá trình thảo luận cũng đề nghị nói rõ nếu rút trong kỳ này thì bao giờ phải trình. Chúng tôi đang chờ câu trả lời từ phía chính phủ.

Ngư dân Việt Nam hành nghề đánh cá trong Biển Đông lo lắng khi liên tục bị phía Trung Quốc bắt giữ, hành hung.
Ngư dân Việt Nam hành nghề đánh cá trong Biển Đông lo lắng khi liên tục bị phía Trung Quốc bắt giữ, hành hung.
Vừa rồi có nhiều luật mà các đại biểu cũng như dân thấy rất cần thiết nhưng chưa được đưa ra trong kỳ họp này và kỳ tới. Chúng tôi khi thảo luận ở cấp tổ cũng nêu ý kiến. Sắp tới trong buổi thảo luận tại hội trường chắc chắn sẽ nêu ý kiến tập trung hơn, cũng đòi hỏi phải có động thái rõ ràng hơn, cam kết rõ ràng hơn từ cơ quan trình dự thảo đó.
Có nhiều luật mà các đại biểu cũng như dân thấy rất cần thiết nhưng chưa được đưa ra trong kỳ họp này và kỳ tới. Chúng tôi khi thảo luận ở cấp tổ cũng nêu ý kiến. Sắp tới trong buổi thảo luận tại hội trường chắc chắn sẽ nêu ý kiến tập trung hơn, cũng đòi hỏi phải có động thái rõ ràng hơn
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết
Chúng tôi tin rằng Cơ quan Thường vụ Quốc hội sẽ có ý kiến thúc đẩy việc tiếp tục  hoàn thiện các luật này để quốc hội xem xét và thông qua trong thời gian ngắn nhất.

Quan trọng và cần thiết của Luật Biển VN hiện nay

Một chuyên gia nghiên cứu về tình hình Biển Đông lâu nay, luật gia Hoàng Việt, từ Thành phố Hồ Chí minh cũng có trình bày về tầm quan trọng của một luật như thế tại Việt Nam hiện nay:
Những yêu sách về chủ quyền cũng như những vấn đề khác đều cần phải luật hóa. Trung Quốc đã ra một loạt luật như luật năm 1996, gần đây nhất là luật năm ngoái của họ về bảo vệ vùng biển. Philippines năm vừa rồi cũng ra hai dự luật về việc vẽ đường cơ sở thẳng, qua đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Đó là bước pháp lý khẳng định về chủ quyền rất lớn.
Trước đây Việt Nam chỉ có những tuyên bố về vùng biển như tuyên bố về đường cơ sở năm 1977, và sau này năm 1982. Đầu tiên đó là tuyên bố, về sau tuyên bố ở cấp chính phủ, chưa đến mức cao nhất Quốc hội. Do vậy Việt Nam sớm phải có đạo luật qui định các vùng biển quốc tế thế nào, đường cơ sở ra sao, vùng đánh cá được bảo vệ theo chủ quyền thế nào, vùng biển được diễn giải theo Công ước Luật Biển năm 1982 thế nào; cần có cấp cao nhất là quốc hội phê chuẩn.
Nhạy cảm là từ có nhiều nghĩa trong tiếng Việt…Theo cá nhân tôi sớm ban hành đạo luật biển là hết sức cần thiết. Như Trung Quốc và Philippines đều có ra luật dù có tranh cãi. Nhờ vào luật mà điều kiện pháp lý rõ ràng hơn nhiều.
Luật gia Hoàng Việt

Còn đối với điều mà nhiều người cho là nhạy cảm trong tình thế hiện nay, thì luật gia Hoàng Việt có ý kiến:
Gần đây báo chí cho biết do ‘nhạy cảm’ chưa thể đưa ra. Tôi không biết nhạy cảm là thế nào?
Nhạy cảm là từ có nhiều nghĩa trong tiếng Việt…Theo cá nhân tôi sớm ban hành đạo luật biển là hết sức cần thiết. Như Trung Quốc và Philippines đều có ra luật dù có tranh cãi. Nhờ vào luật mà điều kiện pháp lý rõ ràng hơn nhiều.

Bản đồ khu vực Biên Đông
Bản đồ khu vực Biên Đông. Courtesy Wikipedia
Lâu nay, tình hình tại Biển Đông trở nên căng thẳng sau khi phía Trung Quốc có những động thái ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền từ tháng sáu cho đến tháng tám, rồi đưa tàu ngư chính xuống tuần tra tại đó.
Chính quyền địa phương và ngư dân tại nhiều nơi dọc ven biển Việt Nam nhiều lần bắt gặp tàu mang cờ Trung Quốc vào gần bờ biển Việt Nam. Và trong năm qua có 33 tàu Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc dù rằng những tàu này cho biết bị bắt khi đang đánh bắt cá tại vùng biển Việt Nam.
Các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn không có hành động cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân. Đồng thời những ý kiến liên quan đến hành động vi phạm vùng biển của Trung Quốc bị cho là nhạy cảm, không được công khai phổ biến.

Dù Bộ Ngoại giao Việt Nam có lên tiếng phản đối mỗi khi có ngư dân bị bắt, hay khi Trung Quốc đơn phương ban hành những lệnh trong vùng Biển Đông; nhưng các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn không có hành động cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân. Đồng thời những ý kiến liên quan đến hành động vi phạm vùng biển của Trung Quốc bị cho là nhạy cảm, không được công khai phổ biến.
Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân cho rằng dự án luật biển đã rục rịch cách đây gần 10 năm rồi từ nhiệm kỳ quốc hội khóa X. Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng kể từ đó đến nay mỗi khi đi tiếp xúc cử tri các tỉnh ven biển đều bị chất vấn, nay bị rút lại thì khó giải thích cho cử tri lắm.

No comments:

Post a Comment