Saturday, February 26, 2011

Lời kêu gọi xuống đường của nhóm bạn trẻ VN



Le Hung 
Bạn đã từng bức xúc về cảnh kẹt xe hàng giờ trên đường. Bạn không tin tưởng về vấn đề vệ sinh cho thức ăn nước uống hàng ngày. Bạn bị nghẹt thở bởi bầu không khí ô nhiễm trong thành phố. Bạn thất vọng vì môi trường trước mắt bị tàn phá.
Bạn là người công nhân làm nghề xây dựng, là người nông dân. Bạn là học sinh, là sinh viên, là giáo viên, là công chức, là cán bộ về hưu, là đảng viên. Bạn là người buôn bán bên đường luôn có sự lo toan. Bạn là chủ doanh nghiệp nghĩ đến sự sống còn của công ty.
Bạn đã từng bất mãn vì không được đền bù thoả đáng trong các chính sách giải phóng mặt bằng của nhà nước. Bạn đã từng khiếu kiện về đất đai nhưng không được lắng nghe. Quanh khu vực nhà bạn ở bị làm ồn bởi những âm thanh ngoài ý muốn và nay bạn không còn muốn nghe những thứ âm thanh đó nữa.
Bạn cũng đã từng quan tâm đến những vấn đề to lớn hơn của đất nước như Vinashin hoặc Bauxít ở Tây Nguyên. Bạn từng tức giận vì đồng tiền trong tay bị mất giá quá nhanh. Những người tham nhũng thì biết tích trữ đô la và vàng để không luôn luôn nắm được những tài sản giàu có.
Bạn thường ước mơ muốn có một hệ thống pháp lý rõ ràng để mọi người trong xã hội đều có điểm xuất phát công bằng. Bạn không muốn con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay cha vào bộ chính trị và sẽ làm lãnh tụ Việt Nam đến các đời con cháu của bạn sau này.
Bạn là người có niềm tin vào Đức Phật, Đức Chúa Trời, thờ cúng Tổ Tiên. Thậm chí bạn không có niềm tin vào một tôn giáo nào rõ ràng. Nhưng bạn và tôi chắc đều có chung một niềm tin vào công lý và có niềm hy vọng vào đất nước sẽ có một ngày mai tươi sáng cho đất nước Việt Nam của chúng ta.
Chúng ta hãy hẹn nhau đến những trung tâm thành phố tham dự cuộc mít tinh nhằm kêu gọi sự cải thiện xã hội một cách toàn diện. Chúng ta yêu cầu những người lãnh đạo hãy dũng cảm đối diện với những vấn đề mà họ chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Nếu có ai cho rằng những động lực cải thiện xã hội của chúng ta là sai trái mà có những hành vị phá rối gây sự thì chúng ta chọn con đường ứng xử lịch sự nhã nhặn. Chúng ta kêu gọi lương tâm và đạo đức của con người. Chúng ta có động lực chân chính và nhu cầu cấp thiết để đòi hỏi quyền tự do cơ bản của công dân bằng cuộc mít tinh kêu gọi cải cách xã hội.
Vào mỗi Chủ Nhật vào lúc 2 giờ chiều, mọi người sẽ tụ tập phát biểu và hô vang khẩu hiệu cho đến khi có kết quả.

Các khẩu hiệu sẽ thống nhất như sau:

Chúng tôi muốn công ăn, chỗ ở, việc làm
Chúng tôi cần môi trường trong sạch
Chúng tôi cần an toàn giao thông
Yêu cầu luật pháp công minh
Yêu cầu thả các tù nhân chính trị
Yêu cầu sửa đổi hiến pháp
Yêu cầu chấm dứt chế độ đảng trị
Tự do báo chí
Tự Do Dân Chủ Muôn Năm


Thời Gian: 14:00 giờ chiều Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày 27/2/2011
 
Địa điểm:
Hà Nội: Khu vực cột cờ ở quảng trường Ba Đình
Tp.HCM – Sài Gòn: Khu vực nhà thờ Đức Bà, cửa trước trung tâm Diamond Plaza
Huế: Khu vực Phú Văn Lâu
Đà Nẵng: Cửa trước chợ Đống Đa
Hải Phòng: Quảng trường trung tâm thành phố, khu tượng đài Lê Chân
Nha Trang: Trung Tâm Văn Hóa, đường Trần Phú

Các thành phố không nằm trong danh sách, các bạn có thể đến công viên hay quảng trường trung tâm thành phố để tụ tập.
Xin hãy phổ biến lời kêu gọi này bằng mọi phương tiện truyền thông, tờ rơi, email, blog, facebook, twitter…



Bắc Kinh e ngại dân chúng tập hợp vào ngày mai 

Công an tăng cường tuần hành tại Bắc Kinh ngày 26/2/2011 (AFP)
Công an tăng cường tuần hành tại Bắc Kinh ngày 26/2/2011 (AFP)
Tú Anh
Hôm nay 26/02/2011, công an Trung Quốc gởi giấy mời hoặc gọi điện thoại yêu cầu giới phóng viên nước ngoài "tuân thủ luật lệ". Trong bối cảnh người dân Trung Quốc được thông điệp trên mạng Internet kêu gọi tập họp vào ngày mai 27/2, chính quyền Bắc Kinh lo ngại trước ảnh hưởng của cách mạng Hoa Lài.
Theo hãng tin AFP, cũng như nhiều đồng nghiệp khác tại Bắc Kinh, hãng thông tấn Pháp đã nhận được điện thoại của Sở công an thủ đô. An ninh Trung Quốc nhắc lại yêu cầu mỗi lần phỏng vấn ai, phóng viên nước ngoài phải xin phép người được phỏng vấn và phải mang thẻ nhà báo.
Báo chí nhà nước cũng công bố trong bản tin hôm qua nhắc lại quy luật này của bộ Công An : « nhà báo phải nộp đơn xin phép trước khi thực hiện phỏng vấn » nhưng bản tin không nói là là phải nộp đơn xin phép ai ? Chính quyền Trung Quốc tỏ ra rất căng thẳng trước viễn ảnh dân chúng sẽ tập trung biểu tình tại các điểm hẹn đặc biệt là ở 13 thành phố lớn vào chủ nhật ngày mai (27/2/2011) theo lời kêu gọi trên mạng.
Tại Bắc Kinh, một trong 13 thành phố có liên quan, mạng boxun.com kêu gọi tập họp trước quán ăn Mỹ Mc Donald. Hôm nay trước cửa địa điểm này xuất hiện một hàng cây cọ và hàng rào công trường chận lối vào. Trên các mạng xã hội, lời kêu gọi tập họp nhấn mạnh đến tinh thần cách mạng Hoa Lài lật đổ chế độ Ben Ali.
Thông điệp mời gọi người dân Trung Quốc « từng cá nhân tham gia đi dạo, quan sát và làm ra vẻ mình là khách bộ hành. Chỉ cần đi tới điểm hẹn thôi là đủ làm chính quyền run sợ ». Hiện chưa rõ nguồn gốc của các nhóm chủ xướng nhưng theo lời kêu gọi trên mạng thì mục tiêu của chiến dịch Hoa lài này là thúc giục chính quyền Trung Quốc minh bạch trong cách điều hành và tôn trọng tự do ngôn luận.
Theo Trung Tâm Thông tin và Nhân Quyền đặt tại Hồng Kông, cuộc tập họp hôm chủ nhật tuần trước (20/2/2011) đã bị lực lượng công an đông đảo ngăn chận và sau đó nhiều nhà tranh đấu đã bị cảnh sát truy nã vì đã loan tải lời kêu gọi.

Chính quyền Việt Nam tìm cách ngăn chận các cuộc biểu tình
Vụ kỹ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu ngày 17/2 ở Đà Nẵng (DR)
Vụ kỹ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu ngày 17/2 ở Đà Nẵng (DR)
Thanh Phương
Kể từ khi xảy ra cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisia, đánh đuổi nhà độc tài Ben Ali, rồi cuộc nổi dậy của nhân dân Ai Cập lật đổ chế độ Mubarak, trên mạng đã xuất hiện những lời kêu gọi người dân Việt Nam hưởng ứng phong trào dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông, trong đó có Khối 8406 và bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Ngày 21/2 vừa qua, Khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ bị cấm hoạt động ở Việt Nam đã ra Bản tuyên bố, nhận định về các sự kiện ở Bắc Phi và Trung Đông và qua đó kêu gọi người dân mạnh dạn giành lấy quyền dân chủ của mình. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một trong những nhà đối lập hàng đầu ở Việt Nam, từ Sài Gòn, cũng vừa ra « Lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước ».
Trang mạng DCV Online hôm qua cũng đã đăng tải lời kêu gọi của một "nhóm bạn trẻ trong và ngoài nước", kêu gọi mọi thành phần nhân dân ở Việt Nam bắt đầu từ ngày mai, vào mỗi chiều chủ nhật, tập hợp tại một địa điểm ở các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẳng, Hải Phòng, Nha Trang. 
Chưa biết là những lời kêu gọi nói trên sẽ được hưởng ứng ra sao, nhưng chính quyền đang tìm cách ngăn chặn khả năng xảy ra một cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Vìệt Nam. Cụ thể là theo tờ Công An Nhân Dân ngày 23/2, công an Việt Nam đã mở một cuộc diễn tập tại tỉnh Bình Thuận đối phó với tình huống « Biểu tình, phá rối an ninh trật tự tại cổng trụ sở UBND tỉnh », do những người bị xem là « đối tượng quá khích » lợi dụng bức xúc của người dân về quyền lợi khi bị thu hồi đất để kích động.
Theo kịch bản diễn tập, hàng trăm người dân kéo về thành phố Phan Thiết ngày càng đông và trước « tình thế cấp bách », công an tỉnh được phép triển khai các biện pháp cứng rắn để trấn áp, giải tán đám đông « quá khích », với lực lượng tăng viện gồm hơn 100 cảnh sát cơ động dẫn theo chó nghiệp vụ, dùng vòi rồng, súng hơi cay.
Thị sát cuộc diễn tập này là trung tướng Trần Đại Quang, uỷ viên Bộ Chính trị, thứ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo tỉnh ủy tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, nơi thường xảy ra các vụ khiếu kiện tập thể của nông dân. Cuộc diễn tập được tiến hành sau khi trong những ngày qua, trên mạng đã lan truyền thông tin về vụ một kỹ sư ở Đà Nẵng, Phạm Thành Sơn tự thiêu ngày 17/2 trước trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh để phản đối chính quyền lấy đất và đền bù không thỏa đáng.
Báo chí chính thức ở Việt Nam thì đưa những thông tin rất khác nhau về sự kiện này, nhưng nói chung, đều cho đây là một « tai nạn », do nổ bình xăng xe máy. Trong những ngày qua, một số blogger có quan điểm độc lập cũng như một số nhà đấu tranh dân chủ đã bị công an mời lên làm việc hoặc bị khám nhà, tịch thu máy tính.

Quan ngại sự lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài”

2011-02-25
Liên tiếp trong những ngày qua, không ít các nhà dân chủ tại Sài Gòn đã gặp khó khăn với các cấp chính quyền, thậm chí nửa đêm công an tới kiểm tra hộ khẩu, khám nhà, tịch thu máy tính…

AFP
Công an trên đường phố

Do đâu có những vụ việc này, phải chăng trước những quan ngại sức lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài” từ Trung Đông và Bắc Phi, hay phải chăng vì những cuộc tiếp xúc tới đây của các nhà dân chủ với phái đoàn của ông Phó phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền khi tới Việt Nam? Việt Hùng của Ban Việt Ngữ tìm hiểu vấn đề  qua cuộc trao đổi với luật sư Lê Trần Luật và nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển.

Phương  pháp khủng bố tinh thần của cộng sản

Lên tiếng với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do trong lúc đang đau bệnh và mệt mỏi vì những buổi làm việc với cơ quan an ninh trong suốt thời gian qua, luật sư Lê Trần Luật từ Sài Gòn.
Luật sư Lê Trần Luật: Trước Tết (Nguyên đán 2011) họ có mời tôi lên làm việc về việc tôi có ký đơn cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý tố cáo Bộ Chính trị đảng CSVN. Sau Tết họ lại mời tôi lên, nhưng tôi cương quyết không lên làm việc. Tôi có nói với họ việc tôi ký vào đơn cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý tôi đã ký ngay trước mặt cơ quan an ninh  rồi nên giờ không có gì để phải làm việc nữa. Nếu phạm tội thì hãy cho tôi đi tù, chứ còn kêu tôi lên làm việc thì tôi không đi!

Tôi có trả lời họ đây là tài sản của tôi nên tôi không giao cho ai hết trừ khi có quyết định tạm giữ của các cơ quan chính quyền thì họ bảo riêng trường hợp của tôi thì không cần quyết định gì cả.
LS. Lê Trần Luật
Tiếp tục ngày thứ Hai (21-02-2011) vừa rồi họ lại kêu tôi lên làm việc nhưng tôi không đi, tôi khóa cửa và ở trong nhà. Tới
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
đêm thì tôi bị nhiễm siêu vi và sốt rất cao, nhưng họ gửi cho tôi giấy mời nữa nhưng tôi không có đi. Tới đêm (21-02-2011) có khoảng 11 người nhân viên an ninh tới nói với tôi nếu không làm việc thì mở cửa để họ vào nói chuyện thôi.
Lịch sự tôi mở cửa thì 7 – 8 người họ ào vào trong nhà và nói những việc làm của tôi đã liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia cho nên nghĩa vụ của tôi là phải cung cấp thông tin và tài liệu cũng như hiện vật có liên quan tới an ninh, trong đó đặc biệt là cái máy tính tôi đang để ở trong nhà, họ đề nghị tôi phải giao cái máy tính đó cho cơ quan an ninh.
Tôi có trả lời họ đây là tài sản của tôi nên tôi không giao cho ai hết trừ khi có quyết định tạm giữ của các cơ quan chính quyền thì họ bảo riêng trường hợp của tôi thì không cần quyết định gì cả.
Họ đọc cho tôi nghe khoản 4 điều 17 luật An ninh Quốc gia “công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan an ninh nếu như biết được sự việc có liên quan”. Tôi trả lời với họ rằng tôi không cung cấp bất cứ thông tin nào, còn bây giờ nếu lấy tài sản của tôi ra khỏi nhà thì phải có quyết định, nếu không có quyết định thì coi như vào nhà “ăn cướp” tài sản của tôi…
Việt Hùng: Luật sư nói, chuyện vừa xảy ra vào hôm thứ Ba (22-02-2011) vừa rồi, nhưng khi họ tới như vậy họ có đọc lệnh khám nhà hay không?

không có đọc lệnh. Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe
LS. Lê Trần Luật
Luật sư Lê Trần Luật: Dạ không, không có đọc lệnh. Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe rồi chở thẳng tôi về công an phường 28 quận Bình Thạnh. Tại đây khi họ thấy tôi quá mệt thì họ cho xe chở tôi về lại nhà và yêu cầu sáng hôm nay (25-02-2011) phải lên làm việc nhưng tôi từ chối.
Họ lại gửi giấy yêu cầu ngày thứ Sáu (26-02-2011) phải lên làm việc, nhưng tôi trả lời với họ rằng cứ bắt tôi đi, tôi cương quyết là tôi không đi làm việc với họ!
Vừa rồi là với trường hợp luật sư Lê Trần Luật, người từng đứng ra bào chữa cho giáo dân tại Giáo xứ Thái Hà trong phiên Tòa Phúc thẩm vào tháng 3 năm 2009. Một trường hợp khác là nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn với các cấp chính quyền.

Quyền hành vô hạn của công an cộng sản

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Hiện nay tôi đang bị áp lực rất lớn từ cơ quan an ninh. Thời gian gần đây họ liên tục mời tôi lên làm việc. Sau đó họ đến nhà tôi và văn phòng làm việc của tôi cứ vài ngày là họ lại “khám xét” hộ khẩu vào buổi đêm, thành ra họ đẩy tôi vào gia đình vào áp lực rất nặng, nhất là khi họ mặc đồ thường phục vào nhà tôi khám xét. Tôi không đồng ý cho họ vào, nhưng họ vẫn ngang nhiên vào nhà tôi. Họ đi vào nhà tôi, đi vào phòng ngủ của chị dâu tôi, đi vào phòng ngủ các cháu gái của tôi để mà kiểm tra.
cứ vài ngày là họ lại “khám xét” hộ khẩu vào buổi đêm, thành ra họ đẩy tôi vào gia đình vào áp lực rất nặng, nhất là khi họ mặc đồ thường phục vào nhà tôi khám xét. Tôi không đồng ý cho họ vào, nhưng họ vẫn ngang nhiên vào nhà tôi. Họ đi vào nhà tôi, đi vào phòng ngủ của chị dâu tôi, đi vào phòng ngủ các cháu gái của tôi để mà kiểm tra.
Ô.Nguyễn Bắc Truyển
Hình ảnh công an thường phục bắt anh Nguyễn Tiến Nam. Ảnh minh họa
Hình ảnh công an thường phục bắt anh Nguyễn Tiến Nam tại chợ Đồng Xuân. Ảnh minh họa. AFP
Tôi đã lên tiếng phản đối những nhân viên mặc thường phục không được vào khám xét như vậy. Cứ vài ngày họ lại vào khám xét vào ban đêm, mà anh biết tôi đang sống với mẹ già đã 80 tuổi.
Trong tuần vừa rồi tôi phải làm việc 3 buổi với cơ quan an ninh ở cấp bộ, cấp thành phố và cấp quận. Trước ngày họ mời tôi thì họ cũng tiến hành kiểm tra hộ khẩu bên nhà mẹ tôi rồi sau đó họ qua bên văn phòng làm việc kiểm tra vì lúc đó tôi đang ở bên văn phòng.
Cho đến ngày hôm qua (23-02) họ lại tiếp tục đưa “thư mời” để yêu cầu tôi 2 giờ chiều nay thứ Năm (24-02) phải có mặt tại cơ quan an ninh phường 4 quận 4 để làm việc. Nhiều lần tôi đã nói với họ, muốn mời thì phải thông báo trước 3 ngày vì tôi còn có những công việc cá nhân, tôi còn phải có những công việc để duy trì cuộc sống của mình chứ không thể báo là đi liền được.
Tôi đã trả lời với công an khu vực tôi sẽ không lên làm việc vào ngày mai, các ông muốn làm gì thì các ông làm. Nếu có đủ chứng cớ thì cứ bắt tôi đi, tôi sẵn sàng để cho bắt!
Việt Hùng: Nhưng mà hiện nay, anh đang chịu lệnh quản chế sau khi mãn hạn tù thì việc các cấp chính quyền mời anh lên làm việc thì cũng là dễ hiểu mà tại sao anh lại nói anh phản đối việc đó…
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Thưa anh, tôi chịu lệnh quản chế là về mặt hành chánh tức là không được đi ra khỏi địa phận của phường và tôi đã chấp hành điều đó. Tôi đã không đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn từ nhà mẹ tôi tới văn phòng làm việc của tôi thôi, trong phạm vi phường 4 mà thôi. Tôi không đi đâu, tôi không vi phạm gì hết. Thực ra giấy mời tôi làm việc về lệnh quản chế, nhưng trong quá trình làm việc họ hỏi tôi rất nhiều vấn đề khác nữa.

tôi chịu lệnh quản chế là về mặt hành chánh tức là không được đi ra khỏi địa phận của phường và tôi đã chấp hành điều đó. Tôi đã không đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn từ nhà mẹ tôi tới văn phòng làm việc của tôi thôi, trong phạm vi phường 4 mà thôi. Tôi không đi đâu, tôi không vi phạm gì hết.
Ô.Nguyễn Bắc Truyển
Việt Hùng: Anh nói liên tiếp xảy ra kiểm tra hộ khẩu với gia đình anh vào 11 – 12 giờ đêm khám nhà, khám văn phòng. Khi họ kiểm tra, khám nhà và văn phòng như vậy họ có đọc lệnh hay không?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Thưa không có, về phía chúng tôi, chúng tôi chấp hành, nhưng việc thường xuyên kiểm tra thì có ý gì? Họ muốn điều gì với gia đình tôi? Phải chăng là họ muốn “khủng bố” tinh thần mọi người trong gia đình tôi? Và tôi phản đối là phản đối vấn đề đó.
Việt Hùng: Trong tuần qua có ít nhất 3 – 4 lần anh làm việc với cơ quan an ninh, nội dung quanh những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Nội dung của những buổi làm việc là họ hỏi tôi về những bài viết của tôi ở trên mạng Internet và những tổ chức trước đây tôi tham gia và hiện nay tôi vẫn đang tham gia…
Họ cho rằng việc tôi quan hệ với những tù nhân chính trị là nguy hiểm như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh hay Mục sư Nguyễn Hồng Quang…
Việt Hùng: Theo chỗ chúng tôi ghi nhận phải chăng những khó khăn mà ông vừa trình bày là vì ông sẽ có những cuộc gặp gỡ với phái đoàn của ông Phó Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền tới Việt Nam…
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Việc gặp ông Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới đây lãnh sự quán Hoa Kỳ có gởi thơ, gọi điện thoại mời tôi đến, nhưng tôi trả lời là hiện tôi đang bị quản chế do đó sẽ rất khó khăn trong việc đi tới gặp thì toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn nói có thể họ sẽ cố gắng thu xếp đến gặp tôi…
Bởi vì sự nghi ngờ của nhà nước Việt Nam mỗi khi có phái đoàn Hoa Kỳ sang thì các cấp chính quyền họ đều cố làm sao kìm giữ các nhà dân chủ không cho đi gặp và tôi cũng là một trong số những người mà nhà cầm quyền nhắm tới để hạn chế tôi trong việc đi gặp và tiếp xúc với phái đoàn  ngoại giao Hoa Kỳ lần này.

Theo dòng thời sự:

  • Nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề
  • Khối 8406 kêu gọi hưởng ứng "Cuộc Cách Mạng Hoa Lài" 
  •  
  • Hiệu ứng domino có lan tới Bắc Hàn?

    Hai cha con ông Kim Jong-il
    Mọi sự khởi đầu ở bên kia thế giới, vào ngày 17/12/2010, khi một người thất nghiệp tức giận tự thiêu vì cảnh sát ngăn cản ông ta bán rau trên hè phố.
    Đầu tiên là Tunisia. Rồi tới Ai Cập. Sau đó là Iran, Yemen, Jordan, Bahrain, Algeria, Morocco và nay - Libya, nơi có đổ máu nhiều nhất. Ở một số quốc gia là cách mạng, ở một số nơi khác là nổi dậy hoặc biểu tình của người dân.
    Giữa các quốc gia liệt kê ở trên có một số điểm chung, đó là ban lãnh đạo chuyên quyền, nắm chức vụ nhiều thập niên; đàn áp chính trị, và tình hình kinh tế khó khăn đối với hàng triệu người đang phải tìm cách nuôi sống gia đình khi không có việc làm, hoặc có mà lương bổng bèo bọt, trong lúc giới thượng lưu sống trong xa hoa.
    Tất cả những điểm trên đều tồn tại ở Bắc Hàn.
    Vậy thì liệu làn sóng nổi dậy lật đổ trật tự cũ có thể lan truyền qua hơn 5.000 dặm đường tới đất nước độc tài cô lập này?

    Gia đình trị

    Bắc Triều Tiên nằm dươi sự lãnh đạo tuyệt đối của Kim Jong-il, người thừa hưởng quyền hành từ cha của mình, Kim Il-sung, mà vĩnh viễn được dân Bắc Hàn gọi là Chủ tịch.
    Thế hệ kế tiếp của gia đình ông Kim đang được chuẩn bị để điều hành đất nước trong thập niên thứ sáu.
    Bất đồng chính kiến bị dập tắt thẳng thừng. Hàng chục nghìn (có thể hàng trăm nghìn) tù chính trị ở các trại giam trên toàn quốc là minh chứng cho điều đó.
    Ngoại trừ quân đội và các thành viên đảng Lao động cầm quyền, đa số dân chúng khổ sở kiếm ăn từng bữa.
    Người đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên vẫn còn kể lại các câu chuyện về việc người dân đi nhặt cỏ dại về nấu ăn khi lương thực đã cạn.
    Chương trình Lương thực Liên Hiệp Quốc đang xem xét tình trạng thiếu đói ở quốc gia này.
    Dường như Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng. Nhưng cách mạng có thể xảy ra được hay không?
    Một tờ báo xuất bản tại Nam Hàn vừa trích nguồn từ miền Bắc cho hay đang xuất hiện một số cuộc biểu tình nhỏ tại nước này. Người dân được nói dùng loa tự chế để hô vang các khẩu hiệu đòi có gạo và điện.

    Kiểm soát thông tin

    Một hãng thông tấn Nhật Bản thì nói chính quyền Bình Nhưỡng đã ngừng cho người nước ngoài tới Bắc Hàn thuê điện thoại di động vì sợ thông tin về biểu tình ở Trung Đông lan truyền tới đây.
    Với lượng thông tin ít ỏi truyền đi từ Bắc Hàn, khó có thể kiểm chứng được các thông tin trên.
    Tuy nhiên hầu hết các suy đoán đều cho rằng một cuộc nổi dậy ở Bắc Triều Tiên giống như ở các nước Ả rập là điều khó xảy ra.
    Hyun In-taek, bộ trưởng Nam Hàn chyên trách quan hệ với miền Bắc nói: "Tôi cho là người dân Bắc Hàn vẫn còn chưa biết tin tức (về các sự kiện mới đây ở Bắc Phi)".
    "Truyền hình miền Bắc không đưa tin và người dân lại không sử dụng internet."
    Hòa nhạc mừng sinh nhật Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng
    Truyền hình nhà nước chỉ đưa các thông tin có tính tuyên truyền
    Không có diễn đàn Facebook cho người biểu tình. Không có truyền hình Al Jazeera chiếu cảnh bạo động trên đường phố trong lúc hết nước này tới nước kia rơi vào vòng xoáy của hiệu ứng dây chuyền.
    Thay vào đó, truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên tiếp tục phát các bài ca chiến đấu, tuyên truyền chống phương Tây và chi tiết về cuộc viếng thăm gần đây nhất của lãnh tụ Kim tới thăm một nhà máy hay nông trang.
    Thế nhưng cũng có một số thông tin rò rỉ đi cùng những người vượt biên lậu qua biên giới với Trung Quốc, hay một số người nghe lén đài truyền thanh của nước ngoài.
    Những người chống đối chế độ Bắc Triều Tiên hiện đang ở Nam Hàn vẫn hay thả bóng bay qua đường biên để phát tán truyền đơn đả kích ông Kim. Người nào ở miền Bắc bị bắt với truyền đơn trong tay sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

    Khó dự đoán

    Trong một đất nước mà người dân phải dựa vào nhau để lấy thông tin thì phải là người dũng cảm hoặc bất cẩn lắm mới tìm cách phổ biến tin tức về biểu tình ở Trung Đông.
    Bắc Hàn có số quân nhân cao nhất thế giới tính theo đầu người. Sự trung thành của quân đội với ông Kim sẽ là điều kiện quyết định những gì xảy ra ở Bắc Phi có thể xảy ra ở đây hay không.
    Tin cho hay rằng nếu tình trạng thiếu lương thực tiếp diễn thì có thể cả binh lính cũng bắt đầu bị đói.
    Nhưng đây là chuyện viễn tưởng hay có thể thành hiện thực?
    Kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, một số chuyên gia về Bắc Triều Tiên đã tiên đoán quốc gia này sẽ nhanh chóng sụp đổ nhưng điều này đã không xảy ra.
    Hiện tại, không có chỉ dấu gì là những diễn biến mới ở Bắc Phi và Trung Đông có thể dẫn tới hiệu ứng ở Bắc Hàn.
    Mà các chính quyền mới bị lật đổ đó, tuy bị cho là đàn áp người dân, còn tốt hơn Bắc Triều Tiên nhiều lắm.
    Mới vài tháng trước đây, có ai nghĩ là các cuộc biểu tình ở các nước Arập có thể đi xa tới mức này.
    Bởi vậy, nếu có biểu tình lật đổ ở Bắc Hàn thì không phải chuyện viễn tưởng. Nhưng vẫn cứ khó xảy ra.

No comments:

Post a Comment