Monday, February 21, 2011

Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu thụ ở Việt Nam.


Gạo ‘lạ’ ở Sài Gòn nấu lên như cao su
SÀI GÒN (TT) - Nỗi âu lo của người tiêu thụ ở Việt Nam đang có vẻ trở thành sự thật.
Theo một độc giả của tờ Tuổi Trẻ cho hay hôm Thứ Bảy thì bà này đã mua lầm phải một loại gạo lạ, mà đúng ra là “gạo giả,” từ một người bán gạo rong.
Hạt cơm “lạ” khi vo lại đàn hồi như cao su. (Hình: Tuổi trẻ)
Bà độc giả này được thấy thuật lại trên mục bạn đọc của tờ Tuổi Trẻ: “Ngày 17 tháng 2, tôi được một người chạy xe đạp bán gạo dạo mời mua gạo Thái Lan hạt dài, ngon dẻo với giá 10,500 đồng/kg. Tôi mua thử 1kg gạo này. Gạo có hình dạng thon dài, màu vàng ngà đều tăm tắp, không hạt nào gãy đôi hay sứt mẻ. Tôi đong nửa ký gạo nấu cơm và khi nấu xong hạt cơm chỉ to ra một chút so với gạo trước khi nấu, các hạt cơm rời ra chứ không dính lại với nhau như cơm thông thường. Hạt cơm cũng không hề đứt gãy dù tôi đã dùng đũa xới tơi lên. Khi tôi dùng tay vo lại, cơm đàn hồi như cao su.”
Bà độc giả này cho hay tiếp rằng khi nếm thử “cơm không cho mùi vị thơm như quảng cáo của người bán.” Bà đem thứ cơm này cho hàng xóm láng giềng xem và “thật ngạc nhiên khi có rất nhiều bàn tay sờ, bốc vào cơm nhưng đến tận trưa 18 tháng 2 cơm vẫn không bị thiu, không đổi màu...”
Bà độc giả nói trên đã gửi cho báo Tuổi Trẻ một ít gạo lẫn cơm “lạ” còn sót lại và cho biết bà mong người bán gạo dạo quay lại nhưng không thấy.
Nhà báo Tuổi Trẻ, buổi chiều cùng ngày, đã mang một ít gạo nói trên cho ông Ðào Quang Hưng, Cục Trồng Trọt (Bộ NN&PTNT), xem và ông nhận định: “Gạo này nhìn rất lạ, tôi chưa thấy từ trước đến nay.” Tuy nhiên theo ông Hưng, để kết luận có phải gạo giả hay không thì phải qua phân tích các chỉ tiêu lý hóa.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Hưng phân tích: “Gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo này dài tới 10mm, bề ngang gạo này nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường. Gạo tốt nhất ở VN hiện nay có khoảng 5% tấm thì loại gạo này mười hạt như mười, không có tấm. Về màu sắc cũng có nhiều điểm bất thường, gạo ‘lạ’ trong suốt không có chút bạc bụng như gạo thường và cũng không có phôi nhũ.”
Khoảng giữa tháng 1 vừa qua, tờ Korea Times thuật theo báo chí Hongkong báo động gạo giả xuất hiện ở Hoa lục. Loại gạo này được sản xuất từ sự pha trộn khoai tây hay khoai lang xay nhuyễn với nhựa cao su tổng hợp. Người ta đã thấy xuất hiện loại gạo này ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Báo vừa nói dẫn lời một viên chức gíấu tên ở Hiệp Hội Nhà Hàng Trung Quốc cảnh cáo rằng “ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày.” Cũng theo bài báo trên, các thương nhân nói do gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan tại Trung Quốc.
Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu thụ ở Việt Nam. (Hình: Tuổi trẻ theo Green Peace)
Khi tin tức gạo giả Trung Quốc loan truyền đến Việt Nam, ông Huỳnh Công Thành, tổng giám đốc công ty Lương Thực Sài Gòn cho rằng gạo từ trước đến nay chỉ “chảy” từ miền Nam ra Bắc chứ không có ngược lại nên “cơ hội cho gạo Trung Quốc tại thị trường Việt Nam là không có,” báo Tuổi Trẻ ngày 22 tháng 1, 2011 viết.

Một tàu đánh cá, sáu ngư dân VN “mất tích” hay bị Trung Quốc bắt giữ ở ngư trường Hoàng Sa?

Saturday, 19 February 20114 y kien
Đội ngư thuyền thường xuyên đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa
QUẢNG NGÃI – Báo Bee.net.vn trong nước đưa tin một tàu đánh cá Việt Nam cùng với 6 ngư dân đã bị “mất tích” ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa hơn một tháng nay, cho đến hôm qua (19/2) mới được UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi loan báo.
Theo tin tàu đánh cá QNg-66192 do ông Lê Minh Tân, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn làm thuyền trưởng  đã mất hẳn liên lạc với đất liền. Ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn nói huyện đã gửi văn bản “báo cáo khẩn cấp” sự việc này cho UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị tìm kiếm tung tích của chiếc tàu “mất tích”.
Bản tin không cho biết văn thư đề cập được gửi đi ngày nào và nhà cầm quyền tỉnh và trung ương phản ứng ra sao trước sự sống chết của người dân?
Tưởng cũng nên biết, báo chí trong nước thường nêu lên chuyện “tàu lạ” đụng chìm tàu đánh cá của Việt Nam đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, mặc dù ai cũng biết “tàu lạ” ấy luôn được hiểu ngầm là của “người quen” Trung Quốc! Không những ném đá giấu tay như thế mà nhiều lần hải quân Trung Quốc còn công khai bắt giữ, đánh đập và tịch thu tàu của ngư dân Việt.
Việc tàu QNg-66192 được báo cáo “mất tích” có phải đã bị hải quân Trung Quốc bắt giữ hay đã bị đánh chìm, mất xác? Các cơ quan liên hệ của nhà cầm quyền đương trị đang ở đâu?

No comments:

Post a Comment