Monday, February 21, 2011

Nguyễn Phú Trọng và Thành quả Chủ tịch Quốc hội Việt Nam



Dân Làm Báo – Ngày xửa ngày xưa  Đảng và Nhân Dân yêu nhau tha thiết, hồi đó Đảng rất đẹp trai, hát tiếng Nga, nói chuyện Tàu như rót mật vào lòng người. Nhân Dân mới tuổi dậy thì  phải lòng Đảng đến nỗi mất ăn, mất ngủ. Một hôm có hội Nhân Dân gặp Đảng đầu mày cuối mắt ưng ý nhau lắm, lúc hội tan Đảng kéo Nhân Dân vào bụi rậm  làm chuyên mây mưa. Từ hôm đó Nhân Dân nhung nhớ Đảng đến nỗi héo mòn, tàn tạ.
Ngày nọ Đất Nước thấy cảnh con mình dây tơ quyến luyến như vậy mới gọi Đảng đến bảo rằng:
- Thôi thì giờ con ta cũng đến tuổi lấy chồng, thiên hạ cũng chả còn ai. Ta mong nhà người và con ta nên duyên nợ cầm sắt trăm năm,  ta cũng đã già. Sau này chuyện non sông nhờ người gánh vác dùm.
Hôn lễ được tổ chức linh đình, yến tiệc triền miên không ngớt, từ năm này đến năm khác dạ tiệc cứ như vậy liên miên để chúc mừng mối tình thắm thiết của Nhân Dân với Đảng. Đất Nước còng mình bỏ ngân khố mừng ngày vui của con cái mình, nhưng cũng không lấy làm lo lắng lắm vì rừng vàng, biển bạc, tài nguyên phong phú vô biên.
Thế rồi thời gian nước chảy bèo trôi chốc đã mấy mươi năm. Một hôm Đảng nói với Nhân Dân rằng:
- Ta với nàng gắn bó bao năm, tình ấy không thể nào mai một, nay vua cha phương Bắc cho người gọi ta về gặp mặt vì nhớ nhung. Ta đi chuyến này cũng không dài thời gian, xin nàng gắng đợi chờ.
Đảng về phương Bắc thăm vua cha, chuyến ấy tưởng là bình thường. Ai ngờ vua cha phán:
- Này con, trí làm trai không thể mê đắm chuyện nữ nhi, phải lấy chữ Nghiệp làm trọng. Ta nuôi nấng dạy dỗ con nên người. Nay cũng là lúc con trước báo hiếu với cha ông, sau là con dựng nghiệp cho riêng mình.  Con về bên ấy cứ thế, cứ thế…
Đất Nước đã già nua lắm rồi, mọi việc đều giao phó cho con rể là Đảng làm chủ. Từ khi làm chủ Đảng chuyển dần tài sản của Đất Nước về phương Bắc, lúc thì cánh rừng già, lúc thì vài hòn đảo, hay mấy khoanh biển. Thấy việc không ưng lắm, Đảng còn bảo vua cha cho người sang khoét thân xác Đất Nước lấy máu, tim, phổi mang về phương  Bắc. Vua cha lấy làm ưng ý lắm.
Lại nói về Nhân Dân, sau khi Đảng làm chủ thân xác thì tình cảm cũng bị Đảng nhạt nhẽo dần. Rồi còn bị hắt hủi thậm tệ, nhưng thỉnh thoảng Đảng cũng tỏ vẻ thương tình tỉ tê vài câu. Lòng dạ đàn bà vốn ưa ngọt, nghe xong lại đâu vào đấy, mà vốn dĩ Nhân Dân nghĩ thuyền theo gái, lái theo chồng. Của nhà chồng hay của nhà mình thì cũng là một đi đâu mà sợ. Bởi vậy Nhân Dân ngày đêm hầu hạ, cơm nước, nuôi trồng, dệt vải chăm sóc Đảng béo phây phây.
Chẳng mấy chốc Đảng đã lấy sạch của Đất Nước không còn chút gì. Đất Nước giờ tỉnh ngộ nhưng sức già, lực kiệt không làm sao chống lại được. Đảng buộc Đất Nước phải theo về phương Bắc. Đất Nước biết mình bị phản bội, nhưng giờ quân địch đã ở khắp mọi nơi. Nửa đêm Đất Nước trèo tường kiếm con ngựa già, lôi Nhân Dân cùng chạy ra phía biển. Nhân Dân vì thương nhớ Đảng vẫn còn lén đi đến đâu rải cở búa liềm đến đó. Đảng theo dấu cho quân đuổi sát sàn sạt. Đất Nước đưa Nhân Dân đến bờ biển, gặp thần Kim Quy đang ngồi khóc. Hỏi vì sao thần nói:
- Giờ biển cũng không còn chỗ cho ta nữa rồi!
Nói xong thần quay lại bảo với Đất Nước:
- Đảng ngồi sau lưng nhà ngươi đó.
Đất Nước bấy giờ mới tỉnh ngộ, bèn rút gươm chém đứt cổ Nhân Dân. Rồi Đất Nước nhảy xuống biển Nam Trung Hoa tự vẫn, ba ngày sau xác dạt vào đảo Tây Sa. Dân ở đó thương tình lập cho cái miếu gọi là miếu Nam Man. Lại nói về Nhân Dân khi chết, máu ở cổ tuôn trào đỏ thắm thành dòng chữ:
- Đời đời trung trinh với Đảng. Đảng sống mãi trong lòng Nhân Dân.
Dòng máu ấy chảy nhiều đến nỗi thành suối, về sau ai đi qua đó nửa đêm còn nghe như tiếng ca của người con gái chung tình, lời ca rằng:
- Đảng đã cho ta bao mùa xuân hy vọng, Đảng là ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao…
Nhiều nhạc sĩ tài hoa đến đó, khi về đã cảm hứng sáng tác nhiều giai phẩm để đời, đến nỗi thành một loại dòng nhạc gọi là dòng nhạc Đảng Ca. Tương truyền ai thuộc những ca khúc này và hát hay nhất sẽ được hồn Nhân Dân phù trợ được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Dân Làm Báo

=>Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị chỉ trích tại Quốc hội Mỹ

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị chỉ trích tại Quốc hội Mỹ về vấn đề nhân quyền, chính sách kinh tế và Bắc Triều Tiên.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner nói ông và những đồng nghiệp đã nêu lên những mối quan tâm sâu sắc về những phúc trình vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc,

Mưu kế giải phóng mặt bằng

Người Buôn GióỞ ven con sông xứ Đà có một mảnh đất của đám người dân sống đã mấy trăm năm, họ sinh sống, cày cấy, thờ cúng bao đời trên mảnh đất ven sông đó gọi là Gò Dâu. Khi xưa nơi ấy là đầm lầy, rừng rậm tổ tiên họ di cư từ ngoài Bắc vào lập nghiệp, trải qua đời này đến đời khác mới tạo dựng được làng ấp, nhà thờ, nghĩa địa, ruộng vườn. Bá viện lẽ này nọ, như phát triển đô thị khang trang mãi cũng chả ăn thua, giằng co giá cả đền bù mãi không xong, mọi việc trì trệ mà thời làm quan cũng có hạn. Bá lấy làm sốt ruột lắm, đêm ngày vắt tay lên trán nghĩ mưu sao cho tống khứ cái đám dân nghèo ây nhanh nhanh để bán đất hốt bạc…

Hôm nọ có kẻ gặp mỗ, hỏi rằng dạo này thiên hạ chuyện giải phóng đền bù đất đai nóng hổi. Nhiều nơi dằng dai mãi chưa xong. Có ý gì hay xin chia sẻ.
Mỗ hỏi lại rằng, việc giải phóng liên quan đến hai bên, bên là dân, bên kia là triều đình. Vậy xin hỏi ngài xin ý kiến cho bên nào ?
Kẻ kia nói rằng:
- Tất là xin ý kiến cho triều đình, vừa có thù lao lớn, vừa lại không bị khép tôi xúi dục kích động.
Mỗ nói rằng :
- Chuyện này thì tùy trường hợp mà đối phó khác nhau. Duy có cách giải quyết của quan xứ Đà tên là Bá mà mỗ có lần chứng kiến quả là đặc sắc. Có lẽ anh hùng trong thiên hạ không ai mà mưu lược theo kịp, kẻ ấy dùng mưu kết hợp dùng võ nhuần nhuyễn, tuần tự khớp nhau từng bước mà thực hiện mưu đồ đoạt đất không ai bằng.
Kẻ kia một điều, hai điều nhất quyết xin nghe được câu chuyện, mỗ vào lúc mùa đông giá rét vợ bắt ở nhà trông con. Chẳng có việc gì tiêu khiển, sẵn có kẻ muốn nghe cũng làm tuần trà, nhấp giọng rồi kể.
Ở xứ Đà ở miệt phía Trung nước ta, giáp biển. Đất ây người Tề thích từ lâu , mấy trăm năm trước họ đã nhòm ngó đến nay vẫn còn cả khu phố cổ treo đèn lồng của họ, nhân lúc Tề Vệ thông thương hữu hảo, người tề họ đầu tư nhiêu tiền bạc để mua lại những khoảnh đẹp. Vừa là chỗ ăn chơi , vừa là nhòm ngó biển đảo nước Vệ. Do người Tề mua nhiều quá, nên đất đai xứ Đà ngày càng hẹp đi, quan coi xứ là Bá thấy nhu cầu người mua đất ngày càng cao, bèn nghĩ ra mưu đi chiếm đoạt những vùng đất ruộng lân cận ven đô để đổ nền, làm đường vuông vắn bán thành đất đô thị kiếm lời.
Ở ven con sông xứ Đà có một mảnh đất của đám người dân sống đã mấy trăm năm, họ sinh sống, cày cấy, thờ cúng bao đời trên mảnh đất ven sông đó gọi là Gò Dâu. Khi xưa nơi ấy là đầm lầy, rừng rậm tổ tiên họ di cư từ ngoài Bắc vào lập nghiệp, trải qua đời này đến đời khác mới tạo dựng được làng ấp, nhà thờ, nghĩa địa, ruộng vườn. Bá viện lẽ này nọ, như phát triển đô thị khang trang mãi cũng chả ăn thua, giằng co giá cả đền bù mãi không xong, mọi việc trì trệ mà thời làm quan cũng có hạn. Bá lấy làm sốt ruột lắm, đêm ngày vắt tay lên trán nghĩ mưu sao cho tống khứ cái đám dân nghèo ây nhanh nhanh để bán đất hốt bạc.
Hôm ấy có kẻ tay chân vào báo, ở Gò Dâu có người sắp chết. Bá đang nghĩ vẫn vơ bỗng bật dậy vỗ đùi kêu
- Hay, trời giúp Bá ta rồi đây !
Đoạn Bá sai lính hầu cấp tốc xuống nghĩa trang xứ Gò Dầu cắm cái biển cấm chôn người chết, và sai quân mang vũ khí mai phục bốn mặt, một đám nữa đứng chặn cửa nghĩa trang. Cắt đặt xong xuôi vào đấy, Bá ung dung vuốt râu ngồi đợi. Kẻ thân hữu lấy làm lạ, mới mon men hỏi Bá định thế nào. Bá nói
- Kẻ kia chết tất phải đem chôn, chôn chỗ ta cấm, thế nào cũng phát ức mà sinh sự với quan quân. Bấy giờ ta cho quân mai phục xông vào bắt vì tội chống triều đình. Từ khép tội chống  người thi hành công vụ ta mới có cớ cho quân xuống đàn áp xứ đó, nhân thể mà buộc luôn tội không chấp nhận đền bù giải tỏa là ý đồ chống đối.
Quả là Bá liệu việc như thần, đám tang kia không được chôn cất, bị quan quân chặn lại vin vào cái biển cấm mới cắm. Cãi lộn, xô đẩy um xùm, thế là quan vòng ngoài xông tới gô cổ cả lũ vì tội chống lại người thi hành công vụ, bắt mấy chục người nhốt vào ngục.  Ở trong ngục quan vừa dọa bỏ tù tội chống người chức trách vừa ngọt nhạt việc  đền bù. Bên ngoài quan quân tỏa đi từng nhà uy hiếp nào là tội to lắm, chống lại nhà chức tránh tù mọt gông. Đám dân chỉ nghĩ đến thoát khỏi vòng xiềng xích, đòn vọt là may, hơi đâu mà nghĩ chuyện đất đai thế nào. Nhất là cảnh tù đày đói khát, đánh đập thậm tệ, có kẻ đương trai tráng khỏe mạnh bị đánh chết mang xác về nhà, quan bảo là đột tử. Không ai dám ho he, hãi đến mức mà quan bảo gì nghe hết, nhận hết để được yên thân mà về. Cảnh như thế phải vậy chứ đâu nghĩ được gì hơn. Tinh thần đến năm sau nghe tiếng ngựa công sai đi ngoài được còn tim đập loạn xạ, ăn không ngon, ngủ không yên. Khiếp quá thành nhược.
Cái tài của Bá là nhanh chóng nắm cơ hội, tạo ra sự kiện,biết kết hợp dùng mưu lược, võ lực nhịp nhàng. Giả dụ nếu không có ai chết, người ta cứ ì ra không chấp nhận mức giá bèo bọt mà Bá đưa ra. Thì việc giải phóng mặt bằng của Bá còn lâu mới đạt được, chả lẽ vì thỏa thuận không được mà xua quân vào ép bức thì lý nào biện minh cho thiên hạ lọt tai.
Mỗ kể xong, kẻ kia ngẫn người ra ngẫm một lúc, rồi bật thốt.
- Kế này thật là tuyệt diệu, chả trách ngày xưa giặc phương Bắc tràn sang nước ta, cứ mỗi lần xâm chiếm chúng thường lợi dụng một cơ hội nào đó để lấy làm lý do để mị dân. Có lẽ Bá do mua bán với người Tề lâu nay mà học được diệu kế này chăng.?
Mỗ nghe xong, chỉ cười mà nhủ thầm.
- Ở nước Vệ này, có quan nào mà không học mánh khóe của nước Tề đâu.
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/218/218

Công an đối xử thô bạo với LS Lê Thị Công Nhân

2011-01-20
Hôm thứ Ba vừa rồi, Luật sư Lê Thị Công Nhân bị công an chặn bắt tại bến xe Hai Bà Trưng khi cô định đi Hải Phòng thăm nhà dân chủ Vũ Cao Quận đang bị bệnh nặng.

Photo: JB Nguyen Huu Vinh
Luật Sư Lê Thị Công Nhân tham dự một thánh lễ Công Giáo ở nhà thờ Thái Hà hôm 19/3/2010.

Hành xử thô bạo

LS Lê Thị Công Nhân kể lại hành động thô bạo của công an như sau:
Họ bắt tôi hôm thứ Ba ngày 18 tháng Giêng này khi tôi trên đường đi thăm nhà dân chủ Vũ Cao Quận đang bị ốm nặng. Và tôi đã trình bày với họ như vậy nhưng họ vẫn bắt giữ.
Thanh Quang: Trước khi chị trình bày tiếp về việc bắt giữ này như thế nào thì điểm đáng nói ở đây là cung cách hành xử của công an đối với chị. Xin chị cho biết về vấn đề này.
LS Lê Thị Công Nhân: Họ ngày càng hành xử rất thô bạo đối với tôi, tồi tệ hơn là bắt giữ một tội phạm hình sự. Họ túm chặt vào người tôi, bấm vào người tôi, bẻ tay tôi, xong lôi tôi đi, giật tung cả áo khoác của tôi làm đứt cả khuy áo. Nói chung là họ túm cổ, lôi tôi đi xềnh xệch. Nhấc tôi lên luôn. Vì người tôi nhỏ trong khi họ vừa đông, vừa cao lớn như vậy thì quả thực tôi không còn cách nào chống cự họ được cả. Họ không nói lời nào, xuất hiện chỉ mặc thường phục, không tên tuổi. Tôi hỏi các anh là ai thì họ không nói gì hết, cứ túm cổ và lôi tôi đi.
Tôi không thể tưởng tượng nổi những con người như vậy mà lại đại diện cho một nhà nước, cho nên nhà nước này quả thực rất mờ ám và hành xử rất côn đồ.
LS Lê Thị Công Nhân
Tôi không thể tưởng tượng nổi những con người như vậy mà lại đại diện cho một nhà nước, cho nên nhà nước này quả thực rất mờ ám và hành xử rất côn đồ.
Thanh Quang: Được biết họ đưa chị tới 2 đồn công an và thẩm vấn gay gắt. Họ thẩm vấn chị như thế nào ? Giải thích lý do gì để giam giữ chị như vậy ? Và chị phản ứng ra sao ?
LS Lê Thị Công Nhân: Khi bắt tôi, họ luôn nói lý do là vì tôi vi phạm lệnh quản chế, tức không thi hành bản án đã có hiệu lực, bản án đã tuyên, tức bản án khiến tôi đi tù 3 năm cùng hình phạt bổ sung là 3 năm quản chế. Tôi trả lời rằng tôi chưa bao giờ chấp nhận bản án đó cả cho nên tôi không chấp nhận những hình phạt đó. Họ cứ dựa vào điều đó để bắt giữ tôi. Nhưng nội dung đó chỉ là một phần thôi, bởi vì những lần gần đây khi bắt giữ tôi, họ kèm theo việc chất vấn những gì tôi làm. Họ có sẵn một xấp tài liệu in những bài viết, thư, những bài trả lời phỏng vấn của tôi. Nhưng nội dung này thì cũng không có gì mới so với những lần trước họ bắt giữ. Rồi khi không còn gì để nói với nhau nữa thì họ luôn luôn quay sang phỉ báng, xỉ vả tôi và những người trong phong trào đấu tranh cho dân chủ.
Thanh Quang: Trong suốt thời gian thẩm vấn, họ có hành hung chị không ?
LS Lê Thị Công Nhân: Không, họ không hành hung tôi, chỉ bắt giữ tôi một cách thô bạo thôi, như vậy có lẽ cũng khá đủ rồi. Lúc đưa tôi vào đồn công an lần này họ không hành hung. Còn những lần trước đây thì họ có những trò khác, thí dụ như bắt giữ tôi từ sáng tới tận đêm khuya, không cho tôi uống nước. Khi tôi khát và yêu cầu uống nước thì họ không cho uống. Đến giờ ăn thì họ không cho ăn, bỏ đói bỏ khát như vậy. Khi tôi hỏi họ tại sao những tù hình sự bình thường, những nghi can như buôn bán ma tuý, cướp giật, những mại dâm…đến giờ họ vẫn được ăn, có nước uống, còn tôi thì không được như vậy? Họ bảo là tại tôi lì lợm, ngoan cố.
Sự trơ tráo và lạnh lùng của họ làm tôi ngạc nhiên bởi vì ngay trong luật pháp VN hiện hành có đầy đủ những quy định bảo vệ sức khoẻ của những người bị bắt giữ. Nhu cầu sức khoẻ là nhu cầu nhân đạo, phải được đáp ứng tối thiểu và bình thường như những người khác. Nhưng họ không hề quan tâm đến những vấn đề đó. Và việc nói với họ cũng như nói với gỗ, đá vậy. Tôi thật sự cảm thấy khủng khiếp vì không nhất thiết phải đánh đập nhau mà họ chỉ cần làm như vậy thôi cũng là một hình thức tra tấn. Nhưng rất may, kỳ này những việc đó không kéo dài.

Xử phạt hành chánh

Thanh Quang: Sau cùng họ xử phạt chị như thế nào ?
ltcn-250.jpg
Giáo dân Thái Hà tặng hoa Lê Thị Công Nhân hôm 19/3/2010. Photo: JB Nguyen Huu Vinh
LS Lê Thị Công Nhân:
Họ lập biên bản vi phạm hành chính – đúng hơn là họ lập rất nhiều biên bản. Có hôm thì họ giao cho tôi một bản, nhưng thường thì họ không giao. Nhưng 2 lần gần đây họ giao cho tôi một quyết định xử phạt bên cạnh biên bản. Số tiền họ xử phạt là 1,5 triệu đồng. Tôi vẫn còn giữ những giấy tờ này trong nhà, chưa có điều kiện ra đường scan những giấy tờ đó cho những người quan tâm. Tôi bị 2 lần như vậy, mỗi lần 1 triệu rưỡi. Họ căn cứ vào nghị định 73 của chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2010, quy định mức xử phạt từ 1 triệu cho đến 2 triệu đồng. Họ chọn mức ở giữa và cho rằng đối xử với tôi như vậy là nhân đạo.
Thanh Quang: Sau cùng thì chị sẽ nộp số tiền đó hay như thế nào ?
LS Lê Thị Công Nhân: Tất nhiên là tôi không bao giờ nộp số tiền ấy, vì thứ nhất như tôi đã nói với họ khi lần đầu tiên họ đưa giấy phạt tiền, tôi xé làm đôi ngay trước mặt họ. Còn hôm thứ Ba vừa rồi thì tôi không xé vì nghĩ là xé giấy phạt một lần cho họ biết là đủ rồi.
Tôi có nói với họ rằng tôi sẽ không nộp phạt vì tôi không có tiền, nếu có tiền tôi vẫn không nộp phạt vì tôi xét thấy mình không làm gì sai trái. Họ nói với tôi là sẽ cưỡng chế. Tôi hỏi họ cưỡng chế bằng cách nào thì họ trả lời rằng đấy không phải là chuyện của tôi. Tôi hỏi sao không phải là chuyện của tôi vì tôi là đối tượng bị cưỡng chế thì tôi cần phải biết. Tôi hỏi thêm rằng hay là họ định xông vào nhà tôi để lấy đồ. Tôi chỉ chiếc nhẫn cưới trên tay tôi rồi bảo hay là họ lấy chiếc nhẫn bán đấu giá, thì họ vẫn nói đấy không phải là việc của tôi mà là nghề nghiệp của họ.
Thanh Quang: Như vậy hiện bây giờ tình cảnh của chị như thế nào ?
LS Lê Thị Công Nhân: Câu chuyện xử phạt đó thật ra rất nghiêm trọng bởi vì trong phong trào đấu tranh dân chủ trong nước, tôi trực tiếp biết anh Nguyễn Khắc Toàn cũng từng bị như vậy. Anh bị xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng nhưng anh không hề nộp phạt, và nói với họ lý do cũng giống như tôi nói. Sau đó họ rình anh ấy. Khi anh ấy ra đường bằng xe máy - ở VN thường bằng cả tài sản của một người, thì họ kết hợp với công an giao thông tịch thu xe của anh ấy. Anh phải nộp số tiền phạt về giao thông hình như là 1,2 triệu đồng dù anh ấy không vi phạm gì cả.
Tôi có nói với họ rằng tôi sẽ không nộp phạt vì tôi không có tiền, nếu có tiền tôi vẫn không nộp phạt vì tôi xét thấy mình không làm gì sai trái.
LS Lê Thị Công Nhân
Anh Toàn dặn tôi phải hết sức cẩn thận vì họ có thể áp dụng tất cả những gì mà mình không thể tưởng tượng nổi. Anh dùng từ mô tả là họ hết sức thủ đoạn.
Thanh Quang: Nhân đây, chị có tin gì về nhà dân chủ Vũ Cao Quận đang bị bệnh nặng không ?
LS Lê Thị Công Nhân: Không xuống thăm được bác thì tôi rất đáng tiếc. Sau đó, những người đi thăm như bác Nguyễn Thanh Giang, anh Phương Anh…có đưa điện thoại cho tôi để tôi nói chuyện với bác Quận.
Tôi có nói chuyện với bác được vài câu. Lúc đó tôi có nghe mọi người kể lại là giây phút những người xuống thăm thì bác có tĩnh lại và nhận biết được mọi người thì gia đình rất mừng rỡ. Chính lúc ấy tôi nói chuyện được với bác vài phút. Sau đó tôi không biết được thêm. Mọi người nói tình trạng của bác rất yếu, bị xuất huyết não. Trước đó bác không nhận ra người nhà.
Thanh Quang: Cảm ơn LS Lê Thị Công Nhân.

Theo dòng thời sự:

=>Đại hội Đảng quyết tâm đổi mới kinh tế để theo kịp Trung Quốc

=>Văn bản đề nghị tham gia tố tụng của BBT Dân Luận gửi tòa án và viện kiểm sát nhân dân tp. Hà Nội

=>Thập tứ đại thiên lôi

 

No comments:

Post a Comment